Code of practice for lightning protection and earthing for telecommunication plants



tải về 0.84 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.84 Mb.
#4853
1   2   3   4   5   6   7   8


2.1.3.2 Hệ thống phân tán năng lượng sét phải đảm bảo khả năng ngăn cản sự hình thành tia sét đánh xuống đối tượng cần bảo vệ

2.2 Thiết bị chống sét (SPD)



2.2.1 Nguyên tắc lựa chọn

Để chống sét lan truyền trên đường dây điện lực hạ áp và đường dây tín hiệu, phải lựa chọn thiết bị chống sét tùy theo điện áp yêu cầu bảo vệ của đối tượng cần bảo vệ và dòng xung sét yêu cầu bảo vệ.

- Điện áp yêu cầu bảo vệ được lựa chọn phụ thuộc vào loại đường dây và thiết bị viễn thông, theo TCN 68-140: 1995 “Chống quá áp, quá dòng bảo vệ đường dây và thiết bị viễn thông”.

- Dòng xung sét yêu cầu bảo vệ phụ thuộc vào mức độ khắc nghiệt của trường điện từ do sét tại vùng chống sét (LPZ) của vị trí lắp đặt thiết bị bảo vệ.



Ghi chú:

- LPZ 0: Là vùng chứa các đối tượng không được che chắn, các trường điện từ do sét gây ra ở vùng này không bị suy hao. LPZ 0 được chia thành LPZ 0A và LPZ 0B:

LPZ 0A: Các đối tượng trong vùng này chịu sét đánh trực tiếp và bởi vậy có thể phải chịu hoàn toàn dòng điện sét.

LPZ 0B: Các đối tượng trong vùng này không chịu sét đánh trực tiếp nhưng trường điện từ do sét gây ra không bị yếu đi.

- LPZ 1: Là vùng chứa các đối tượng không bị sét đánh trực tiếp. Dòng điện trong tất cả các thành phần kim loại trong vùng này được giảm đi so với vùng LPZ 0. Trường điện từ trong vùng này có thể yếu đi phụ thuộc vào các biện pháp che chắn.

- LPZ 2, …: Là các vùng được thiết lập khi có yêu cầu đặc biệt giảm nhỏ dòng dẫn cũng như cường độ trường điện từ để bảo vệ thiết bị.





Hình 2.1: Minh họa phân vùng chống sét LPZ tại trạm viễn thông

2.2.2 Yêu cầu kỹ thuật

- Thiết bị chống sét trên đường điện lực hạ áp và đường dây tín hiệu phải được hợp chuẩn theo các yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCN 68-167: 1997 “Thiết bị chống quá áp, quá dòng do ảnh hưởng của sét và đường dây tải điện – Yêu cầu kỹ thuật”.

- Thiết bị chống sét phải được trang bị bộ phận hiển thị hoặc cảnh báo trạng thái làm việc.

2.3 Cấu hình đấu nối và tiếp đất trong nhà trạm viễn thông



2.3.1 Quy định chung

Cấu hình đấu nối và tiếp đất cho các hệ thống thiết bị tại các nhà trạm viễn thông, các nhà thuê bao, các trạm điện tử ở xa phải đảm bảo:

- Nhà trạm được trang bị một mạng liên kết chung (CBN). Mạng CBN phải được đấu nối với mạng tiếp đất của khu vực nhà trạm.

- Mạng tiếp đất trong khu vực nhà trạm phải là một mạng tiếp đất duy nhất hoặc thống nhất và đẳng thế.

- Từng hệ thống thiết bị trong nhà trạm viễn thông phải được đấu nối với mạng CBN qua một mạng liên kết M-BN, M-IBN hoặc S-IBN.

2.3.2 Cấu hình đấu nối và tiếp đất chuẩn cho nhà trạm viễn thông

2.3.2.1 Mạng liên kết chung (CBN)

- Nhà trạm viễn thông phải được trang bị một mạng liên kết chung (CBN) theo hướng dẫn trong Phụ lục A.

- Mạng liên kết chung phải được nối tới mạng tiếp đất của nhà trạm thông qua tấm tiếp đất chính.

- Nhà trạm viễn thông phải được trang bị một tấm tiếp đất chính. Tấm tiếp đất chính phải được đặt gần nguồn cung cấp xoay chiều, các đường vào của cáp viễn thông (càng gần càng tốt) và phải có các vị trí riêng cho kết nối trực tiếp đến các bộ phận sau:

+ Mạng tiếp đất của nhà trạm thông qua đường cáp dẫn đất;

+ Đường dẫn bảo vệ (PE);

+ Vỏ kim loại của tất cả cáp nhập trạm;

+ Mạng CBN;

+ Cực dương của nguồn 1 chiều;

+ Máy đo (khi thực hiện đo thử).

- Thi công tấm tiếp đất chính được thực hiện như trong Phụ lục D.

2.3.2.2 Mạng liên kết BN

- Các thiết bị điện tử trong từng hệ thống thiết bị trong nhà trạm viễn thông phải được liên kết với nhau bằng một mạng liên kết BN. Trong một nhà trạm có thể có nhiều loại cấu hình mạng liên kết, tùy thuộc vào yêu cầu của từng hệ thống thiết bị. Mạng liên kết BN có thể là một trong ba dạng sau:

+ Mạng liên kết mắc lưới (M-BN);

+ Mạng liên kết cách ly mắc lưới (M-IBN);

+ Mạng liên kết cách ly hình sao (S-IBN).

Các mạng liên kết được thực hiện theo hướng dẫn trong Phụ lục A.

- Mạng liên kết mắt lưới (M-BN) có thể áp dụng với hầu hết các hệ thống thiết bị, khi thiết bị không có yêu cầu đặc biệt về việc hạn chế dòng rò từ mạng CBN chảy vào khối hệ thống thiết bị và thiết bị dùng nguồn một chiều d.c – C.

- Mạng liên kết cách ly mắt lưới (M-IBN) được áp dụng khi có yêu cầu đặc biệt về hạn chế dòng rò từ mạng CBN chảy vào khối hệ thống thiết bị và thiết bị dùng nguồn một chiều d.c – C.

- Mạng liên kết cách ly hình sao (S-IBN) được áp dụng khi có yêu cầu đặc biệt về hạn chế dòng rò từ mạng CBN chảy vào khối hệ thống thiết bị và thiết bị dùng nguồn một chiều d.c - I.

2.3.2.3 Cấu hình hệ thống cung cấp nguồn điện

a) Hệ thống cung cấp nguồn xoay chiều:

- Trong nhà trạm, phải dùng loại TN-S (trong nhà trạm không có điểm nối chung dây bảo vệ PE và dây trung tính N).

- Đường cáp nguồn xoay chiều phải đặt cách cáp tín hiệu ít nhất là 100 mm, trừ trường hợp có biện pháp che chắn thích hợp.

b) Hệ thống cung cấp nguồn một chiều

- Dây (+) và (-) nguồn một chiều phải đi gần nhau.

- Điện áp một chiều rơi trên mỗi dây dẫn về một chiều phải đảm bảo nhỏ hơn 1 V. Giá trị này được tính toán với dòng tải lớn nhất trên dây cấp nguồn đi kèm trong điều kiện làm việc bình thường.

- Dây (+) nguồn một chiều được nối với CBN tại nhiều điểm (nguồn d.c – C). Trong trường hợp đặc biệt, yêu cầu hạn chế dòng rò từ CBN chảy vào thiết bị (thiết bị nhạy cảm với các đột biến trong trường hợp ngắn mạch), dòng nguồn từ một chiều d.c – I (dây (+) nguồn một chiều được nối với CBN tại duy nhất một điểm).



2.3.3 Cấu hình tiếp đất chuẩn cho nhà thuê bao

- Các nhà thuê bao lớn, có quy mô và chủng loại thiết bị như một trạm viễn thông, phải áp dụng các quy định về cấu hình đấu nối và tiếp đất chuẩn như trong 2.3.2.

- Nhà thuê bao có quy mô nhỏ hơn (sử dụng trực tiếp các dịch vụ viễn thông), phải thực hiện cấu hình đấu nối và tiếp đất theo những quy định sau:

a) Trang bị một tấm tiếp đất chính (MET). Tấm tiếp đất chính này đặt càng gần lối vào của cáp nguồn và cáp viễn thông càng tốt;

b) Phải thiết lập mạng CBN bên trong nhà thuê bao bằng cách liên kết tất cả các phần tử kim loại trong nhà thuê bao với nhau và với tấm tiếp đất chính (MET).

c) Phải trang bị một mạng tiếp đất (hệ thống tiếp đất). Mạng tiếp đất này phải thỏa mãn điện trở tiếp đất mà các thiết bị trong nhà thuê bao yêu cầu.

d) Dây bảo vệ PE của hệ thống nguồn phải được nối đến tấm tiếp đất chính;

e) Cáp nguồn xoay chiều và cáp viễn thông phải cách nhau ít nhất là 100 mm trừ trường hợp có che chắn hợp lý;

f) Vỏ che chắn của tất cả các cáp đi vào nhà thuê bao phải được nối trực tiếp với tấm tiếp đất chính;

g) Vị trí lắp đặt các thiết bị chống sét trên đường dây thông tin, nguồn hạ áp phải được bố trí ở cổng vào nhà thuê bao. Độ dài dây đất từ thiết bị bảo vệ đến MET càng ngắn càng tốt;

h) Trong một số trường hợp, tùy theo yêu cầu của thiết bị đầu cuối viễn thông, phải lắp đặt những bộ bảo vệ phụ tại thiết bị đầu cuối viễn thông để hạn chế xung tạo ra do ghép điện từ bên trong nhà thuê bao.

i) Trường hợp nhiều nhà thuê bao có đường cáp viễn thông dẫn từ mạng công cộng vào lần lượt từng nhà, phải thực hiện tiếp đất và bảo vệ cho thiết bị viễn thông đặt trong mỗi nhà như trường hợp nhà độc lập.

Riêng trong trường hợp cáp đi bên trong nhà không tiếp xúc với đường điện lực cao áp, khoảng cách giữa các ngôi nhà nhỏ hơn 50m, cáp giữa các nhà có màn chắn kim loại và các màn chắn này được nối với cực tiếp đất của mỗi nhà thì chỉ lắp bộ bảo vệ ở nhà thứ nhất, không cần lắp bộ bảo vệ ở nhà thứ hai.

2.3.4 Cấu hình đấu nối và tiếp đất trong trạm điện tử ở xa

- Phải thực hiện cấu hình đấu nối và tiếp đất trong các trạm điện tử ở xa theo dạng cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử (EEE) hoặc dạng ca bin thiết bị điện tử (EEC).

- Cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử (EEE) hoặc ca bin thiết bị điện tử (EEC) phải bao gồm những thành phần sau:

a) Mạng liên kết chung CBN tạo bởi sự liên kết tất cả những thành phần cấu trúc kim loại sẵn có của nhà trạm với đường dẫn kết nối (vòng kết nối) được xây dựng bổ sung:

b) Tấm tiếp đất chính;

c) Dây dẫn đất thực hiện nối mạng tiếp đất với tấm tiếp đất chính;

d) Dây dẫn đất bảo vệ và dây dẫn liên kết.

- Phải thực hiện mạng liên kết M-BN đối với các khối hệ thống thiết bị và thực hiện kết nối giữa mạng M-BN và CBN theo hướng dẫn trong Phụ lục A.

Chương 3.

KHẢO SÁT VÀ ĐO ĐẠC

3.1 Quy định chung

- Nhiệm vụ khảo sát là phải nắm được các số liệu cần thiết cho việc thiết kế chống sét. Khảo sát được tiến hành sau khi có nhiệm vụ thiết kế chống sét.

- Chủ nhiệm đề án thiết kế chống sét phải phụ trách nhóm khảo sát và việc khảo sát phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý công trình viễn thông cần thiết kế chống sét.

- Tùy thuộc vào tầm quan trọng, quy mô, kích thước công trình cần thiết kế chống sét để tổ chức một hoặc vài nhóm khảo sát.

- Tuyệt đối bảo đảm an toàn lao động trong công tác khảo sát chống sét. Khi khảo sát phải tuân thủ theo các quy định về an toàn lao động của Nhà nước và của Ngành đã ban hành.

- Công tác khảo sát chống sét được tiến hành đối với các công trình xây dựng mới hoặc các công trình đã bị sét đánh hỏng hoặc công trình cần cải tạo nâng cấp chống sét do có nhiều nguy cơ sét đánh.

3.2 Nhiệm vụ khảo sát

3.2.1 Nội dung khảo sát

3.2.1.1 Khảo sát công trình dạng tuyến (đường dây thông tin cáp kim loại, cáp sợi quang)

Khi khảo sát công trình dạng tuyến, cần quan tâm:

- Đặc điểm khí tượng (số ngày hoặc giờ dông) trong những vùng đường dây đi qua;

- Đặc điểm điện trở suất của đất trong những vùng mà đường dây đi qua;

- Đặc điểm lắp đặt (treo hay chôn ngầm);

- Đặc điểm của mỗi đoạn đường dây đi qua các vùng có đặc điểm khí tượng và địa chất khác nhau (chiều dài, độ cao treo cáp hoặc dây trần, độ chôn sâu và điện trở suất của đất trong mỗi đoạn…)



3.2.1.2 Công trình dạng điểm (nhà trạm hoặc cột ăng ten viễn thông)

Khi khảo sát công trình dạng tuyến, cần quan tâm:

- Đặc điểm khí tượng (số ngày hoặc giờ dông) trong những vùng công trình được xây dựng;

- Đặc điểm điện trở suất của đất trong vùng;

- Đặc điểm nhà trạm viễn thông (kích thước, kết cấu nhà đã hoặc chưa lắp hệ thống chống sét đánh trực tiếp bảo vệ, các hệ thống tiếp đất trong khu vực trạm viễn thông …);

- Đặc điểm của các công trình liên quan khác như nhà máy nổ, trạm biến thế điện AC (kích thước, kết cấu nhà);

- Đặc điểm cột ăng ten viễn thông (kích thước cột, khoảng cách từ cột ăng ten đến nhà trạm viễn thông, đặc điểm cáp ăng ten phi đơ …);

- Đặc điểm các loại đường dây vào trạm (chiều dài, cách lắp đặt của các đường điện lưới, đường dây thông tin đã hoặc chưa lắp thiết bị chống sét …);

- Đặc điểm các công trình bằng kim loại dẫn vào khu vực trạm (các đường ống nước, ống khí đốt …);

- Đặc điểm của địa hình xung quanh công trình cần chống sét (các công trình xây dựng kề bên, ở đồng bằng hay trên núi, độ chênh lệch điểm lắp đặt công trình so với mức trung bình của địa hình xung quanh. ..).



3.2.2 Nội dung báo cáo khảo sát

- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng khu vực trạm hoặc mặt bằng tuyến đường dây;

- Các số liệu khảo sát, đo đạc (đặc điểm nhà trạm viễn thông, trạm biến thế, cột ăng ten, máy nổ, đường dây viễn thông, đường điện lưới, điện trở suất của đất trong khu vực …);

- Các khó khăn chưa được giải quyết;

- Dự kiến các biện pháp giải quyết …

3.3 Đo điện trở suất của đất

Các phương pháp trong thực tế để xác định giá trị điện trở suất của đất gồm có: đo thăm dò điện cực tiếp đất mẫu; đo sâu thăm dò đối xứng (phương pháp 4 điện cực).

3.3.1 Xác định điện trở suất của đất theo phương pháp thăm dò điện cực tiếp đất mẫu

Phương pháp thăm dò điện cực tiếp đất mẫu chỉ xác định được giá trị điện trở suất của đất đến độ sâu chôn điện cực và sử dụng trong trường hợp không có loại máy đo 4 điện cực để tiến hành theo phương pháp đo sâu thăm dò đối xứng. Mạch đo được quy định như trong hình 3.1.

Từ kết quả đo điện trở R của điện cực tiếp đất mẫu, tính ra giá trị điện trở suất của đất ở độ sâu chôn cọc bằng công thức:

(3.1)

Trong đó:

 - điện trở suất của đất, .m;

- chiều dài phần chôn sâu của điện cực tiếp đất mẫu, m;

d – đường kính ngoài của điện cực tiếp đất mẫu dạng trụ tròn, m (nếu điện cực tiếp đất có dạng thép góc, với cạnh là b thì d = 0,95b)





Hình 3.1: Đo điện trở suất của đất theo phương pháp thăm dò điện cực mẫu

3.3.2 Xác định điện trở suất của đất theo phương pháp đo sâu thăm dò đối xứng (phương pháp đo điện vật lý)

3.3.2.1 Phương pháp Wenner

Mạch đo theo phương pháp Wenner được trình bày trên hình 3.2.

Điện trở suất của đất được tính bằng công thức:

(3.2)

Trong đó:

R – giá trị điện trở đo được, ;

a – khoảng cách giữa các điện cực, m;





Ghi chú:

- Độ sâu chôn điện cực phải nhỏ hơn a



- Chọn .

Hình 3.2: Đo điện trở suất của đất theo phương pháp Wenner

3.3.2.2 Phương pháp Schlumberger

Mạch đo theo phương pháp Schlumberger được trình bày trên hình 3.3. Điện trở suất của đất được tính bằng công thức:



(3.3)

Trong đó:



- khoảng cách từ các điện cực dòng đến tâm thăm dò O, m;

d – khoảng cách từ các điện cực áp đến tâm thăm dò O, m;

R – giá trị điện trở đọc được trên máy đo, ;



Hình 3.3: Đo điện trở suất của đất theo phương pháp Schlumberger

Chương 4.

THIẾT KẾ CHỐNG SÉT VÀ TIẾP ĐẤT

4.1 Nguyên tắc chung



4.1.1 Việc thiết kế chống sét và tiếp đất được tiến hành sao khi dự án khả thi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt (dự án khả thi, dự án đầu tư).

4.1.2 Thiết kế chỉ được thực hiện sau khi đã có đầy đủ văn bản, tài liệu, số liệu khảo sát đo đạc thực địa.

4.1.3 Thiết kế chống sét và tiếp đất cho nhà trạm, cột cao ăng ten và đường dây thông tin được tiến hành theo trình tự cơ bản sau:

- Tính toán tần suất thiệt hại do sét gây ra đối với công trình viễn thông khi chưa có trang bị bảo vệ, phương pháp được nêu trong TCN 68 – 135: 2001 “Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật”;

- So sánh với giới hạn tần suất thiệt hại cho phép được quy định trong TCN 68 – 135: 2001;

- Nếu tần suất thiệt hại vượt quá giới hạn cho phép, phải lựa chọn các biện pháp bảo vệ thích hợp sao cho tần suất thiệt hại do sét thỏa mãn yêu cầu trong TCN 68-135 : 2001.

4.2 Thiết kế chống sét bảo vệ nhà trạm viễn thông

4.2.1 Chống sét đánh trực tiếp cho nhà trạm viễn thông

4.2.1.1 Chọn mức bảo vệ

Thiết kế hệ thống chống sét đánh trực tiếp cho nhà trạm viễn thông phải đảm bảo sao cho hiệu quả bảo vệ của hệ thống đáp ứng được yêu cầu bảo vệ của nhà trạm. Hiệu quả bảo vệ E của hệ thống chống sét được xác định như sau:



(4.1)

Trong đó:

Fd - tần suất thiệt hại do sét đánh trực tiếp lên nhà trạm viễn thông;

Fd’ – tần suất thiệt hại do sét đánh trực tiếp có thể chấp nhận được.



Chú ý: Các giá trị Fd, Fd’ được xác định theo TCN 68-135 : 2001.

Bảng 4.1: Mức bảo vệ của hệ thống chống sét tương ứng với hiệu quả bảo vệ

Mức bảo vệ

Hiệu quả bảo vệ E

I

II

III



IV

0,98

0,95


0,90

0,80


4.2.1.2 Thiết kế hệ thống chống sét đánh trực tiếp

Hệ thống chống sét đánh trực tiếp phải được thiết kế để đảm bảo hiệu quả bảo vệ đã lựa chọn theo 4.2.1.1.

Việc thiết kế hệ thống chống sét đánh trực tiếp phải đảm bảo các yêu cầu được quy định trong mục 2.1, tùy theo loại hệ thống chống sét được lựa chọn.

4.2.2 Chống sét lan truyền từ bên ngoài nhà trạm

4.2.2.1 Chống sét lan truyền từ đường dây thông tin đi vào nhà trạm

a) Lựa chọn loại cáp có vỏ che chắn với trở kháng truyền đạt nhỏ.

b) Thực hiện tiếp đất và liên kết đẳng thế cho vỏ cáp theo quy định trong Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-141: 1999 “Tiếp đất cho các công trình viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật”. Cáp đồng trục dẫn từ ăng ten xuống phải được đặt trong lòng cột tháp và tiếp đất ở vị trí từ cột tháp sang cầu cáp và vị trí đi vào nhà trạm.

c) Lắp đặt thiết bị chống sét tại vị trí cáp đi vào nhà trạm. Thiết bị bảo vệ phải được lựa chọn theo quy định trong mục 2.2.1 và phối hợp tốt với khả năng chịu đựng của thiết bị cần bảo vệ.



4.2.2.2 Chống sét lan truyền từ đường dây điện lực đi vào nhà trạm

a) Lựa chọn loại cáp có vỏ che chắn với trở kháng truyền đạt nhỏ.

b) Thực hiện tiếp đất và liên kết đẳng thế cho vỏ cáp theo quy định trong Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-141 : 1999.

c) Lắp đặt thiết bị chống sét tại vị trí cáp đi vào nhà trạm. Thiết bị bảo vệ phải được lựa chọn theo quy định trong mục 2.2.1 và phối hợp tốt với khả năng chịu đựng của thiết bị.

d) Dùng máy biến thế hạ áp riêng để cung cấp nguồn điện cho nhà trạm. Trong trường hợp này, phải lắp đặt thiết bị chống sét trên đường dây trung và cao áp trước khi vào trạm biến thế. Thiết bị chống sét được lựa chọn phối hợp tốt với khả năng chịu đựng của đường dây và chịu được dòng xung sét xuất hiện tại vị trí lắp đặt.

4.2.3 Chống sét lan truyền và cảm ứng điện từ bên trong nhà trạm

a) Thực hiện liên kết đẳng thế tại ranh giới giữa các vùng chống sét (LPZ) đối với các thành phần và hệ thống kim loại (các đường ống dẫn kim loại, các khung giá cáp, khung giá thiết bị).

b) Thực hiện các biện pháp che chắn điện từ:

- Liên kết các thành phần kim loại của tòa nhà với nhau và với hệ thống chống sét đánh trực tiếp, ví dụ mái nhà, bề mặt bằng kim loại, cốt thép và các khung cửa bằng kim loại của tòa nhà.

- Dùng các loại cáp có màn chắn kim loại hoặc dẫn cáp trong ống kim loại có trở kháng thấp. Vỏ che chắn hoặc ống dẫn bằng kim loại phải được liên kết đẳng thế ở hai đầu và tại ranh giới giữa các vùng chống sét (LPZ). Ống dẫn cáp phải được chia làm hai phần bằng vách ngăn bằng kim loại, một phần chứa cáp thông tin, một phần chứa cáp điện lực và các dây dẫn liên kết.

c) Lắp đặt các thiết bị chống sét tại giao diện dây – máy (tại ranh giới LPZ1 và LPZ2). Thiết bị chống sét được lựa chọn phối hợp tốt với khả năng chịu đựng của thiết bị cần bảo vệ và chịu được dòng xung sét xuất hiện tại vị trí lắp đặt.

d) Thực hiện cấu hình đấu nối và tiếp đất trong nhà trạm viễn thông theo quy định trong mục 2.3.

4.3 Thiết kế chống sét bảo vệ cột ăng ten viễn thông

Để giảm nhỏ tần suất thiệu hại do sét gây ra đối với cột ăng ten viễn thông, phải trang bị hệ thống chống sét đánh trực tiếp cho cột ăng ten. Thiết kế chống sét đánh trực tiếp cho cột ăng ten được áp dụng theo mục 4.2.3

Chú ý:

- Với cột cao ăng ten bằng kim loại, không cần trang bị dây thoát sét mà dùng thân cột để thực hiện chức năng này, với điều kiện phải hàn nối về mặt điện khí các đốt cột với nhau qua tất cả các mặt bích cột.

- Các thành phần kim loại của cột ăng ten viễn thông phải được liên kết điện liên tục với nhau và với các thành phần vỏ kim loại của thiết bị kỹ thuật.

4.4 Thiết kế chống sét bảo vệ đường dây thông tin



4.4.1 Lựa chọn môi trường lắp đặt

Khi thiết kế tuyến cáp, phải chú ý xem xét, lựa chọn môi trường lắp đặt sao cho có thể lợi dụng được yếu tố che chắn sẵn có của môi trường xung quanh.



4.4.2 Lựa chọn cáp có giá trị dòng gây hư hỏng lớn

Đối với cáp nằm trong vùng nguy hiểm và hay bị sét đánh, phải lựa chọn cáp có giá trị dòng gây hư hỏng lớn để giảm tần suất gây thiệt hại.



4.4.3 Thực hiện tiếp đất cho tuyến cáp

- Phải thực hiện tiếp đất màn chắn kim loại của cáp treo tại hai đầu tuyến cáp và dọc theo tuyến cáp theo quy định trong TCN 68-141 : 1999 “Tiếp đất cho các công trình viễn thông”.

- Có thể tăng số lần tiếp đất dây treo cáp (giảm nhỏ khoảng cách giữa các điểm tiếp đất) ở những vùng hay bị sét đánh

4.4.4 Trang bị dây chống sét ngầm cho cáp chôn

Để giảm nhỏ dòng sét đánh vào cáp chôn, dùng dây chống sét ngầm bằng kim loại chôn phía trên, dọc theo tuyến cáp để thu hút một phần dòng sét (xem phụ lục F). Dây chống sét ngầm phải bằng đồng hay lưỡng kim có đường kính không nhỏ hơn 4mm, hoặc nhiều sợi dây thép mạ kẽm có tổng tiết diện không nhỏ hơn 38 mm2. Dây chống sét ngầm phải được bố trí dọc theo toàn bộ chiều dài đoạn cáp cần được bảo vệ và kéo dài thêm một đoạn Y, với Y được tính bằng công thức:



(4.2)

Trong đó:

 = điện trở suất của đất, .m.

4.4.5 Lắp đặt thiết bị chống sét

Lắp đặt thiết bị chống sét tại các điểm cáp nhập trạm để làm giảm tần suất thiệt hại cho cáp do sét đánh trực tiếp vào trạm. Thiết bị chống sét phải được lựa chọn phối hợp tốt với khả năng chịu đựng của cáp. Thiết bị chống sét phải được nối giữa các dây dẫn kim loại của cáp với thanh tiếp đất chính của nhà trạm. Tại độ dài cáp chôn LP = 5.1/2 (với  là điện trở suất của đất, .m) tính từ nhà trạm, phải lắp thêm các thiết bị chống sét giữa các dây dẫn kim loại của cáp và vỏ cáp (hoặc ống kim loại).

4.5 Thiết kế hệ thống tiếp đất

4.5.1 Nguyên tắc thiết kế

- Tốt nhất, nên dùng một hệ thống tiếp đất dùng chung cho các chức năng tiếp đất chống sét, tiếp đất công tác và bảo vệ trong một khu vực nhà trạm viễn thông.

- Trong trường hợp đã có sẵn hệ thống tiếp đất chống sét cho nhà trạm, khi thiết kế hệ thống tiếp đất công tác và bảo vệ cho thiết bị, phải thực hiện liên kết đẳng thế hai hệ thống tiếp đất trên.

- Hệ thống tiếp đất dùng chung phải có giá trị điện trở nhỏ hơn giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn thấp nhất.

- Hệ thống tiếp đất chung phải được thi công ở vị trí thích hợp nhất (trung tâm) sao cho chiều dài cáp dẫn đất là ngắn nhất.

- Phải liên kết đẳng thế giữa hệ thống tiếp đất của khu vực nhà trạm với hệ thống tiếp đất chống sét của cột cao ăng ten kề bên.



4.5.2 Xác định điện trở suất của đất

- Trước khi thiết kế các hệ thống tiếp đất, phải đo điện trở suất của đất tại khu vực dự kiến trang bị tiếp đất. Phương pháp đo và sơ đồ mạch đo được quy định trong mục 3.3, chương III.



tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương