CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN


/- Sắc Lệnh về các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương



tải về 246.55 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích246.55 Kb.
#1733
1   2   3   4

 5/- Sắc Lệnh về các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương (Orientalium Ecclesiarum) ngày 21-11-1964 tuyên bố sự đa dạng trong Giáo Hội không làm tổn thương sự duy nhất tính của Giáo Hội nên các Giáo Hội Công Giáo Đông phương nên trở về với những truyền thống của mình.

 6/- Sắc Lệnh về Mục Vụ trong Giáo Hội (Christus Dominus) ngày 28-10-1965 tuyên bố mỗi giám mục có toàn quyền bình thường trong địa phận của mình và trình bày tín lý Kitô giáo theo những cách thức thích ứng với thời đại. Sắc Lệnh đề xuất những hội nghị các giám mục để thực thi việc cùng chung điều hành mục vụ.

 7/- Sắc Lệnh về Việc Đào Tạo Linh Mục (Optatam Totius) ngày 28-10-1965 khuyến khích các chủng viện phải chú trọng việc huấn luyện thuộc linh, trí tuệ và kỷ cương có tính cách thiết yếu để chuẩn bị những sinh viên chọn ơn gọi linh mục trờ thành những chủ chăn tốt.

 8/- Sắc lệnh về Cải Tổ Thích Nghi Đời Sống Tu Trì (Perfectae Caritatis) ngày 28-10-1965 quy định những nguyên tắc chỉ đạo để đổi mới có tính cách cá nhân và cơ cấu đối với đời sống các nam nữ tu sĩ và linh mục thuộc các hội dòng.

 9/- Tuyên Ngôn của Giáo Hội đối với những Tôn Giáo Ngoài Kitô Giáo (Nostra Aetate) ngày 28-10-1965 công bố Giáo Hội Công Giáo không bác khước những gì chân thật và thánh thiện trong các tôn giáo không phải Kitô giáo, kêu gọi chấm dứt phong trào bài Do-Thái và mọi hình thức kỳ thị căn cứ trên chủng tộc, màu da, tôn giáo hay điều kiện sống vì không thuộc về tâm thức của Đức Kitô.

 10/- Tuyên Ngôn về Nền Giáo Dục Kitô Giáo (Gravissimum Educationis) ngày 28-10-1965 xác quyết quyền của cha mẹ chọn lựa kiểu mẫu giáo dục mà họ mong muốn cho con cái mình, nhấn mạnh tầm mức quan trọng của các trường Công giáo và bênh vực quyền thanh tra trong các trường cao đẳng và đại học Công giáo.



 11/- Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Chúa (Dei Verbum) ngày 18-11-1965 công bố Giáo Hội tin vào Thánh Kinh và Thánh Truyền như là một kho tàng chứa đựng Lời Chúa và khích lệ sử dụng việc nghiên cứu có tính cách khoa học tân tiến trong vấn đề học hỏi Thánh Kinh.

 12/- Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân (Apostolicam Actuositatem) ngày 18-11-1965 tuyên bố giáo dân nên gây ảnh hưởng đối với những người lân cận bằng những giáo huấn của Chúa Kitô.

 13/- Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo (Dignitatis Humanae) ngày 7-12-1965 tuyên bố tự do tôn giáo là một quyền nằm trong nhân phẩm mỗi người và không ai bị ép buộc hành động theo một cách thức ngược lại với chính niềm tin của họ.

 14/- Sắc Lệnh về Thánh Chức và Đời Sống Linh Mục (Presbyterorum Ordinis) ngày 7-12-1965 công bố bổn phận trước tiên của linh mục là loan báo Tin Mừng cho mọi người, chấp thuận khuyến khích đời sống độc thân như là một tặng phẩm và khuyên bảo nên có một bổng lộc tương xứng đối với các linh mục.

 15/- Sắc Lệnh về Hoạt Động Tông Đồ của Giáo Hội (Ad Gentes) ngày 7-12-1965 công bố hoạt động thừa sai nên hỗ trợ sự an sinh của dân chúng về mặt xã hội và kinh tế và không được bắt buộc bất cứ ai chấp nhận đức tin.

 16/- Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Đại (Gaudium et Spes) ngày 7-12-1965 công bố Giáo Hội nên đối thoại với những người vô thần, không ngừng vận động và cổ võ hòa bình, chiến tranh nguyên tử là điều phải cố tránh bằng mọi giá và sự giúp đỡ những quốc gia chậm tiến là việc làm cấp bách. Sắc Lệnh cũng công bố hôn nhân không chỉ truyền sinh mà thôi và khoa học phải khẩn cấp tìm ra những phương tiện điều hòa sinh sản có thể chấp nhận được.

 (Vatican City –CNS)


V - CÔNG ĐỒNG CHUNG VÀ THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC
  Một sự tập hợp toàn thể các giám mục của Giáo Hội Công Giáo do Đức Giáo Hoàng mời gọi để thảo luận kỹ lưỡng những đường hướng bảo vệ và cổ võ những giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội được gọi là Công Đồng Chung. Như đã trình bày, Công Đồng Vatican II nhóm họp trong 4 khóa từ năm 1962 đến năm 1965 là công đồng chung thứ 21. Công đồng chung thứ 20 là công Đồng Vatican I được nhóm họp từ 1869-1870. Ngoài sự kiện Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới được nhóm họp thường xuyên hơn các công đồng chung, sự khác biệt cốt yếu giữa các công đồng chung và thưọng hội đồng giám mục là mức độ tham gia và quyền hạn liên kết. Hết thảy các giám mục Công giáo, kể cả những giám mục phụ tá, có quyền tham dự và bỏ phiếu tại một Công Đồng Chung. Tại các Thượng Hội Đồng Giám Mục, các giám mục hoặc được chọn để tham dự hội nghị các giám mục hoặc được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm.  Được sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng, các quyết định của một Công Đồng Chung thì ràng buộc đối với Giáo Hội, điều đó khiến cho Công Đồng Chung là thẩm quyền giáo huấn tối cao của Giáo Hội. Những thành viên của các Thượng Hội Đồng Giám Mục, trái lại, chỉ đề nghị với Đức Giáo Hoàng một cách thân tín mà thôi.

 Sự khác biệt rõ rệt được mô tả trong Bộ Giáo Luật năm 1983:

 -         “Giám mục đoàn thực thi quyền hạn trên Giáo Hội hoàn vũ một các long trọng trong một Công Đồng Chung.”

-         “Thượng Hội Đồng Giám Mục là một nhóm giám mục được chọn lựa từ những miền khác nhau trên thế giới và gặp gỡ nhau vào những thời gian ấn định để cổ võ một sự hiệp nhất mật thiết giữa vị Giáo Chủ Roma và các giám mục để hỗ trợ vị Giáo Chủ Roma bằng ý kiến của họ hầu bảo vệ và tăng cường đức tin cùng phong hóa và duy trì cùng củng cố kỷ luật giáo sĩ và xem xét những vấn nạn liên hệ đến sinh hoạt của Giáo Hội giữa trần thế.”



 Sự tập hợp các Thánh Tông Đồ mô tả trong chương 15 Sách Công Vụ Tông Đồ được xem như tiền lệ cho các công đồng chung: các Tông đồ gặp nhau để thảo luận vào một thời điểm có sự căng thẳng gia tăng về vấn đề các người không phải Do-Thái trở lại Kitô giáo có bị bắt buộc phải theo những luật lệ về chế độ ăn uống của Do-Thái giáo không.

 Những công đồng chung ban đầu như Nicaea, Constantinople, Ephesus và Chalcedon được triệu tập để đương đầu với những nhóm ly giáo đe dọa xé nát Kitô giáo.

 Bảy công đồng đầu tiên được các giáo hội Chính Thống cũng như Công giáo công nhận, đã minh định những giáo huấn căn bản của Đức Tin Kitô giáo.

 Nhiều công đồng trong số 14 công đồng tiếp theo đã diễn ra từ khi có sự rạn nứt giữa các Kitô hữu Đông phương và Tây phương đã cố gắng tìm phương cách hàn gắn sự chia cách trong nội bộ Kitô giáo, và các công đồng đó cũng còn đi xa hơn nữa trong việc làm sáng tỏ những giáo huấn về đức tin và phong hóa cùng ra lệnh cải tổ phụng vụ và cơ cấu Giáo Hội.

 (Phỏng theo Cindy Wooden - Vatican City – CNS)
VI - ĐỨC GIÁO HOÀNG PHAOLÔ II ĐIỀU HƯỚNG VÀ KIỆN TOÀN CÔNG ĐỒNG VATICAN II
 Khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII băng hà vào tháng 6 năm 1963, Công Đồng Vatican II vừa mới bắt đầu. Tám chục vị Hồng Y đã tập họp bầu vị giáo hoàng kế tục mà vị đó có thể đình chỉ hay hủy bỏ công đồng.Thay vào đó, các ngài đã bầu Đức Giáo Hoàng Phao-lồ VI là vị đã tức thời tuyên bố ý định muốn thấy Công Đồng tiếp tục và tái xác nhận mục tiêu của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII là muốn làm cho Công Đồng trở thành khí cụ đổi mới cho Giáo Hội. Khóa họp đầu tiên của Công Đồng - từ ngày 11 tháng 10 đến ngày 8 tháng 12 năm 1962 – đã không đưa ra một văn kiện quan trọng nào. Hôm trước ngày chấm dứt khóa họp, các vị giám mục đã bỏ phiếu phần đầu của Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh và đã chấp thuận với một tỉ số lớn lao về những nguyên tắc cải tổ phụng vụ bao gồm việc thờ phượng có thể dùng ngôn ngữ địa phương và những nghi thức phụng vụ được thích nghi với những nền văn hóa địa phương. Khi họp lại trong ba khóa kế tiếp vào các mùa thu dưới triều đại của Đức Giáo Hoàng Phao-lồ VI, Công Đồng đã đưa ra 16 hiến chế,những sắc lệnh hay tuyên ngôn mà nhiều văn bản cho thấy sự dấn thân thâm sâu của Giáo Hội.Linh mục Joseph A. Komonchak đã nói: “Đức Thánh Cha Phao-lồ VI có một ý thức tổ chức công tác khả quan hơn Đức Thánh Cha Gioan XXIII trước kia.” Cha là một thần học gia thuộc Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ và là người đảm trách tài liệu về Lịch sử Vatican II gồm 5 quyển - một tập nghiên cứu chung quyết của một nhóm học giả quốc tế.Trong một cuộc phỏng vấn, cha Komonchak cho biết sau khóa I của Công Đồng, Đức Hồng Y Giovanni Battista Montini là vị sẽ trở thành Giáo Hoàng Phao-lồ sau nầy, trong một cuộc nói chuyện, Ngài đã phát biểu là Công Đồng cần một trọng điểm hợp nhất.Cha Komonchak còn nói thêm: “Trong diễn văn khai mạc Khóa II và đó là lần đầu tiên Ngài chủ tọa, Ngài đã làm cho Giáo Hội trở thành chủ đề chính của Công Đồng, nghĩa là Giáo Hội phải tự nhận thức về chính mình, Giáo Hội nghĩ về mình như thế nào và Giáo Hội nghĩ về tương quan của mình với thế giới ra sao?”Và cha cũng cho biết trong “Ecclesiam Suam” (Giáo Hội của Chúa) – Thông Điệp đầu tiên của Ngài - Đức Thánh Cha Phao-lồ VI đã mạnh mẽ đề xướng bằng những lời lẽ hùng hồn và mỹ lệ về khái niệm đối thoại. Đó là một trong những đặc điểm chính của những tài liệu Công Đồng về đối thoại với những tín hữu Kitô giáo khác, với những tín đồ các tôn giáo khác, với thế giới tân tiến…

 Những người lớn tuổi đều nhớ lại rất ít có sự đối thoại diễn ra giữa các tín hữu Công giáo và không Công giáo, nhất là ở Bắc Mỹ. Lúc bấy giờ vấn đề đại kết thường được Roma kiểm soát rất chặt chẽ. Riêng đối với việc đối thoại với thế gới tân tiến, thái độ nổi bật là luôn luôn ngờ vực và kết án. Đức Giáo Hoàng Phao-lồ VI, theo lời cha Komonchak, “đã bắt đầu từ từ nắm vai trò lãnh đạo nhiều hơn cho nên khi một thiểu số khư khư bày tỏ sự dè dặt đối với giáo lý về giám mục đoàn trong chương 3 của “Ánh Sáng Muôn Dân”, Ngài đã ra lệnh thêm vào một lời chú thích có tính cách chuẩn bị và làm nền tảng mà trên đó các giám mục sẽ bỏ phiếu về chương đó. Ngài cũng can thiệp cho đến phần kết thúc liên quan tới Sắc Lệnh về Đại Kết.” Những hành động đó làm xoa dịu một thiểu số những viên chức cao cấp thuộc Giáo Triều Roma, tuy ít ỏi nhưng có quyền lực điều khiển, vì họ nghĩ rằng Công Đồng đã đi quá xa đối với một số vấn đề”

 Cha Komonchak nói: “Tôi thiết tưởng Ngài cương quyết không để cho Công Đồng được nối tiếp bằng một cuộc ly giáo và Ngài không muốn một thiểu số - trong trường hợp nầy là “thiểu số bảo thủ” - có thể than phiền về cung cách mà họ đã bị đối xử tại Công Đồng Vatican II như cách thức mà “thiểu số tự do” tại Công Đồng Vatican I đã than phiền. Vì vậy Ngài đã làm bất cứ điều gì hầu có thể đạt tới một sự đồng thuận càng nhiều càng tốt đối với những vấn đề gây nhiều tranh luận.”  Cha Komonchak cho biết Đức Giáo Hoàng Phao-lồ VI cũng đã can thiệp vào những giai đoạn soạn thảo của Công Đồng đối với Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Chúa. Linh mục thần học gia đó nói: “Ngài nhấn mạnh là họ đã đưa ra một văn bản về sự tương quan giữa Thánh Kinh và Thánh Truyền và một văn bản khác về sử tính của Thánh Kinh mà Ngài nhận thấy văn bản thứ nhất xem ra tối nghĩa. Ngài muốn đưa ra một công thức có thể gợi lên một vấn đề chưa được giải quyết là Thánh Truyền chứa đựng những chân lý mà Thánh Kinh không có, và điều đó đã thể hiện trong văn bản cuối cùng.” Cha Komonchak còn nói: “Một vấn nạn khác liên quan đến vấn đề linh ứng. Đức Thánh Cha muốn điều đó được diễn tả như thế nào để người ta có thể xác nhận rằng toàn bộ Thánh Kinh được linh ứng, và điều đó được đọc thấy trong một văn bản theo đó Chúa đã ban hành vì phần rổi chúng ta. Nói cách khác, làm thế nào khi người ta đọc văn bản đó, người ta đọc những gì được đề cập tới phần rổi chúng ta, chứ không phải những điều nói về miền Cận Đông xưa kia và về thực vật học.”

 Khi thực thi Công Đồng trong thời gian 13 năm, kể từ khi bế mạc cho đến lúc Ngài băng hà vào năm 1978, theo cha Komonchak, Đức Thánh Cha Phao-lồ VI “đã bị công kích nặng nề từ cánh tả cũng như cánh hữu và đối với tôi điều đó có nghĩa là Ngài đã hành xử đúng.” Cha Komonchak nói thêm: “Dĩ nhiên Ngài không hoàn toàn hài lòng với hết mọi điều xảy ra thời hậu Công Đồng; nhưng ai có thể hài lòng đây? Tôi thiết tưởng Ngài rất đau buồn bởi những biểu hiện của một thứ chống đối và cả cách mạng nữa, nhưng tôi thiết nghĩ Ngài đã hoàn thành một công việc tốt. Ngài vẫn thực thi Hiến Chế Phụng Vụ và trong thực tế, Ngài đã cho phép những sự cải cách còn đi xa hơn những gì mà chính Công Đồng đã đề nghị. Tôi thiết tưởng Ngài cố thực hiện sự đối thoại với những Kitô hữu khác và Ngài đã thiết lập một văn phòng đối thoại với những tín hữu không phải Kitô hữu và những người không tín ngưỡng và Ngài đã viết đôi văn kiện quan trọng về xã hội. Ngài đã chủ tọa Thượng Hội Đồng Giám Mục một cách cởi mở hơn dưới triều đại của vị giáo hoàng kế tiếp Ngài.” Cha Komonchak cho biết Thông Điệp “Humanae Vitae” (Sự Sống Con Người) vào năm 1968 mà theo đó Đức Thánh Cha Phao-lồ VI tái xác quyết giáo huấn truyền thống của Giáo Hội là việc sử dụng phương pháp ngừa thai nhân tạo trong những quan hệ vợ chồng tự bản chất vốn sai lầm là “một thánh giá nặng nề đối với Ngài.”  Theo cha Komonchak: “Một phần của vấn đề là chưa đầy ba năm sau khi Công Đồng bế mạc, việc thi hành quyền giáo huấn (magisterium) tối cao rõ rệt của hội đồng giám mục theo Công Đồng đã đột ngột được thay thế bới sự thi hành độc nhất về quyền đó bởi Đức Giáo Hoàng. Và phản ứng đối với điều đó đã khiến Đức Giáo Hoàng buồn phiền cho đến đỗi Ngài không bao giờ ban bố một thông điệp nào khác nữa.”

 Trên bình diện đại kết, Đức Thánh Cha Phao-lồ VI đã có những “cử chỉ ngoạn mục”, chẳng hạn Ngài ôm hôn Đức Giáo Chủ Chính Thống Đại Kết là Athenagoras ở Constantinople nhân dịp Ngài đi thăm viếng Thánh Địa năm 1964. Ngài cũng đã khai mạc nhiều cuộc đối thoại đại kết có tính cách song phương và đa phương còn tiếp tục cho đến ngày nay.

 (Phỏng theo Jerry Filteau – Washington – CNS)


VII - NHỮNG THAY ĐỔI PHỤNG VỤ
Ngày 29/11/1964 - Chúa nhật đầu tiên Mùa Vọng - bắt đầu một loạt những thay đổi rộng lớn trong việc dâng Thánh Lễ.

 Thay vì xoay lưng lại phía dân chúng, linh mục đối diện với giáo dân và không còn việc “xem Lễ” hay “làm Lễ” mà là “dâng Lễ” và “tham dự Thánh Lễ”. Ngoài ra Thánh Lễ không phải hoàn toàn bằng La-ngữ, nhưng một phần trong Thánh Lễ bằng tiếng bản xứ. Đó chỉ là bước khởi đầu đưa tới việc “tham gia trọn vẹn, có ý thức và tích cực” của giáo dân trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội như được ủy thác bởi Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh của Công Đồng Vatican II cũng trong năm đó. Không còn sự phân biệt giữa “Lễ trọng” và “Lễ thường”. Ngoài ra, các linh mục có thể “đồng tế” trong cùng một Thánh Lễ. Vào năm 1970, còn ban bố “Chỉ Thị mới về Thánh Lễ” mang lại những thay đổi sâu xa hơn nữa.  Về các bài đọc, không phải chỉ có một bài “Thánh Thư” trước bài Phúc Âm, nhưng còn một bài đọc về “Cựu Ước” nữa, cũng như một bài “Thánh Vịnh” đối đáp ở giữa hai bài Cựu Ước và Tân Ước, với một chu kỳ các bài đọc Chúa nhật trong ba năm và một chu kỳ những bài đọc hằng ngày trong tuần trong hai năm. Thêm vào đó, “Lời Nguyện Giáo Dân” được đưa vào, tiếp theo sau Kinh Tin Kính và trước phần Dâng Của Lễ. Được phép giữ chay một giờ trước khi rưóc lễ. Vào năm 1950 việc giữ chay được rút vắn lại 3 giờ (3 giờ đối với thức ăn đặc, 1 giờ đối với chất lỏng), thay vì từ nửa đêm cho đến khi rước lễ. Bắt đầu từ nay, việc giữ chay được giảm xuống hơn nữa, chỉ còn 1 giờ cho hết mọi thức ăn.  

Tại nhiều thánh đường, những người rước lễ không còn quì xuống lan can rước lễ được trải lên một tấm vải trắng, mà chỉ đứng thôi. Các giám mục tại một số quốc gia, được sự chấp thuận của Tòa Thánh Vatican, cho phép người chịu lễ được rước lễ trong lòng bàn tay. Lời Chỉ Dẫn Tổng Quát trong Sách lễ Roma năm 1969 cho phép được rước lễ duới “hai dạng thức”, nghĩa là bánh và rượu.

 Ngày nay nhiều người đi rước lễ hơn. Đang có cuộc thảo luận xem kết quả của luật giữ chay được nới lỏng, giáo dân cảm thấy họ có quyền rước lễ hay giảm thiểu cảm thức tội lỗi nhờ đó một số người rước lễ mà trước kia họ không được rước. Ca đoàn không còn ở trên bao lơn cao phía sau nhà thờ mà ở bên cạnh hay trên cung thánh mà cộng đoàn đều thấy. Âm nhạc cũng thay đổi.  Để theo kịp tiến trình thời đại, ‘Thánh lễ dân tộc” cũng được phổ biến, ban đầu với đàn guitar. Sau đó là Thánh Lễ bằng Phúc Âm của tín hữu da đen, Thánh lễ theo điệu nhảy pônca của tín hữu người Mỹ Công Giáo gốc Ba-Lan và những Thánh Lễ khác của các nhóm dân tộc hát bằng tiếng mẹ đẻ.

 Peter Finn, phụ tá giám đốc Ủy Ban Quốc Tế về Phụng Vụ bằng Anh ngữ, đặt căn cứ ở Hoa-Thịnh-Đốn, cho biết: “Nhằm cổ võ sự tham gia đông đảo, nơi dành cho ca đoàn cũng được đặc biệt chú ý…để linh động hóa việc cộng đồng cầu nguyện bằng tiếng hát.” Rất nhiều bản nhạc mới được sáng tác và xuất bản sau Công Đồng Vatican II dùng trong phụng vụ được sắp đầy các bàn quì, gồm có sách lễ với sách hát nhiều loại.

 “Cử chỉ chúc bình an được đưa vào trong Thánh lễ sau khi đọc kinh “Lạy Cha” và trước kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa”. Peter Finn cho biết: “Đó luôn luôn là một phần của phụng vụ Roma từ trước đến nay. Trước kia chúc bình an thường được trao đổi giữa một giám mục với phó tế và phụ phó tế. Bây giờ được áp dụng cho toàn thể cộng đoàn như là một cách thức làm sống lại một tục lệ cũ lan rộng cho cả cộng đoàn tiếp theo sau Công Đồng Vatican II.”  

Sự thay đổi phụng vụ dành cho giáo dân nhiều vai trò. Ngoài việc làm trổi dậy các ca đoàn, giáo dân còn đọc sách (một phần vụ trước kia dành cho chủng sinh) cũng như chuyên viên nghi lễthừa tác viên đặc biệt về Thánh Thể.

 Ngay cả những người sắp xếp chỗ ngồi trước kia chỉ có phần vụ đưa những giỏ xin tiền qua từng hàng ghế để nhận tiền dâng cúng, bây giờ được kể như nhân viên tiếp tân, đón tiếp niềm nở những người mới đến cũng như những giáo dân cũ.

 Thánh Lễ chiều thứ bảy thay thế cho Chúa nhật cũng là một sự đổi mới khác. Tài liệu Công Đồng Vatican II vào năm 1967 - “Eucharisticum Mysterium” (Chỉ Dẫn về Nghi Thức Sùng Bái Mầu Nhiệm Thánh Thể) – đã công bố: vì “nhu cầu mục vụ”, Thánh Lễ Chúa nhật có thể được cử hành vào chiều thứ bảy. Giáo Hội nghĩ rằng những gia đình có thể làm tròn bổn phận xem lễ Chúa nhật như thế và có Chúa nhật rảnh rỗi dành cho những sinh hoạt gia đình. Cùng với thời gian, những người tham dự Thánh Lễ chiều thứ bảy ở Hoa Kỳ cũng thay đổi và cộng đoàn thường gồm những người lớn tuổi đi lễ vào Chúa nhật.  “Nghi thức bán phụng vụ” cũng xuất hiện. Đó là nghi thức cầu nguyện theo khuôn khổ Thánh Lễ, nhưng vì sự vắng mặt của linh mục nên không có phần Dâng Của lễ và Đọc Lời Truyền. Cộng đoàn được rước Mình Thánh Chúa giữ trong nhà tạm.     Những việc đạo đức quen thuộc như lần chuỗi Mân Côi, làm tuần cửu nhật và chầu Bốn Mươi Giờ cũng biến mất hay trở nên ít thông dụng hơn tại nhiều nơi.

 Đức Ông James Moroney, giám đốc Văn Phòng Phụng Vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết: “Ở bất cứ nơi nào trong lịch sử Giáo Hội, khi nhấn mạnh đến sự tham dự đông đảo, đôi khi phải hy sinh sự chiêm niệm.” Khi bắt đầu Công Đồng, một vài việc thực hành đạo đức có tính cách thông dụng ở vài nơi được Công Đồng Vatican II làm sáng tỏ, dần dần được rút ngắn lại hay chấm dứt luôn.  Một sự thay đổi có ý nghĩa khác là nghi thức xưng tội, nhất là giải tội chung, còn gọi là giải tội tập thể. Về việc giải tội chung, thông thường lôi cuốn hằng trăm người đến các nhà thờ để nghe đọc Thánh Kinh, nghe giảng, xét mình và cầu nguyện, tiếp theo là việc xưng tội riêng và được giải tội.   Có đôi trường hợp được giải tội tập thể. Luật Giáo Hội chỉ cho giải tội tập thể trong những trường hợp rất giới hạn và với điều kiện mỗi người phải xưng tội riêng trong một thời gian hợp lý. Ở một số nơi trong thập niên 1970, hôn lễ ở ngoài trời không được thông dụng. Theo Đức Ông Moroney, hôn lễ ở ngoài trời chỉ được diễn ra với sự cho phép của Đức Giám Mục giáo phận, và những bài đọc Thánh Kinh là điều bắt buộc.   Bốn mươi năm sau khi Công Đồng Vatican II bế mạc, một số cuộc tranh luận sôi nổi trong giới Công giáo, từ giáo dân cho đến các vị Hồng Y, vẫn còn xoay chung quanh các vấn đề liến quan tới phụng vụ.

 Vatican II đã công bố Thánh Thể là “nguồn gốc và tuyệt đỉnh của đời sống Công giáo”, như vậy “việc tranh luận hoàn toàn đúng và diễn ra từ gốc tới ngọn.” Đức ông Moroney còn nói thêm: Thánh Thể là “nguồn gốc và tuyệt đỉnh mọi sự và Thánh Thể sẽ là một nơi mà chúng ta ôm ấp cũng như xem thường và mọi sự đều được tỏ bày một cách trong sáng như pha lê.”

 (Phỏng theo Mark Pattison – Washinton – CNS)


VIII - SỰ CHUYỂN HƯỚNG VỀ PHÍA GIÁO DÂN
Thừa tác viên trong giáo xứ ngày nay có lẽ đúng hơn là một giáo dân nam hay nữ.  Trước Công Đồng Vatican II, hầu hết những giáo dân liên hệ đến những sinh hoạt thường nhật tại một xứ đạo Công giáo là dọn dẹp nhà thờ cho sạch sẽ và giúp lễ. Với nhiều linh mục được bổ nhiệm cho giáo xứ và một tu viện có nhiều nữ tu bên cạnh, giáo dân chỉ được làm những công việc thứ yếu, có tính cách mgoại biên, như trả lời điện thoại trong nhà xứ, làm “giám thị” cho các lớp tiểu học hay tình nguyện viên cho Hội Thánh Vincent de Paul.  Chuẩn bị các đôi hôn nhân, sắp xếp phụng vụ, giữ sổ sách tài chánh, dạy dỗ giáo lý tân tòng và thi hành mục vụ như thăm viếng bệnh nhân…đều là công việc của “Cha”. Những phần vụ lớn không do linh mục đảm trách như dạy học ở trường nhà xứ, các lớp giáo lý và những công việc khác liên quan đến giáo dục đều thuộc trách nhiệm các “Dì”. 

Thời hậu Công Đồng chuyển cho giáo dân đảm trách hầu hết những phần vụ đó, khởi đầu cách chầm chậm, nhưng trong ít năm gần đây đã lan rộng một cách đột ngột. Cha Eugene Lauer, giám đốc “Trung Tâm Quốc Gia về Đời Sống Mục Vụ” cho biết cho tới trước năm 1990, ít khi giáo xứ tuyển dụng giáo dân cho những công việc thông thường do linh mục đảm trách, nhưng ngày nay, ở Hoa-Kỳ, số giáo dân giữ những nhiệm vụ đó đã vượt mức linh mục trong phạm vi mục vụ giáo xứ. Theo cha, có khoảng 31,000 giáo dân hoạt động với tư cách chuyên viên mục vụ tại hai phần ba giáo xứ Hoa-Kỳ. Con số đó không bao gồm các giáo viên, giáo sư và nhân viên điều hành các học đường Công giáo cùng những nhân viên hỗ trợ như thư ký, người quản lý và giữ sổ sách. Cha Lauer cho biết có khoảng 28,000 linh mục hoạt động chủ yếu trong các giáo xứ. “Đó là một sự thay đổi đột ngột từ 15 hay 20 năm trước đây”, cha đã nói với “Cơ Quan Thông Tin Công Giáo” như thế. 

Cha Lauer còn cho biết, chỉ từ năm 1990 thôi, đã có 22,000 giáo dân đảm trách các phần vụ đọc sách, mục vụ giới trẻ, điều hành công tác xã hội và phối kết giáo dục thanh thiếu niên hoặc trong những phần vụ chuyên môn về mục vụ khác. Trước Công Đồng Vatican II, chưa tới một phần trăm những công việc đó ở Hoa Kỳ được các giáo dân đảm trách. Ngài nói: “Đó là một hiện tượng hầu như ít ai biết đến.” Các nam nữ tu sĩ, đứng trên phương diện kỷ thuật, cũng được định nghĩa như giáo dân, nhưng từ Công Đồng Vatican II, con số tu sĩ đã giảm thiểu đột ngột hơn nhiều so với linh mục. Một bài nghiên cứu do Trung Tâm Quốc Gia về Đời Sống Mục Vụ trong một số phát hành gần đây, cho thấy kể từ 1990 số nữ tu đảm trách mục vụ giáo xứ đã giảm từ 41 xuống còn 16 phần trăm.

Theo “Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng về Sứ Vụ Tông Đồ” tại Đại Học Georgetown, từ năm 1965, số nữ tu ở Hoa-Kỳ đã giảm từ 180,000 xuống còn 69,000. Số nam tu sĩ giảm từ 12,000 xuống còn độ 5,000. Tổng số 59,000 linh mục trong toàn quốc vào năm 1965 đã xuống còn 43,000.  Trong lúc đó, số giáo dân Hoa-Kỳ đã tăng từ 46 triệu trong 17,700 giáo xứ lên tới 68 triệu trong 18,900 giáo xứ.  Ngày nay giáo dân đảm trách việc thăm viếng mục vụ đối với các bệnh nhân, đặt kế hoạch tổ chức phụng vụ, lo các ca đoàn, lập thời khóa biểu cho các người đọc sách thánh và những thừa tác viên đặc biệt về Thánh Thể cũng như điều hành những chương trình giáo dục thanh thiếu niên, chuẩn bị những đôi nam nữ dự định kết hôn và những trẻ em đi học các trường công lập.

 William D’Antonio, một giảng viên thuộc “Viện Nghiên Cứu về Chu Kỳ Đời Sống” tại Đại Học Công Giáo Hoa-Kỳ ở Washington cho biết, mặc dù những văn kiện Công Đồng Vatican II đã mở cửa cho giáo dân dấn thân trong hầu hết mọi lãnh vực về mục vụ giáo xứ, những thay đổi đó không được thực hiện một cách đồng nhất. D’Antonio nói: “Trong một số giáo xứ và giáo phận, số giáo dân liên hệ đến công tác mục vụ xem ra khá cao”, nhưng trong một số nơi khác “vẫn còn nhiều quyền uy lớn lao ở thượng tầng nên ngăn cản dân chúng làm thành Giáo Hội ‘ở hạ tầng’ khiến họ khó có thể dấn thân hơn.”

 Cha Lauer cho biết những giáo xứ lớn có nhiều tiền lắm bạc nên có nhiều giáo dân trong hội đồng mục vụ là điều dễ hiểu, nhưng cũng còn những sự khác biệt tùy vùng có thể liên hệ đến số linh mục có sẵn. Chẳng hạn, những giáo xứ thuộc Tổng Giáo Phận New York xem ra có ít giáo dân đảm trách mục vụ giáo xứ hơn là những xứ đạo thuộc Tổng Giáo Phận Chicago, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn ở New York có nhiều tổ chức và đại học lớn của Giáo Hội nên có tỷ số linh mục cao hơn và đã bổ khuyết nhu cầu nhân viên. Cũng theo Cha Lauer, những giáo xứ ở miền Tây và miền Trung Tây Hoa-Kỳ thông thường lớn hơn nên có nhiều giáo dân trong ban nhân viên chuyên môn hơn là ở miền Đông và miền Nam Hoa-Kỳ. Ngài nói: “Có rất nhiều yếu tố để các giáo xứ có thể cung ứng thành phần dân sự thuộc giáo dân.”  Theo nghiên cứu của “Trung Tâm Đời Sồng Mục Vụ”, 41 phần trăm giáo dân làm việc cho giáo xứ có trình độ cao học trong lãnh vực hoạt động của họ, với số lương trung bình khoảng 38,000 đôn một năm. Mức lương đó xem ra hơi thấp so với những người tốt nghiệp đại học. Cha Lauer cho biết, theo sự nghiên cứu, hai phần ba những nhân viên giáo xứ cho rằng mức lương của họ thỏa đáng.  Theo cha nhận xét, với số phụ nữ chiếm tới 80 phần trăm nhân viên giáo xứ, việc làm của họ thường là lợi tức gia đình thứ hai, khiến cho tỷ số lương trên thị trường trở thành ít quan trọng đối với nhiều người.

 Cha Lauer cho biết, điều đáng ghi nhận hơn là 85 phần trăm nhân viên giáo dân trong giáo xứ mô tả công việc của họ là có ý nghĩa và họ lấy làm vừa ý. Ngoài ra 95 phần trăm cho biết họ sẽ làm việc cho giáo xứ luôn mãi hay ít nhất trong vài năm tới. Sự kiện nhiều giáo dân dấn thân nhiều hơn trong mục vụ giáo xứ khiến họ đóng một vai trò quan trọng hơn đối với Giáo Hội và họ được chuẩn bị cho những giáo xứ có ít linh mục hơn.

 Một cuộc thăm dò gần đây do “Viện Nghiên Cứu Chu Kỳ Đời Sống” thực hiện cho tạp chí “Phóng Viên Công Giáo Toàn Quốc” cho thấy 89 phần trăm tín hữu Công Giáo Hoa-Kỳ muốn giáo dân nên có quyền tham gia những quyết định về vấn đề chi tiêu đối với lợi nhuận trong giáo xứ. Có 72 phần trăm cho biết giáo dân nên được tham gia trong việc chọn lựa linh mục cho giáo xứ của họ. Và 83 phần trăm ngỏ ý nên để họ tham gia quyết định trong trường hợp giáo xứ phải đóng cửa. Vì số linh mục thi hành mục vụ cho giáo dân ở Hoa-Kỳ bị giảm thiểu, đa số những người được thăm dò bởi “Viện Nghiên Cứu về Chu Kỳ Đời Sống” tổ chức cho biết trong một chừng mục nào đó có thể chấp nhận được việc đem những linh mục từ các xứ khác vào nước hay chia sẻ những linh mục với các giáo xứ khác. Trong số những chọn lựa khác, đại đa số dân chúng cho biết trong một mức độ nào đó có thể chấp nhận việc có một quản lý viên cho giáo xứ hay có những linh mục thỉnh thoảng thăm viếng, nhập những giáo xứ gần nhau vào một và thỉnh thoảng có một nghi thức Rước Lễ thay vì Thánh lễ.  Đại đa số cho biết họ không thể chấp nhận việc có Thánh Lễ ít hơn một lần trong tuần cũng như việc đóng cửa giáo xứ của họ.

 (Phỏng theo Patricia Zapor – Washington – CNS)


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 246.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương