CÔng ty cổ phần thủy sản số 4 BẢn cáo bạCH



tải về 0.99 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.99 Mb.
#38107
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10


NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH



  1. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO




  1. Rủi ro kinh tế:

Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng thì nhu cầu tiêu dùng nói chung cũng như nhu cầu đối với các sản phẩm thủy sản nói riêng cũng tăng theo. Trong những năm gần đây, ngành thủy sản luôn có quan hệ thuận chiều với sự phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định: năm 2004 đạt 7,7%, năm 2005 đạt 8,4%, năm 2006 đạt 8,17% và kế hoạch năm 2007 là 8,3%. Theo các chuyên gia kinh tế thì tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong vài năm tới sẽ duy trì ở mức 7,5 -8,5%/năm, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập vào WTO. Bên cạnh đó, với môi trường chính trị vững vàng và ổn định cùng với những đổi mới của Chính phủ nhằm khuyến khích và tạo sự thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản là điều hoàn toàn có thể. Do đó có thể thấy rằng rủi ro biến động của nền kinh tế trong vòng 2-3 năm tới ảnh hưởng đến công ty là không nhiều.



  1. Rủi ro pháp luật:

Là một Doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần và tham gia niêm yết trên thị trường giao dịch chính thức, hoạt động của Công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của các văn bản pháp luật về cổ phần hóa, chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hiện nay, Quốc Hội vẫn đang có những sự thay đổi về mặt chính sách cũng như đang hoàn thiện các quy trình. Những thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của Công ty.


Bên cạnh đó, sự nghiêm khắc và chặt chẽ trong luật pháp của thị trường các nước nhập khẩu thủy sản như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc....cũng gây không ít khó khăn đến tình hình hoạt động của công ty. Những công ty xuất khẩu thủy sản sẽ bị nhiều thiệt thòi lớn nếu không tìm hiểu kỹ và thực hiện đúng các quy định của các nước nhập khẩu này. Các công ty xuất khẩu thủy sản cũng nên cùng liên kết với nhau để tạo tiếng nói chung để đối phó với những tình huống phát sinh ngoài quy định và những rào cản mới.

  1. Rủi ro đặc thù:





    1. Rủi ro về nhân lực:

Các công ty chế biến thủy sản luôn cần một đội ngũ lao động khá lớn so với các công ty khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh chế biến của mình. Sự biến động về nguồn cung ứng lao động luôn luôn diễn ra ở mức độ cao và rủi ro về thiếu hụt nhân lực luôn là một trong các tiêu chí mà công ty quan tâm. Nhằm giảm thiểu sự rủi ro về nhân lực ở mức thấp nhất, công ty luôn đưa ra các chế độ, chính sách ưu đãi đối với cán bộ công nhân viên. Công ty luôn tạo môi trường làm việc tốt nhất cho mọi người, thường xuyên tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân. Đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ có năng lực, tạo cơ hội cho đội ngũ lao động trẻ để bổ sung cho các cấp quản lý...




    1. Rủi ro tỷ giá:

Doanh thu của Công ty chủ yếu là từ hoạt động xuất khẩu nên yếu tố tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty. Khi tỷ giá biến động tăng thì doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng tăng lên và ngược lại. Tuy nhiên hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát, tỷ giá sẽ ổn định và ít có xu hướng giảm mạnh. Do đó, rủi ro tỷ giá ảnh hưởng không lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và Công ty có thể dự đoán được.




    1. Rủi ro nguyên vật liệu:

Khai thác và đánh bắt thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết tự nhiên. Các loại nguyên liệu của công ty hầu như đều được khai thác từ thiên nhiên nên chất lượng cũng như kích cỡ của nguồn nguyên liệu không được ổn định. Thêm vào đó, tình trạng thiên tai bão lụt trong thời gian gần đây xảy ra khá thường xuyên cho nên nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Hơn nữa, ngày càng có nhiều công ty chế biến thủy sản mới xuất hiện, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự cạnh tranh thu mua nguyên liệu. Chính những điều này đã làm ảnh hưởng đến giá cả nguyên liệu cũng như tình hình sản xuất của công ty.



  1. Rủi ro của đợt chào bán, của dự án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán:





    1. Rủi ro của dự án đầu tư:

Các dự án đầu tư hầu như được hình thành từ nguồn vốn mà Công ty sẽ huy động trong 2 đợt chào bán sắp tới. Do đó, nếu Công ty không huy động đủ số tiền dự kiến thì khả năng thực hiện dự án sẽ rất khó và để dự án hoàn thành như đúng tiến độ đề ra là điều không thể.



  • Đối với dự án “ Xây dựng căn hộ chung cư tại 331 Bến Vân Đồn”:




  • Hiện nay có rất nhiều dự án xây dựng căn hộ chung cư trên địa bàn Tp.HCM, do đó sẽ xảy ra sự cạnh tranh trong quá trình chào bán căn hộ cũng như tiến độ thu tiền của dự án.




  • Giá bán căn hộ chung cư trên thị trường bất động sản trong thời gian gần đây đang có xu hướng giảm, do đó đây cũng là một rủi ro ảnh hưởng đến việc thu hồi nguồn vốn của công ty sẽ không đúng như dự kiến ban đầu.




  • Đối với dự án “Xây dựng nhà máy chế biến tôm càng và cá Basa tại tỉnh Đồng Tháp”:




  • Hiện nay, trên địa bàn cả nước đã có hơn 500 nhà máy chế biến thủy sản. Do đó, rủi ro về cạnh tranh thị trường xuất khẩu cũng như cạnh tranh giá bán.... là điều không thể tránh khỏi.




  • Ngoài ra, Công nghệ chế biến thủy sản ngày càng đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn cho nên rủi ro về mặt Công nghệ là một trong các rủi ro Công ty cần lưu ý để khắc phục và nâng cấp.


    1. Rủi ro của đợt chào bán:

Mục đích của đợt chào bán chủ yếu là huy động vốn để thực hiện các dự án của Công ty trong thời gian sắp tới. Trong đợt chào bán này, Công ty không sử dụng dịch vụ bảo lãnh chào bán vì vậy có thể đợt chào bán sẽ không thành công. Nếu trường hợp này xảy ra, Công ty sẽ vay vốn Ngân hàng để thực hiện đầu tư và tiếp tục xin phép UBCKNN để chào bán số cổ phiếu như đã dự kiến.



  1. Rủi ro khác:


Do tính chất hoạt động kinh doanh, Công ty còn có thể chịu những rủi ro khác như: sự thay đổi chính sách thuế xuất nhập khẩu, các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như lạm phát, các vụ kiện chóng bán phá giá, rủi ro về nguồn nguyên liệu.....

Ngoài ra còn có một số các rủi ro bất khả kháng như thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh....ảnh hưởng đển nguồn nguyên liệu của công ty. Mặc dù các rủi ro này ít xảy ra nhưng nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại về con người và tài sản cũng như thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của Công ty.



  1. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH




  1. Tổ chức phát hành: CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 4.

Ông Võ Phước Hòa Chức vụ: Chủ tịch Hội Đồng quản trị.

Ông Nguyễn Văn Lực Chức vụ: Tổng Giám Đốc.

Bà Đỗ Thanh Nga Chức vụ: Kế toán trưởng.

Bà Nguyễn Thị Mai Hương Chức vụ: Trưởng ban kiểm soát.
Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản cáo bạch này là phù hợp với thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý.


  1. Каталог: HOSE -> BCB -> BCB HOSE
    BCB HOSE -> CÔng ty cổ phần xuất nhập khẩu khánh hộI
    BCB HOSE -> CÔng ty cổ phần phát triển nhà thủ ĐỨC – thuduc house
    BCB HOSE -> I. Những người chịu trách nhiệm chính đối với nội dung bản cáo bạc
    BCB HOSE -> BẢn cáo bạch công ty cổ phần khoan và DỊch vụ khoan dầu khí
    HOSE -> SỞ giao dịch chứng khoán cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
    HOSE -> I. CÁC nhân tố RỦi ro 4 Rủi ro về thay đổi yêu cầu của thị trường xuất khẩu: 4
    BCB HOSE -> BẢn cáo bạch công ty cổ phần sữa việt nam

    tải về 0.99 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương