CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc


Trang thiết bị chính của Trạm địa phương



tải về 0.5 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.5 Mb.
#75
1   2   3   4

5.3. Trang thiết bị chính của Trạm địa phương

Bảng 6. Trang thiết bị chính của Trạm địa phương



STT

Danh mục thiết bị

Đặc trưng kỹ thuật

(tối thiểu)

Số lượng

5.3.1

Phòng làm việc (thiết bị đi kèm các hệ thống giá đỡ thiết bị và dây cáp)










- Máy tính cá nhân (terminal personal computer)

Intel Core i5-2410M 2.3 GHz, RAM 4GB, HDD 1TB, VGA Onboard, Màn hình 24inch, Windows 7 Home Premium

1




- Thiết bị hiển thị thông tin theo thời gian thực (display unit) 50 inch

LCD màu 50 inch, tỷ lệ 16:9, độ sáng 500cd/m2, độ tương phản 1000:1, thời gian đáp ứng 8ms, kết nối HDMI, RCA Audio, S-Video, DVI, Ethernet, 220V

1




- Thiết bị hút ẩm

220V, 50 Hz, công suất hút ẩm 10 lít/ngày

1

5.3.2

Phòng máy đo (thiết bị đi kèm các hệ thống giá đỡ thiết bị và dây cáp)










- Thiết bị đo dải liều thấp

NaI(Tl), (101-104)nGy/h

1




- Thiết bị đo dải liều cao

IC, (101-108)nGy/h

1




- Thiết bị ghi bức xạ alpha, beta

ZnS(Ag), GM

1




- Thiết bị đo Iodine phóng xạ

NaI(Tl)

1




- Thiết bị thu góp mẫu khí

100 m3/h, 220V, 50Hz

1




- Hệ thống điện dự phòng dùng pin hoặc ắc qui (UPS)

Với hệ thống biến tần AC890PX - SSD-PARKER (Tác động nhanh - Dải rộng - Hai chiều), 100KVA - 80KW, thời gian hoạt động 8h

1




- Máy phát điện

10KVA, 220V, 50Hz

1




- Thiết bị hút ẩm

220V, 50 Hz, công suất hút ẩm 10 lít/ngày

1

5.3.3

Thiết bị đo các thông số khí tượng










- Thiết bị đo gió bằng phương pháp siêu âm

Tốc độ gió: (0-60)m/s

Hướng gió: (0-540)o



1




- Nhiệt kế

Dải đo (-5050)oC

1




- Ẩm kế

Dải đo (0-100)%

1




- Thiết bị đo bức xạ mặt trời

Dải đo (0-100)kW/m2

1




- Thiết bị đo cân bằng bức xạ

Dải đo (-0.31.2)kW/m2

1




- Thiết bị đo lượng mưa

Độ phân giải 0.1mm, sai số 0.4mm (10mm), đường kính miệng hứng 200mm, ghép nối PC chuẩn RS232, LCD 24x2cm

1


6. KỸ THUẬT QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH PHÓNG XẠ

MÔI TRƯỜNG

6.1. Đối tượng và tần suất quan trắc thông lệ

6.1.1. Môi trường không khí

a. Liều bức xạ gamma: quan trắc liên tục;

b. Liều tích lũy: tích lũy trong 3 tháng và đo 1 lần;

c. Hoạt độ các đồng vị phóng xạ trong son khí: quan trắc liên tục;

d. Hoạt độ của Tritium (3H) trong không khí: mỗi tháng đo 1 lần;

đ. Tổng hoạt độ phóng xạ beta trong rơi lắng khô: mỗi tháng đo 1 lần;



6.1.2. Môi trường nước

a. Tổng hoạt độ phóng xạ beta trong rơi lắng ướt (nước mưa): mỗi tháng đo 1 lần;

b. Hàm lượng Radon và tổng hoạt độ phóng xạ beta trong nước (nước sinh hoạt, nước mặt, nước ngầm và nước thải…): 3 tháng đo 1 lần;

c. Tổng hoạt độ phóng xạ beta trong nước thải ra từ các cơ sở hạt nhân: mỗi tháng đo 1 lần;



6.1.3. Đất, bùn và trầm tích

a. Hoạt độ các đồng vị phóng xạ trong đất, bùn và trầm tích (sông, ao, hồ, biển…): sáu tháng đo 1 lần;

b. Hoạt độ các đồng vị phóng xạ trong bùn, đất ở các kênh, rạch từ các cơ sở hat nhân: mỗi tháng đo 1 lần;

6.1.4. Thực vật, lương thực và thực phẩm

Hoạt độ các đồng vị phóng xạ trong thực vật, lương thực và thực phẩm: sáu tháng đo 1 lần.



6.2. Đối tượng và tần suất quan trắc trong tình huống khẩn trương, sự cố

Trong tình huống khẩn trương, sự cố, đối tượng và tần suất quan trắc sẽ thay đổi theo từng trường hợp cụ thể. Công tác quan trắc và cảnh báo sẽ được thực hiện theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Trung Tâm điều hành và Trạm vùng quản lý trực tiếp.



6.3. Quan trắc trực tiếp

a. Suất liều bức xạ gamma trong không khí: Sử dụng thiết bị đo suất liều bức xạ ion hoá, đo trực tiếp và liên tục tại các vị trí cố định.

b. Liều tích lũy: Phơi liều kế nhiệt phát quang (hoặc loại liều kế tương đương) liên tục trong 3 tháng tại các vị trí cố định và đọc liều 1 lần.

6.4. Thu góp mẫu môi trường

Mẫu môi trường khác nhau sẽ được thu góp theo các phương pháp tiêu chuẩn qui định trong Bảng dưới đây. Đối với các đối tượng hoặc chỉ tiêu chưa có văn bản TCVN thì áp dụng các Tiêu chuẩn do Bộ Khoa học công nghệ (KHCN) qui định hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương ứng.

Trong trường hợp khẩn cấp, việc thu góp mẫu sẽ được thực hiện theo sự chỉ đạo của Trung tâm điều hành Mạng lưới QT&CB PXMT quốc gia hoặc tuân thủ hướng dẫn quốc tế (IAEA-TECDOC-1092-1999).

Bảng 7. Phương pháp thu góp mẫu môi trường để phân tích phóng xạ



Số TT

Loại mẫu

Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp

Số hiệu hướng dẫn,

tiêu chuẩn quốc tế



1

Mẫu son khí

ST-KTQTPXMT BTNMT(*): 2007


Hướng dẫn quốc tế: STI/ DOC 010/295 TRS 295-IAEA -1989. Sử dụng thiết bị thu góp mẫu hút khí qua phin lọc.

2

Mẫu khí để phân tích 3H

Sử dụng thiết bị chuyên dụng thu góp hơi nước trong không khí.

Hướng dẫn quốc tế: IAEA-TECDOC-246-1981; APHA 7500-3H B.

3

Mẫu rơi lắng

ST-KTQTPXMT BTNMT(*): 2007

Hướng dẫn quốc tế: STI/DOC /010/295 TRS 295-IAEA-1989. Sử dụng khay hứng mẫu chuyên dụng đặt tại các vị trí cố định. Thu góp mẫu hàng tháng.

4

Mẫu nước mặt

TCVN 6663-6:2008; TCVN 6663-1:2011; TCVN 6663-3:2008; TCVN 5994, 5992, 5993-1995

Tiêu chuẩn quốc tế: ISO 5667/6:1990(E); ISO 5667/1:2006; ISO 5667/3:1985; ISO 5667/4:1987

5

Mẫu nước mưa

TCVN 5997:1995 TCVN 5992-1995, 5981-1995, 5993-1995

Tiêu chuẩn quốc tế: ISO 5667/8:1993

6

Mẫu nước thải

TCVN 5999:1995; TCVN 5993-1995, 5981-1995, 5992-1995

Tiêu chuẩn quốc tế: ISO 5667/10:1992

7

Mẫu nước ngầm

TCVN 6663-11:2011; TCVN 5993-1995, 5992-1995, 5981-1995

Tiêu chuẩn quốc tế: ISO 5667/11:2009;

8

Mẫu nước biển

TCVN 5998:1995

Tiêu chuẩn quốc tế: ISO 5667/9:1992

9

Mẫu đất

TCVN 7538-1:2006; TCVN 7538-2:2005

Tiêu chuẩn quốc tế: ISO 10381-1:2002; ISO 10381-2:2002; STI/DOC/ 010/295 TRS 295-IAEA-1989; IAEA-TECDOC-1415-2004

10

Mẫu bùn, trầm tích

TCVN 6663-13:2000; TCVN 6663-14:2000; TCVN 6663-15:2004

Tiêu chuẩn quốc tế: ISO 5667-13:1997; ISO 5667-14:1998; ISO 5667-15:1999

11

Mẫu thực vật

ST-KTQTPXMT BTNMT(*): 2007

Tiêu chuẩn quốc tế: STI/DOC/010/295 TRS 295-IAEA-1989

12

Mẫu lương thực và thực phẩm

ST-KTQTPXMT BTNMT(*): 2007

Tiêu chuẩn quốc tế: STI/DOC/010/295 TRS 295-IAEA-1989; FDA-WEAC. RN.Method.3.0 (V7.1)-2010

(*): Dự thảo sổ tay hướng dẫn kỹ thuật quan trắc phóng xạ môi trường 2007/BTNMT.

6.5. Phân tích phóng xạ mẫu môi trường

Căn cứ vào yêu cầu chất lượng số liệu và điều kiện phòng thí nghiệm, việc phân tích các thông số quan trắc phóng xạ môi trường phải tuân theo các phương pháp tương ứng qui định trong bảng sau:


Bảng 8. Các phương pháp phân tích phóng xạ môi trường

Số TT

Thông số quan trắc phóng xạ môi trường

Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp

Số hiệu hướng dẫn,

tiêu chuẩn quốc tế



1

Suất liều bức xạ  trong không khí




US-EPA/600/Z-92/001:1992

2

Liều tích lũy




US-EPA/600/Z-92/001:1992

3

Tổng hoạt độ anpha

TCVN 6053:2011

ISO 9696: 2007; APHA 7110 C

4

Tổng hoạt độ beta

TCVN 6219:2011

ISO 9696: 1992; APHA 7110 B

5

89Sr và 90Sr




STI/DOC/010/295 TRS 295. IAEA, 1989; EMSL-LV-0539-17; APHA 7500-Sr B

6

238Pu và 239+240Pu




STI/DOC/010/295 TRS 295. IAEA, 1989; EMSL-LV-0539-17; APHA 7500-U C

7

3H

TCVN 6830:2001

ISO 9698: 1989; APHA 7500-3H B; IAEA-TECDOC-246, IAEA, 1981

8

14C

TCVN 6830: 2001




9

Các đồng vị phát bức xạ gamma như: 134Cs, 137Cs, 54Mn, 58Co, 55, 59Fe, 60Co, 65Zn, 125Sb, 131I, 95Zr, 95Nb, 103Ru, 106Ru, 141Ce, 144Ce... và các đồng vị phóng xạ tự nhiên (214Pb, 214Bi, 208Tl, 228Ac, 40K...)

TCVN 7175:2002; 05.2 CL4/ST 3.105-VN; ST-KTQTPXMT BTNMT(*): 2007

ISO 10703: 1997; IAEA-STI/DOC/010/295 TRS 295:1989; FDA-WEAC. RN.Method.3.0; IAEA-TECDOC-1092-1999; APHA 7120

Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định giá trị của các thông số quy định tại Bảng 2 trong Thông tư này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tương ứng trong Bảng 2 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.



6.6. Bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC)

Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm thực hiện theo các văn bản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường (TT 10/2007/TT-BTNMT).


7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường phải tuân thủ qui chuẩn kỹ thuật này;

2. Các dự án điện hạt nhân phải dựa trên qui chuẩn kỹ thuật này để xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường cho nhà máy;

3. Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các cơ quan chủ quản có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện qui chuẩn kỹ thuật này.



Phụ lục 1. Các tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật Việt Nam

  1. TCVN 7538-1:2006 (ISO 10381-1:2002) Chất lượng đất - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.

  2. TCVN 7538-2:2005 (ISO 10381-2:2002) Chất lượng đất. Lấy mẫu. Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

  3. TCVN 6663-13:2000 (ISO 5667-13:1997); ISO 8363, TCVN 5960:1995, TCVN 5992:1995, TCVN 6663-14:2000, ISO 5667-14:1998, TCVN 5993:1995. Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 13: Hướng dẫn lấy mẫu bùn nước, bùn nước thải và bùn liên quan.

  4. TCVN 6663-15:2004 (ISO 5667-15:1999); TCVN 5993:1995. Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 15: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu bùn và trầm tích.

  5. TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667/2:1991); TCVN 5981-1995, TCVN 5993-1995. Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

  6. TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667/3:1985); TCVN 5997-1995, TCVN 5992-1995. Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

  7. TCVN 5994:1995 (ISO 5667/4:1987); TCVN 5992-1995, 5993-1995, 5981-1995. Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.

  8. TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667/6:1990(E)); TCVN 5994-1995, 5992-1995, 5993-1995. Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

  9. TCVN 5997:1995 (ISO 5667/8:1993); TCVN 5992-1995, 5981-1995, 5993-1995. Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước mưa.

  10. TCVN 5998:1995 (ISO 5667/9:1992). Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước biển.

  11. TCVN 5999:1995 (ISO 5667/10:1992); TCVN 5993-1995, 5981-1995, 5992-1995. Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.

  12. TCVN 6663-11:2011 (ISO 5667/11:2009); TCVN 5993-1995, 5992-1995, 5981-1995. Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.

  13. TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006); TCVN 8184-1, TCVN 8184-2. Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu.

  14. TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003); TCVN 6663-14:2000, TCVN 4851-89, TCVN 5992:1995, TCVN 6663-1:2002. Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

  15. TCVN 6663-5:2009 (ISO 5667-5:2006). Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 5: Hướng dẫn lấy mẫu nước uống từ các trạm xử lý và hệ thống phân phối bằng đường ống.

  16. TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005); ISO 5667-18:2001, ISO 6107-2:1997. Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

  17. TCVN 6663-7:2000 (ISO 5667-7:1993); TCVN 5992:1995, ISO 8199:1988, TCVN 5980:1995, ISO 5667-1:1980, TCVN 5981:1995, TCVN 5993:1995. Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 7: Hướng dẫn lấy mẫu nước và hơi nước tại xưởng nồi hơi.

  18. TCVN 6663-11:2011 (ISO 5667-11:2009); TCVN 6663-14, TCVN 6663-1:2002, TCVN 5992, ISO 722, TCVN 8184-2. Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.

  19. TCVN 6663-14:2000 (ISO 5667-14:1998); ISO 5667-1:1980, TCVN 5993:1996. Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 14: Hướng dẫn đảm bảo chất lượng lấy mẫu và xử lý mẫu nước môi trường.

  20. TCVN 7176:2002 (ISO 7828:1985). Chất lượng nước. Phương pháp lẫy mẫu sinh học. Hướng dẫn lấy mẫu động vật không xương sống đáy cỡ lớn dùng vợt cầm tay.

  21. TCVN 7177:2002 (ISO 8265:1988); TCVN 5993:1995. Chất lượng nước. Thiết kế và sử dụng dụng cụ lấy mẫu định lượng để lấy mẫu động vật không xương sống đáy cỡ lớn trên nền có đá ở vùng nước ngọt nông.

  22. TCVN 7078-1:2002 (ISO 7503-1:1988): An toàn bức xạ - Đánh giá nhiễm xạ bề mặt.

  23. TCVN 7077:2002 (ISO 1757:1996): An toàn bức xạ - Liều kế phim dùng cho cá nhân.

  24. TCVN 7174:2002 (ISO 12794:2000): Năng lượng hạt nhân - An toàn bức xạ - Liều kế nhiệt phát quang dùng cho cá nhân để đo liều bức xạ các đầu chi và mắt.

  25. TCVN 6053:1995 (ISO 9696: 1992) - Chất lượng nước. Đo tổng hoạt độ phóng xạ anpha trong nước không mặn - phương pháp nguồn dày.

  26. TCVN 6219:2011 (ISO 9697: 2008) - Chất lượng nước. Đo tổng hoạt độ phóng xạ beta trong nước không mặn - phương pháp nguồn dày.

  27. TCVN 6830:2001 (ISO 9698:1989) Xác định hoạt động độ triti. Phương pháp đếm nhấp nháy lỏng.

  28. TCVN 7175:2002 (ISO 10703:1997) Chất lượng nước. Xác định hoạt độ của các hạt nhân phóng xạ bằng phổ gamma có độ phân giải cao:

  29. 05.2 CL4/ST 3.105-VN. Phương pháp phân tích bức xạ gamma: phổ kế gamma đầu dò bán dẫn siêu tinh khiết HPGe (TT chất lượng nông lâm thuỷ sản vùng 4).

  30. QĐ 03/2008/QĐ-BTNMT (18-4-2008) - Định mức kinh tế kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường nước biển, khí thải công nghiệp và phóng xạ.

  31. TT 10/2007/TT-BTNMT (22/10/2007) - Hướng dẫn việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong hoạt động quan trắc môi trường.

  32. Dự thảo sổ tay hướng dẫn kỹ thuật quan trắc phóng xạ môi trường 2007/BTNMT.

Phụ lục 2. Các tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật Quốc tế

  1. IAEA-TECDOC-1415-2004. Soil sampling for environmental contaminants.

  2. FDA-WEAC.RN.Method.3.0 (Ver 7.1)-2010. 7/10/03. Revised: 7/29/2010. Determination of Gamma-Ray Emitting Radionuclides in Foods by High-Purity Germanium Spectrometry. Laboratory Procedure FDA Office of Regulatory Affairs. Winchester Engineering and Analytical Center.

  3. IAEA-TRS-295-1989. Measurement of radionuclides in food and the environment.

  4. IAEA-TECDOC-1092-1999. Generic procedures for monitoring in a nuclear or radiological emergency-IAEA-1999.

  5. Measurement of radionuclides in food and the environment. A guidebook Technical Reports Series No. STI/DOC/010/295 TRS 295. IAEA, Vienna, Austria, 1989. ISBN 92 0 125189. http://www-pub.iaea.org/MTCD/ publications/PDF/TRS295_web.pdf

  6. Low Level Tritium Measurement, IAEA-TECDOC-246-1981.

  7. Johns, F.B., Hahn, P.B., Thome, D.J., Bretthauer, E.W. (Eds), Radiochemical Analytical Procedures for Analysis of Environmental Samples, Rep. EMSL-LV-0539-17, Environmental Monitoring and Support Lab., Las Vegas, NV (1979).

  8. US-EPA/600/Z-92/001:1992. Guidelines for Exposure Assessment.

  9. EPA-Alternative Testing Methods Approved for Analyses Under the Safe Drinking Water – 2010.



VTB dự thảo




tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương