CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam đỘc lập tự do hạnh phúc hồ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh


Chương VI YÊU CẦU VỀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN



tải về 0.96 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.96 Mb.
#19294
1   2   3   4   5   6

Chương VI

YÊU CẦU VỀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Nhà thầu bắt buộc phải lập một tiến độ tổng thể cho toàn gói thầu và kèm theo nó là Tiến độ chi tiết cho từng hạng mục công việc thuộc gói thầu.



1. Thời hạn thực hiện hợp đồng: Thời hạn thực hiện Hợp đồng theo quy định trong Mục 1 của HSYC CHCT.

2. Yêu cầu về lập bảng tổng tiến độ thi công

Ngoài việc lập một bảng tổng tiến độ chi tiết cho từng hạng mục công việc và cho toàn bộ dự án, Nhà thầu còn phải lập một bảng thực hiện tiến độ hoàn thành theo mẫu dưới đây:



BẢNG TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Stt

Hạng mục công trình

Ngày bắt đầu

Ngày hoàn thành

1










2





















Chương VII

YÊU CẦU VỀ MẶT KỸ THUẬT

Yêu cầu về mặt kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Các quy trình, quy phạm áp dụng cho vật liệu xây dựng, thi công, nghiệm thu công trình;

Trong quá trình thi công nhà thầu phải tuân thủ theo hồ sơ thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành của Việt Nam, đặc biệt các tiêu chuẩn sau:



TT

Nội dung

Quy trình quy phạm và tiêu chuẩn áp dụng

1

Qui định chung

- Nghị định của Chính phủ số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng công trình xây dùng

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt ;

- Hồ sơ mời thầu được duyệt;

- Hồ sơ dự thầu của nhà thầu.



2

Các tiêu chuẩn, qui phạm




2.1

Công tác cốt thép

- Quy phạm thi công bê tông và nghiệm thu bê tông TCVN 4453 - 1995.

- Công trình thủy lợi – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Yêu cầu kỹ thuật thi Công và nghiệm thu - 14TCN 59 - 2002.



2.2

Công tác đất

- Công trình bằng đất - Quy trình thi công bằng biện pháp đầm nén nhẹ - 14TCN 2-85.

- TCVN 4447: 1987 Công tác đất – Quy phạm thi công và nghiệm thu.



2.3

Công tác ván khuôn

- Quy phạm thi công bê tông và nghiệm thu bê tông TCVN 4453 - 1995.

- Kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép lắp ghép – Quy phạm thi công và nghiệm thu: TCVNXD 309:2007



2.4

Yêu cầu về vật liệu xây dựng

- Xi măng dùng cho bê tông thủy công - Yêu cầu kỹ thuật 14TCN 66 - 2002.

- TCVN 1770: 1986 Cát xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật.

- TCVN 1771: 1987 Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật.

- Nước dùng cho bê tông thủy Công - Yêu cầu kỹ thuật - 14TCN 72 - 2002.

- Thép trong bê tông theo tiêu chuẩn TCN 1651 - 85.


2.5

Công tác thi công bê tông

- Quy phạm thi Công bê tông và nghiệm thu bê tông TCVN 4453 - 1995.

- Công trình thủy lợi – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Yêu cầu kỹ thuật thi Công và nghiệm thu - 14TCN 59 - 2002.

- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế : TCVNXD 356:2005

- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu : TCVNXD 390:2007



2.6

Công tác hoàn thiện công trình

- TCVN 4516:1988 Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. QP thi công và nghiệm thu.

- TCVN 5640:1991 Bàn giao công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản.

- Tiêu chuẩn nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng


2.7

Công tác trác địa định vị công trình

Công tác trắc địa trong công trình – Yêu cầu chung TCXDVN 309:2004

2. Các yêu cầu về tổ chức kỹ thuật thi công, giám sát;

2.1 Bộ máy quản lý chỉ huy trực tiếp tại công trường:

Phải ghi rõ danh sách trích ngang trong đó có ghi rõ trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, khả năng quản lý, nhiệm vụ và phạm vi quyền hạn của từng người. Đặc biệt, đối với cán bộ kỹ thuật chính (quản lý kỹ thuật) và chỉ huy trưởng công trường ngoài photo có công chứng các văn bằng chứng chỉ và hợp đồng mà còn nêu lên những công trình đã làm để đánh giá về năng lực thực tiễn, đáp ứng Qui định điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15 tháng 07 năm 2005 của Bộ Xây dựng.

Bộ máy này khi trúng thầu phải trực tiếp thực hiện công việc, không bố trí thay đổi trừ trường hợp ốm đau hoặc điều kiện đặc biệt khác, nhưng phải được Bên mời thầu đồng ý. Trong trường hợp đó phải bố trí cán bộ có đủ các điều kiện nêu trên, Bên mời thầu sẽ từ chối làm việc với Bên nhận thầu khi bố trí danh sách cán bộ không đúng trong đăng ký hồ sơ dự thầu, hoặc bộ máy đó không đảm đương được công việc theo các nội dung đã ký kết trong hợp đồng.

Mọi việc trên công trường cán bộ kỹ thuật Bên mời thầu chỉ làm việc với cán bộ kỹ thuật Bên nhận thầu đã được phân công bằng văn bản.



2.2 Lực lượng lao động trên công trường:

Lực lượng lao động tham gia trên công trường phải có tay nghề phù hợp với công việc, đã được tập huấn an toàn lao động và được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. Lực lượng lao động phổ thông chỉ làm công việc lao động phổ thông, và lực lượng thợ tùy theo ngành, nghề bố trí phù hợp đảm bảo chất lượng thi công. Bên mời thầu có quyền từ chối lực lượng lao động trên công trường (thợ và phụ) khi thấy vi phạm về an toàn lao động, nội qui công trường và đặc biệt là tay nghề thi công không đảm bảo được yêu cầu của công việc kể cả phần thô, cốt thép.v.v...lẫn công tác hoàn thiện khác.

Khi công trường đang thi công, yêu cầu bên nhận thầu phải có người đại diện đủ thẩm quyền để giải quyết các vấn đề trên công trường.

Sơ đồ tổ chức bộ máy, nhân sự và tiến độ thi công được treo tại Văn phòng công trường và thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan để theo dõi chỉ đạo.



2.3. Về mặt bằng thi công:

Đơn vị thi công phải bố trí mặt bằng thi công trên bản vẽ phù hợp thực tế tại hiện trường tùy theo từng giai đoạn thi công phù hợp. Trong quá trình thi công, Bên nhận thầu phải bảo đảm các yêu cầu: Có che chắn trong giới hạn phạm vi thi công và một số hạng mục phụ trợ khác như lán trại nghỉ,WC, nơi làm việc tạm. . .



2.4. Quản lý chất lượng công trình xây dựng:

Ngoài những nội dung được ghi trong Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình và các yêu cầu về chất lượng công trình theo qui phạm và thiết kế, Bên nhận thầu còn phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Cán bộ kỹ thuật hiện trường của Bên nhận thầu phải kiểm tra thường xuyên về quá trình thi công và thường xuyên có mặt trên công trường khi công nhân đang thi công và phải tiến hành nghiệm thu kỹ thuật nội bộ trước khi chính thức mời các bên liên quan tổ chức nghiệm thu kỹ thuật. Cán bộ kỹ thuật yêu cầu phải có chuyên môn, có kinh nghiệm thi công.

- Bên nhận thầu phải có các thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm nghiệm tối thiểu để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng công trình và các phương tiện đó phải thường xuyên có ở hiện trường, nếu không có đủ các thiết bị thì Bên nhận thầu phải thuê tư vấn khi cán bộ kỹ thuật của Chủ đầu tư yêu cầu kiểm tra.

- Việc xác định tim, cốt phải thực hiện bằng máy và được tiến hành từ lúc khởi công đến lúc hoàn thành căn cứ vào các mốc tim, cốt đã được bàn giao. Ngoài ra, Bên nhận thầu còn phải thực hiện các mốc dẫn khác không bị phá hoại, biến dạng hoặc mất mát trong quá trình thi công. Bên nhận thầu phải bảo vệ các mốc tim cốt để bàn giao cho Chủ đầu tư khi hoàn thành công việc, nếu không Bên mời thầu sẽ từ chối nghiệm thu kỹ thuật.

- Trước khi triển khai thi công của từng công việc chuyển tiếp, nhà thầu lập biện pháp thi công, biện pháp kiểm tra để đảm bảo chất lượng, triển khai tiến độ cụ thể, công tác chuẩn bị, thời gian bắt đầu triển khai và phải được Bên A duyệt mới tiến hành thi công.

- Đối với các vật tư vật liệu chính (như dây dẫn, rãi tiếp địa, xà, dây néo, sắt thép, xi măng, gạch, đá, cát, sỏi, các thiết bị mua...) trước khi đưa vào sử dụng phải được lấy mẫu để thí nghiệm có sự chứng kiến của Bên A và được lập biên bản cho mỗi lần lấy mẫu.

- Đối với bê tông đổ tại chỗ, mẫu phải được lấy tại công trường và được bảo dưỡng như bảo dưỡng kết cấu được lấy mẫu tại công trường. Số lượng mẫu, vị trí lấy mẫu phải được thể hiện trong biên bản lấy mẫu, có đại diện bên thử mẫu.

Số lượng mẫu được lấy, ngoài việc phục vụ cho Nhà thầu tiến hành thí nghiệm, thì phải lưu tối thiểu 2 mẫu tại công trường để khi cần thiết Bên A sẽ chỉ định phòng thí nghiệm để kiểm chứng.

Chi phí cho các lần thí nghiệm (kể cả thí nghiệm kiểm chứng), các thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, nghiệm thu nhà thầu được tính vào trong giá dự thầu thông qua đơn giá các công việc của hồ sơ mời thầu.



2.5. Tổ chức thi công:

- Điện, nước phục vụ cho thi công bên nhận thầu chịu trách nhiệm giải quyết.

- Có sổ nhật ký công trình theo dõi hàng ngày.

- Bản vẽ bố trí tại Văn phòng làm việc của Bên nhận thầu gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng tổ chức thi công từng giai đoạn.

+ Biểu đồ tiến độ, nhân lực trên công trường.

Trên đây là những điều kiện cần thiết, chủ yếu mang tính kỹ thuật thi công hiện trường đã được tóm tắt. Ngoài ra, các yêu cầu khác sẽ được thực hiện theo Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định 45/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng, và các qui định liên quan khác đã được nêu trong hồ sơ mời thầu, yêu cầu Bên nhận thầu tuân thủ trong suốt quá trình thi công.

3. Các yêu cầu về chủng loại, chất lượng vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ thi công:

3.1. Yêu cầu về bê tông.

a. Khái quát.

Mục này bao gồm tất cả những yêu cầu về:

- Cung cấp vật liệu xây dựng.

- Thí nghiệm và kiểm tra.

- Cấp phối.

- Xi măng.

- Giấy dầu nhựa đường.

- Ni lông tái sinh.

- Ván khuôn.

- Bảo dưỡng bê tông.

- Đổ bê tông và đầm bê tông.

- Hoàn thiện.

Trước khi tiến hành công tác bê tông nhà thầu phải thu dọn các khu vực xây dựng gồm: mặt bằng thi công, hố móng và san phẳng bãi đúc cấu kiện.

Về chất lượng thi công các kết cấu bê tông phải tuân theo tiêu chuẩn xây dựng TCVN 4453-1995 và một số quy định chi tiết của thiết kế.

Nhà thầu phải kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo bê tông đạt chất lượng yêu cầu, đặc biệt là tính đồng nhất của bê tông, tỉ lệ nước-xi măng, phụ gia (nếu có) độ sệt, hàm lượng khí và nhiệt độ của bê tông lúc thi công, cũng như độ đặc chắc và tính hoàn thiện khi đổ bê tông.

b. Giám sát thi công:

Trong suốt thời gian thi công bê tông việc đúc, đổ bê tông phải dưới sự kiểm soát trực tiếp cán bộ giám sát của nhà thầu và cán bộ giám sát của Chủ đầu tư.



c. Biên bản báo cáo:

Phải có biên bản báo cáo hàng ngày về công tác bê tông của các hạng mục công trình, ghi lại các loại: số cấu kiện và khối lượng bê tông, việc đổ bê tông, bê tông cốt thép, việc tháo dỡ cốp pha và bảo dưỡng bê tông. Thời điểm bắt đầu và kết thúc công tác đổ bê tông của các khối đổ. Nhiệt độ tối đa và tối thiểu hàng ngày khi đổ bê tông.



d. Thành phần hỗn hợp vữa bê tông.

Bê tông bao gồm cốt liệu mịn và thô, nước, xi măng và các chất phụ gia nếu có.

Nhà thầu phải có kết quả thí nghiệm thành phần cấp phối hỗn hợp vữa bê tông: M100, M150, M200 và M250 tương ứng với các thành phần vật liệu hiện có tại hiện trường và điều kiện nhiệt độ môi trường đổ bê tông tương tự thực tế, để đảm bảo phù hợp với quy trình bảo dưỡng bê tông; các cấu kiện, khối bê tông và công trình phải có tuổi thọ không thấm nước, khả năng chống xâm thực và cường độ đạt yêu cầu thiết kế.

Nhà thầu phải có kết quả thí nghiệm thành phần cấp phối hỗn hợp vữa bê tông của mẫu vữa thiết kế cấp phối và phải treo biển công khai tại vị trí trạm trộn khi đổ bê tông.



e. Thông báo về dự định đổ bê tông.

Nhà thầu phải thông báo trước cho cán bộ giám sát của chủ đầu tư ít nhất là 24 giờ về kế hoạch của mỗi đợt đổ bê tông gồm: các cấu kiện hoặc hạng mục công trình và bố trí thời gian hợp lý để tiến hành kiểm tra và nghiệm thu trước khi bắt đầu đổ bê tông; việc kiểm tra và nghiệm thu các công tác như: cốp pha, cốt thép, giấy dầu nhựa đường, thiết bị thi công hiện có, khối lượng vật liệu tập kết phải lớn hơn khối lượng cần đổ bê tông và công tác vệ sinh an toàn lao động, bảo quản che chắn khi thời tiết thay đổi. Nếu công tác kiểm tra đạt yêu cầu thì tiến hành nghiệm thu để nhà thầu tiến hành đổ bê tông.



f. Thí nghiệm và kiểm tra.

Tất cả những thí nghiệm về vật liệu do nhà thầu chịu chi phí và thực hiện trong phòng thí nghiệm đạt chuẩn theo quy định.

Tất cả các vật liệu, thành phần hỗn hợp bê tông nhà thầu sẽ phải lấy mẫu thí nghiệm để tự kiểm tra chất lượng công trình bê tông trong suốt quá trình thi công công trình. Phương pháp lấy mẫu và thí nghiệm tất cả các thành phần cấu tạo và bê tông công trình phải tuân theo những tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của Nhà nước và đặc trưng kỹ thuật của công trình.

Trong quá trình thi công công trình cán bộ giám sát của Chủ đầu tư có thể sẽ yêu cầu làm một số thí nghiệm để kiểm tra đột xuất về vật liệu và hỗn hợp vữa bê tông ở phòng thí nghiệm của công trường hay phòng thí nghiệm khác do chủ đầu tư chọn và nhà thầu có quyền có mặt trong mọi cuộc thí nghiệm kiểm tra.

Những thí nghiệm về độ sụt vữa bê tông được tiến hành thường xuyên trong suốt thời gian đổ bê tông.

Nhà thầu phải cung ứng nhân lực, vật liệu và thiết bị miễn phí theo yêu cầu để lấy mẫu kiểm tra ở bất kỳ bộ phận nào của công trình và giao chúng cho phòng thí nghiệm.



g. Vật liệu.

- Xi măng.

+ Chất lượng: Xi măng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn ngành: 14TCN 66-2002 "Xi măng dùng cho bê tông thuỷ công".

+ Giao nhận: Trước khi xuất kho nhà sản xuất đã kiểm định về chất lượng xi măng do đó. Mỗi lần gửi hàng, nhà thầu phải cung cấp 1 bản copy của hóa đơn thương mại cho biết, chủng loại và khối lượng mỗi loại được giao, cùng với địa chỉ của nhà sản xuất và giấy chứng nhận của nhà sản xuất về thử nghiệm do nhà sản xuất thực hiện trên 1 mẻ trộn hoặc nhiều mẻ trộn.

Khi xi măng được vận chuyển tới công trình phần vỏ bao không được rách hoặc san bao và tập kết vào kho phải được bảo quản khô, thoáng.

+ Bảo quản: Trong thời gian bảo quản tuyệt đối không được để xi măng tiếp xúc trực tiếp với nền đất trong kho.

Nếu xi măng đã lưu kho ở công trường hơn 120 ngày thì phải lấy mẫu thí nghiệm nếu kết quả thí nghiệm không đạt yêu cầu thì khối lượng xi măng đó phải loại bỏ.

Nếu Xi măng bị vón cục hoặc bị biến đổi trong khi sử dụng. Thì phải loại bỏ và di chuyển ngay ra khỏi công trường trước khi thi thực hiện công tác đổ bê tông.

- Cốt liệu.

Khái quát.

Nhà thầu phải cung cấp mọi cốt liệu đã được thí nghiệm theo quy định trước khi sử dụng vào công trình và phải chịu trách nhiệm về chất lượng đặc trưng của mọi vật liệu dùng cho cốt liệu.



Bảo quản cốt liệu.

Cốt liệu mịn và thô sẽ được bảo quản riêng biệt ở công trường để ngăn chặn không cho các vật liệu khác trộn lẫn vào.

Cốt liệu phải được chuẩn bị đủ số lượng ở công trường để mỗi đợt đổ bê tông được liên tục từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành khối bê tông cần đổ.

Không cho phép đổ cốt liệu ở vị trí có độ dốc hoặc rơi tự do từ xe tải, để tránh phân cỡ cốt liệu.



Thiết bị xử lý cốt liệu.

Nhà thầu phải có khả năng cung cấp cốt liệu bê tông đạt yêu cầu với đủ số lượng, và với tốc độ cần thiết để đáp ứng kịp tiến độ thi công. Phải trang bị, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng. Các thiết bị trộn, nghiền, cọ rửa, sàng, phân loại, lưu trữ, cải tạo và phân loại cốt liệu theo đúng quy cách.



Thí nghiệm cốt liệu.

Tất cả cốt liệu mịn và thô phải có mẫu thí nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn quy phạm và đánh giá đầy đủ các kết quả trước khi dùng chúng trong bê tông.



- Cốt liệu mịn (cát).

Định nghĩa.

Thuật ngữ cốt liệu mịn (cát) được dùng để chỉ phần cốt liệu thoả mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 1770 - 86 "Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật" và TCN 68 - 88 "Cát dùng cho bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật".



Chất lượng:

Cát phải sạch, cứng, rắn chắc, không bị phong hóa và không bị bọc phủ đất sét, chất hữu cơ hay các chất vô ích khác.

Lượng tối đa của chất có hại trong cát không được vượt quá 5% tính theo trọng lượng. Việc thí nghiệm kiểm tra chất lượng cát tiến hành theo các tiêu chuẩn Việt Nam.

Nhà thầu phải thận trọng khi thực hiện các thao tác vận chuyển, rửa và sàng để tránh bị nhiễm bẩn.



- Cốt liệu lớn.

Cốt liệu lớn dùng cho bê tông bao gồm đá dăm (1x2), (2x4), (4x6) được nghiền đập từ đá thiên nhiên, nhưng cốt liệu đá thiên nhiên trước khi nghiền phải sạch (không bám đất, không bám rêu ..). Khi sử dụng các loại cốt liệu lớn này phải đảm bảo chất lượng theo Quy định của tiêu chuẩn TCVN 1771-86 "Đá dăm, sỏi dùng trong xây dựng" và 14TCN 70-2002" Đá dăm, sỏii dùng cho bê tông thủy công - Yêu cầu kỹ thuật".

Ngoài yêu cầu của TCVN 1771-86 và 14TCN 70-2002, đá dăm, sỏi dùng cho bê tông cần phân thành nhóm có kích thước phù hợp với yêu cầu thiết kế.

Riêng đá dăm dùng cho lớp tầng lọc có đường kính Dmax ≤ 25 mm và cường độ chịu nén của đá dăm lọc ≥ 300 kg/cm2 (theo Quy phạm thuỷ lợi: QPTL-C-5-75).



- Nước.

Nước dùng để trộn và bảo dưỡng bê tông phải đảm bảo yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 4506 - 87 "nước cho bê tông và vữa -Yêu cầu kỹ thuật" và 14TCN 72 - 2002 "nước dùng trong bê tông thủy công - Yêu cầu kỹ thuật "

Nước dùng để trộn, phun rửa cốt liệu và bảo dưỡng bê tông là nước có thể uống được, không dùng nước bị nhiễm mặn, nước bẩn từ hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước ao ồ chứa nhiều bùn, nước lẫn dầu mỡ ...;

Nhà thầu phải xuất trình kết quả thí nghiệm mẫu nước và được chấp thận trước khi sử dụng.



- Thiết kế cấp phối.

Khái quát.

Trước khi trộn bê tông phải có kết quả các thí nghiệm về vật liệu, về cấp phối và thành phần của hỗn hợp vữa bê tông; các thí nghiệm về độ bền nén đối với các mẫu được thiết kế cho loại bê tông chuẩn bị trộn. Tại các vị trí đặt máy trộn phải treo biển cấp phối bê tông đã được thí nghiệm cho các loại mác bê tông khác nhau.

Nhà thầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc đổ và bảo dưỡng chất lượng bê tông có độ bền nén theo yêu cầu thiết kế.

Thí nghiệm.

Trong suốt quá trình thi công công trình nhà thầu phải thực hiện các thí nghiệm tự kiểm tra để bảo đảm chất lượng khối bê tông theo quy định của quy phạm thi công bê tông.



Kiểm tra.

Cán bộ giám sát của Chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện các thí nghiệm kiểm tra bất kỳ vị trí cần thiết của hạng mục công trình.



3.2. Yêu cầu trong công tác bê tông.

a. Công tác trộn và vận chuyển vữa bê tông.

Khi khối đổ bê tông trước để quá thời gian quy định dẫn đến bị đông cứng từng phần hoặc toàn phần thì phải loại bỏ, không được nhào trộn lại và phải vận chuyển ra khỏi phạm vi công trường trước khi thực hiện công tác đổ bê tông phần tiếp theo.

Khi thời tiết nóng, phải chú ý bảo đảm nhiệt độ của hỗn hợp nước, cốt liệu, xi măng càng thấp càng tốt; nhiệt độ của bê tông mới đổ phải thấp hơn 320C.

Nếu Nhà thầu dùng biện pháp phun tưới các cốt liệu thô, phải tiến hành thí nghiệm về độ ẩm để đảm bảo lượng nước của mỗi mẻ bê tông phù hợp với tỷ lệ nước xi măng đã quy định.

Khi thời tiết ẩm ướt, nhà thầu phải có biện pháp ngăn ngừa nước rỉ vào kho hoặc các phễu cân, đề phòng các nguyên liệu bị nhiễm bẩn và sự thay đổi độ ẩm của cốt liệu.

Không được thêm nước vào hỗn hợp vữa bê tông sau khi đổ bê tông khỏi máy trộn hoặc đã chuyển đến hạng mục cần đổ.

Khi trộn và vận chuyển bê tông ta có thể dùng biện pháp thi công bằng máy hoặc kết hợp giữa máy và thủ công và thiết bị tối thiểu là: máy trộn bê tông có dung tích ≥ 250 lít, máy đầm dùi loại 1,5 kw, đầm bàn loại 1 kw và phải có máy dự phòng trong suốt quá trình đổ bê tông.

Mọi phương tiện vận chuyển vữa bê tông phải đảm bảo việc vận chuyển không bị bê tông phân tầng.



b. Công tác ván khuôn.

Ván khuôn được dùng để khống chế và tạo hình bê tông theo kích thước đã nêu trong các bản vẽ thiết kế. Ván khuôn phải đủ bền để chịu được lực phát sinh khi đổ và đầm bê tông, phải được cố định chắc chắn và tạo các bề mặt bê tông phù hợp với các yêu cầu về: hình thức thẩm mỹ (của các cấu kiện hoặc khối bê tông) các sai số xây dựng cho phép nêu trong TCVN 4453-1995 " Quy phạm thi công và nghiệm thu - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khồi". Ngoài ra các ván khuôn phải đủ khít để tránh mất nước vữa bê tông và phẳng để bề mặt khối đổ bê tông phẳng đẹp. Ván khuôn kim loại bắt buộc cho các cấu kiện bê tông, tường chắn sóng, tường chắn đất, cống, thềm giảm sóng và khuyến khích áp dụng cho các hạng mục khác.

Sau khi khởi công nhà thầu phải thông qua bản thiết kế chi tiết của ván khuôn trước khi các khuôn được chuyển đến công trường. Mặc dù bản vẽ được duyệt nhưng nhà thầu vẫn không được miễn trừ trách nhiệm đối với chúng.

Việc luân chuyển ván khuôn theo tiêu chuẩn quy phạm và phụ thuộc vào sự bảo quản, bảo dưỡng thực tế tại hiện trường; khi luân chuyển thì độ bền, độ cứng, độ kín và độ bằng phẳng của ván khuôn phải được sử lý để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong suốt thời gian sử dụng.

Bề mặt của ván khuôn tiếp xúc với bê tông phải được xử lý hoặc bảo vệ để tránh các phản ứng hoá học hoặc làm mất màu của bề mặt bê tông.

Không được phép dùng các ván khuôn méo mó, không đúng quy cách và bị kết vỏ cứng. Nếu đoạn ván khuôn nào bị biến dạng thì trước khi lắp ghép phải sửa lại cho phẳng, thẳng và chắc chắn thì mới được đưa vào sử dụng.



c. Công tác đổ và đầm bê tông.

Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06
dauthau -> Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương