CÔng trình dự thi giải thưỞng “ sinh viên nghiên cứu khoa họC” NĂM 2010 Tên công trình



tải về 0.6 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.6 Mb.
#18799
1   2   3   4   5   6

4.4. Phân tích số liệu

Như đã nêu ở phía trên, phạm vi nghiên cứu mô hình dừng lại ở 1604 quan sát thỏa mãn điều kiện: trong độ tuổi lao động, đang làm việc toàn thời gian ở khu vực thành thị. Trong số này có 791 cá nhân lựa chọn tự kinh doanh trong khu vực tư nhân chính thức và phi chính thức, 885 quan sát ghi nhận có làm công ăn lương trong các khu vực kinh tế. Dễ dàng nhận ra rằng có một số ít người vừa làm thuê vừa làm chủ, ở đây là 72. Ở mức độ trùng lặp này, có lẽ sẽ là thận trọng hơn khi tiến hành 2 mô hình riêng rẽ (làm chủ và làm thuê) chứ không dùng 1 mô hình rồi kết luận ngược lại với quyết định lựa chọn còn lại.

Nhìn vào bảng thống kê sơ lược số liệu hồi quy, có thể rút ra một số nhận xét ban đầu như sau: Cá nhân làm chủ có độ tuổi trung bình cao hơn so với người làm thuê. Độ tuổi trung bình của người tự doanh là 45,65 – cao hơn không nhiều so với mức 44,16 của người làm thuê. Trên góc độ số năm kinh nghiệm, người làm thuê có số năm kinh nghiệm lớn nhất là 41 năm với mức trung bình là trên 13 năm, tuy nhiên độ lệch chuẩn cũng rất lớn – 9,45. Người làm chủ thì có số năm kinh nghiệm trung bình thấp hơn, chỉ là 12 năm, với độ lệch chuẩn là 8,29 và có quan sát đạt được mức kinh nghiệm là 46 năm – khởi nghiệp từ khi còn rất nhỏ.

Người làm thuê hưởng lương nên số liệu về lương và trợ cấp thu thập được với mức trung bình (của log) là 10,34 với độ lệch chuẩn là 0,74. Phần thu nhập từ nguồn khác của nhóm này cũng cao hơn và có độ lệch chuẩn thấp hơn so với người làm chủ, phần nào thể hiện tính ổn định trong thu nhập. Ngược lại, ở biến log tổng giá trị nhà sử dụng thì người làm chủ có trung bình lớn hơn và độ lệch chuẩn nhỏ hơn, tuy rằng sự khác biệt không đáng kể do đã làm mượt số liệu nhờ logarit. Cũng cần chú ý rằng nam giới chiếm tỉ lệ trong số người làm thuê cao hơn so với làm chủ, tương ứng là 74,12% và 64,22%. Có thể dự đoán giới tính và tổng giá trị nhà có thể có ý nghĩa trong mô hình.

Về giáo dục, có một sự tương phản khá rõ nét, khi mà người tự đứng ra kinh doanh đa phần có trình độ giáo dục thấp hơn so với người đi làm thuê, có thể là do chi phí cơ hội của việc đi học là đáng kể đối với những người dám mạo hiểm. Chỉ có 2,6% số người làm chủ có trình độ cao đẳng hoặc đại học, trong khi số này ở người làm thuê là hơn 23%. Số người đạt được học vị cao nhất là tiểu học và trung học cơ sở chiếm trên 60% các chủ doanh nghiệp, nhưng chỉ chiếm 37% số người làm công ăn lương.

Về điều kiện sống, cả 2 nhóm đều đạt được mức sử dụng tương đương nhau về nguồn điện sử dụng. Gần 100% các hộ đều được dùng điện từ mạng lưới cung cấp trên cả nước. Có một sự khác biệt nhỏ trong tỉ lệ sử dụng nước máy trong sinh hoạt, với lợi thế nghiêng về phía người làm thuê với 54,12%, so với 47,40% của nhóm người làm chủ. Sự khác biệt rõ ràng hơn khi xét tới nhà có máy tính hay không, khi chỉ có 20,85% số người làm chủ có máy tính trong nhà, ít hơn 10% so với người làm công ăn lương.



Khi xét đến công việc của người vợ/chồng của chủ hộ thì có 2 sự đối lập: trong khi ở nhóm người làm chủ, có tới 45% số vợ hoặc chồng của họ đã tự điều hành công việc kinh doanh, phần nào cho thấy công việc kinh doanh do cả 2 vợ chồng đảm nhiệm. Con số này đối với nhóm người làm thuê chỉ đạt gần ¼. Ngược lại, trong khi ở nhóm người làm thuê, cũng có 45% vợ hay chồng của họ cũng chọn công việc làm thuê, thì ở nhóm làm chủ chỉ là 18,83%. Người chồng và vợ chọn công việc làm nông ở cả 2 nhóm có tỉ lệ không khác nhau nhiều, 20% ở nhóm làm chủ và 15% ở nhóm làm thuê.
Bảng 15: Thống kê số liệu hồi quy.

Các biến

Làm chủ

Làm thuê

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Tuổi

45.65

7.95

44.16

7.93

Số năm làm việc

12.02

8.29

13.12

9.45

Log Tổng lương

-

-

10.34

0.74

Log tổng thu nhập khác

7.78

2.00

7.99

1.95

Log tổng giá trị nhà

12.71

1.15

12.69

1.21

Giới tính (% nam)

64,22

74,12

Tiểu học (%)

25,15

15,36

THCS (%)

36,91

22,93

THPT (%)

24,52

28,24

Cao đẳng (%)

0,6

2,48

Đại học (%)

2.00

20,56

Có Internet (%)

10,2

15,70

Có máy tính (%)

20.85

31,97

Nước máy (%)

47,40

54,12

Nguồn điện (%)

99,62

99,54

Vợ/chồng làm thuê (%)

18,83

45,53

Vợ/chồng làm nông (%)

20,60

14,8

Vợ/chồng tự doanh (%)

45,38

24,74


Số quan sát

791

885


4.5 . Kết quả phân tích thực nghiệm

Lý thuyết kinh tế về những yếu tố quyết định sự lựa chọn và tiến hành kinh doanh đã được kiểm định trong thực tế với số liệu điều tra mức sống thực tế tại Việt Nam. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy giữa các yếu tố: tiềm lực tài chính, gia cảnh cá nhân, giáo dục có mối quan hệ đến sự lựa chọn trở thành doanh nhân hay người làm thuê một cách cụ thể trong điều kiện một nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra thực nghiệm và đã có được những kết quả nghiên cứu cụ thể về vai trò cũng như tác động của từng yếu tố tới quyết định của cá nhân.



4.5.1. Gia cảnh cá nhân:

Xem xét trong điều kiện kinh tế như ở Việt Nam thì tổng số người trong gia đình sẽ ảnh hưởng ra sao, điều kiện công việc làm của người vợ hoặc chồng có tác động như thế nào tới lựa chọn của cá nhân. Nhìn vào bảng 1: số người trong gia đình có ảnh hưởng tích tới việc lựa chọn làm chủ của cá nhân trong khi đó trong mô hình làm thuê thì biến này chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 15% và tác động tiêu cực đến lựa chọn trở thành người làm thuê (bảng 2). Với đặc điểm bộ số liệu nghiên cứu: khu vực làm thuê có trình độ giáo dục cao hơn, và làm chủ ở đây chủ yếu ở khu vực phi chính thức, có thể cho rằng việc có nhiều thành viên trong gia đình sẽ tạo nên động lực khuyến khích cá nhân trở thành người làm chủ đảm bảo đời sống hàng ngày.

Chúng ta cùng xét xem tình trạng làm việc, loại hình công việc, hay trình độ giáo dục của vợ hoặc chồng chủ hộ sẽ làm thay đổi quyết định của cá nhân như thế nào. Nhìn vào kết quả thực nghiệm trong bảng 2 cho thấy: nếu vợ hoặc chồng là làm thuê, hay làm thêm việc thì tác động tích cực đến quyết định làm thuê của cá nhân, và nếu vợ hoặc chồng tự kinh doanh, và đang làm việc thì sẽ có tác động tiêu cực tới quyết đình này. Xem xét tiếp tình trạng việc làm của vợ hoặc chồng ảnh hưởng ra sao tới quyết định làm chủ của cá nhân (bảng 1). Chúng ta có thể thấy việc vợ (chồng) làm thuê, và có việc làm thêm tác động ngược chiều và đáng kể tới xác suất lựa chọn trở thành người làm chủ của cá nhân. Mặt khác, ở mức ý nghĩa 1% thì các biến biểu hiện tình trạng làm trong nông nghiệp hay tự kinh doanh của người vợ hoặc chồng chủ hộ có ý nghĩa thống kê và có tác động tích cực tới quyết định lựa chọn làm chủ của cá nhân. Dường như nếu tình trạng việc làm của vợ (chồng) trong khu vực nào sẽ làm tăng xác suất tham gia của cá nhân vào khu vực ấy nhiều hơn. Điều này cho thấy việc làm của người vợ hoặc chồng có tính chất quyết định phần nào tới xác suất. Có thể cho rằng việc đảm bảo công việc người vợ hoặc chồng này của chủ hộ thì họ sẽ an tâm với công việc tự doanh có thể gặp nhiều rủi ro của mình, mặt khác đây cũng là một chỗ dựa vững chắc về mặt tài chính giúp cho người chồng/vợ nâng cao khả năng đưa ra quyết định của mình. Điều này phù hợp với quan điểm trong các bài nghiên cứu trước đây cho rằng tác động thuận chiều của tình trạng nghề nghiệp của người vợ hoặc chồng.

Biến phụ thuộc làm chủ ở đây bao gồm cả những người làm tư với vốn nhỏ, những việc với trình độ thấp như công việc tay chân, bán rong, … Điều này có thể xuất phát quá trình di chuyển để tìm kiếm việc làm, những người này là những người có trình độ dân trí thấp, trình độ tay nghề không đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, họ phải chấp nhận những công việc chân tay tự làm phù hợp hơn và tham gia vào thị trường lao động phi chính thức. Cùng với đó là sự hạn chế về vốn cũng góp phần làm tăng số người trong khu vực tự làm.

Chúng ta vừa xét tới tình trạng việc làm, loại nghề nghiệp của vợ hoặc chồng ảnh hưởng tới quyết định của từng cá nhân như thế nào. Bây giờ chúng ta tiếp tục xem xét ảnh hưởng của trình độ giáo dục của nhóm này sẽ có tác động ra sao, ảnh hưởng như thế nào đối với từng lựa chọn. Nhìn vào cả 2 bảng chúng ta có thể thấy các biến đại diện trình độ giáo dục ở các cấp của vợ hoặc chồng chủ hộ có tác động tích cực tới quyết định trở thành người làm chủ và tác động tiêu cực tới quyết định làm thuê, có vẻ như trình độ giáo dục của vợ (chồng) chủ hộ làm tăng xác suất để trở thành người làm chủ. Nhưng xét trong thực tế mô hình thì trình độ giáo dục các cấp (trừ cao đẳng) của vợ hoặc chồng chủ hộ không có ý nghĩa thống kê vì vậy không ảnh hưởng tới việc ra quyết định. Vai trò của vấn đề trình độ của nhóm người này là không quan trọng, việc có hay không có bằng cấp cao đều không tác động tới cá nhân.

4.5.2. Tài chính:

Do thị trường vốn cung cấp không đủ vốn cho các cá nhân tự đứng ra kinh doanh do lo ngại rủi ro đạo đức cũng như lựa chọn ngược. Chính vì vậy, cá nhân phải tự huy động vốn và tự chịu rủi ro khi công việc kinh doanh gặp bất trắc. Mặt khác, sự hạn chế trong bộ số liệu nghiên cứu, biến đại diện cho tài chính của cá nhân trong mô hình nghiên cứu chỉ là việc sở hữu nhà không có được sự đại diện đầy đủ như trong một số bài nghiên cứu trước đó. Nhưng nó cũng cho chúng ta thấy phần nào tác động của tài chính tới quyết định lựa chọn của cá nhân. Nhìn vào bảng 1, bảng 2 chúng ta thấy biến liên quan tới việc sở hữu bao nhiêu nhà (sonhasd) không có ý nghĩa thống kê trong cả 2 mô hình ước lượng (Ở đây là do sự hạn chế trong việc lấy số liệu nghiên cứu, và đặc trưng trong hoàn cảnh Việt Nam hầu hết mọi người chỉ sở hữu 1 nhà nên việc không có ý nghĩa thống kê trong mô hình của việc sở hữu nhà). Mặt khác biến giá trị của nhà sử dụng rất có ý nghĩa thống kê, có tác động đáng kể tới quyết định lựa chọn làm chủ của cá nhân (bảng 1) và làm giảm xác suất trở thành người làm thuê(bảng 2). Chúng ta thấy được tài chính trở thành nhân tố thúc đẩy việc lựa chọn trở thành người làm chủ của cá nhân, phù hợp với quan điểm đưa ra: đảm bảo về mặt tài chính sẽ khởi nghiệp tốt hơn và đem lại thu nhập nhiều hơn. Tuy các biến đại diện cho tài chính chưa đầy đủ nhưng nó cũng đã cho ta thấy được vai trò nguồn tài chính rất quan trọng cùng với đó 2 mô hình đưa ra khá tương đồng. Điều này đảm bảo khả năng tính đúng đắn trong bài nghiên cứu.



Bảng 16: kết quả hồi quy biến phụ thuộc = 1 nếu làm chủ doanh nghiệp trong khu vực tư nhân

Các biến

Hệ số

Độ lệch chuẩn

Thống kê z

Xác suất

C

-0.452295

1.838070

-0.246071

0.8056

GTINH

-0.718527

0.145878

-4.925536

0.0000

TSNGUOI

0.098692

0.045921

2.149183

0.0316

TUOI

-0.100951

0.068938

-1.464375

0.1431

TUOI2_100

0.139425

0.078318

1.780228

0.0750

KINH

0.054011

0.454914

0.118729

0.9055

GOCHOA

-0.202346

0.719647

-0.281175

0.7786

THAI

1.101466

0.907439

1.213818

0.2248

DTKHAC

0.043851

0.607669

0.072162

0.9425

KOBANGCAP

0.647334

1.471319

0.439968

0.6600

GOA

0.556848

0.282856

1.968664

0.0490

LYTHAN

0.838643

0.543961

1.541733

0.1231

DOCTHAN

0.243925

0.377971

0.645355

0.5187

TIEUHOC

0.333026

0.223901

1.487381

0.1369

THCS

0.335166

0.223280

1.501102

0.1333

THPT

-0.294858

0.233440

-1.263097

0.2066

CAODANG

-1.658437

0.569251

-2.913367

0.0036

DAIHOC

-2.373271

0.357453

-6.639389

0.0000

SCNGHE

-0.373905

0.214923

-1.739712

0.0819

TCNGHE

-0.527205

0.253388

-2.080625

0.0375

CDNGHE

-1.174625

0.723999

-1.622412

0.1047

LOGTGTNHA

0.227184

0.059075

3.845692

0.0001

KINHNGHIEMLV

-0.013840

0.007054

-1.961891

0.0498

COMANG

0.229626

0.247108

0.929254

0.3528

COMAYTINH

-0.272731

0.194112

-1.405020

0.1600

NUOCMAYSH

-0.217586

0.124735

-1.744393

0.0811

NGUONDIEN

-0.713280

0.968281

-0.736646

0.4613

VCLAMTHUE

-0.560991

0.186707

-3.004655

0.0027

VCLAMNONG

1.133652

0.226385

5.007621

0.0000

VCTUDOANH

0.960828

0.168682

5.696106

0.0000

VCCONGCHUC

-0.028525

0.261249

-0.109186

0.9131

VCLAMTHEM

-0.516702

0.229355

-2.252845

0.0243

VCKHONGBANGCAP

0.414947

0.993357

0.417722

0.6762

VCTIEUHOC

0.132061

0.213067

0.619807

0.5354

VCTHCS

0.132792

0.207668

0.639447

0.5225

VCTHPT

0.321378

0.229451

1.400642

0.1613

VCCD

1.045661

0.475035

2.201230

0.0277

VCDH

-0.020965

0.389505

-0.053825

0.9571


tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương