CÔng ty cp bê TÔng khí viglacera hưỚng dẫn thi công xây tưỜng gạch bê TÔng khí chưng áp aac



tải về 119.35 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích119.35 Kb.
#28183
TỔNG CÔNG TY VIGLACERA – CTCP
CÔNG TY CP BÊ TÔNG KHÍ
VIGLACERA


HƯỚNG DẪN THI CÔNG
XÂY TƯỜNG GẠCH
BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP AAC

TỔNG CÔNG TY VIGLACERA


CT CP BÊ TÔNG KHÍ VIGLACERA




V/v: Hướng dẫn thi công Xây – Trát tường bằng Gạch Bê tông khí chưng áp
AAC - Viglacera.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Bắc Ninh, ngày tháng 06 năm 2015.


HƯỚNG DẪN THI CÔNG XÂY - TRÁT TƯỜNG
BẰNG GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP AAC – VIGLACERA

***********
Nhằm hoàn thiện hơn trong công tác thi công xây trát tường bằng Gạch Bê tông khí AAC và khắc phục các vướng mắc trong thi công.
Công ty CP Bê tông khí Viglacera xin gửi tới Quý khách hàng Hướng dẫn thi công xây
trát tường bằng gạch Bê tông khí chưng áp AAC Viglacera. Tài liệu này dựa theo bộ tiêu chuẩn TCVN 7959 : 2011, chỉ dẫn kỹ thuật thi công nghiệm thu do Bộ xây dựng ban hành và kinh nghiệm thực tế được đúc kết từ các công trình đang thi công và các công trình đã được đưa vào sử dụng, cụ thể như sau:


  1. CÔNG TÁC XÂY:




    1. Vữa xây: Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định đến việc bức tường có bị ngấm nước sau khi đi vào sử dụng. Việc ngấm nước trên bức tường xây chủ yếu là do thấm qua mạch xây (chủ yếu là mạch đứng) chiếm 90% nguy cơ và ngấm xuyên qua gạch chiếm 10% nguy cơ.

Do vậy gạch Bê tông khí AAC có kích thước lớn gấp 10 lần gạch truyền thống giúp giảm số lượng mạch xây, đã ngăn được nguy cơ cao về khả năng ngấm nước của bức tường. Bên cạnh đó gạch AAC có cấu trúc là các lỗ khí kín và không có mao mạch nên nước không thấm xuyên qua gạch.


Gạch Bê tông khí AAC có thể sử dụng 02 loại vữa để xây: Vữa xây chuyên dụng và Vữa


  1. măng cát.




    • Vữa xây chuyên dụng: là phương án ưu tiên số 1 và tốt nhất dành cho bức tường xây bằng gạch Bê tông khí AAC, chiều dày mạch vữa mỏng từ 3 -> 5mm, mạch vữa mỏng là do được kiểm soát bởi bay xây chuyên dụng có răng cưa (xem ảnh dụng cụ bên dưới). Trong vữa chuyên dụng có chất phụ gia polymers ngăn khả năng cháy vữa (cướp nước trong vữa), giúp tăng độ bám dính, đảm bảo cường độ khối xây và đặc biệt ngăn không cho nước ngấm theo mạch ngang và mạch đứng gây ra hiện tượng thấm nước vào tường.

Tường xây bằng vữa chuyên dụng cho cảm quan bề mặt đẹp và phẳng. Nếu tổ chức thi công tốt, bức tường sau khi xây có độ phẳng tốt, chúng ta có thể dán giấy dán tường trực tiếp lên bề mặt  tiết kiệm chi phí cho việc trát hoàn thiện hoặc có thể sử dụng bột bả Skim Coat để hoàn thiện mà không cần trát lớp vữa với tường ngăn bên trong (lớp bả này chỉ dầy tối đa 3 ->5mm).






Tường xây bằng vữa chuyên dụng cho mạch vữa mỏng – đẹp.



Bay xây bằng vữa chuyên dụng có răng cưa kiểm soát định lượng vữa xây.



Búa cao su dùng trong xây tường gạch AAC – Dùng khi xây tường tránh hiện tượng nứt âm khi dùng các loại búa hay rìu gõ gạch.



Thước thăng bằng dùng trong xây tường gạch AAC
Giúp kiểm soát độ nghiêng của tường xây.


  • Sử dụng Bay xây chuyên dụng, búa cao su, thước thăng bằng giúp khối tường xây gạch Bê tông khí AAC có chất lượng tốt nhất. Khi dùng búa sắt hoặc rìu trong xây tường cần tránh tình trạng nứt âm tường do gõ quá mạnh (rìu chỉ dùng để đẽo gạch khi cần gia công).




  • Vữa xây xi măng cát: có thể hoàn toàn sử dụng vữa xi măng cát để xây gạch Bê tông khí AAC, độ dầy mạch vữa từ 10 –> 15mm, yêu cầu khi trộn vữa cấp phối đều, không lẫn tạp chất, vữa xây đạt mác 50 và có độ loãng / dẻo hơn 30% so với khi xây bằng gạch đỏ (mạch vữa dầy và kết hợp vữa trộn loãng hơn 30% cũng để đảm bảo không bị cháy vữa khi xây – tránh hiện tượng cướp nước trong vữa của gạch Bê tông khí).

Khi xây bằng vữa xi măng cát nên làm các “dụng cụ dưỡng mạch” để đảm bảo các mạch


vữa đều nhau (xem hình bên dưới).




Vữa xây thông thường mạch dầy từ 10 15mm.







Dụng cụ “dưỡng mạch” để tạo mạch đều nhau.




2. Khẩu độ bức tường:




























Cường độ Gạch

Chiều Dài




Chiều Cao




Tối đa bức tường xây




Tối đa bức tường xây










B3

3,5 MPA

3,6 m




3,2 m

Tải trọng: 451 -> 650 kg/m3.

Nếu ≥ 3,6m – phải có cột phụ




Nếu ≥ 3,2m – phải có giằng phụ

B4

–  5 MPA

4,8 m




3,2 m

Tải trọng: 551 -> 850 kg/m3.

Nếu ≥ 4,8m – phải có cột phụ




Nếu ≥ 3,2m – phải có giằng phụ




Công tác bổ cột phụ với khẩu độ bức tường lớn
3. Quy cách Cột – Giằng phụ:


  • Quy cách cột phụ: theo kích thước chiều dày tường / chỉ dẫn thi công.




  • Quy cách giằng phụ: theo kích thước chiều dày tường / chỉ dẫn thi công.




Chiều dầy tường




Kích thước

Yêu cầu

Tường dày 10cm




Cao 10cm x 10cm

Lõi 02 thánh sắt Ф10













Tường dày 15cm




Cao 10cm x 15cm

Lõi 02 thánh sắt Ф10













Tường dày 20cm




Cao 10cm x 20cm

Lõi 02 thánh sắt Ф12













Lưu ý: Phần cột phụ sẽ được be cốp pha và thi công sau cùng trước khi trát hoàn thiện. Trong quá trình xây dựng lưu ý cấy sẵn các râu thép để liên kết tường với cốp pha.




Công tác đổ giằng phụ với bức tường có khẩu độ cao hơn > 3,2m.
4. Xử lý mối liên kết giữa tường gạch Bê tông khí AAC với Cột, Dầm và Trần bê tông:
Các vị trí liên kết giữa các bức tường với cột, dầm và trần nhà, khi thi công cần phải bố trí cấy râu thép, quy cách cụ thể như sau:





Mối liên kết
Tường – Cột bê tông

Tường – Dầm / Trần


Yêu cầu
Cấy râu 10 (thép gai)
Khoan sâu 10 – 15 cm, dùng keo kết dính râu và cột
Cấy râu 10 (thép gai)
Khoan sâu 10 – 15 cm, dùng keo kết dính râu và cột
Mật độ
Mật độ 60 cm / 01 hàng râu
(tương đương 03 hàng gạch = 01 hàng râu)
Mật độ 120 cm / 01 hàng râu (tùy theo chiều cao hoặc yêu cầu thiết kế để thực hiện).

Thực hiện khoan lỗ vào cột/ dầm / trần để cấy các râu thép, yêu cầu chiều sâu lỗ khoan từ 10 – 15 cm, chiều rộng lỗ khoan lớn hơn đường kính râu thép từ 3mm -> 5mm.


Cấy 01 râu thép đối với bức tường đơn (tường dầy 100mm) và 02 râu thép đối với bức tường đôi (tường 150 -> 200mm), dùng phụ gia hai thành phần làm chất kết dính giữa râu thép và cột, trần bê tông. sau khi khoan lỗ trên cột /trần/ dầm, phải bơm phụ gia vào trong lỗ khoan để định vị và giữ chắc râu thép ví dụ Sikadur 731.






Khoan râu thép vào cột Bê tông liên kết với tường gạch AAC, khoảng cách râu A = 60cm/ hàng râu. Sử dụng râu bằng thép gai tạo độ bám dính.

Bắt buộc dùng lưới thép mắt cáo xử lý liên kết giữa bức tường gạch Bê tông khí AAC với cột/ đáy dầm/ trần để chống nứt, tại vị trí liên kết này đóng đinh ghim lưới thép, lưới thép có độ phủ tràn sang hai bên mỗi bên 100mm. Việc liên kết này tương tư như khi đi đường điện nước. Hiện đã có đơn giá cho công tác đóng lưới này.



Sau khi trèn vật liệu mềm, đóng lưới liên kết trước khi trát.





Đóng lưới liên kết các góc tường.

2. CÔNG TÁC CHỐNG NỨT – CHỐNG THẤM.
Chống nứt tường gạch Bê tông khí AAC: có 03 nguyên nhân chủ yếu:
Nguyên nhân 1: Do vật liệu đầu vào sản xuất gạch Bê tông khí AAC
Hiện nay trên thị trường có đơn vị sản xuất gạch Bê tông khí AAC sử dụng nguyên liệu tro bay lấy từ phế phẩm của các nhà máy nhiệt điện thay thế cho cát vàng nghiền mịn để giảm giá thành và giá bán (Viglacera dùng 100% nguyên liệu cát vàng được nghiền mịn).
Tuy nhiên chính nguyên liệu tro bay có độ hút nước từ 30 – 40% trong môi trường tự nhiên khiến cho khối gạch có độ hút vào và nhả ra dẫn đến độ co khô lớn gấp 2 lần TCVN cho phép (0,4mm/m dài).
Nguyên nhân 2: Do kết cấu móng, địa chất không ổn định:
Sau khi công trình chất đủ tải xẩy ra hiện tượng nghiêng lún không đồng đều, khiến cho bức tường bị biến dạng.
Nguyên nhân 3: Do biện pháp thi công xây gạch chưa triệt để, không tính được các yếu tố chuyển vị dầm khi đủ tải trọng:
Yêu cầu tạo khe hở co dãn giữa đỉnh tường và dáy dầm/ trần theo tiêu chuẩn thiết kế 01/250 cm. Chúng tôi khuyến cáo khi chưa chất đủ tải không nên chèn căng, khe hở co dãn từ 20 -> 30 mm tính từ điểm võng nhất của dáy dầm / trần, sau đó dùng xốp/ mút / vữa tự chèn hoặc keo có độ dẻo dàn hồi để chèn.
Tuyệt đối không xây nghiêng bằng gạch đỏ tại vị trí dáy dầm / trần, chúng tôi khuyến cáo dùng vật liệu có độ dẻo đàn hồi như xốp / mút / vữa tự chèn / keo có độ dẻo đàn hồi để sau khi công trình chất đủ tải sẽ tránh được yếu tố chuyển vị dầm không bị ảnh hưởng đè nén lên bức tường gây nứt.
Sử dụng quá nhiều loại Gạch trên một khối tường xây: Để đảm việc quản lý chất lượng và tính đồng nhất trong vật liệu xây, chúng tôi khuyến cáo nhà thầu và chủ đầu tư không nên xây lẫn các loại Gạch Bê tông khí AAC của các nhà máy khác nhau trên cùng một bức tường.



Tạo Khe hở giữa đỉnh tường và trần / dầm theo tỷ lệ 1/250 cm, sử dụng vật liệu có tính đàn hồi như Xốp/ Mút hoặc Vữa tự trèn để tránh hiện tượng chuyển vị dầm gây nứt.
Chống thấm gạch Bê tông khí AAC: có 02 nguyên nhân
Nguyên nhân 1: Do nước thấm qua lớp áo trát, thấm vào các mạch vữa.
Phải đảm bảo no mạch vữa: Việc thấm nước chủ yếu do vượt qua lớp áo trát ngoài chống thấm không tốt sẽ tiếp tục thấm qua các mạch vữa (mạch đứng / mạch ngang), chúng tôi khuyến cáo khi xây cần phải đảm bảo no mạch vữa, tránh hiện tượng nhìn

xuyên qua mạch vữa hoặc vữa chưa no mạch, sau này dùng vữa trát bù mạch sẽ ko có tác dụng vì lớp vữa cũ đã khô ko còn kết dính với lớp vữa mới.




  • Gạch Bê tông khí AAC có kết cấu lỗ kín không có mao mạch nên nước không thể ngấm xuyên qua gạch (nước chỉ ngấm sâu tối đa 30% chiều dầy bề mặt), bằng chứng cụ thể là gạch Bê tông khí AAC khi ngâm trong nước không bao giờ chìm, sau 24h sẽ nổi lập lờ mặt nước. Gạch đỏ truyền thống có mao mạch lớn do vậy nước sẽ xuyên qua.




  • Cần làm tốt công tác hoàn thiện chống thấm bên ngoài như với tường gạch đỏ truyền thống.


Công tác chống thấm khu vệ sinh được làm như sau:


    • Các bức tường cần được thực hiện quét chống thấm với chiều cao từ 30 60 cm (tính từ mặt sàn nhà) cho các bức tường xây gạch bê tông khí trước khi trát và ốp lát gạch. Chất chống thấm có thể dùng nhiều loại hiện đang có trên thị trường áp dụng cho gạch đỏ truyền thống.




    • Khu vực lắp vách kính phòng tắm – Cabin tắm kính (khu vực chịu nước nhiều khi tắm bằng vòi hoa sen) thực hiện quét chống thấm với chiều cao > 180cm với toàn bộ các bức tường khu vực này.




  1. CÔNG TÁC HOÀN THIỆN.


1.Đi đường điện /đường nước khu vệ sinh, khu tiếp xúc với nước:
Với tính năng dễ dàng thi công đường điện nước của Gạch Bê tông khí AAC sẽ giúp cho công tác thi công được đẩy nhanh tiến độ hơn nhiều lần so với gạch đỏ truyền thống. Tường khu vệ sinh hoàn toàn có thể sử dụng gạch Bê tông khí AAC. Bức tường nên sử dụng loại có chiều dầy tối thiểu 100mm để chôn các đường ống nước có đường kính > D34 mà không bị ảnh hưởng trong quá trình sử dụng. .
Với khu vực đi đường nước cần khoét sâu từ 40 -> 60mm và ghim chặt đường ống nước vào tường bằng phương pháp đinh ghim thông thường, sau đó trát vữa phẳng bề mặt. Sử dụng lưới thép mắt cáo để ghim lưới vào vị trí đường nước vừa tạo. Sau khi ghim song thì tiếp tục hoàn thiện bề mặt bình thường bằng phương pháp trát áo.




Dùng lưới thép để tránh nứt tại các khu vực đi đường Điện nước.



Dùng lưới thép để tránh nứt tại các khu vực cửa sổ.



  1. CÔNG TÁC TRÁT ÁO TRONG – NGOÀI:




    1. Đấu nối dầm với cột: Tại các vị trí đấu nối giữa dầm với cột, các vị trí khoan để đặt đường ống kỹ thuật (điện, nước,..) trước khi trát bắt buộc phải sử dụng lưới (bằng thép hoặc thủy tinh) để chống nứt tường và tách lớp.




    1. Vữa trát: Chia làm hai công tác trát bên trong và trát bên ngoài đều có thể sử dụng 02

loại vữa



  • Vữa xi măng cát thông thường hoặc vữa xây trát chuyên dụng hay bột bả trực tiếp lên bức tường,... Tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn thiết kế. Quét / vẩy 01 lớp hồ dầu ( nước xi măng tinh) lên bề mặt tường trước khi trát giúp tăng cường độ bám dính của vữa.

  • Lưu ý khi trát bên ngoài (nơi tiếp xúc với nắng – mưa): cần trộn phụ gia chống thấm vào vữa khi trát như Sika Latex hoặc Sika Light hoặc các chất chống thấm phổ thông nhằm gia tăng khả năng chống thấm và co dãn của lớp vỏ áo. Sau khi trát vẫn sử dụng các biện pháp quét phụ gia chống thấm bên ngoài như xây bằng gạch đỏ.

Gạch bê tông khí là sản phẩm nhẹ, cách âm, cách nhiệt với cấu trúc là các lỗ khí phân bố
đều trong toàn bộ thể tích viên gạch, do đó không tiến hành làm ẩm tường bê tông khí bằng nước trước khi trát bằng vữa trát thông thường.
Không nên trát tường sau khi xây xong, khi tường còn quá ẩm do bị ướt hoặc do mưa (có các vết ẩm, sẫm màu) thì cần đợi đến khi mặt tường khô và có màu sáng đều thì mới bắt đầu trát.
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng và hanh khô việc làm ẩm tường chỉ có thể được thực hiện khi chắc chắn khống chế được độ ẩm bề mặt tường là 1520% (trong thực tế việc khống chế này là rất khó); cần có chế độ dưỡng ẩm cho lớp trát.
Trước khi trát cần trám, vá các vết sứt trên toàn bộ bề mặt tường bằng vữa xây; loại bỏ các mấp mô trên mặt tường và dùng chổi hoặc bàn chải quét sạch bụi bám trên tường.

5. HƯỚNG DẪN THI CÔNG ĐƯỜNG ĐIỆN NƯỚC.
B1. Dùng máy cắt cầm tay cắt theo đường kẻ đã đánh dấu, chiều sâu đường cắt không nên quá 2/3 chiều dày tường.
B2. Dùng dụng cụ khoét rãnh để tạo rãnh lắp đặt đường điện, nước, dùng máy khoan đục tạo lỗ lắp ổ điện.
B3. Lắp ổ điện, hệ thống đường ống điện nước, … sau đó trám đầy vữa vào phần rãnh. Ghim hoặc dán lưới chống nứt nếu thiết kế yêu cầu.
B4. Trát hoàn thiện bức tường.




Lưới sắt chống nứt tại các vị trí tiếp giáp.
Lưu ý:


  • Tạo lỗ, xẻ rãnh để lắp đặt hệ thống kỹ thuật chỉ nên bắt đầu sau khi xây xong tường từ 5 đến 7 ngày.




  • Tại các vị trí xẻ rãnh phải ghim lưới chống nứt trước khi trát (lưới thép hoặc lưới thuỷ

tinh ).



  • Sử dụng phương pháp khoan vít nở để treo bắt các vật dụng nặng như tivi, cục điều hòa v.v… Tuyệt đối không đóng đinh trực tiếp trên bức tường bê tông khí tại các vị trí dùng để treo hoặc bắt các vật dụng nặng.

6. HƯỚNG DẪN CÁC VỊ TRÍ BẮT BẢN LỀ MÁ CỬA.
Đối với hệ thống cửa ra vào hoặc cửa sổ dùng hệ khung: tại các vị trí treo, bắt bản lề hay liên kết khung cửa với tường, có thể cắt bức tường gạch bê tông khí, tạo khoảng rỗng để thay thế bằng cục bê tông thông thường có cường độ cao hơn (đây là giải pháp được dùng phổ biến, tiết kiệm chi phí).
- Mật độ và kích thước các khoảng rỗng được bố trí tùy theo thiết kế, cấu tạo của các vật
dụng cần treo bắt, cố định,...
- Có thể dùng giải pháp đổ dầm bo xung quanh ô cửa bằng bê tông cốt thép (phương pháp này đòi bỏi chi phí cao).



Các vị trí khoan bắt khung cửa có thể sử dụng các cục bê tông đúc sẵn hoặc Gạch đặc


được tổ hợp sử dụng tại các vị trí này.



Giải pháp cho vị trí khoan bắt cửa ra vào cửa sổ dùng khuôn



  1. CÔNG TÁC KHOAN – TREO BẮT CÁC VẬT NẶNG:




    • Sản phẩm gạch bê tông khí Viglacera có cường độ chịu nén trung bình từ 03 -> 5 Mpa hoàn toàn có thể đáp ứng cho việc khoan, treo bắt các vật dụng thông thường như thiết bị vệ sinh,

bình nước nóng, tivi, máy điều hòa nhiệt độ, tủ bếp,... với tải trọng có thể lên tới 200  300 kg.







  • Việc khoan, treo bắt các vật dụng phải sử dụng vít nở, không dùng đinh đóng trực tiếp vào tường gạch AAC.

  • Đối với các vị trí treo bắt, lắp đặt các vật dụng khác như: Tủ bếp, loa đài, tranh ảnh cỡ lớn có thể dùng phương pháp như đối với cửa hoặc dùng vít nở bằng sắt, tacke, con sơn tùy theo công năng sử dụng của từng loại vật dụng.

Trên đây là những chỉ dẫn cần thiết và bắt buộc trong quá trình thiết kế, thi công gạch Bê tông khí AAC, kính đề nghị các đơn vị tư vấn thiết kế và các nhà thầu thi công thực hiện đầy đủ, nghiêm túc để công trình được ổn định và bền vững nhất.


Xin trân trọng cảm ơn và mong nhận được mọi sự góp ý!
tải về 119.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương