CÔng ty cổ phần thủy sản số 4 BẢn cáo bạCH


Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm gần nhất



tải về 0.99 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.99 Mb.
#38107
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm gần nhất:





    1. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:


(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

% tăng giảm

Quý 1 /2007

Tổng giá trị tài sản

Doanh thu thuần

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận khác

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức (*) (%)


45.853.377.117

83.880.000.805

3.596.350.462

(2.865.591)

3.593.484.871

3.110.482.337

57,87%


93.703.382.950

151.827.482.595

6.357.251.141

599.378.262

6.956.629.403

6.059.543.812

14,85%


104,35%

81,01%


76,77%

-

93,59%



94,81%

-


105.778.369.111

30.242.928.926

1.606.957.228

388.397.511

1.995.354.739

1.803.149.904



(Báo cáo kiểm toán năm 2005,2006)
(*)Năm 2005, Công ty chia cổ tức 12% tính trên mệnh giá với tổng số tiền chia cổ tức là 1,8 tỷ chiếm 57,87% trong tổng lợi nhuận sau thuế của công ty. Năm 2006, Công ty đã tạm ứng cổ tức cho cổ đông là 5% tính trên mệnh giá với tổng số tiền là 0,75 tỷ chiếm 12,38% trong tổng lợi nhuận sau thuế của công ty. Ngoài ra, tháng 6/2006 công ty đã nâng vốn điều lệ lên 30 tỷ).


    1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm báo cáo:

Trong năm 2006, công ty Cổ phần thủy sản Số 4 mặc dù sự khởi động Nhà máy Kiên Giang có sự chậm trễ so với kế hoạch công ty đưa ra. Nhà máy ở Kiên Giang vừa hoạt động, vừa phải hoàn chỉnh từ khâu tổ chức đến khâu nhân sự, từ nguyên liệu đến hoạt động kinh doanh, sản xuất.....Bên cạnh đó còn có những khó khăn nhất định như: Vốn vay Ngân hàng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường trong và ngoài nước. Nhưng với sự năng động và nhạy bén của Ban Tổng Giám đốc công ty cùng với sự nỗ lực, nhiệt huyết của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, thành tích hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2006 cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như: sản lượng xuất khẩu đạt gần 2.800 tấn tăng hơn 142% so với năm 2005, Doanh thu thuần đạt 151,83 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 6,96 tỷ đồng. So với kế hoạch do Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2006 đề ra, Công ty đạt 107% về sản lượng và tăng 149% về lợi nhuận. Đây quả là một kết quả rất đáng khích lệ. Trong năm 2006, Công ty phải đối mặt với những khó khăn và thuận lợi như sau:




  1. Khó khăn:




  • Vật giá không ổn định: giá nguyên liệu đầu vào tăng, giá dầu leo thang dẫn đến nhiều tàu thuyền phải nằm bờ, làm tăng chí phí khai thác, đánh bắt và vận chuyển….. những điều này đã ảnh hưởng không ít đến việc tăng giá của các nguyên liệu đầu vào làm giá thành tăng cao trong khi giá xuất khẩu gần như không đổi trong 02 năm qua. Mặt khác, do các diễn biến khá phức tạp về tình hình dịch bệnh như cúm gia cầm… làm cho xu hướng tiêu thụ của người tiêu dùng trong nước chuyển sang các sản phẩm thủy sản đã đẩy nhu cầu tiêu thụ trong nước gia tăng.




  • Tổ chức nhân sự: Theo cơ cấu lao động về trình độ của Cán bộ trong Công ty, hiện nay chất lượng về trình độ nhìn chung vẫn chưa cao. Điều này sẽ là một vấn đề gây khó khăn không ít khi Việt Nam đã gia nhập vào WTO.




  • Chất lượng sản phẩm: Hệ thống phòng Thí nghiệm của Công ty đã được đầu tư khá lâu và máy móc khá lạc hậu. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty.




  • Biến động lao động: Tình hình lao động phổ thông tại Công ty biến động nhiều hơn trong năm 2005 do sự phát triển và cạnh tranh thu hút của các Công ty trong các khu công nghiệp.




  • Thời tiết thất thường: Những năm gần đây, hiện tượng lũ lụt và thiên tai xảy ra thường xuyên hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề nguyên liệu đầu vào của Công ty.




  • Nguyên liệu cạn kiệt: Sự khai thác quá mức các nguồn nguyên liệu tự nhiên và sự thiếu hiểu biết của người dân đã dẫn đến tình trạng nguyên liệu đánh bắt ngày càng khan hiếm và không đạt đủ các tiêu chuẩn về chất lượng cũng như số lượng.




  • Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ với phương thức thanh toán bằng T.T.R tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khi đó lại làm cho vòng quay vốn bị chậm.




  • Sự cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.




  • Khả năng vay tiền để hoạt động kinh doanh luôn bị thiếu. Hiện nay hạn mức cho vay của Vietcombank là 10 tỷ trong khi nhu cầu của Công ty hiện nay cần huy động từ 30 đến 40 tỷ đồng.




  1. Thuận lợi:




  • Các khách hàng của Công ty tại các Thị trường Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ đều được giữ vững và ngày càng phát triển thêm ở các thị trường mới. Chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được chú trọng và nâng cao nên công ty luôn được khách hàng tin tưởng và đạt được nhiều đơn hàng có số lượng và giá trị cao.




  • Công ty có đội ngũ Cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất lành nghề và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và chế biến hàng thủy sản. Đặc biệt là Ban Giám đốc và đội ngũ cán bộ chủ chốt khá nhạy bén, có nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều kinh nghiệm trong ngành thủy sản.




  • Trên thương trường uy tín của Công ty ngày càng cao, số lượng khách hàng ổn định và phát triển, đặc biệt trong năm 2006 việc đưa nhà máy ở Kiên Giang đi vào hoạt động đã góp phần đẩy Doanh số của Công ty tăng nhanh. Nhà máy Kiên Giang với lợi thế là gần vùng nguyên liệu nên đã thu hút một lượng lớn khách hàng Nhật đặt mua các mặt hàng giá trị cao.




  • Công ty là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam nên được sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo Tổng Công ty, cũng như các tổ chức ban ngành khác của Tổng Công ty.




  • Ban quản trị của Công ty trong thời gian qua đã có những định hướng đúng đắn và những quyết định nhanh, kịp thời giải quyết những tình huống nhạy cảm trong kinh doanh.



  1. Vị thế công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành:





    1. Vị thế của công ty trong ngành:

Kể từ khi Việt Nam gia nhập các nước ASEAN và ngành thuỷ sản Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản có chiều hướng phát triển tốt. Đến nay, cả nước có 439 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản không ngừng được nâng lên do các cơ sở chế biến ngày càng hiện đại, công nghiệp tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.

Từ 18 doanh nghiệp năm 1999, đến nay đã có 171 doanh nghiệp Việt Nam được đưa vào danh sách xuất khẩu vào EU, 222 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Hàn Quốc. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản của tư nhân phát triển mạnh trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã có giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu, một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã có kim ngạch xuất khẩu trên dưới 100 triệu USD mỗi năm.

Công ty Cổ phần thủy sản số 4 là một trong các doanh nghiệp sản xuất hàng thủy sản thực hiện việc áp dụng quy trình sản xuất chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, và là doanh nghiệp có đủ điều kiện xuất khẩu sang Hàn Quốc. Trung bình giá trị xuất khẩu hàng năm của Công ty đạt khoảng 6-8 triệu USD. Hiện tại nhà máy ở Kiên Giang đã đi vào hoạt động ổn định và khá hiệu quả, dự kiến năm 2007 tổng doanh số xuất khẩu của Công ty sẽ tăng cao hơn do có sự đóng góp của Chi nhánh Kiên Giang.

Hơn nữa, Công ty còn có lợi thế về nguồn cung cấp nguyên liệu, Công ty luôn có quan hệ tốt với các nhà cung cấp đầu vào. Công ty cũng luôn chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới tại các thị trường tiêu thụ lớn. Hiện nay Công ty đang tiến hành xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm tại các thị trường lớn thông qua các kiều bào của ta tại các nước. Công ty cũng chú trọng việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Thương hiệu của công ty Cổ phần thủy sản số 4 đã có được vị thế riêng trong thị trường thủy sản trong và ngoài nước. Năm nay, cùng với sự hoạt động hết năng suất của Chi Nhánh Kiên Giang, hy vọng vị trí của công ty ngày càng được nâng cao hơn nữa trong ngành thủy sản trong cũng như ngoài nước.


    1. Triển vọng phát triển của ngành:

Năm 2006 được đánh dấu bằng cột mốc mới về xuất khẩu thủy sản – Xuất khẩu thủy sản đạt con số 3,4 tỷ USD, góp 8,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khá vững chắc và hiện đang ở vị trí một trong 10 nước có giá trị thủy sản xuất khẩu hàng đầu thế giới và nằm trong nhóm 4 ngành hàng có giá trị xuất khẩu hơn 3 tỷ USD của Việt Nam năm 2007.


Năm 2006 cũng là năm ngành thủy sản sản xuất ra một sản lượng thủy sản cao nhất từ trước đến nay. Ngưỡng 3,5 triệu tấn đã vượt qua và về đích kế hoạch trước một tháng để đạt con số xấp xỉ 3,7 triệu tấn khi hết năm, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng qua ngưỡng 1,5 triệu tấn và đạt xấp xỉ 1,7 triệu tấn cả năm.
Những con số chỉ tiêu chủ yếu đạt được nêu trên của ngành thủy sản năm 2006 cho thấy kết quả của một quá trình tăng trưởng nhiều năm, đặc biệt là từ năm 2000, khi xuất khẩu thủy sản vượt qua giá trị 1 tỷ USD/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2007 đã tăng 41,94% so với cùng kỳ, ước đạt 450 triệu USD.
Hiện Việt Nam đã được xếp vào vị trí thứ 7 về xuất khẩu thủy sản trên thế giới và là một trong những cường quốc về thủy sản. Việc gia nhập WTO sẽ có nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản, vì qua đàm phán đã dỡ bỏ bớt những chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp nội địa của các thị trường lớn và có thể tham gia đấu tranh, chống lại những vụ kiện bất công.
Từ thị trường truyền thống Nhật Bản mở sang thị trường châu Âu rồi sau khi ký hiệp định song phương với Mỹ, Việt Nam đã tạo ra 3 thị trường chân kiềng lớn nhất. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thủy sản đã quen với luật chơi của các nước này cũng như những luật chơi mang tính chung của WTO. Qua đó thủy sản Việt Nam cũng thích nghi được với những luật chơi này. Thị trường EU là một ví dụ, Việt Nam có tới 170 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thủy sản và khả năng còn lên tới trên 200 doanh nghiệp. Trước kia, khi còn ở “danh sách hai”, chúng ta chỉ xuất khẩu vào được từng nước nay đã lọt được vào “danh sách một” thì việc này dễ dàng hơn nhiều.
Những gì mà EU đã chấp nhận được ở thủy sản Việt Nam thì đương nhiên WTO cũng chấp nhận, đặc biệt là về 3 hàng rào: quy chế về an toàn vệ sinh chất lượng thủy sản, các mức giới hạn cho phép cũng như quy trình thực hiện, cơ quan kiểm duyệt về chất lượng thủy sản Việt Nam (NAFIQAVED) và điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo quyết định số 10/2006/QĐ-Ttg ngày 11 tháng 01 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển của ngành Thủy sản đến năm 2010 và định hướng năm 2020, mục tiêu cụ thể đến 2010 như sau:


    • Sản lượng tăng với tốc độ bình quân 3,8%/năm.

    • Giá trị kim ngạch XK thủy sản tăng với tốc độ bình quân 10,63%/năm.

    • Tổng sản lượng thủy sản đến 2010 đạt 3,5- 4,0 triệu tấn/năm.

    • Giá trị kim ngạch xuất khẩu 2010 đạt 4tỷ USD.

    • Lao động nghề cá bình quân tăng 3%/năm.

Với mục tiêu nêu trên, có thể thấy tốc độ phát triển trong hoạt động Xuất khẩu thủy sản là rất lớn, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các Doanh nghiệp chế biến thủy sản phát triển. Tính đến thời điểm này, mục tiêu trên có vẻ như đã gần đạt được và còn có nhiều khả năng sẽ tăng mạnh trong giai đoạn sắp tới.




    1. Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước, và xu thế chung trên thế giới:




  1. Sản xuất kinh doanh:




  • Gia tăng tỷ trọng các sản phẩm tinh chế. Nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, đảm bảo thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP. Đa dạng hóa thêm các mặt hàng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tận dụng tối đa hiệu suất sử dụng nhà xưởng, máy móc thiết bị của các nhà máy và xưởng sản xuất.




  • Tăng năng suất hoạt động của Chi nhánh Kiên Giang nhằm đạt được năng lực sản xuất tối đa 4.000 tấn/năm.




  • Tiến hành xây dựng chung cư 331 Bến Vân Đồn theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2005.




  1. Marketing:




  • Nâng cao vị thế của công ty trong Ngành và trên thị trường tiêu thụ bằng các sản phẩm đặc trưng cũng như các sản phẩm mới.




  • Tham gia tiếp xúc với các cơ quan xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như các đối tác.




  • Đẩy mạnh hợp tác với các khách hàng hiện tại tại các thị trường Nhật, Mỹ......




  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn và luôn thực hiện đúng tiến độ giao hàng như đã thỏa thuận.




  1. Tài chính kế toán:




  • Duy trì tình hình tài chính lành mạnh và ổn định.




  • Phát hành thêm cổ phiếu nhằm huy động vốn trên thị trường chứng khoán để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư và phát triển của công ty.




  • Tích cực liên hệ với các ngân hàng, các tổ chức tài chính để huy động nguồn vốn vay với lãi suất thấp và thời hạn dài.




  1. Nhân sự:




  • Xây dựng và cải tiến chính sách lương thưởng cho cán bộ công nhân viên nhằm thu hút nhân tài và lực lượng lao động gián tiếp.




  • Có các chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài nhằm củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý năng động, phù hợp với yêu cầu ngày càng phát triển của công ty.




  • Tổ chức huấn luyện đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, tổ chức thi nâng bậc hàng năm để sắp xếp bậc thợ, bậc lương chính xác và phù hợp.




  • Thường xuyên tổ chức các đợt nghỉ mát , các đợt thi đua cho cán bộ công nhân viên nhằm tạo sự thoải mái và hiểu biết lẫn nhau giữa các đơn vị, phòng ban.




  • Phát huy tính sáng tạo, đề ra các chính sách nhằm cải tiến năng suất, tiết kiệm trong sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.




  1. Каталог: HOSE -> BCB -> BCB HOSE
    BCB HOSE -> CÔng ty cổ phần xuất nhập khẩu khánh hộI
    BCB HOSE -> CÔng ty cổ phần phát triển nhà thủ ĐỨC – thuduc house
    BCB HOSE -> I. Những người chịu trách nhiệm chính đối với nội dung bản cáo bạc
    BCB HOSE -> BẢn cáo bạch công ty cổ phần khoan và DỊch vụ khoan dầu khí
    HOSE -> SỞ giao dịch chứng khoán cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
    HOSE -> I. CÁC nhân tố RỦi ro 4 Rủi ro về thay đổi yêu cầu của thị trường xuất khẩu: 4
    BCB HOSE -> BẢn cáo bạch công ty cổ phần sữa việt nam

    tải về 0.99 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương