CÔng trình dự thi giải thưỞng “ sinh viên nghiên cứu khoa họC” NĂM 2010 Tên công trình



tải về 0.6 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.6 Mb.
#18799
1   2   3   4   5   6

Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê, 2008.
Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp năm 2020, cơ cấu nền kinh tế đang từng bước chuyển đổi phù hợp với mục tiêu đề ra. Nhìn vào bảng dưới có sự chuyển dịch từ khu vực nhà nước sang khu vực ngoài nhà nước và khu có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần và chiếm tỷ trọng cao trong hai khu vực này. Vai trò của hai khu vực này ngày càng trở nên quan trọng, trở thành lực lượng trực tiếp đóng góp vào tăng trưởng, và là lực lượng lãnh đạo nền kinh tế để đạt mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Bảng 12: Thu nhập lao động theo thành phần sở hữu (đơn vị: triệu đồng)




2000

2003

2004

2005

2006

2008

Bình quân lao động

11,74

15,12

17,2

19,73

22,48

32,9

Kinh tế nhà nước

48,6

59,41

68,08

79,79

92,25

124,62

Kinh tế ngoài nhà nước

6,31

7,97

8,96

10,25

11,68

17,72

Tập thể

89,57

137,66

160,7

190,96

226,09

603,15

Tư nhân

41,14

31,26

30,59

31,11

33,31

41,8

Cá thể

4,39

5,57

6,31

7,24

8,26

12,65

Kinh tế có FDI

156,88

114,41

113,64

118,44

124,12

164,87

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niêm giám thống kê, 2008.
Thu nhập (cũng là GDP) nhưng được tính theo giá hiện hành tăng 120% (thu nhập tính theo GDP năm 2000 bình quân một lao động đạt 11,7 triệu đồng, năm 2008 là 32,9 triệu, tăng 180%). Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thu nhập trên mỗi lao động cao hơn từ 5-7 lần so mức trung bình nền kinh tế, thành phần kinh tế nhà nước có mức thu nhập cao hơn so mức trung bình của nền kinh tế vào khoảng 4 lần, kinh tế ngoài nhà nướcthấp hơn, và chỉ bằng một nửa so mức trung bình chung. Trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước thì kinh tế tập thể đạt mức cao nhất, cao hơn khi so với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thành phần kinh tế cá thể, bộ phận chiếm số lao động lớn nhất có mức thu nhập thấp nhất và chỉ bằng 35-40% so trung bình của nền kinh tế, nếu so với thu nhập của lao động ở thành phần kinh tế nhà nước thì chưa bằng 10%.

Xét trên các góc độ, chúng ta càng thấy rõ hơn sự phi hiệu quả trong khu vực nhà nước, mức độ đóng góp không tương xứng với nguồn lực chảy vào khu vực này. Xem xét tình hình cụ thể hơn về sự không tương xứng giữa mức vốn đầu tư và đóng góp vào tăng trưởng GDP ta thấy rõ hơn tình hình này.



Bảng 13: Cơ cấu vốn đầu tư và GDP theo thành phần kinh tế:




Cơ cấu GDP

theo thành phần



Cơ cấu VĐT theo thành phần




1995

2000

2005

2008

1995

2000

2005

2008

Nền kinh tế

100

100

100

100

100

100

100

100

Kinh tế nhà nước

40.2

38.5

38.4

34.4

42

59.1

47.1

28.6

Kinh tế ngoài nhà nước

53.5

48.2

45.6

47

27.6

22.9

38

40

Kinh tế có FDI

6.3

13.3

16

18.7

30.4

18

14.9

31.5

Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê,2008. (GDP và vốn đầu tư tính theo giá hiện hành)

Chúng ta có thể thấy được bức tranh phân bổ nguồn lực giữa các tác nhân tham gia vào quá trình đầu tư. Thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, lúc cao nhất là 59% (năm 2000), năm 2008 là gần 29%. Nhưng mặt khác đóng góp của khu vực này vào tăng trưởng lại có xu hướng giảm qua các năm. Các số liệu cho thấy hiệu quả vốn đầu tư vào khu vực này là thấp, càng gia tăng đầu tư hiệu quả càng giảm. Có thể nhận ra xu hướng giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư vào khu vực nhà nước, và tỷ trọng này dần tăng lên trong khu vực ngoài nhà nước. Đây có thể xem như một xu thế chung, khu vực nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng nhưng không còn là chủ đạo nữa. Vốn đầu tư được phân bổ tới nơi năng động hơn, nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm vào khoảng 20-30% trong tổng vốn đầu tư và vào khoảng 14-18% GDP. Vốn đầu tư nước ngoài đã bổ sung và trở thành thành phần quan trọng trong tổng mức đầu tư vào nền kinh tế. Nó sẽ có mối liên hệ tới các thành phần kinh tế khác trong quá trình đặt hàng và lan tỏa của hiệu ứng đầu tư khi kích thích đầu tư ở các thành phần kinh tế khác.

Khi qui mô của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lớn lên và quá trình hoạt động ở Việt Nam đủ lâu, thành phần kinh tế này sẽ tiếp cận các nguồn tín dụng và tài nguyên trong nước không khác gì các doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp ngoài nhà nước thì vấn đề sẽ khác, hoàn toàn khác. Sự cạnh tranh phân bổ tài nguyên, nguồn lực, từ nguồn vốn tín dụng, điện năng… sẽ là khó khăn lớn, rất lớn cho thành phần kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt là với kinh tế cá thể. Kinh tế ngoài nhà nước (với đại bộ phận là cá thể) với gần 1/2 GDP nhưng chỉ chiếm ít hơn 30% trong tổng vốn đầu tư cho thấy sự yếu kém về nội lực của thành phần kinh tế này.



3.3. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Theo các báo cáo thường niên của các tổ chức thế giới, vị trí xếp hạng chung môi trường kinh doanh Việt Nam rất thấp, thậm chí còn ở thứ hạng dưới rất xa so với các nước trong khu vực.



Bảng 14: Xếp hạng báo cáo môi trường kinh doanh của WB 2008 và (2009)




Thái Lan

Trung Quốc

Việt Nam

Môi truờng KD chung

15 (13)

83 (83)

91 (92)

Lập doanh nghiệp

36 (44)

135 (151)

97 (108)

Đối xử đối với giấy phép

12 (12)

175 (176)

63 (67)

Tiếp nhận lao động

49 (56)

86 (111)

84 (90)

Đăng ký tài sản

20 (5)

29 (30)

38 (37)

Tiếp cận tín dụng

36 (68)

84 (59)

48 (43)

Bảo vệ nhà đầu tư

33 (11)

83 (88)

165 (170)

Nộp thuế

89 (82)

168 (132)

128 (140)

Thương mại xuyên biên giới

50 (10)

42 (48)

63 (67)

Thực hiện hợp đồng

26 (25)

20 (18)

40 (42)

Đóng cửa doanh nghiệp

44 (46)

57 (62)

121 (124)

Nguồn: Tô Trung Thành, 2009.
Báo cáo của tổ chức Heritage Foundation (2008) về chỉ số tự do kinh tế IEF để đánh giá mức độ thông thoáng kinh doanh. Xếp hạng Việt Nam ở vị trí rất thấp 145/179 (2009), dưới Indonesia (131), Thái Lan (67) hay Campuchia (106). Theo báo cáo của Forbes (2008), vị trí Việt Nam 113/121 theo chỉ tiêu các quốc gia tốt nhất cho kinh doanh và thuộc nhóm 10 nước ở vị trí cuối bảng. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) xếp Việt Nam 68/131 (2007-2008) và 70/134 (2008- 2009) về năng lực cạnh tranh toàn cầu, thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp trên Philippines (71) và Campuchia (109).

Các thủ tục đăng ký quản lý: Thủ tục đăng ký kinh doanh được cải thiện rất nhiều và là một điểm sáng của môi trường kinh doanh Việt Nam. Thành tựu lớn nhất trong quá trình phát triển doanh nghiệp là sự cải thiện khung pháp lý liên quan đăng ký kinh doanh và gia nhập thị trường. Theo đó, các doanh nghiệp gia nhập dễ dàng hơn rất nhiều so với các năm trước, thủ tục, thời gian và chi phí đã thực sự được cắt giảm. Luật doanh nghiệp (2000) và (2005) là một bước tiến dài trong việc tạo lập môi trường tích cực cho sự phát triển công nghiệp và là lý do chính yếu giải thích những tiến bộ vượt bậc của khu vực tư nhân những năm gần đây.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp: Chỉ tiêu “đóng của doanh nghiệp” xếp thứ hạng rất thấp 121/178 (2008), kém xa các nước trong khu vực. Theo báo cáo của WB, thủ tục phá sản mất ít nhất 5 năm, tốn kém 15% giá trị tài sản của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp vỡ nợ thì các bên liên quan chỉ thu hồi được 18% giá trị tài sản. Vì thế, rất ít doanh nghiệp tuân theo các quy định và thủ tục chính thức khi muốn đóng cửa hoạt động.

Bảo vệ nhà đầu tư: Chỉ tiêu “bảo vệ nhà đầu tư” Việt Nam bị đánh giá thấp nhất 165/178 (2008), trong nhóm 15 nước cuối bảng xếp hạng. Chỉ tiêu xem xét ba phương diện bảo vệ nhà đầu tư bao gồm tính minh bạch trong giao dịch, trách nhiệm pháp lý của giám đốc và khả năng cổ đông kiện các nhà quản trị có hành vi sai trái. Việt Nam chỉ đạt 2.7/10 điểm cho chỉ số này, trong đó chỉ số về trách nhiệm của giám đốc nằm trong nhóm thấp nhất thế giới (0/10), quyền khiếu kiện của cổ đông và tính minh bạch đều thấp (2/10 và 6/10).

Thủ tục liên quan thương mại quốc tế: Số tài liệu thủ tục để xuất khẩu/nhập khẩu là 6/8, thời gian để xuất/nhập một lô hàng là 24/23 ngày (WB, 2008). Shrestha (2006) cho thấy con số tồi tệ hơn – để một lô hàng xuất khẩu cần đến 6 loại giấy tờ, 12 chữ kỹ, trung bình mất 35 ngày để lô hàng xuất qua biên giới, trong khi Trung Quốc chỉ cần 7 chữ ký và 18 ngày. Số chữ ký cho nhập khẩu lên tới 15, trung bình mất 36 ngày để lô hàng đi vào thị trường nội địa, trong khi Trung Quốc chỉ cần 8 chữ ký, Malaysia chỉ cần 5 chữ ký, và chỉ mất 22 ngày (2007).

Quyền sở hữu tài sản: Quyền sở hữu chính thức không được quy định rõ ràng trong hệ thống pháp luật của Việt Nam theo WB (2006) và VNCI (2006). Năm 2005, chỉ có 53% doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và số ngày trung bình để nhận được loại giấy tờ này lên đến 134 ngày (Rand và Tarp, 2007). Đây có thể coi là một cản trở đối với khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp, do các ngân hàng hầu hết đòi hỏi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như một tài sản cầm cố chính.

Thủ tục và thời gian dành cho các thủ tục hành chính: Quy định hành chính rườm rà, phức tạp nên doanh nghiệp phải tiêu tốn nhiều thời gian để xử lý. Trung bình chiếm 29.1% thời gian chủ doanh nghiệp, chỉ còn 2/3 thời gian dành cho quản lý và điều hành (Rand và Tarp, 2007). Những doanh nghiệp lớn hoặc ở những thành phố lớn chi phí thời gian hành chính dài một cách ngạc nhiên, 44.5% và 38.7% cho những chủ doanh nghiệp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hoặc trên 50% cho những doanh nghiệp có quy mô vừa và quy mô lớn.

Đóng thuế: Theo Báo cáo môi trường kinh doanh của WB, doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm tiêu tốn nhiều thời gian nhất để đáp ứng các yêu cầu về thuế do những thủ tục thuế phức tạp nhiêu khê. Bình quân một doanh nghiệp phải nộp 32 lần và mất 1.050 giờ làm việc trong một năm, trong khi ở Indonesia là 266 giờ làm việc (WB/IFC, 2008). Tình trạng trốn thuế ở các DNTN khá trầm trọng. Năm 2004, thuế chỉ chiếm trung bình 2.63% tổng doanh thu của các doanh nghiệp. Có đến 14% doanh nghiệp không trả đồng thuế nào, trong đó 91% là những doanh nghiệp không đăng ký chính thức.

Tham những và chi phí phi chính thức: Theo xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perception Index) của Transparency International, Việt Nam liên tục tụt hạng từ 82 (2000) xuống 125/180 (2008), thuộc nhóm nước tình trạng tham nhũng tồi tệ, kém xa các nước ASEAN khác, chỉ trên Indonesia và Phillippines. Theo VNCI (2006), tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin công bằng còn là trở ngại lớn đối với doanh nghiệp. Có đến 41% doanh nghiệp đã từng hối lộ quan chức. Mục đích là: tiếp cận các dịch vụ công cộng; Nhận giấy phép hay giấy đăng ký; Chi trả cho quan chức thuế; Giành được hợp đồng của chính phủ/thủ tục công cộng; Liên quan đến khách hàng; Giành được hợp đồng từ khách hàng tư nhân; Tạo mối quan hệ với khách hàng; Tạo mối quan hệ với quan chức chính quyền; Các mục đích khác.

Khả năng tiếp cận các nguồn lực và thị trường: Bên cạnh những khó khăn tiếp cận chung của doanh nghiệp, khả năng tiếp cận bất bình đẳng giữa các khu vực của nền kinh tế. Những cản trở lớn nhất đối với các DNTN vẫn nằm ở những ưu đãi đối khu vực DNNN trong khả năng tiếp cận thị trường, vốn, đất đai,… tạo hiệu ứng lấn át các DNTN.

Tiếp cận thị trường lao động: Nổi lên là khả năng tiếp cận lao động có kỹ năng và trình độ, hạn chế lớn nhất của lao động Việt Nam. Báo cáo của VNCI (2006) cho thấy lao động và nguồn nhân lực chất lượng cao hai năm liền là một trong ba khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Theo báo cáo chỉ số cạnh tranh toàn cầu GCI 2008-2009, trong cuộc khảo sát ý kiến các chuyên gia, thiếu lao động có trình độ là một trong ba yếu kém nhất của Việt Nam, và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của doanh.

Tiếp cận nguồn vốn: Việt Nam có nhiều thay đổi tích cực trong lĩnh vực vay vốn tín dụng bởi đã áp dụng hệ thống đăng ký thông tin tín dụng công giúp lưu trữ các hồ sơ tín dụng lâu hơn, giúp cung cấp cho các tổ chức tín dụng có thêm các dữ liệu về lịch sử tín dụng và khả năng trả nợ của khách hàng tiềm năng. MPI (2008) cho rằng, so với trước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Các ngân hàng hiện nay đã sẵn sàng hơn trong việc cho vay, các gói sản phẩm và dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp phong phú hơn, bao gồm hoạt động cho thuê tài chính và một vài hoạt động thanh toán bắt đầu được triển khai.

Tiếp cận đất đai: Nhà nước vẫn kiểm soát mọi loại đất đai sử dụng cho mục đích công nghiệp, nhiều thủ tục và rào cản tiếp cận đất đai và cơ sở hạ tầng. DNTN phần lớn không tiếp cận được các khu công nghiệp, và gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc với các chính quyền địa phương để có được một mảnh đất nhỏ. Trong khi đó, những doanh nghiệp nhà nước với việc sở hữu những khu vực đất đô thị đẹp, thường sử dụng tài sản đất đai để đóng góp vốn cổ phần cho các liên doanh với nước ngoài, và chênh lệch ưu thế lại càng bị đẩy ra hơn.

Tiếp cận các cơ sở hạ tầng: Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI của WEF, cơ sở hạ tầng là một trong ba điểm yếu nhất của môi trường kinh doanh, ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh của các doanh nghiệp. MPI (2008) nhận định rằng hạ tầng về giao thông (đường sắt, đường bộ, cầu, cảng biển, …) còn rất kém. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế và dòng vốn đầu tư của nước ngoài.

Tiếp cận thị trường quốc tế: Tiếp cận thị trường là trở ngại lớn thứ hai sau khả năng tiếp cận nguồn vốn, khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ. Thị trường lớn nhất của những DNTN hiện tại chủ yếu là thị trường trong nước, việc mở rộng thị trường quốc tế đối với khu vực này là rất khó khăn. chi phí tiếp cận thị trường nước ngoài rất cao, nên chỉ rất ít những doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được thị trường nước ngoài. Tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có xuất khẩu trực tiếp rất nhỏ, phần lớn không có bất cứ chiến lược gì để tận dụng cơ hội mở cửa và hội nhập của nền kinh tế.

Tiếp cận các dự án đầu tư chính phủ: Thông thường DNTN cung cấp hàng hóa và dịch vụ một cách gián tiếp cho DNNN với tư cách là nhà thầu phụ. Cơ hội để làm nhà thầu chính trong các dự án của chính phủ rất khó khăn so với các DNNN. Cơ chế ngân sách khá lỏng lẻo trong các DNNN tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp thuộc khu vực này có những quỹ để hối lộ hoặc chi cho những chi phí phi chính thức khi tham gia đấu thầu đầu tư công cộng. Điều này tạo ra áp lực cạnh tranh không hiệu quả và thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp.

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
4.1. Phương pháp luận

Xem xét hành vi sự lựa chọn giải thích cho việc quyết định việc làm trong thị trường lao động tại Việt Nam để trở thành một doanh nhân. Và để đánh giá những yếu tố tác động đến xác suất quyết định lựa chọn tự làm chủ (làm thuê cho chính mình) hoặc làm thuê (làm công ăn lương). Mô hình (CDF) logitstic:





Trong đó, biến phụ thuộc: SEi (SE = 1, nếu cá nhân quyết định tự làm chủ; SE = 0, nếu cá nhân quyết định làm công ăn lương). Nhóm các biến điều chỉnh trong mô hình (C); nhóm các biến đại diện cho trình độ học vấn (E); nhóm các biến đại diện cho tiềm lực tài chính (F); và nhóm biến đại diện cho gia cảnh cá nhân (H).

Biến đổi ta được:

, với

Hàm Logit sau được sử dụng :

Tác động biên của các biến đại diện cho trình độ học vấn, tiềm lực tài chính, gia cảnh cá nhân và các biến điều chỉnh trong mô hình được tính theo công thức:





4.2 . Số liệu

Nghiên cứu sử dụng số liệu từ Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) trong năm 2008. Đây là một trong chuỗi 5 cuộc điều tra được thực hiện 2 năm một lần từ 2000 đến 2010 bởi Tổng cục Thống kê (GSO), được Ngân hàng Thế Giới (WB) hỗ trợ kỹ thuật. Mỗi cuộc điều tra đều có những câu hỏi về hộ gia đình và những câu hỏi chung. Câu hỏi về hộ gia đình có mức bao phủ rộng thông tin về từng cá nhân cũng như cả gia đình như: giáo dục, sức khỏe, thu nhập và chi tiêu, tiết kiệm, nhà, tiếp cận dịch vụ công cộng,…. Bảng câu hỏi chung bao gồm những câu hỏi về cơ sở vật chất, đặc điểm nhân khẩu học, điều kiện kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế, điều kiện cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp cấp xã….

Số liệu thu được từ cuộc điều tra đều gồm 9189 hộ gia đình với 38253 cá nhân, trong số này có 35154 người có thông tin về việc làm và thu nhập. Bộ câu hỏi phân loại người lao động làm 3 nhóm: lao động được trả lương (làm thuê), nông dân, và tự làm chủ. Định nghĩa tự làm chủ bao gồm những người làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh hoặc tổ chức nghề nghiệp và được quản lý bởi gia đình họ tại thời điểm phỏng vấn.

Tuy nhiên, để đạt sự thuần nhất trong số liệu hồi quy, phạm vi mẫu được tác giả giới hạn đối với những người là chủ hộ trong độ tuổi từ 15 đến 60, đang lao động toàn thời gian (tối thiểu 40 tiếng 1 tuần, hay 8 tiếng/ngày*5 ngày) tại khu vực thành thị. Với giới hạn đó, mẫu bị giới hạn còn 1220 quan sát. Nếu mở rộng số liệu với sự thay đổi về giờ lao động (tối thiểu là 4 tiếng 1 ngày) thì có được 1604 quan sát thỏa mãn các tiêu chí đã chọn. Kết quả thực nghiệm được rút ra từ hồi quy 1595 trên số 1604 quan sát này, với 788 cá nhân lựa chọn làm chủ thay vì làm thuê.



4.3. Biến

Bài viết nghiên cứu tác động của giáo dục, gia cảnh cá nhân và khả năng tài chính tới quyết đinh lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân nên biến giải thích mô hình chủ yếu là những biến đại diện cho các yếu tố trên.

Biến đại diện cho giáo dục gồm có bằng cấp cao nhất và số năm đi học (tiểu học (tieuhoc), trung học cơ sở (thcs), tốt nghiệp phổ thông (thpt), trung cấp nghề (tcnghe), cao đẳng (cd), đại học (dh), thạc sỹ (thacsy), tiến sỹ (tiensy).

Khả năng tài chính đối với việc trở thành người quyết định tự chủ bao gồm tiền mặt, tài sản của cá nhân mà còn xét tới cả tài sản của cả hộ gia đình và cả khả năng tiếp cận nguồn vốn. Tiền lương (salary), trợ cấp từ công việc, tổng thu nhập khác (tongthunhapkhac), số nhà sử dụng (sonhasd), giá trị nhà sử dụng (tgt_nhasd)… là những biến đại diện cho khả năng tài chính. Tuy nhiên, chỉ có thể đưa biến số nhà sử dụng (sonhasd), tổng giá trị nhà sử dụng (tgt_nhasd) vào mô hình do chỉ những người làm thuê mới có lương và trợ cấp.

Về gia cảnh cá nhân, công việc của người cha, công việc của vợ, tình trạng hôn nhân, số trẻ phụ thuộc,… là những biến đại diện tiêu biểu như trong những nghiên cứu trước của Rees and Shah (1986), De Wit (1993), Kidd, (1993) và Lee (1999) đã thực hiện. Những biến được đưa vào mô hình gồm: góa, ly hôn, ly thân, vợ làm công chức, vợ làm nông, vợ tự kinh doanh, bằng cấp của vợ (chồng),… Tuy nhiên, số liệu thu thập được dùng cho các nghiên cứu chung nên không thể xây dựng được các biến đại diện khác cho gia cảnh cá nhân như: số người phụ thuộc hay số trẻ em trong gia đình, công việc của người cha hay việc cha (mẹ) có sở hữu doanh nghiệp riêng không …

Ngoài các biến đại diện trên, mô hình còn bao gồm tập hợp các biến điều chỉnh khác như: các biến dân tộc, trạng thái hôn nhân, tuổi (tuoi), tuổi bình phương (tuoi2), giới tính (gioitinh), kinh nghiệm làm việc (kinhnghiemlv), nhà có máy tính không (comaytinh), có kết nối internet không (comang), khả năng tiếp cận nguồn điện và nước sinh hoạt (nguondien, nuocmaysh).




tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương