Cảnh Sát Quốc Gia vnch



tải về 143.02 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích143.02 Kb.
#39439
  1   2

Cảnh Sát Quốc Gia VNCH


Dưới thời Pháp - Nhật đô hộ Việt Nam, họ đã dùng bộ máy an ninh, Phòng Nhì (Deuxième Bureau de l'État-major général, Deuxième Bureau) là cơ quan tình báo quốc phòng của Pháp ở Việt Nam, Sở Liêm Phóng Đông Dương hay Sở Mật Thám Đông Dương (Sûreté général indochinoise) là một cơ quan tình báo, mật thám và an ninh của chính quyền Liên Bang Đông Dương, hoạt động từ năm 1917 đến hết thời Pháp thuộc. Hiến Binh Nhật (憲兵隊) là đội quân cảnh của Nhật hoạt động từ 1881-1945. Lực lượng giống công an của thực dân Pháp có nguồn gốc từ "Gendarmerie" có nghĩa là "người được vũ trang". Đây là một lực lượng quân sự hay bán quân sự, có nhiệm vụ như cảnh sát thi hành công vụ. Những cơ quan trên cai trị ở Việt Nam không tôn trọng luật pháp thường lộng hành bắt người, đánh đập:

Hà Nam danh giá nhất ông cò


Trông thấy ai ai chẳng dám ho
Trần Tú Xương

Bởi lý do trên người dân có thành kiến với cảnh sát giống như hiện nay dưới chế độ CSVN. Cảnh sát, công an thi hành nhiệm vụ lập lại cách hành xử tàn bạo, bất công như thời Tây. Dùng quyền lực, thủ đoạn và vũ khí áp chế, hà hiếp dân lành, tiêu diệt những cá nhân hay tổ chức bất đồng chính kiến dám lên tiếng cho công lý, công an tiếp tay với bọn côn đồ đàn áp và tước đọat những quyền lợi căn bản của con người. Đời sống đạo đức xã hội suy đồi, người dân thấp cổ bé miệng chịu thiệt thòi trong mọi lãnh vực, cán bộ lợi dụng quyền lực chỉ biết tiền để ăn trên ngồi trước, công lý và tình người bị lãng quên.

Trên thế giới mỗi quốc gia đều có cảnh sát bảo vệ luật pháp, trật tự anh ninh xã hội. Tại miền Nam Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ngày 24.10.1956 ông Ngô Ðình Diệm thay cựu Hoàng Bảo Ðại trong chức vụ Quốc Trưởng, rồi được bầu làm TổngThống, ký sắc lệnh chia Nha Cảnh Sát và Công An Trung phần ra làm 2: Nha Cao nguyên và Nha Trung nguyên. Tại Tổng Nha có Sở Trung ương Tình báo, phòng Tư pháp, phòng Hành chánh, phòng Ngoại kiều, phòng Nhân viên và phòng Kế toán giữ vai trò quan trọng và hoạt động phối hợp chặt chẽ với Quân Đội VNCH. (việc thay đổi từ thực dân sang chế độ VNCH vì thiếu nhân sự nên phải lưu dụng nhân viên của thời Pháp thuộc, nên không tránh được những khuyết điểm của một thời!).

Ngày 06.6.1960, bắt đầu làm thẻ căn cước bọc nhựa cho dân chúng, thời kỳ này ngành Cảnh Sát Công An (CSCA) có các trung tâm:

-Trung tâm huấn luyện Trung cấp, thuộc Tổng Nha.
-Trung tâm huấn luyện Sơ cấp tại Rạch Dừa Vũng Tàu.
-Trung tâm huấn luyện Tam Hiệp (Biên Hòa).

Ngày 13.11.1961 trong ngành CSCA có thêm cơ quan Phủ Ðặc Ủy Trung ương Tình báo. Ngày 27.6.1962 ngành CS và CA hợp nhất và cải tổ thành Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG). Ở Tỉnh không còn Ty Công An và Ty Cảnh Sát; chỉ có một Ty CSQG. Hành chánh, lương bổng, tiếp liệu, chuyên môn... trực thuộc Tổng Nha. Tổng Nha CSQG gồm nhiều Sở, nằm trong 3 khối chính: khối CS Ðặc Biệt, khối Tư pháp và khối Hành chánh. Mỗi khối do một phụ tá Tổng giám đốc điều khiển. Cũng trong dịp cải tổ này, một số Phòng được nâng lên thành Sở và Ban được nâng lên thành Phòng:

Khối CS Ðặc Biệt: chuyên về tình báo và phản tình báo, để ngăn ngừa và đối phó với những hoạt động xâm nhập và phá hoại của cộng sản kể cả lo việc huấn luyện chuyên môn cho nhân viên như: tình báo căn bản, tình báo và phản tình báo cao cấp, Cán Bộ Điều Khiển, Cán Bộ Sưu (Truy) Tầm v.v…

Khối Tư Pháp: Cấp phát căn cước, Tổng văn khố, Giảo nghiệm, CS Hành chánh, điều tra Tư pháp và Ngoại kiều.

Khối Hành Chánh: Nhân viên, Kế toán, Tiếp liệu, Truyền tin, Nội dịch và Huấn luyện.

- Ngày 2.07.1963 bảy (7) Nha CSQG được tổ chức lại: Nha Trung Phần (Huế), Nha Trung nguyên Trung phần (Nha Trang), Nha Cao nguyên (Ðà Lạt và Ban Mê Thuộc), Nha Miền Ðông Nam Phần (Biên Hòa), Nha Tiền Giang (Mỹ Tho), Nha Hậu Giang (Cần Thơ) và Nha Ðô Thành Sài Gòn.

- Năm 1964 ngành Hiến Binh giải tán, một phần nhân viên được chuyển qua CSQG, Cảnh Sát Hương Thôn, Cảnh Sát Thị Xã (ngoại ngạch) cũng được chuyển ngạch sang.

- Ngày 27.1.1965, quy định việc thành lập đoàn Cảnh Sát Dã Chiến (CSDC) tại Tổng Nha.

- Ngày 17.7.1965 có thêm Khối Yểm Trợ, gồm có Cảnh Sát Dã Chiến và Giang Cảnh. Trung tâm huấn luyện CS Dã Chiến được thành lập tại Ðà Lạt. CSDC là thành viên chính yếu trong chiến dịch Phượng Hoàng. CSDC phối trí hoạt động từ thành thị cho tới nông thôn có hai biệt đoàn:

- Biệt Ðoàn 5 CSDC có 12 đại đội tác chiến, được phối trí hoạt động trong khắp các quận của đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Ðịnh.

- Biệt Ðoàn 222 CSDC là biệt đoàn tổng trừ bị của Bộ Tư Lệnh CSQG, sẵn sàng tăng cường yểm trợ hoạt động cho tất cả các Bộ Chỉ Huy CSQG trên 4 vùng chiến thuật.

Từ năm 1969 trở về sau, do nhu cầu yểm trợ chiến dịch Phượng Hoàng, CSDC ở các tỉnh trên toàn quốc được thành lập. Mỗi tỉnh và thị xã biệt lập có một đại đội CSDC. Các trung đội được đưa xuống hoạt động ở khắp các quận hành chánh của tỉnh. Mỗi quận được bố trí một trung đội CSDC, vai trò của sĩ quan trung đội trưởng, không những am tường về luật pháp mà còn phải biết chỉ huy như một sĩ quan bộ binh.

Tại Sài Gòn còn có đội cảnh sát bài trừ du đảng, tệ đoan xã hội, từng bắt các tên trùm du đảng khét tiếng như: Đại Cathay, Điền Khắc Kim... bảo vệ đời sống an bình cho người dân.

Thành lập Học Viện CSQG



Học Viện CSQG thành lập ngày 12.03.1966 tuyển dụng sĩ quan đào tạo những khóa Biên Tập Viên (Tú Tài II) và Thẩm Sát Viên (Tú Tài I) và phải qua một kỳ thi tuyển. Thời gian học tại Học Viện là 1 năm. Khóa 1 Sĩ quan CSQG khai giảng tháng 3.1966 tại trại Lê văn Duyệt, trong khu Biệt Khu Thủ Ðô Sài Gòn. Viện Trưởng đầu tiên là quận trưởng cảnh sát Ðàm Trung Mộc (mất ngày 28.12.1982, tại "trại tù cải tạo” Hà Sơn Bình).

Năm 1969 Học Viện CSQG dời về Thủ Ðức (trên đồi Tăng Nhơn Phú). Đến năm 1972 Học Viện đào tạo khóa 6 BTV (Biên Tập Viên) và khóa 6 TSV (Thẩm Sát Viên).

Từ khoá 4/72 tuyển sĩ quan CSQG từ 4 vùng chiến thuật có Tú Tài II trở lên phải thi qua các trung tâm: Đà Nẵng, Nha Trang và Học Viện CSQG ở Thủ Đức. Mỗi lần tuyển dụng thí sinh dự thi trên 3 hay 4000 người, nhưng chỉ nhận 500 hay 250 người (khóa 8 nhận ½ tân tuyển và ½ đặc biệt là nhân viên cảnh sát cơ hữu có trình độ) phải đầy đủ sức khỏe và cao từ 1 thước 65. (bài thi trên giấy có cắt phách, qua các đề thi về Sử, văn chương có tính cách lý luận về đạo đức cũng như luật pháp, thí dụ: "bạn nghĩ gì về tự do như một dòng nước vở bờ", bài dịch từ Việt ngữ sang Anh ngữ: "ra khơi của Đoàn Văn Cừ").

Về lý lịch điều tra rất cẩn thận, tránh trường hợp như Nguyễn Minh Triết khóa I. HVCS, bị phát hiện thân cộng, ông trốn vào bưng hoạt động cho cộng sản và nay trở thành Chủ Tịch nước CSVN. Thời gian dự bị Sinh viên sĩ quan phải thụ huấn tại Trung Tâm Cán Bộ Hóa Công Chức (rừng Chí Linh Vũng tàu) và Trung Tâm huấn luyện CS căn bản Rạch Dừa Vũng Tàu, thời gian 3 tháng, học căn bản quân sự như: tập thao diễn cơ bản, tập bắn, tháo ráp vũ khí, điạ hình... đến T.Tâm Vạn Kiếp "bò hỏa lực" đi đoạn đường chiến binh, rèn luyện tính can đảm...tập điều khiển giao thông...Sau đó được gắn Alpha trở về HVCS Thủ Đức học tiếp 10 tháng chuyên môn, (về trình độ học vấn căn bản Tú Tài II nhưng thực tế Sinh Viên Sĩ Quan tân tuyển bằng cấp cao hơn đã tốt nghiệp cử nhân luật, cao học hay các chứng chỉ Đại Học, nhưng ra trường cấp bậc Thiếu úy như các trường sĩ quan: Không quân, Hải quân,Võ Bị Đà Lạt, tuổi trẻ làm việc hăng say đúng với tình thần "Công-Minh-Liêm-Chính". Quyết tâm thề nguyện:

- Tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc, sẵn sàng hy sinh cho Dân Tộc
- Cương quyết thi hành luật pháp Quốc Gia
- Quyết tâm bảo vệ tài sản của Đồng Bào
- Luôn nêu cao Danh Dự và Trách Nhiệm của CSQG.
- Lấy Công, Minh, Liêm, Chính làm phương châm trong mọi hoạt động.

Ngoài ra một sự thay đổi đáng kể trong ngành CSQG là từ năm 1972 sĩ quan trẻ ra trường từ Học Viện CSQG mang cấp bậc thấp hơn thay vì cấp Đại úy như trước đây của các khóa đàn anh Biên Tập Viên. Học Viện hàng năm có nhiều khóa tu nghiệp chuyên môn. Viện trưởng Đại Tá Đàm Trung Mộc về bộ tư lệnh CSQG, Trung tá Trần Minh Công thay thế (sau lên Đại tá) làm Viện trưởng, Trung Tá Phạm Công Bạch Viện phó, Thiếu tá Ngô Bá Phước, Liên Đoàn Trưởng sinh viên SQ và Thiếu tá Quách Trung Chánh Liên Đoàn Phó (đã qua đời trong trại tù cải tạo.) Học Viện CSQG huấn luyện sĩ quan tới khóa 10 và 11 chưa ra trường thì tan hàng rả đám (30.4.1975), Khóa đầu tiên và duy nhất có 50 nữ sĩ quan, người có cấp bậc cao nhất là nữ Thiếu tá Nguyễn Thanh Thủy đội trưởng tình báo "Biệt Đội Thiên Nga" thuộc Khối Đặc Biệt. Mời độc giả đọc về ngành Đặc Biệt http://bit.ly/108cofN



Thời Kỳ Phát Triển

Cuối năm 1966, Lực lượng CSQG tăng từ 22.000 người lên 72.000 người. Tổng Nha tuyển dụng thêm một số nhân viên ngoại ngạch. Năm1969 cải tổ ngành CSQG, các Sở thuộc khối Hành Chánh được chia ra thành: khối Nhân Huấn và khối Hành Chánh. Hai khối này sắp xếp lại thành khối Huấn Luyện và khối Quản Trị.

Trong thời kỳ này, Tổng Nha thay đổi danh xưng của khối Yểm Trợ thành khối Hành Quân, thêm Nha An Ninh Cảnh Lực và Trung Tâm Bình Ðịnh và Phát Triển. Bảy (7) Nha Cảnh Sát trước đây xếp lại thành 4 Vùng Chiến Thuật và Nha Ðô Thành Sài Gòn.



tải về 143.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương