CÔng tác tuyên truyền phổ biếN, giáo dục pháp luật trêN ĐỊa bàn huyện si ma cai từ NĂM 2006 ĐẾn nay



tải về 23.03 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích23.03 Kb.
#31512


CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SI MA CAI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY
Huyện Si Ma Cai nằm phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai với diện tích tự nhiện là 23.184 ha có đường biên giới giáp với nước bạn Trung quốc. Toàn huyện có 13 xã, 96 thôn bản. Với tổng dân số là 32.432 người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm tới hơn 90%. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đầu tư các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và được nhân dân áp dụng vào sản xuất nên tình hình kinh tế - xã hội của huyện ngày càng chuyển biến và khởi sắc. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, luôn một lòng tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tuy vậy, do tính chất lịnh sử huyện Si Ma Cai được chia tách từ huyện Bắc Hà theo Nghị định số 36-NĐ/CP ngày 18/5/2000 của Chính Phủ. Là huyện nghèo, điểm xuất phát về cơ sở hạ tầng thấp. Địa hình phức tạp, có vành đai biên giới nên tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm dễ phát sinh. Đăc biệt là tình hình phụ nữ bỏ địa phương; vượt biên trái phép, trộm cắp tài sản và mua bán người... vẫn còn nhiều tiềm ẩn, phức tạp. có đông đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, thì việc phổ biến, giáo dục pháp luật lại càng cần thiết, đòi hỏi các cấp, các ngành phải coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Xác định rõ công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân, góp phần phòng ngừa và hạn chế tình hình vi phạm pháp luật. Thực hiện Chỉ thị số 32 - CT/TW, ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.





Ảnh minh họa

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của huyện được kiện toàn gồm 19 thành viên chủ yếu là lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể và cơ quan, đơn vị của huyện. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên thường xuyên được kiện toàn, trong đó báo cáo viên cấp tỉnh là 05 đồng chí, cấp huyện được kiện toàn gồm 23 đồng chí; tuyên truyền viên ở cơ sở 173 đồng chí. Bảo đảm, xứng đáng là lực lượng nồng cốt, đi đầu trong công tác tuyên truyền, đưa các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước tới cán bộ, nhân dân. Vận động nhân dân chấp hành pháp luật, xây dựng kinh tế, cùng nhau phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Phòng Tư pháp - cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật huyện chủ động trong việc nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cơ sở: Phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mở lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cơ sở cho 25 đồng chí; mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Hòa giải cho 96 Tổ trưởng các tổ hòa giải cấp 764 văn bản pháp luật. Ký kết các chương trình phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện; Mặt trận Tổ quốc huyện; Đoàn Than niên; Phòng giáo dục và đào tạo huyện về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức; đoàn thanh niên; hòa giải viên; học sinh các trường học; thường xuyên phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội nông dân; Chi nhánh trợ giúp pháp lý huyện tổ chức các buổi tuyên truyền, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động đến nhân dân ở các thôn bản. Tính đến nay 2006 trên địa bàn huyện đã tuyên truyền được 17.382 buổi với 317.887 người tham gia nghe và học tập.

Trong thời gian qua, bên cạnh những việc đã làm được, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Si Ma Cai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: trách nhiệm của một số cơ quan, đơn vị, các xã chưa cao và chưa thực sự quan tâm đến công tác này; thiếu chủ động trong việc triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc triển khai không thường xuyên, mang tính hình thức. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị  thiếu chặt chẽ và đồng bộ; chưa thực sự hướng về cơ sở nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn đơn điệu, câu từ khó nhớ, phần khác chưa kết hợp lồng ghép trực quan sinh động, sân khấu hóa nên đồng bào khó tiếp cận; Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa có kinh nghiệm; chưa được tập huấn nâng cao kỹ năng; chưa am hiểu tâm lý, tập quán, tiếng nói, chữ viết của đồng bào; nguồn kinh phí thực hiện ít và phân khai chưa kịp nên quá trình triển khai còn lúng túng làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai…

Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế; để triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới có hiệu quả, từng bước nâng cao hiệu quả của pháp luật trong thực tế; làm thay đổi trong nhận thức và hành động của cán bộ và nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa cần thực hiện tốt một số công tác sau đây:

- Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như sự nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, Đảng viên; cần phải xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Cần xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật thiết thực trên cơ sở nhiệm vụ chuyên môn của các cấp, các ngành. Việc xây dựng nội dung tuyên truyền, hình thức và phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phải phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng …

- Công tác phổ biến giáo dục pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, đồng bộ, rộng khắp, chú trọng hướng về cơ sở nhất là địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa;  Đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, lựa chọn hình thức cung cấp thông tin giúp cho đồng bào dân tộc dễ nghe, dễ nhớ, dễ hiểu khi tiếp cận với các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến thức về phát triển kinh tế; Cần lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến như thông qua Bản tin tư pháp và phổ biến trực tiếp;  phát hành thường xuyên các tài liệu phổ thông về pháp luật; sử dụng hệ thống đài truyền thanh cơ sở; tiếp tục xây dựng và khai thác có hiệu quả tủ sách pháp luật tại các xã. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật hướng về cơ sở; đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý, hoà giải; thông qua các lễ hội và các hoạt động văn hóa ở cơ sở…

- Tăng cường xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cơ sở, nhất là cấp xã vừa đủ về số lượng, vừa đảm bảo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị tốt, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội, am hiểu tâm lý, tập quán, ngôn ngữ của từng dân tộc, của giới, đủ sức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn mới. Phải thực sự coi đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cơ sở là cầu nối quan trọng giữa nhân dân với Đảng, với Nhà nước; là người truyền tải đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, đồng bào vùng dân tộc và miền núi được thuận lợi và có hiệu quả hơn.

- Cần có sự phân công cụ thể gắn với các nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm tránh sự trùng lắp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc biên soạn nội dung và tổ chức tuyên truyền cho đồng bào. Tăng cường vai trò, công tác phối kết hợp giữa các Hội, đoàn thể tại địa phương, nhất là cấp xã, thôn, trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Các cấp, các ngành cần quan tâm bố trí kinh phí cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; có chính sách trang bị các loại sách, tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cấp phát các loại tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

(Đỗ Quang Thành – Chuyên viên Phòng Tư pháp huyện Si Ma Cai)





tải về 23.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương