CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 53.85 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích53.85 Kb.
#5700
UBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1273/SGDĐT-GDTrH&GDTX Khánh Hòa, ngày 09 tháng 10 năm 2014

V/v Hướng dẫn thực hiện

cụ thể một số nhiệm vụ chuyên môn

GDTrH và GDTX năm học 2014-2015

Kính gửi:

- Các Phòng Giáo dục và Đào tạo;

- Các trường Trung học phổ thông;

- Các trường phổ thông Dân tộc nội trú;

- Các Trung tâm Giáo dục thường xuyên;

- Các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp;

- Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang;

- Các trường Trung cấp nghề: Ninh Hòa, Vạn Ninh, Cam Ranh.

Căn cứ Công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH ngày 05/8/2014 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014 – 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT);

Căn cứ Công văn số 4221/BGDĐT-GDTX ngày 08/8/2014 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 đối với Giáo dục thường xuyên của Bộ GDĐT;

Căn cứ Công văn số 992/SGDĐT-GDTrH ngày 25/8/2014 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014 – 2015 của Sở GDĐT;

Căn cứ Công văn số 1011/SGDĐT-GDTXCN ngày 29/8/2014 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 đối với Giáo dục thường xuyên của Sở GDĐT;

Sở GDĐT hướng dẫn cụ thể việc thực hiện một số nhiệm vụ Giáo dục Trung học (GDTrH) và Giáo dục thường xuyên (GDTX) năm học 2014-2015 như sau:



1. Về việc chủ động, linh hoạt thực hiện chương trình, xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng tinh giản nội dung dạy học và phát triển năng lực học sinh

1.1. Định hướng chỉ đạo

- Nhà trường thực hiện khung thời gian 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần), đảm bảo thời gian kết thúc học kỳ I, kết thúc năm học thống nhất trong đơn vị, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ.

- Nội dung dạy học cần chú trọng lồng ghép giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh chủ động trong học tập và vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống.

1.2. Biện pháp cụ thể

Nhà trường và giáo viên (GV) xây dựng kế hoạch và nội dung dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông (35 tuần theo khung PPCT), tối thiểu phải thực hiện được các yêu cầu của Chuẩn kiến thức, kỹ năng và nội dung điều chỉnh giảm tải hiện hành. Trên cơ sở của sách giáo khoa (SGK), tài liệu dạy học bộ môn và các tài liệu tham khảo, tùy theo đặc điểm của địa phương, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy – học và đối tượng học sinh (HS), nhà trường và GV chủ động điều chỉnh thời lượng dạy học giữa các bài học, xác định nội dung, tiến trình và phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức lớp học nhằm đạt hiệu quả dạy học cao nhất.

- Tùy theo thực tiễn của nhà trường. Mỗi tổ/nhóm (gọi chung là tổ) bộ môn chọn lựa và xây dựng ít nhất một chủ đề dạy học/môn/khối lớp/học kỳ theo định hướng đổi mới để cùng thực hiện và trao đổi, đánh giá.

Tổ bộ môn chọn lựa một nhóm bài/tiết trong chương trình để xây dựng thành một chủ đề dạy học, xác định thời lượng dạy học cho cả chủ đề và thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho chủ đề thành từng giai đoạn hoạt động của học sinh.

Mỗi tiết dạy trong giai đoạn thực hiện chủ đề không nhất thiết phải thực hiện đủ các bước lên lớp theo quy trình thực hiện một tiết dạy truyền thống theo bài.

Một chủ đề dạy học được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ cần thực hiện một hoặc một số nội dung trong tiến trình dạy học.

Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở cả trong và ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh theo hình thức cá nhân hoặc nhóm ở ngoài lớp học và ở nhà.

- Trong tổ chức dạy học theo chủ đề, chú trọng các hoạt động dạy học tích hợp kiến thức của nhiều bộ môn, HS vận dụng được kiến thức liên môn vào việc giải quyết các tình huống của thực tiễn cuộc sống; lồng ghép các nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu...

- Cuối học kỳ hoặc cuối năm học, tổ bộ môn thực hiện báo cáo chi tiết về chủ đề dạy học đã thực hiện cùng với những đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất. Phòng GDTrH và phòng GDTX có kế hoạch tập hợp, đánh giá và phổ biến.

2. Về việc tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS

2.1. Định hướng chỉ đạo

- Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông.

- Đa dạng hóa các hình thức học tập. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.

- Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh. Cân đối cả hai phương pháp đánh giá: đánh giá theo kết quả và đánh giá theo quá trình.

Chú trọng kết hợp nhiều hình thức đánh giá: đánh giá qua bài kiểm tra trên lớp (với một tỉ lệ phù hợp các dạng câu hỏi mở, câu hỏi vận dụng, câu hỏi liên hệ với thực tiễn cuộc sống), qua công việc thực hiện ngoài giờ, ngoài nhà trường, qua thực hành thí nghiệm, qua bài thuyết trình, sản phẩm học tập…

Các hình thức kiểm tra, đánh giá cần chú ý hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của học sinh trong quá trình dạy học.

Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.

2.2. Biện pháp cụ thể

- Các tổ bộ môn tập huấn và phổ biến cho toàn thể GV Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bộ môn theo định hướng phát triển năng lực HS đã được Bộ GDĐT và Sở GDĐT triển khai.

- Chú trọng tập huấn và triển khai trong năm học 3 phương pháp dạy học tích cực: phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp nghiên cứu khoa học trong HS trung học.

- Đối với các môn đã được tập huấn. Mỗi tổ bộ môn trong nhà trường triển khai ít nhất một bài dạy của một lớp học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”, một bài dạy (hoặc chủ đề dạy học) của một lớp học theo phương pháp dạy học theo dự án.

Cuối học kỳ hoặc cuối năm học, tổ bộ môn thực hiện báo cáo chi tiết về bài học (hoặc chủ đề dạy học) đã thực hiện cùng với những đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất, Phòng GDTrH và Phòng GDTX có kế hoạch tập hợp, đánh giá và phổ biến.

- Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá cần được lồng ghép vào trong các Cuộc thi GV dạy học theo chủ đề tích hợp, HS vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, Cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho HS trung học do Bộ GDĐT và Sở GDĐT tổ chức.

- Các tổ bộ môn Lịch sử, Địa Lý, Âm nhạc... xây dựng và triển khai nội dung, hình thức, phương pháp sử dụng di sản vào dạy học trong trường phổ thông. Phòng GDTrH và Phòng GDTX có kế hoạch tập hợp, phổ biến các điển hình dạy học sáng tạo và hiệu quả về hoạt động này trong các trường phổ thông.

- Các Phòng GDĐT, các đơn vị trường học chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra cuối kỳ (HK1, HK2) phù hợp với thực tiễn đơn vị, đảm bảo thực chất và chất lượng, báo cáo chi tiết về Phòng GDTrH, Phòng GDTX theo định kỳ.



3. Về việc nâng cao chất lượng hoạt động tổ, nhóm chuyên môn

3.1. Định hướng chỉ đạo

- Thay đổi sinh hoạt chuyên môn truyền thống với mục đích đánh giá, xếp loại giờ dạy và thống nhất quy trình dạy học theo dạng bài học sang hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm dạy học chủ yếu nhằm phân tích hoạt động học tập của HS, rút ra những kinh nghiệm áp dụng cho các giờ dạy khác; không đánh giá cá nhân người dạy

- Tổ bộ môn chọn lựa bài học và tổ chức tìm hiểu, thiết kế bài dạy thành các hoạt động của HS. Bài dạy được thiết kế linh hoạt, sáng tạo, chủ động, không lệ thuộc vào SGK và các bước lên lớp.

Tổ bộ môn xác định mục tiêu dạy học, tự quyết định việc chọn tài liệu dạy học, nội dung dạy học, tư liệu dạy học, thời lượng, phương pháp và kỹ thuật dạy học, đồ dùng dạy học thích hợp. Tổ bộ môn chọn lựa người dạy minh họa bài học.

- Các hoạt động học tập được thiết kế, tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu của bài học, tạo điều kiện cho mọi HS tham gia vào quá trình học tập và nâng dần kết quả học tập của HS, phát huy sự tự tin, mạnh dạn, thân thiện của HS trong giờ học, phát triển năng lực vận dụng thực tiễn và sáng tạo của HS.



3.2. Biện pháp cụ thể

- Các trường tập huấn và phổ biến cho toàn thể GV Tài liệu tập huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn đã được Bộ GDĐT triển khai và Sở GDĐT phổ biến.

- Mỗi tổ bộ môn trong năm học thực hiện ít nhất một buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, từ đó có báo cáo chi tiết, đánh giá, rút kinh nghiệm và phổ biến đến các tổ bộ môn trong nhà trường. Phòng GDTrH và Phòng GDTX có kế hoạch theo dõi, đánh giá và phổ biến rộng rãi kinh nghiệm tổ chức của các trường về sinh hoạt này.

- Việc tổ chức thi GV dạy giỏi năm học 2014 – 2015, nhà trường cần chú trọng lồng ghép với việc đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học, phát triển năng lực HS và đổi mới sinh hoạt chuyên môn.

- Việc soạn giảng, GV chủ động bổ sung theo hướng phát triển năng lực HS. Cụ thể: GV lựa chọn tiết/bài phù hợp, xác định mục tiêu bài dạy, lựa chọn hoạt động, xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng phát triển năng lực của HS.

4. Về việc tham gia các phong trào, hội thi chuyên môn

4.1. Định hướng chỉ đạo

- Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các phong trào, hội thi chuyên môn góp phần phát triển năng lực học; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới.

- Khi tham gia, tổ chức các phong trào, hội thi chuyên môn cần chú trọng kết hợp việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, phát triển năng lực HS.

4.2. Biện pháp cụ thể

Nhà trường xây dựng kế hoạch tham gia các phong trào, hội thi chuyên môn trong năm học:

- Thi chọn đội tuyển HSG 12 quốc gia, thi HSG tỉnh lớp 12, thi HSG tỉnh lớp 9.

- Thi Khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học.

- Thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi (dự kiến tổ chức vào tháng 3/2015), GV dạy học theo chủ đề tích hợp và HS vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, thi tìm hiểu về biển đảo và biên giới, thi Em yêu lịch sử Việt Nam.

- Thi Olympic 30 tháng 4 dành cho HS lớp 10, 11 chuyên và không chuyên.

- Thi HSG máy tính cầm tay.

- Thi Olympic Toán trên mạng, Olympic tiếng Anh trên mạng.

- Thi các giải Thể thao học sinh các cấp.

- Thi hùng biện Tiếng Anh.

- Thi giải toán bằng Tiếng Anh trên Internet.

5. Về việc tăng cường và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học thực hành, thí nghiệm

5.1. Định hướng chỉ đạo

- Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung.

- Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học.

- Tăng cường các trang thiết bị hỗ trợ học tập ngoại khoá, nghiên cứu khoa học nhằm phát triển năng lực HS, gắn giáo dục với việc giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.



5.2. Biện pháp cụ thể

- Rà soát lại chương trình dạy học, các yêu cầu về nội dung và kỹ năng thực hành, thí nghiệm trong chương trình.

- Rà soát và đề xuất sửa chữa, bổ sung các thiết bị thực hành, thí nghiệm trong nhà trường, các trang thiết bị tự làm cần và có thể thực hiện, các trang thiết bị thực hành, thí nghiệm cần mua sắm mới.

- Kết hợp sử dụng các thiết bị thực hành, thí nghiệm truyền thống với các thiết bị tự làm, các thiết bị đo hiện đại để đạt hiệu quả cao nhất trong dạy học.

- Xây dựng các chuyên đề dạy học thực địa gắn giáo dục với tìm hiểu, giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống và trang bị, bổ sung những thiết bị cần thiết để thực hiện.

6. Tăng cường kỷ cương và nền nếp dạy học

6.1. Định hướng chỉ đạo

- Tăng cường đổi mới quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục; củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học.

- Tổ chức, quản lý việc dạy thêm, học thêm theo đúng các quy định của Bộ GDĐT và Sở GDĐT.

6.2. Biện pháp cụ thể

- Nhà trường quản lý để hoạt động dạy học chính khoá ở tất cả các môn học được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng và thời lượng quy định; không dạy dồn tiết, giảm tiết để dạy sớm và hoàn tất sớm chương trình.

- Tăng cường phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học không coi là hoạt động dạy thêm học thêm.

- Học sinh tham gia học thêm trong nhà trường trên cơ sở tự nguyện. Các lớp dạy thêm, học thêm trong nhà trường tổ chức không theo biên chế lớp học chính khoá mà theo học lực của học sinh.



7. Hồ sơ chuyên môn

Nhà trường không sử dụng những loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định của Điều lệ hoặc Quy chế do Bộ GDĐT ban hành; có thể sử dụng kết hợp để giảm số lượng các loại hồ sơ, sổ sách ở mỗi nhà trường.

Nhận được công văn này, yêu cầu lãnh đạo các đơn vị có kế hoạch triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC

- Như trên; PHÓ GIÁM ĐỐC

- Vụ: GDTrH, GDTX (để báo cáo);

- Giám đốc (để báo cáo);

- Thanh tra Sở (phối hợp);

- Website Sở;



- Lưu: VT, GDTrH và GDTX.

Phan Văn Dũng




Каталог: userfiles -> file
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
file -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
file -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
file -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịCH
file -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Số: 38/2009/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịch cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)
file -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII

tải về 53.85 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương