CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN


IX - QUAN NIỆM HÔN NHÂN THAY ĐỔI KỂ CẢ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CÔNG GIÁO



tải về 246.55 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích246.55 Kb.
#1733
1   2   3   4

IX - QUAN NIỆM HÔN NHÂN THAY ĐỔI KỂ CẢ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CÔNG GIÁO
 Trước khi Louise Cook kết hôn với người chồng Công giáo vào năm 1945, bà là một tín hữu thuộc Giáo Hội Giám Lý, sinh trưởng tại Kansas, đã quyết định theo Công giáo. Bà không muốn bị khước từ làm đám cưới trong một Thánh lễ Công giáo hay bị nghi ngờ bà sẽ không nuôi nấng con cái như tín hữu Công giáo. Sau khi trở thành góa phụ năm 1970, bà tái giá và lần nầy với một người thuộc Giáo Hội Trưởng Lão. Người nầy gắn bó mãnh liệt với đức tin của mình. Lễ cưới xảy ra vào năm 1974 trong một nhà thờ thuộc Giáo Hội Trưởng Lão với vị mục sư của ông và vị linh mục Công giáo của bà là hai vị chủ tế đồng hạng. Những thay đổi về hôn nhân Công giáo, do Công Đồng Vatican II mang lại, đã đi khá xa đối với hôn nhân hỗn hợp. Và theo nhiều người, những thay đổi đó là những dấu chỉ rõ rệt nhất đối với sự cởi mở và đổi mới của Giáo Hội do Công Đồng mang lại. Nhiều sự thích nghi đã bắt đầu một thời gian lâu trước Công Đồng, như cha Joseph M. Champlin đã viết trong sách “Cùng Nhau Cho Sự Sống” vẫn còn được dùng cho bốn trong năm cặp nam nữ dự định kết hôn trong Giáo Hội Công giáo ở Hoa Kỳ. Cha Champlin nhận thấy ngay chính trong gia đình ngài những đám cưới hỗn hợp đã thay đổi từ một nghi thức ở trong nhà mặc áo lễ (như trường hợp mẹ ngài và người bố dượng không Công giáo vào thập niên 1940) cho đến ở trong nhà thờ, nhưng không có rước lễ (đó là trường hợp người anh ruột và chị dâu không Công giáo của ngài vào thập niên 1940) hoặc ở nơi cung thánh nhà thờ trong khuôn khổ một Thánh Lễ vào thập niên 1950. “Điều đó đã làm vơi đi nhiều điều có thể gây nên thương tổn” và đôi khi người phối ngẫu không Công giáo cảm thấy như bị loại bỏ, cha xứ của nhà thờ “Đức Bà Chỉ Bảo Đàng Lành” ở Warner, N.Y. cho biết như thế.

Sau Vatican II, Giáo Hội đã nới lỏng một điều ràng buộc khác đối với những đôi hôn nhân hỗn hợp, đó là người phối ngẫu không Công giáo không phải ký giấy cam kết sẽ nuôi nấng và dạy dỗ con cái như người Công giáo. Bắt đầu thập niên 1960, những người không Công giáo chỉ cam kết bằng miệng mà thôi. Theo cha Champlin: “Đó là nguồn gốc chọc giận những người không giữ lời hứa”. Điều thay đổi chính trong hôn lễ Công giáo sau Công Đồng Vatican II là sự tham gia của đôi tân hôn vào việc lên chương trình đối với lễ cưới của họ. Theo cha Champlin, trước Vatican II, những yếu tố thuộc nghi lễ hôn phối “đúng hơn là có tính cách cứng nhắc và giống nhau cho hết mọi người”, nhưng về sau “Giáo Hội khuyến khích các đôi tân hôn nên tham gia vào việc phụng vụ.” Giờ đây các đôi nam nữ có thể chọn lựa những đoạn Thánh Kinh được đọc cũng như những bài hát, nói cách khác là cá nhân hóa nghi lễ hôn phối. “Điều đó có âm hưởng tức thời đối với giới trẻ”, cha Champlin đã viết như thế trong quyển sách “Cùng Nhau Cho Sự Sống” với nhiều sự duyệt lại trong nhiều năm và đã bán 9 triệu quyển. Ngoài nghi thức phụng vụ ra, Vatican II còn thay đổi quan niệm thực sự về hôn nhân trong Giáo Hội Công giáo, theo như H. Richard McCord, giám đốc điều hành “Văn Phòng Tổng Thư Ký về Gia Đình, Giáo Dân, Phụ Nữ và Giới Trẻ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ”. Theo McCord, trong Hiến Chế Mục Vụ “Vui Mừng và Hy Vọng” của Giáo Hội, Công Đồng tuyên bố hôn nhân không chỉ để truyền sinh mà thôi. Công Đồng “đã trở lại sự hiểu biết Thánh Kinh về giao ước” để định nghĩa lời cam kết bí tích giữa vợ chồng. Hiến Chế đã minh định: “Hôn nhân, một cách chắc chắn, không được lập ra duy nhất nhằm để truyền sinh; đúng hơn bản chất đích thực của hôn nhân là một khế ước không thể phá vỡ giữa đôi vợ chồng và sự phúc lợi của con cái. Cả hai điều đó đòi buộc “tình yêu hỗ tương” giữa hai người phối ngẫu…tăng trưởng và trở nên chính chắn hơn. Vì vậy hôn nhân bền bỉ một cách trọn vẹn và đôi vợ chồng chia sẻ cuộc sống cùng duy trì chân giá trị và sự bất khả phân ly, cho dù đôi vợ chồng hết sức mong muốn nhưng không thể sinh con đẻ cái được.” Theo McCord, ý niệm hôn nhân như là một giao ước cũng nhấn mạnh “sự bình đẳng cơ bản đối với con người” vào một thời điểm mà một số người còn xem phụ nữ như là vật sở hữu của người chồng. Mỗi người phối ngẫu đều đóng góp trọn vẹn năng khiếu và quà tặng của mình cho nhau và đối lại cũng được nhận lãnh như vậy.

Theo McCord, “Ánh Sáng Muôn Dân” - tức Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội – cũng đóng góp “một khái niệm căn bản vẫn còn tiếp tục trong công cuộc mục vụ của Giáo Hội; đó là ý niệm gia đình Kitô hữu như là một Giáo Hội tại gia. McCord còn ghi nhận thêm: “Cách thức hiểu biết mới về vai trò của gia đình Công giáo đó” là một ý niệm cổ xưa trước tiên được Thánh Gioan Chrysostom (347-407) nhấn mạnh và “được các nghị phụ tái khám phá”.

 Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã tuyên bố như sau trong cuộc nói chuyện với một nhóm giám mục Mễ-Tây-Cơ: trong vai trò những người đứng đầu Giáo Hội tại gia, cha mẹ là “những người đầu tiên truyền bá Phúc Âm cho con cái mình” và là “những học đường đầu tiên về sự sống và đức tin”. McCord nói: những điều công bố của Công Đồng về hôn nhân còn giữ một vai trò lớn lao trong việc giúp đỡ những nhà lãnh đạo Giáo Hội Công giáo ngày nay phát biểu rõ ràng tại sao họ chống lại những cố gắng hợp pháp hóa hôn nhân cho những đôi đồng tính. Theo McCord: “Yếu tố xác định đặc điểm hôn nhân là tình yêu vợ chồng chỉ có thể có giữa một người nam và một người nữ. Đó không phải chỉ là phong tục hay truyền thống mà thôi.”

 (Phỏng theo Nancy Frazier O’Brien – Washington – CNS)
X - TỰ DO TÔN GIÁO - HIỆN ĐẠI HOÁ NHỮNG QUAN HỆ GIỮA GIÁO HỘI VÀ NHÀ NƯỚC
 Linh mục Đa-Minh Yves Congar và hai linh mục Dòng Tên John Courtney MurrayHenri de Lubac là những thần học gia vào thập niên 1950 đã bị Vatican bắt phải im hơi lặng tiếng nhưng đã nổi bật lên và trở thành những tiếng nói quan trọng trong Công Đồng Vatican II. Cha Congar và Lubac về sau được chọn làm hồng y. Một trong những văn kiện cuối cùng được Công Đồng Vatican II chấp thuận và có lẽ là văn kiện được tranh luận nhiều nhất, đó là “Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo” mà cao điểm là Công giáo trong thế giới hiện đại, xét về  những tương quan giữa Giáo Hội và nhà nước. Văn kiện đó đặt nền móng cho Giáo Hội đối phó với những nền dân chủ thế tục, tôn giáo đa nguyên thuộc Tây phương và Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II đã báo động tình trạng bắt bớ Giáo Hội ở những nước Cộng Sản cai trị. Tuyên ngôn “Dignitatis Humanae” mang lại niềm tín nhiệm của Công Đồng mời gọi đối thoại đại kếtđối thoại với những tín hữu không phải Kitô giáo. Trong quá trình soạn thảo, văn kiện nầy được phục hoạt do soạn thảo viên chính của tuyên ngôn là cha John Courtney Murray - một linh mục Dòng Tên vào thập niên 1950 đã bị Vatican cấm không được viết về những tương quan giữa Giáo Hội và nhà nước, nhất là những nỗ lực hòa giải Giáo Hội Công giáo với sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước theo kiểu Hoa Kỳ. Cuối cùng vị linh mục đó đã được mời tham gia “Văn Phòng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô giáo” của Vatican là cơ quan của Tòa Thánh soạn thảo tài liệu. Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo tuyên bố rằng, vì nhân phẩm, mỗi cá nhân có quyền dân sự đối với tự do tôn giáo và thực thi niềm tin tôn giáo ở trong cộng đồng với kẻ khác. Đó là một điểm xuất phát rất rõ nét vì từ nhiều thế kỷ trước, Giáo Hội dạy rằng tự do tôn giáo trọn vẹn chỉ thuộc về Giáo Hội Công giáo như là một định chế bởi vì Giáo Hội chứa đựng sự sung mãn của chân lý thiêng liêng.

 Trong bài bình luận sau Công Đồng vào năm 1966 - được phát hành sau khi cha qua đời, cha Murray ghi chú như sau: “Giáo Hội không còn ứng phó với trật tự trần thế theo tiêu chuẩn nước đôi: tự do đối với Giáo Hội khi tín hữu Công giáo là thiểu số, đặc quyền đối với Giáo Hội và bất khoan dung đối với kẻ khác khi tín hữu Công giáo chiếm đa số.”

 Cha Murray còn viết: “Tuyên Ngôn đã mở đường cho một sự tín nhiệm mới trong những tương quan đại kết và sự thẳng thắn trong những tương quan giữa Giáo Hội và thế giới.”  Tuyên Ngôn công bố: “Quyền tự do tôn giáo được căn cứ trên chính nhân phẩm mỗi cá nhân như được biết đến qua lời mạc khải của Chúa và chính bằng lý trí.” Sự tự do đó phải được nhìn nhận và bảo đảm bởi các quốc gia như là một quyền dân sự bởi vì sự thi hành quyền tự do tôn giáo đòi buộc phải được “chước miễn mọi sự ép buộc từ bên ngoài. Quyền được chước miễn đó tiếp tục hiện hữu ngay cả đối với những ai không sống theo sự bắt buộc phải truy tầm chân lý và bám trụ vào đó.”

 Tuyên Ngôn đã được chấp thuận bởi cuộc bỏ phiếu với tì số 2,308 - 70 vào ngày 7-12-1965. Đó là ngày bỏ phiếu sau cùng và cũng là ngày trước khi Công Đồng bế mạc. Công Đồng chỉ chấp thuận sau khi đã “thảo luận một cách sôi nổi” với sự chống đối dữ dội từ nhiều viên chức Vatican và các vị giám mục đến từ những quốc gia mà Giáo Hội Công giáo rất mạnh như Tây-Ban-Nha và Ý-Đại-Lợi, theo như Gregory Baum cho biết. Gregory Baum là một chuyên viên thuộc “Văn Phòng Cồ Võ sự Hợp Nhất Kitô giáo của Công Đồng”. Văn Phòng đã soạn thảo tài liệu tự do tôn giáo vì tầm mức quan trọng đối với vấn đề đại kết. Vào thời điểm đó, Baum còn là linh mục dòng thánh Augustinô.  Sau đó Baum hoàn tục và trở thành giáo sư về tôn giáo học ở Đại Học McGill Montreal và nay đã hồi hưu, cho biết: “Giáo Hội Công giáo đã kết án tự do tôn giáo vào thế kỷ 19 và những người phản đối Tuyên Ngôn không muốn công nhận rằng Giáo Hội đã sai lầm.”

 Theo Baum, lập trường trước đây là “chân lý có hết mọi quyền, còn lầm lạc không có quyền nào.” Khi thực hành như vậy có nghĩa là vì họ theo một tôn giáo lầm lạc nên không có quyền tự do tôn giáo, “nhưng điều đó vô nghĩa. Chân lý là một khái niệm trừu tượng. Dân chúng có quyền lợi của họ.” Baum nhận thấy Tuyên Ngôn đã khiến Vatican duyệt lại những thỏa ước với nhiều quốc gia mà đại đa số theo Công giáo để Công giáo không còn là quốc giáo nữa.  Những người phản đối Tuyên Ngôn lý luận rằng khi chấp thuận nguyên tắc tự do tôn giáo, Giáo Hội tự mâu thuẫn với chính mình. Quan điểm đó ngược lại với quan điểm của các thần học gia khác, như linh mục Murray, theo đó giáo huấn của Giáo Hội cần tiến hóa, căn cứ trên những hoàn cảnh đổi thay, một tiến trình được gọi là sự “triển khai giáo lý”.Bài bình luận của cha Murray vào năm 1966 cho thấy việc chống đối sự triển khai giáo lý ở đằng sau hầu hết những sự chống đối. Cha Murray viết: “Ý niệm triển khai, chứ không phải ý niệm tự do tôn giáo, là móc điểm thực tế đối với nhiều người chống lại Tuyên Ngôn cho đến cuối cùng.”

Sau cùng, khi Tuyên Ngôn được chấp thuận, cũng có kèm theo một sự nhìn nhận là trong quá khứ Giáo Hội đã vi phạm tự do tôn giáo. Tuyên Ngôn viết: “Dẫu cho ở trong đời sống dân Chúa…có những thời điểm xuất hiện một hình thức đối xử khó mà đúng với tinh thần Phúc Âm và ngay cả ngược lại với Tin Mừng nữa. Giáo huấn của Giáo Hội luôn luôn vẫn là không ép buộc ai phải tin theo.”Lời thú nhận đó đã được gợi ý bởi Đức Hồng Y Joseph Beran ở Prague, Czechoslovakia, lúc bấy giờ bị đặt dưới quyền thống trị của Cộng Sản. Ghi nhận những vụ thiêu đốt những người ly giáo và những vụ bắt buộc theo Công giáo trong lịch sử quê hương mình, Đức Hồng Y Beran xin Công Đồng chấp thuận Tuyên Ngôn “trong tinh thần đền bù những lỗi lầm trong quá khứ.”

 Đức Hồng Y Beran và các nghị phụ đến từ những quốc gia do Cộng Sản chiếm đóng đã liên kết với các giám mục Hoa-Kỳ để trở thành những người ủng hộ Tuyên Ngôn một cách mạnh mẽ. Các giám mục sau bức Màn Sắt nhận thấy cần thiết phải duy trì một số điều giống nhau trong đời sống Giáo Hội ở trên quê hương họ, bởi vì Tuyên Ngôn cổ võ việc thực thi nguyên tắc tự do tôn giáo. Tuyên Ngôn cũng mạnh mẽ kêu gọi Giáo Hội độc lập đối với nhà nước và bảo vệ khỏi bị nhà nước xâm phạm những tôn giáo có tổ chức. Tuyên Ngôn công bố: “Nếu chính quyền dân sự cho mình có quyền kiểm soát hay hạn chế sinh hoạt tôn giáo, phải nói rằng chính quyền đã vượt khỏi giới hạn quyền bính của mình.” Trong số những người ủng hộ Tuyên Ngôn thuộc khối Sô-viết là Đức Tổng Giám Mục Karol Wojtyla của Krakow, Ba-Lan, về sau được bầu làm Giáo Hoàng Gioan Phao-lồ II năm 1978. Ở trong phòng họp Công Đồng năm 1965, vị tổng giám mục 45 tuổi tranh luận rằng không nhà nước nào có quyền khống chế tôn giáo. Theo giáo sư Baum, Đức Tổng Giám Mục Wojtyla tỏ ra “xuất sắc đối với văn kiện. Ngài trở thành vô địch về nhân quyền khắp nơi trên thế giới, không chỉ quyền lợi tôn giáo mà thôi, mà còn căn cứ trên nhân phẩm nữa.”

 (Phỏng theo Agostino Bono – Washington – CNS)


XI - HỒI TƯỞNG NHỮNG NĂM LỊCH SỬ CÔNG ĐỒNG VATICAN II CỦA MỘT SỐ CHUYÊN VIÊN HOA KỲ CÒN SỐNG
Đức Hồng Y William H. Keeler ở Baltimore cho biết Công Đồng Vatican II đã biến đổi cách hiểu biết của ngài về điều gọi là “dùng Lời Chúa trong cách giảng dạy”. Đối với Đức Giám Mục hưu trí Raymond W. Lessard ở Savannah, Ga., thì chiều kích đại kết của Công Đồng, ngay cả trong giai đoạn chuẩn bị, là điều gây ấn tượng sâu sắc nhất. Còn Đức Giám Mục hưu trí John S. Cummins ở Okland, California thì việc Công Đồng nhấn mạnh về Thánh Kinh đã đòi hỏi ngài rất nhiều trong vấn đề giảng dạy tốt hơn và “thay đổi cách thức chúng ta cầu nguyện”.Đức ông Robert Trisco, một sử gia nổi tiếng về Giáo hội học cho biết thời gian Công Đồng nhóm họp 1962-1965 “là một kinh nghiệm khá lâu dài và bao hàm một cách toàn diện khó toát lược. Đó là một phần đời sống mà tôi khó quên nhất”. Cả bốn giáo sĩ đó có một điểm chung: họ là những vị trong số những giáo sĩ ít oi người Hoa-Kỳ còn sống mà đã tham dự Công Đồng Vatican II với tư cách học giả chuyên viên. Họ đã tham dự những khóa họp có độ trên 2000 giám mục trên khắp thế giới nhóm tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Những chuyên viên gồm có hơn 450 linh mục khắp nơi trên thế giới, trong đó có 50 vị đến từ Hoa-Kỳ, nhằm giúp đỡ các giám mục họp nhau tại Roma để quyết định điều gì cần thiết nhằm đổi mới Giáo Hội ở bên trong, giúp Giáo Hội dấn thân vào thế giới theo những cách thức mới mẽ ngỏ hầu đi vào một kỷ nguyên đối thoại thân tình với những giáo hội Kitô khác cũng như những tôn giáo khác. Một số chuyên viên giúp dự thảo những tài liệu, trong khi những vị khác giúp viết ra hay chuyển dịch những bài diễn văn cho các giám mục. Chẳng hạn Đức Hồng Y Keeler và Đức Ông Trisco - nằm trong danh sách báo chí Hoa Kỳ - đã gặp gỡ các ký giả hằng ngày. Họ cũng là những thành phần thuộc tổ xuất bản “Tập San Thời Sự” của Công Đồng. Đó là một tài liệu tóm tắt các biên bản bằng Anh ngữ hằng ngày để phân phối cho các giám mục nói tiếng Anh. Hiện nay Đức Ông Trisco là một giáo sư danh dự về “lịch sử Giáo Hội ở Đại Học Công Giáo Hoa-Kỳ” và là chủ bút “Tạp Chí Lịch Sử Công Giáo”, cho biết một trong những lúc căng thẳng nhất trong Công Đồng vào ngày 8-11-1963 là khi Đức Hồng Y người Đức – Joseph Frings – ở Cologne đã gọi những thủ tục của Thánh bộ Tín Lý và Đức Tin là lỗi thời, tai hại và nhục nhã. Đức Hồng Y Alfredo Ottaviani là bộ trưởng Thánh bộ Tín Lý và Đức Tin, nhưng trong thời gian đó chính Đức Thánh Cha đứng đầu. Đức Ông Trisco cho biết Đức Hồng Y Ottaviani “giận dữ và khó chịu ra mặt” và về sau trong cũng một khóa họp đó đã xúc động phản đối lại những lời chỉ trích trên đây của Đức Hồng Y Frings. Đối với Đức Ông Trisco, “đó là một buổi sáng rất bi thảm” bởi vì trước kia “không ai dám chỉ trích Thánh Bộ Đức Tin như thế một cách công khai ở nơi công cọng và nhất là do một vị hồng y ở trong Công Đồng”. Đức Giám Mục Lessard từ khi bị đau lưng kinh niên đã rời khỏi giáo phận Savannah năm 1995 và từ đó dạy môn thần học ở Chủng Viện St. Vincent de Paul ở Buynton Beach, Fla., cũng đã có mặt ở Roma trong thời gian chuẩn bị Công Đồng và về sau lưu lại đó với tư cách một viên chức của Bộ Giám Mục.  Ngài nhớ lại ủy ban soạn thảo của Công Đồng chuẩn bị việc thảo luận mời những quan sát viên các giáo hội khác. Ngài cho biết: “Tôi nghi vấn đề nầy do chính Đức Thánh Cha Gioan XXIII.” Quyết định mời các quan sát viên từ các giáo hội Kitô khác “là một khởi đầu rất quan trọng” và báo trước “những tiến bộ quan trọng” trong những tương quan đại kết kể từ đó.  Làm việc với cơ quan của Vatican trông nom các giám mục cũng như những hội nghị các giám mục, Đức Cha Lessard có lợi điểm là từ đó thấy được một cách toàn diện sự thực thi những giáo huấn của Công Đồng trên toàn thế giới về các lãnh vực đó. Ngài cho biết nhiền điều đã được thực hiện để bành trướng quyền hành của các giám mục, cổ võ giám mục đoàn và giải quyết những vấn nạn thực tế phát sinh do các hội đồng giám mục. Ngài gọi việc thiết lập Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới là một “bước tiên phong” chuyển tải tiếng nói của các giám mục trên thế giới đối với những vấn đề mà Giáo Hội đang đối phó. Ngài gọi vấn đề giám mục đoàn là một “vấn đề thời sự” đang tác động hỗ tương giữa Giáo Hội hoàn vũ và các giáo hội địa phương. Trong tư cách là giáo sư môn Giáo Hội học - môn thần học về Giáo Hội - ngài cho biết: “Tôi say mê Lumen Gentium (văn kiện Tín Lý của Công Đồng về Hiến Chế Giáo Hội) và tinh hoa của văn kiện đó. Tôi không thể biết được tài liệu phong phú đến mức nào.” Theo ngài, một trong những điểm quan trọng nhất là sự khôi phục ý nghĩa của Giáo Hội như là “koinonia” tức sự hiệp thông hay tình bạn giữa các tông đồ và không chỉ bằng một ý nghĩa mang tính cách trí thức, nhưng “được cảm nhận và sống như thế nào.”  Đúc Cha Lessard cho biết một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất của công tác đào tạo linh mục là “chống lại hội chứng trỗi vượt hiện nay: chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa đó đã ảnh hưởng trên rất nhiều lãnh vực thuộc tư duy và đời sống chúng ta. Người ta sẽ thu hút những người trẻ đó như thế nào - những linh mục tương lai đó - theo cách thức nhìn sự việc có tính cách giáo sĩ hơn…một thực tế thần học hiệp thông với giám mục và tất cả các linh mục, chưa nói tới việc tương giao với giáo dân nữa? Đó là một thách đố lớn lao, làm sao người ta chuyển biến hết những ý niệm tân kỳ đó vào trong linh đạo của họ.”

 Theo Đức Hồng Y Keeler, khi nhìn lại Công Đồng, “một trong những điều đánh động tôi mạnh mẽ nhất” là khi Đức Hồng Y Augustin Bea, người đứng đầu Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Võ sự Hợp Nhất Kitô Giáo “đọc diễn văn…liên quan đến người Do-Thái”. Đức Hồng Y Keeler cho biết bài diễn văn đưa ra điều mà cuối cùng trở thành tuyên ngôn của Công Đồng kết án chủ nghĩa bài Do-Thái và nhìn nhận giao ước liên tục của Chúa với người Do-Thái là một trong những điểm ngoặt của Công Đồng. Theo Ngài, một biến cố khác mà ngài còn ghi nhớ một cách sống động là thời biểu đối với Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo trong tuần lễ cuối cùng của khóa họp thứ ba của Công Đồng. Ngài nói: “Dân chúng trong quốc gia chúng tôi và phần đông ở Âu châu rất lo lắng bởi sự kiện điều đó không được chấp thuận, nhưng thực sự văn kiện đó đã trở lại trong những năm sau đó và đã trở thành một tài liệu hay hơn nhiều.”

 Đức Hồng Y Keeler cho biết ngài nhớ lại tầm quan trọng mà các giám mục nhắm tới là việc cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô mỗi sáng trước khi buổi họp bắt đầu.  “Rồi việc kế tiếp là rước quyển Thánh Kinh. Quyển Thánh Kinh được rước lên giữa lối đi chính trong Vương Cung Thánh Đường và mở ra đặt trên bàn thờ, với ý nghĩa là quyển Thánh Kinh chủ tọa” trên Công Đồng, Đức Hồng Y nói như thế. Ngài còn cho biết thêm, tầm mức quan trọng chính của Lời Chúa được giải thích rõ ràng trong Hiến Chế Tín Lý của Công Đồng về Mạc Khải của Chúa.  Liên quan đến chính mục vụ của mình, ngài nói: “Điều mà tôi tìm thấy được, đó là tôi có thể đem ra thực hành điều hiểu biết do chúng tôi đem Lời Chúa ra khi chúng tôi giảng dạy…Đó là một cuộc cách mạng trong lối suy tư thời bấy giờ và tôi biết điều đó có một ảnh hưởng đối với tôi mãi mãi từ đó.”    Một điểm nổi bật khác đối với Đức Hồng Y Keeler là sự hiện diện và ảnh hưởng của các giám mục thuộc các giáo hội Công giáo Đông phương khiến các giám mục La-tinh nhận thấy rõ ràng hơn sự đa dạng của các truyền thống và các nền văn hóa Công giáo. Ngài cho biết sự nhận thức sâu đậm hơn của Chúa Thánh Linh đã gây ấn tượng trên ngài bởi các giáo hội Đông phương, ngài luôn cố gắng kết thúc những thư tín quan trọng bằng cách nhắc đến Chúa Thánh Linh “để dân chúng sẽ hiểu rằng Chúa Thánh Linh không phải xa lạ đối với chúng ta, nhưng Ngài phải ẩn náu trong sâu thẳm chúng ta.”  Tất cả các chuyên viên đó đều trích dẫn những cải cách về phụng vụ nhằm cổ võ dân chúng tham dự đông đảo hơn, nhất là việc đưa tiếng mẹ đẻ vào trong nghi lễ La-tinh, như quyết định của Công Đồng, có lẽ đã có ảnh hưởng lớn lao tức thời và lâu dài trên cuộc sống hằng ngày của tín hữu Công giáo. Đức Hồng Y Keeler ghi chú là không những các giám mục Âu Mỹ thúc bách việc sử dụng các ngôn ngữ địa phương nhưng các giám mục Nam Bán Cầu cũng cho thấy rằng dân chúng của họ “nhận thấy La ngữ như là một nền văn hóa thống trị; đó là chủ nghĩa thực dân ngụy trang dưới một dạng thức khác.”

 Khi được hỏi về những thành quả lớn lao của Công Đồng, Đức Giám Mục Cummins đưa ra ngay một danh sách như sau: “phụng vụ, Giáo Hội, tự do tôn giáo, đại kết.”  Ngài gọi việc dân chúng dấn thân một cách linh động vào vấn đề phụng vụ là một chuyển hướng trọng đại từ trước Công Đồng. Ngài cho biết giáo huấn của Công Đồng về Giáo Hội như một cộng đồng và như là dân Chúa để nhấn mạnh tầm mức quan trọng của bí tích thánh tẩy, nhu cầu tham khảo và sự quan trọng của công luận ở trong Giáo Hội.  Ngài còn nói thêm: “Điều đó có nghĩa là người ta phải công nhận sáng kiến của giáo dân, xét về mặt quyền uy, người ta phải tạo cơ hội để sáng kiến phát sinh.”  Đức Giám Mục Cummins cho biết Công Đồng nhắm tới trọng tâm của Thánh Kinh trong nền thần học, phụng vụ và cầu nguyện “đối với tôi là một thay đổi căn bản.” Ngài cho biết khi ngài được đào tạo trong chủng viện, không có tầm mức quan trọng đối với vấn đề học hỏi Thánh Kinh và đó là một cuộc chiến đấu đối với ngài: học hỏi Thánh Kinh để rao giảng hằng ngày.   Ngài cho biết: ngài chỉ tham dự khóa họp vào năm 1963 mà thôi nhưng nhận thấy thật là  một cơ hội “phi thường”, được gặp gỡ nhiều thần học gia chủ đạo của Giáo Hội và nghe họ bàn thảo những vấn đề mà Giáo Hội phải đối phó. Ngài nói: “Chúng tôi tham dự những cuộc mạn đàm về thần học gần như mỗi ngày.”  Theo các chuyên viên, cùng với sự tiến bộ lớn lao trong việc thực thi Công Đồng trong nhiều lãnh vực thuộc đời sống Giáo Hội, họ cũng nhận thấy còn nhiều việc phải làm. Đức Giám Mục Lessard nói: “Một trong những thách đố lớn lao là sự thực hiện đường lối của Công Đồng về vấn đề mục vụ” bằng cách triển khai một cách hữu hiệu những hội đồng mục vụ giáo phận và giáo xứ. Đức Hồng Y Keeler cho biết phần chương trình nghị sự chưa hoàn tất “thực ra đang cuốn hút sứ điệp chính” của Hiến Chế Công Đồng về Giáo Hội. Ngài nói: “Điều đó chưa được dân chúng hấp thụ hoàn toàn…Đó là một công tác không ngừng cố gắng kêu mời dân chúng đóng một vai trò linh động hơn trong Giáo Hội.”



 (Phỏng theo Jerry Filteau – Washington – CNS)
XII - MỘT LINH MỤC DÒNG TÊN CHUYÊN VIÊN VẪN TIẾP TỤC KHẢO SÁT SỰ THỰC THI CÔNG ĐỒNG VATICAN II
 Đứng trên một viễn tượng rất đặc biệt, một linh mục Dòng Tên đã phục vụ với tư cách chuyên viên thần học thuộc Công Đồng Vatican II còn tiếp tục khảo sát những cuộc bàn cãi, thành quả và sự thực thi Công Đồng. Bốn mươi năm sau khi phục vụ trong tư cách “peritus” (chuyên viên tại Công Đồng), cha Paolo Molinari là người đảm trách hồ sơ phong thánh cho Đức Giáo Hoàng Phao-lồ VI – vị giáo hoàng đã chủ tọa ba trong số bốn khóa họp của Công Đồng và đã giám sát việc thực thi Công Đồng cho đến khi băng hà vào năm 1978.  Cha Molinari cho “Cơ Quan Báo Chí Công Giáo” biết là Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã xây dựng Công Đồng và “nghĩ rằng Công Đồng trở thành một cuộc tập họp của một đại gia đình hạnh phúc, nhưng Công Đồng không chỉ có như vậy thôi. Công Đồng đã phát động những cuộc thảo luận đòi hỏi Giáo Hội phải đối phó với vô số vấn đề thần học mà bắt đầu được tranh luận bởi một số giám mục và thần học gia và không phải luôn luôn theo cách thức phù hợp với những giáo huấn của Giáo Hội. Công Đồng kéo dài 4 năm và trong thời gian giữa hai khóa, có nhiều cuộc thảo luận nhằm cố gắng làm cho các vấn đề được sáng tỏ.” Còn rắc rối hơn nữa, những phương tiện truyền thông về diễn tiến Công Đồng đạt tới một mức độ chưa từng có đối với những công đồng trước kia. Nhiều cuộc tranh luận cũng như cố gắng ảnh hưởng các giám mục được trình bày trên báo chí thay vì trong hội trường, qua những cuộc hội thảo nho nhỏ hay bằng những thư tín riêng.  Theo cha Molinary, cuộc thảo luận công khai càng làm trầm trọng thêm lên những dị biệt giữa những người gọi là bảo thủ và cấp tiến, xem như một số người trong Giáo Hội nghĩ rằng mọi việc trong thực tế đều được đem ra thảo luận hết.  Đối với vị linh mục Dòng tên 81 tuổi nầy, trọng điểm của Công Đồng đối với Thánh Kinh là bí quyết để lãnh hội những thay đổi có tính cách tích cực trong Giáo Hội suốt 40 năm qua. Theo cha Molinary, bằng cách hỗ trợ một cách tích cực sự nghiên cứu Thánh Kinh, cổ võ việc đọc và học hỏi Thánh Kinh đối với các tín hữu và khích lệ sự tham gia tích cực Thánh Lễ, Công Đồng đã giúp hết mọi tín hữu Công giáo làm quen với những chủ đề cốt yếu về mạc khải của Thiên Chúa. Ngài nói: “Hiểu biết Thiên Chúa đã yêu thương và quan tâm đến nhân loại như thế nào, Ngài đã đến với chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô và sự kiện Chúa Kitô trao ban Mình Ngài cho đến chết vì chúng ta, đã làm cho mối tương quan giữa chúng ta với Chúa Giêsu trở nên dễ dàng, mới mẻ và bền chặt hơn.” Cha Molinary cho biết trọng tâm đặt để vào sự tương quan với Chúa Giêsu đang sống động trong cộng đồng Giáo Hội đã củng cố sự hiểu biết của tín hữu Công Giáo về sự trao ban qua Bí Tích Thánh Thể và đời sống Kitô hữu có ý nghĩa như thế nào. Theo cha, “đó là môt sụ hiệp nhất xuất phát từ tình yêu sống trong một ơn gọi tự hiến thân mình” cho dù trong đời sống linh mục, đời sống tu trì, hôn nhân hay độc thân.  Cha Molinary nói rằng viễn tượng Thánh Kinh về việc Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ, đồng hành với dân Ngài qua cuộc sống trần thế, kêu gọi họ hành động một cách chính trực và quan tâm đến kẻ yếu kém cũng có quan hệ mật thiết rất lớn đối với cách thức mà Giáo Hội và các thành viên của Giáo Hội tưong quan đến thế giới. Với cha Molinary, theo gương Chúa Giêsu, Công Đồng xác định rằng “khi tiền tài, quyền lực, kiến thức hay ngay cả tôn giáo được dùng để khai thác dân chúng thì điều đó đáng bị chỉ trích.” Cha cho biết Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội - Lumen Gentium – khi nói về Giáo Hội như “dân Chúa” hay như “Giáo Hội lữ hành” thì thành ngữ “thân thể Đức Kitô” quan trọng nhất: đó là sự sống tuôn chảy từ Chúa Giêsu là đầu, liên kết chúng ta lại với nhau và sai đi giữa trần thế.” Về cuộc tranh luận Công Đồng nhằm mục đính gì đối với Giáo Hội, cha Molinary cho rằng có một sự thiếu thận trọng đã xảy ra ngay cả trước Công Đồng cũng như trong thời gian Công Đồng được tỏ bày bởi những người không muốn thay đổi gì hết và những người muốn thay đổi tất cả. Ngài cho biết, thay vì cố gắng quay ngược kim đồng hồ trở lại, nhiều vị lãnh đạo Giáo Hội và tín hữu ngày nay đang ra sức phục hồi “một số giá trị và những tập tục đã bị loại trừ hay ngay cả bị chế giễu, chủ yếu vì cách thức mà họ diễn đạt không còn được quảng diễn cho dân chúng. Những người đó không nói: ‘chúng ta đã đi quá xa’, nhưng họ nói: ‘có thể chúng ta đã thiếu sót điều gì đó.’”

 Nhu cầu có những  giây phút thinh lặng và thẩm định bản chất hy sinh của Thánh Thể, theo cha, đó là một thí dụ. Vì vậy đã có quyết định phát hành một tài liệu giáo lý của Giáo Hội phổ cập và dễ hiểu đối với những người nam cũng như nữ hiện nay. Ngài kết luận: “Thánh Thần của Chúa hoạt động trong Giáo Hội, hướng dẫn hoạt động khôn ngoan đối với những ai không có trí óc khép kín cũng như không chống đối.”

 (Phỏng theo Cindy Wooden – Vatican City – CNS)


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 246.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương