CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam đỘc lập tự do hạnh phúc hồ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh



tải về 1.84 Mb.
trang17/22
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.84 Mb.
#28197
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

16.10 Công tác xây:


Tiêu chuẩn tham chiếu:

TCVN 4085-1985: Kết cấu gạch đá. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.

TCVN 4459-1987: Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng.

TCVN 9377-1-2012: Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu.

TCVN 4516- 1988: Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

Hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương.



16.10.1 Công tác xây:

16.10.1.1 Công tác chuẩn bị:

Sau khi mặt bằng chuẩn bị xong, Nhà thầu phải tiến hành xác định tim, trục công trình, tim móng, đường mép hố móng theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt.

Công tác xác định các mốc cao độ, trục nhà và công trình phải được kiểm tra, nghiệm thu và lập thành biên bản, sau khi được bàn giao, Nhà thầu phải có trách nhiệm bảo vệ theo quy định trong suốt thời gian thi công công trình.

Thành và đáy hố móng phải được kiểm tra và bảo vệ, nước, rác và các vật thể lạ khác phải được dọn sạch. Khi đất đáy móng có những biểu hiện khác thường, Nhà thầu phải lập phương án xử lý, và cần phải có sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Bên Giám sát trước khi triển khai thi công.

16.10.1.2 Các vật liệu

+ Cát dùng cho vữa xây, trát phải đáp ứng các yêu cầu quy định theo TCVN 1770-1975: Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật.

Kích thước lớn nhất của hạt cát không được vượt quá yêu cầu sau:

- 2.5mm đối với khối xây bằng gạch và đá đẽo.

- 5mm đối với khối xây đá hộc.

Trong công trình, đối với mỗi loại yêu cầu của công tác xây trát, chỉ dùng một loại cát tại những mỏ đã được chấp thuận, mọi sự khác đi nào cần có sự chấp thuận của Bên Giám sát và Chủ đầu tư trước khi sử dụng.

+ Xi măng dùng cho công trình phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước về xi măng. Trong công trình, đối với mỗi loại yêu cầu của công tác xây trát, chỉ dùng một loại xi măng thống nhất đã được chấp thuận, mọi sự khác đi nào cần có sự chấp thuận của Bên Giám sát và Chủ đầu tư trước khi sử dụng.

+ Gạch, đá: Các loại gạch đá cung cấp cho công trình phải là loại đã được chấp thuận, có giấy chứng nhận về quy cách và chất lượng do bộ phận KCS của nơi sản xuất cấp.

Quy cách gạch đá sử dụng cho công trình phải tuân theo những quy định hiện hành của nhà nước.

Trong công trình, đối với mỗi loại yêu cầu của công tác xây, chỉ dùng một loại gạch(đá) thống nhất đã được chấp thuận, mọi sự khác đi nào cần có sự chấp thuận của Bên Giám sát và Chủ đầu tư trước khi sử dụng.

Mọi sự sai khác về vật liệu không đáp ứng yêu cầu phải được di chuyển ra khỏi công trình.

16.10.1.3 Vữa xây dựng:

Vữa dùng trong khối xây, tô, trát phải có mác và các chỉ tiêu kỹ thuật thỏa mãn yêu cầu thiết kế và yêu cầu của TCVN 4085-1985 cũng như các quy định trong Tiêu chuẩn“Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng“. Tỷ lệ các thành phần nguyên vật liệu trong vữa phải được thiết kế cấp phối vật liệu từ một phòng thí nghiệm hợp chuẩn.

Thời gian trộn vữa bằng máy từ lúc đổ xong cốt liệu vào máy trộn không được nhỏ hơn 2 phút.

Thời gian trộn vữa bằng tay kể từ lúc bắt đầu trộn không được nhỏ hơn 3 phút.

Trong quá trình trộn vữa bằng máy hoặc bằng tay, không được đổ thêm bất cứ vật liệu nào khác vào trong cối vữa.

16.10.1.4 Dàn giáo ván khuôn:

Nhà thầu phải trình lên Chủ đầu tư và Bên Giám sát một hồ sơ thiết kế hệ thống dàn giáo và ván khuôn cho công tác xây, trát. Thời điểm trình phải trước khi thực hiện công tác xây ít nhất là 07 ngày, và chỉ được thực hiện khi được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.

Công tác ván khuôn và dàn giáo trong thi công công tác xây, trát phải được thực hiện theo quy định của các quy phạm nhà nước hiện hành về ván khuôn dàn giáo.

Không được dùng các loại dàn giáo chống, dựa vào tường đang xây, không bắc ván lên tường mới xây, dàn giáo phải cách tường đang xây ít nhất là 0.05m.

Các loại dàn giáo phải đảm bảo ồn định, bền vững, chịu được tác động do con người, do đặt vật liệu và do di chuyển các thùng vữa trên dàn giáo khi xây trát. Dàn giáo phải không được gây trở ngại cho quá trình thi công xây dựng, tháo lắp phải dễ dàng.

Trong trường hợp sử dụng dàn giáo định hình, Nhà thầu phải cung cấp cho Bên Giám sát mọi thông tin liên quan đến tính năng sử dụng cũng như thao tác lắp đặt trong quá trình sử dụng.

Mọi sự thay đổi khác về dàn giáo, ván khuôn, cần phải có được sự đồng ý chấp thuận của Bên Giám sát trước khi sử dụng.

16.10.1.5 Khối xây đá hộc và khối xây gạch

Trong suốt quá trình thi công các kết cấu gạch đá, không được tự ý thay đổi thiết kế. Nếu có phát hiện sai sót trong thiết kế hoặc gặp những hiện tượng bất thường khác phải báo cáo với Bên Giám sát, cơ quan thiết kế để kịp thời giải quyết.



Xây đá hộc: Trong mỗi hàng đá xây đều phải có các hòn đá câu chặt, tạo hệ giằng theo các yêu cầu sau đây:

+ Trên mỗi mét vuông bề mặt đứng của tường phải có ít nhất một hòn đá câu dài 0.4m

+ Khi xây tường đá dày không lớn hơn 0.4m phải đặt mỗi mét vuông 03 hòn đá câu suốt cả chân tường.

+ Khi xây tường giao nhau, trong từng hàng phải bố trí các viên đá câu chặt các đầu tường với nhau. Không được xây theo kiểu dựng bia trong các khối xây móng, tường, cột, trụ. Phải chèn đệm chặt các khe mạch rỗng bên trong khuôn xây bằng vữa và đá nhỏ, không xây trùng mạch ở mặt ngoài cũng như bên trong khối xây. Không được đặt đá trực tiếp tiếp xúc với nhau mà không đệm vữa.



Xây khối xây gạch:

Khối xây gạch phải đảm bảo các nguyên tắc kỹ thuật thi công sau:

+ Ngang - bằng; đứng - thẳng; mặt phằng; góc - vuông; mạch không trùng nhau, thành một khối đặc chắc.

+ Yêu cầu mạch vữa của khối xây phải no và có độ sụt 0.14. Phần tường mới xây phải được che đậy cẩn thận, tránh mưa nắng và phải tưới nước thường xuyên.

+ Trong khối xây, chiều dày trung bình của mạch vữa ngang là 12mm, chiều dày từng mạch vữa ngang không nhỏ hơn 8mm, và không lớn hơn 15mm. Chiều dày trung bình của mạch vữa đứng là 10mm, chiều dày từng mạch vữa đứng không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm. Các mạch vữa đứng phải so le nhau ít nhất 50mm.

+ Cấm không được dùng gạch vỡ, gạch ngói vụn để chèn, đệm vào giữa khối xây chịu lực.


16.12 Công tác thi công Hệ thống đường giao thông:


Tuyến công trình và các công trình trên tuyến phải dược Nhà thầu định vị trên công trường trước khi triển khải bất cứ công tác nào khác, sự định vị này phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư, Bên Giám sát và Nhà thầu tư vấn thiết kế, cần thiết phải lập một biên bản thống nhất giữa các bên. Bất cứ sự điều chỉnh nào so với thiết kế đã được phê duyệt đều cần phải có biên bản và nêu rõ sự thay đổi. Việc triển khai thực hiện công việc chỉ được làm sau khi nhận được sự chấp thuận của Bên Giám sát và Chủ đầu tư.

16.12.1. THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

1. Tài liệu viện dẫn:

- Quyết định số 1951/QĐ-BGTVT ngày 17/8/2012;

- Quyết định số 3230/QĐ-BGTVT ngày 14/12/2012;

- Thông tư số 12/2013/TT-BGTVT ngày 30/5/2013;



2. Về vật liệu:

2.1 Các chỉ tiêu xi măng dùng trong xây dựng tầng mặt BTXM đường ô tô các cấp phải đáp ứng đầy đủ chỉ tiêu tại Bảng 1Bảng 2.



Bảng 1. Cường độ nén và cường độ kéo khi uốn của xi măng dùng làm mặt đường BTXM

(Phương pháp thử nghiệm theo TCVN 3010-2011)

Cấp hạng đường

Đường cao tốc

Đường cấp I, II, III

Đường từ cấp IV trở xuống

Tuổi mẫu thử

3 ngày

28 ngày

3 ngày

28 ngày

3 ngày

28 ngày

Cường độ nén, Mpa không nhỏ hơn

25

57.5

22

50

13

42.5

Cường độ kéo khi uốn, Mpa, không nhỏ hơn

4.5

7.5

4

7

3.5

6.5


Bảng 2. Các chỉ tiêu lý hóa của xi măng dùng làm mặt đường BTXM

Chỉ tiêu

Đường cao tốc, cấp I, II,III

Đường cấp IV trở xuống

Phương pháp thử

Ghi chú

Hàm lượng CaO, % không lớn hơn

1

1.5

TCVN 141:2008




Hàm lượng MgO,% không lớn hơn

5

6




Hàm lượng kiềm quy đổi (Na2O-0.658K2O),% không lớn hơn

0.6

0.6

Khi nghi ngại cốt liệu có phản ứng kiểm silic

1

1

Khi chắc chắn cốt liệu có phản ứng kiểm silic

Hàm lượng SO3,% không lớn hơn

3.5

4




Tổn thất khi nung, %, không lớn hơn

3

5




Cặn không hòa tan,%,không lớn hơn

0.75

1




Khoáng C3A,%,không lớn hơn

7

9




Khoáng C3S,%, không lớn hơn

35

55

Có cam kết của nhà sản xuất thì không cần thửu nghiệm

Khoáng C2S,%,không lớn hơn

40

Không yêu cầu

Độ mịn, % còn lại trên sàng.09mm, không lớn hơn

10

TCVN 4030:2003




Bề mặt riêng (tỷ diện) cm2/g, nên trong khoảng

3000-4500




Thời gian đông kết:

-Bắt đầu, h, không nhỏ hơn;

-Kết thúc, h, không nhỏ hơn


-1.5h(3h)


-10h




TCVN 6017:1995

Trị số trong ngoặc áp dụng khi thi công vào mùa hè

Độ nở Autoclave ,%, không lớn hơn

0.5(0.8)




TCVN 8877:2011

Trị số trong ngoặc áp dụng khi dùng xi măng hỗn hợp

Độ co Autoclave, %, không lớn hơn

0.2




Chỉ yêu cầu nếu dùng xi măng hỗn hợp

  • Xi măng khi sử dụng làm lớp móng của mặt đường BTXM có thể sử dụng các loại xi măng pooclang thông thường theo TCVN 2682:2009 hoặc ximang pooclang hỗn hợp theo TCVN 6260:2009;

  • Các phụ gia hóa chất khi sử dụng phải tuân theo TCVN 325:2004, không được sử dụng bất kỳ phụ gia tăng nhanh tốc độ hóa cứng của bê tông;

2.2 Cốt liệu chế tạo BTXM:

  • Tất cả cốt liệu đều được thí nghiệm bằng các mẫu được lấy từ kho chứa vật liệu hoặc từ các bãi chứa vật liệu tại hiện trường thi công. Thí nghiệm vật liệu tuân thủ theo TCVN 7572:1-20: 2006 Cốt liệu bê tông và vữa – Phương pháp thử.

2.2.1 Cốt liệu thô:

Bảng 3. Các chỉ tiêu yêu cầu đối với cốt liệu thô dùng làm mặt đường BTXM

Chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

Khối lượng thể tích, Kg/m3, không nhỏ hơn

1350

TCVN 7572-4:2006

Khối lượng riêng. Kg/m3, không nhỏ hơn

2500

TCVN 7572-4:2006

Độ hút nước,%, không nhỏ hơn

2.5

TCVN 7572-4:2006

Hạt thoi dẹt, %, không lớn hơn:

-Làm tầng móng

-Làm mặt đường cao tốc, cấp I,II,III

-Làm tầng mặt đường cấp IV trở xuống



-25


15
20

TCVN 7572-13:2006

Độ mài mòn LosAngeles,%, không lớn hơn:

-Đường cao tốc, cấp I,II,III

-Đường cấp IV trở xuống

-30


-35

TCVN 7572-12:2006

Cường độ chịu nén của đá gốc, Mpa, không nhỏ hơn:

-đá phún xuất

-đá biến chất

-đá trầm tích



-100


-80

-60


TCVN 7572-10:2006

Hàm lượng các hạt mềm yếu, phong hoá, %, không lớn hơn

1

TCVN 7572-17:2006

Hàm lượng bùn sét, bụi, %, không lớn hơn

1.3

TCVN 7572-8:2006

Hàm lượng muối sunfat và đá sunfat xác định theo hàm lượng SO3,%, không lớn hơn

1

TCVN 7572-16:2006

Khả năng phản ứng kiềm của cốt liệu

Sau thí nghiệm mẫu cốt liệu không nứt, không dạn, không phùi keo, độ trương nở ở thời gian quy định của thí nghiệm phải dưới 0.1%

TCVN 7572-14:2006


Bảng 4. Yêu cầu thành phần cấp phối của cốt liệu thô dùng làm mặt đường BTXM

Loại cấp phối cốt liệu thô danh định

Lượng lọt qua sàng,%

Theo bộ sàng lỗ vuông, mm

2.36

4.75

9.5

12.5

19

25

37.5

4.75-12.5

0-5

0-15

40-60

90-100

100







4.75-19

0-5

5-15

25-40

55-70

80-100

100




4.75-25

0-5

0-10

10-30

30-50

60-75

95-100

100

4.75-37.5

0-5

0-10

10-25

25-40

40-60

65-80

100

  • Cỡ hạt danh định của cốt liệu thô: không nên lớn hơn 19mm đối với cuội sỏi; không nên lớn hơn 25mm đối với cuội nghiền; không được lớn hơn 37.5mm đối với đá dăm;

  • Cốt liệu thô dùng cho tầng móng bê tông nghèo cũng chỉ được dùng cỡ hạt danh định lớn nhất là 37.5mm;

  • Loại cốt liệu thô 4.75-12.5 và 4.75-19 cũng được dùng cho lớp trên của mặt đường BTXM có bề dày trên 28cm (trường hợp này phải phân thành hai lớp rải liên tục với lớp trên thường có bề dày bằng 1/3 tổng bề dày mặt BTXM.

2.2.2 Cốt liệu nhỏ (cát):

Cốt liệu nhỏ phải được nghiền từ đá cứng, sạch hoặc dùng cát sông sạch hoặc cát trộn từ hai loại này. Các chỉ tiêu yêu cầu đối với cốt liệu nhỏ dùng cho BTXM mặt đường được quy định tại Bảng 5.



Bảng 5. Các chỉ tiêu yêu cầu đối với cốt liệu nhỏ

Chỉ tiêu

Dùng cho đường cao tốc, cấp I, II, III

Dùng cho đường cấp IV trở xuống

Phương pháp thử

Hàm lượng mica, %, không lớn hơn

0.02

0.06

TCVN 437-06

Hàm lượng bụi, bùn sét, %, không lớn hơn

2

3

TCVN 7572-8:2006

Hàm lượng bột đá(qua sàng 0.075mm) lẫn vào trong cát nghiền, %, không lớn hơn

5

7

AASHTO T-11

Hàm lượng ion Cl, % khối lượng, không lớn hơn

0.02

0.06

TCVN 7572-15:2006

Hàm lượng ion SO3,% khối lượng, không lớn hơn

5

5

TCVN 7572-16:2006

Hàm lượng hữu cơ

đạt yêu cầu

TCVN 7572-9:2006

Cường độ kháng nén của đá gốc dùng làm cát nghiền, Mpa

Đá phún xuất>=100, đá biến chất>=80, đá trầm tích>=60

TCVN 7572-10:2006

Khối lượng thể tích ở trạng thái rời, Kg/m3, không nhỏ hơn

1350

TCVN 7572-4:2006

Khối lượng riêng, Kg/m3, không nhỏ hơn

2500

TCVN 7572-4:2006

Độ rỗng, %, không lớn hơn

47

TCVN 7572-4:2006

Phản ứng kiềm của cát

Mẫu thử sau thí nghiệm phản ứng kiềm không nứt, không rạn, không có hiện tượng phùi keo, độ trương nở ở tuổi mẫu thí nghiệm phải dưới 0.1%

TCVN 7572-14:2006

Thành phần cấp phối của cốt liệu nhỏ phải phù hợp với yêu cầu của Bảng 6, nếu cát sông thì có thể dùng loại có mô đun độ lớn trong phạm vi 2.2-3.5. Nếu mô đun độ lớn của cát sai khác nhau quá 0.3 thì phải thiết kế riêng thành phần BTXM. Cát nhỏ chỉ được sử dụng nếu thiết kế thành phần BTXM có thêm phụ gia giảm nước (để giảm tỷ lệ N/XM thiết kế).

Bảng 6. Thành phần cấp phối yêu cầu với cốt liệu nhỏ

Loại cát

Lượng lọt qua sàng, %

Theo bộ sàng lỗ vuông, mm

0.15

0.3

0.6

1.18

2.36

4.75

Cát to

0-10

5-20

15-29

35-65

65-95

90-100

Cát vừa

0-10

8-30

30-59

50-90

75-100

90-100

Cát nhỏ

0-10

15-45

60-84

74-100

85-100

90-100

2.2.3 Nước dùng để chế tạo BTXM:

Nước dùng để chế tạo BTXM không lẫn dầu mỡ các tạp chất hữu cơ khác và phù hợp với TCXDVN 302-2004. Khi có nghi ngại, phải kiểm nghiệm các chỉ tiêu sau theo phương pháp thử ở 22 TCN 69-84: độ pH>=4; hàm lượng muối <=0.005mg/mm3 và hàm lượng ion SO4<=0.0027 mg/mm3;



2.2.4 Vật liệu chèn khe:

Loại Mastic chèn khe (khe dọc, khe co) loại rót nóng phải có chỉ tiêu kỹ thuật như yêu cầu của Bảng 8 để bảo đảm dính bám tốt với thành tấm BTXM, bảo đảm có tính đàn hồi cao, không hoà tan trong nước, không thấm nước, ổn định nhiệt và bền. Cũng có thể sử dụng các loại Mastic chèn khe loại rót nóng có các chỉ tiêu phù hợp với yêu cầu AASHO M301 hoặc ASTM D3405.



Bảng 8. Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu Mastic chèn khe loại rót nóng

(Phương pháp thử theo ASTM 3407)

Các chỉ tiêu

Loại đàn hồi cao

Loại đàn hồi thấp

Độ kim lún(0.01mm)

<50

<40

Tỷ lệ khôi phục đàn hồi(%)

>=30

>=60

Độ chảy(mm)

<5

<2

Độ dãn dài -10độ C

>=10

>=15

Cường độ kết dính với bê tông(Mpa)

>=0.2

>=0.4

- Vật liệu làm lớp ngăn cách giữa lớp móng và lớp BTXM có thể sử dụng giấy dầu, giấy dầu xây dựng tai TC01-2010; vải địa kỹ thuật lựa chọn loại chống thấm nước theo TCVN 8871-2011.

- Cường độ kéo khi uốn trung bình của bê tông chế thử trong phòng thí nghiệm khi thiết kế thành phần bê tông phải ít nhất cao hơn cường độ thiết kế yêu cầu từ 1.15-1.2 lần. Cường độ trung bình khi chế thử trong phòng là cường độ trung bình ở tuổi mẫu 28 ngày của 6 mẫu chế thử tương ứng với thành phần bê tông được lựa chọn khi thiết kế;

- Hàm lượng xi măng tối đa không nên lơn hơn 400kg/m3. Hàm lượng xi măng tối thiểu phải lớn hơn 300kg/m3 (đối với đường cấp III trở xuống >=290kg/m3).

- Tỷ lệ nước/ximăng lớn nhất chỉ được nằm trong phạm vi 0.44-0.48.



Bảng 10. Các chỉ tiêu cơ lý của bê tông và độ sụt của hỗn hợp BTXM

Các chỉ tiêu cơ lý

Chỉ số yêu cầu

Công nghệ ván khuôn trượt (tốc độ rải từ 0.5-2m/min)

Công nghệ ván khuôn ray và các công nghệ thi công liên hợp khác

Công nghệ thi công đơn giản

Phương pháp thử

Cường độ kéo khi uốn thiết kế Rku/tk ở tuổi mẫu 28 ngày, Mpa, không nhỏ hơn

-5.0 đối với mặt đường BTXM đường cao tốc, cấp I, II;

-4.5 đối với mặt đường BTXM đường ô tô cấp III trở xuống



TCVN 3105-3119:1993

Độ mài mòn g/cm2, không lớn hơn

-0.3 với mặt đường BTXM đường cao tốc, cấp I,II,III;

-0.6 với mặt đường BTXM đường ô tô cấp IV trở xuống



TCVN 3114:1993

Độ sụt,mm

10-20

20-30

20-40

TCVN 3106:1993

3. Ván khuôn cố định:

- Ván khuôn phải làm bằng kim loại, đủ cứng, có tiết diện hình chữ U, không được làm bằng gỗ hoặc chất dẻo. Độ chính xác của ván khuôn phải đảm bảo yêu cầu ở Bảng 16. Chiều cao của ván khuôn bằng với bề dày tấm(lớp) BTXM thiết kế, chiều dài mỗi đoạn nên từ 3.0 đến 5.0m. Dọc ván theo ván khuôn cứ cách 1m phải bố trí một thanh chống cố định.


Bảng 16. Sai số cho phép của ván khuôn

Công nghệ thi công

Sai số về cao độ, mm

Biến dạng cục bộ,mm

Góc vách thẳng đứng, độ

Độ bằng phẳng đỉnh ván khuôn, mm

Độ bằng phẳng thành ván khuôn, mm

Biến dạng dọc, mm

Ván khuôn ray và công nghệ thi công liên hợp khác

+-1

+-2

90+-1

+-1

+-2

+-1

Công nghệ đơn giản

+-2

+-3

90+-3

+-2

+-3

+-3

Trước khi lắp đặt ván khuôn phải thiết lập các điểm mốc đo đạc trên mặt tầng móng: 100m bố trí một mốc cao đạc tạm, 20m bố trí một mốc cọc tim, đánh dấu vị trí tấm, vị trí khe dãn.

Lắp đặt ván khuôn phải kiểm tra theo các yêu cầu của Bảng 17.



Bảng 17. Yêu cầu độ chính xác lắp đặt ván khuôn

Hạng mục kiểm tra

Công nghệ thi công

Ván khuôn ray

Đơn giản

Lệch vị trí trên mặt bằng, mm, không lớn hơn

5

15

Bề rộng rải so với thiết kế, mm, không lớn hơn

5

15

Chiều cao ván khuôn so với bề dày lớp rải BTXM:

-Thông thường,mm

-Cá biệt,mm


-3

-8



-4

-9



Sai lệch về cao độ, mm

+-5

+-10

Độ dốc ngang lấy theo đỉnh ván khuôn trong một vệt rải so với thiết kế, %

+-0.1

+-0.2

Chênh lệch cao độ giữa hai ván khuôn liền kề, mm, không lớn hơn

1

2

Độ bằng phẳng của đỉnh ván khuôn, mm, không lớn hơn (dùng thước 3m đặt trên ván khuôn)

1

2

Độ thẳng đứng của vách ván khuôn, mm, không lớn hơn, (dùng quả rọi)

2

4

Độ oằn theo chiều dọc, mm, không lớn hơn (căng dây)

2

4

Chỉ được dỡ ván khuôn khi cường độ nén của bê tông >=8.0Mpa. Có thể tham khảo tại Bảng 18 và tuỳ thuộc nhiệt độ không khí trung bình ngày đềm lúc rải hỗn hợp BTXM.

Bảng 18. Thời gian sớm nhất cho phép dỡ ván khuôn

Nhiệt độ không khí trung bình ngày đêm khi rải hỗn hợp BTXM, độ C

5

10

15

20

25

>=30

Thời gian sớm nhất cho phép dỡ ván khuôn, h

72

48

36

30

24

18

Khi tháo ván khuôn không được làm hư hại bê tông ở thành tấm, ở góc tấm, ở xung quanh thanh truyền lực và không được làm các thanh truyền lực, thanh liên kết bị biến dạng hoặc bị xung động. Khi tháo ván khuôn cấm dùng búa tạ mà phải dùng các dụng cụ nậy bẩy chuyên môn.

4. Tạo nhám

Sau khi rải và sau gạt tạo phẳng mặt bê tông xong nên tạo nhám ngay. Độ sâu rãnh tạo nhám phải đạt yêu cầu theo quy định của thiết kế.

Nên sử dụng máy tạo rãnh trong vòng 20-30 phút sau khi rải, khi mặt bê tông vừa ráo nước. Trường hợp không tạo rãnh bằng máy có thể sử dụng phương pháp thủ công hoặc bộ phận kéo theo máy rải. Chiều sâu tạo rãnh phải bằng 2-4 mm, rãnh rộng 3-5mm, khoảng cách giữa các rãnh trong khoảng 15-25mm. Nên tạo rãnh có khoảng cách không đều nhau trong khoảng nêu trên để giảm tiếng ồn xe chạy.

5. Bảo dưỡng

Thời gian bảo dưỡng phải được xác định tuỷ theo thời gian cường độ kéo khi uốn của hỗn hợp BTXM vừa rải đạt được tối thiểu 80% cường độ kéo khi uốn thiết kế. Cần đặc biệt chú trọng việc bảo dưỡng trong 7 ngày đầu. Thông thường nên bảo dường trong vòng 14-21 ngày. Mùa nóng nên bảo dưỡng tối thiểu 14 ngày, mùa lạnh tối thiểu 21 ngày; nhiệt độ càng thấp càng phải kéo dài thời gian bảo dưỡng.

Trong thời gian bảo dưỡng cấm cả người cũng không được đi lên trên BTXM, người chỉ được đi lên BTXM khi cường độ BTXM đạt 40% cường độ thiết kế.

6. Nhiệt độ khi thi công

Về mùa nóng khi nhiệt độ >=30độC thì tránh thi công vào buổi trưa mà thi công vào buổi sáng sớm, buổi chiều gần tối hoặc ban đêm.

Nhiệt độ hỗn hợp BTXM khi ra khỏi máy trộn vào lúc trời nắng nóng không được vượt quá 35độC.

7.Yêu cầu về kiểm tra nghiệm thu

7.1 Kiểm tra vật liệu trong giai đoạn thi công:

Phải bảo đảm việc cung cấp các loại nguyên vật liệu có đặc trưng kỹ thuật thoả mãn các yêu cầu đã được nêu ở trên, nguyên vật liệu không đạt yêu cầu không được đưa vào công trường. Toàn bộ vật liệu nhập vào hoặc đưa ra công trường đều phải cân, đo, đăng ký lưu giữ hoặc ký xuất.

Nội dung và tần suất kiểm tra vật liệu phải tuân thủ theo các quy định hiện hành.

7.2 Kiểm tra máy móc, thiết bị và dụng cụ thi công:

Trước khi thi công, yêu cầu tất cả các thiết bị, dụng cụ thi công và thí nghiệm nằm trong quy định kiểm chuẩn phải được chuẩn bị sẵn sàng và có phiếu kiểm định chất lượng của cơ quan thẩm quyền.

7.3 Rải đoạn đường thí nghiệm: chỉ yêu cầu với mặt đường BTXM đường cao tốc, cấp I, II, III.

7.4 Nội dung, phương pháp và tần suất kiểm tra chất lượng mặt đường BTXM trong quá trình thi công được tuân thủ theo Bảng 27.



Bảng 27. Nội dung, phương pháp và tần suất kiểm tra chất lượng mặt đường BTXM trong quá trình thi công

Nội dung kiểm tra(tiêu chuẩn)

Phương pháp và tần suất kiểm tra

Mặt đường BTXM trên đường cao tốc, đường cấp I, II, III

Trên các đường khác

Cường độ kéo khi uốn

(TCVN 3119:1993)



-Lấy 2-4 tổ mẫu mỗi ca(mỗi tổ bao gồm cả mẫu uốn dầm và ép chẻ).

-Chiều dài thi công một ngày<500m lấy 2 tổ; >=500m lấy 3tổ; >=1000m lấy 4 tổ, xác định cường độ kéo khi uốn



-Lấy 1-3 tổ mẫu mỗi ca(mỗi tổ bao gồm cả mẫu uốn dầm và mẫu ép chẻ)

-Chiều dài thi công một ngày <500m lấy 1 tổ; >=500m lấy 2 tổ; >=1000m lấy 3 tổ, xác định cường độ kéo khi uốn



Chiều dày tấm

Cứ khoảng 100m trong bề rộng rải kiểm tra 2 điểm(khoan lấy lõi để kiểm tra)

Cứ khoảng 100m trong bề rộng rải kiểm tra 1 điểm(khoan lấy lõi để kiểm tra)

Độ bằng phẳng

(TCVN 8864-2011)



Mỗi 100m2 của mỗi nửa làn xe đo 2 chỗ

Mỗi 100m2 của mỗi nửa làn xe đo 2 chỗ

Độ gồ ghề quốc tế IRI

(22TCN 277:01)



Kiểm tra liên tục cho toàn bộ các làn xe

Kiểm tra liên tục cho toàn bộ các làn xe

Độ nhám bề mặt(TCVN 8866:2011)

2chỗ/200m2

2chỗ/200m2

Độ chênh cao tấm liền kề

Mỗi 200m khe ngang, khe dọc kiểm tra bằng thước 2 khe, mỗi khe 3 vị trí

Mỗi 200m khe ngang, khe dọc kiểm tra bằng thước 2 khe, mỗi khe 3 vị trí

Độ thẳng của khe

Kéo dây 20m, 6chỗ/200m2

Kéo dây 20m, 4chỗ/200m2

Độ lệch tim đường trên mặt bằng

Máy kinh vĩ: 6điểm/200m

Máy kinh vĩ: 6điểm/200m

Chiều rộng mặt đường

Thước: 6 điểm/200m

Thước: 4 điểm/200m

Cao độ trên trắc dọc

Máy thủy bình: 6 điểm/200m

Máy thủy bình: 4 điểm/200m

Độ dốc ngang

Máy thủy bình: 6 mặt cắt/200m

Máy thủy bình: 4 mặt cắt/200m

Độ thẳng và cao độ đá vỉa hai bên mặt đường

Kéo dây 20m: 4 chỗ/200m

Kéo dây 20m: 4 chỗ/200m

Độ đầy khi rót vật liệu chèn khe/đo chiều sâu chưa rót đầy

Thước: 6 điểm/200m khe

Thước: 6 điểm/200m khe

Chiều sâu cắt khe

Thước: 6 điểm/200m

Thước: 4 điểm/200m

Khiếm khuyết trên bề mặt khe dãn

Quan sát từng khe

Quan sát từng khe

Việc nghiệm thu mặt đường BTXM sau khi hoàn thành theo các chỉ tiêu tại Bảng 28

Bảng 28. Các chỉ tiêu áp dụng cho việc nghiệm thu mặt đường BTXM

Nội dung kiểm tra

Sai số cho phép đối với mặt đường BTXM

Đường cao tốc, cấp I, II, III

Các cấp đường khác

Cường độ kéo khi uốn của mẫu dầm, Mpa

100% thoả mãn yêu cầu tại Bảng 10 ở trên

Cường độ ép chẻ/bửa của mẫu khoan(TCVN 3120:1993)

Cứ 3km của mỗi làn đường khoan lấy lõi 1mẫu; lề đường cứng tính là một làn đường; xác định cường độ ép chẻ và chiều dày tấm

Chiều dày tấm,mm

Gía trị trung bình>=-5; cá biệt >=-10

Độ bằng phẳng

Thước 3m (TCVN8864:2011)

Đạt yêu cầu

Đạt yêu cầu

Chỉ số IRI,m/km(TCVN 8865:2011)

<=2

<=3.2

Độ chênh cao tấm liền kề,mm

<=2

<=3

Độ chênh cao giữa hai mép khe dọc liền kề, mm

Gía trị trung bình:<=3

Cực trị<=5



Gía trị trung bình<=5

Cực trị<=7



Độ thẳng của khe,mm

<=10

<=10

Độ lệch tim đường trên mặt bằng,mm

<=20

<=20

Chiều rộng mặt đường,mm

<=+-20

<=+-20

Cao độ trên trắc dọc, mm

+-10

+-15

Độ dốc ngang(%)

+-0.15

+-0.25

Độ thẳng và cao độ đá vỉa hai bên mặt đường,mm

<=2

<=3

Độ đầy khi rót vật liệu chèn khe, mm

<=2

<=3

Chiều sâu cắt khe,mm

>=50

>=50

8. An toàn lao động và VSMT tại hiện trường thi công

Trước khi thi công phải bố trí biển báo công trường, biển báo hạn chế tốc độ và biển báo hướng dẫn giao thông ở 2 phía đầu đoạn thi công. Tại 2 đầu đoạn đường thi công phải bố trí người có trách nhiệm đeo băng đỏ, cầm cờ đỏ để điều khiển và điều chỉnh hướng dẫn giao thông qua lại. Các chỗ để máy móc phục vụ thi công khi ngừng thi công phải có cảnh báo từ xa 200m và có chỉ dẫn phân luồng cho các phương tiện giao thông phòng tránh;

Phải bố trí rào chắn khu vực thi công, đảm bảo mặt bằng thi công đồng thời đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại. Cấm những người không có nhiệm vụ trèo lên xe máy thi công. Ban đêm phải bố trí đèn thắp đủ sáng khu vực thi công hoặc đèn nháy báo hiệu chú ý đi chậm;

Trong quá trình thi công, cấm những người điều khiển xe, máy rời khỏi buồng điều khiển;

Toàn bộ đất đá và vật liệu bê tông phế thải phát sinh trong quá trình thi công phải được di dời ra khỏi phạm vi công trường và tích chứa có điều kiện tại các khu vực quy định đã được quy hoạch và thoả thuận với các cấp, ngành có liên quan.

Sau khi kết thúc thi công phải thu dọn hiện trường sạch sẽ, trả lại hiện trạng và giữ gìn môi trường khu vực đã thi công sạch đẹp;

Nhà thầu phải có trách nhiệm sửa sang lại hoặc làm lại hệ thống đường sá, các công trình công cộng, nhà cửa, bãi đỗ, cột điện, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật lân cận....bị hư hỏng do quá trình thi công gây nên.

16.14 Công tác thi công lắp đặt Bê tông đúc sẵn:


16.14.1 Tổng quát:

Các công tác bao gồm nhưng không giới hạn như sau:

Một quy trình thi công; thiết bị phục vụ thi công và một biện pháp đảm bảo chất lượng của công tác thi công được thiết lập và đệ trình Chủ đầu tư cũng như Bên Giám sát tối thiểu là trước 15 ngày trước khi triển khai thi công. Chỉ được tiến hành triển khai thi công sau khi Quy trình thi công đã được chấp thuận, mọi sự thay đổi điều chỉnh chỉ có giá trị sau khi đã được Chủ đầu tư và Bên giám sát chấp thuận đồng ý.

Tiêu chuẩn tham chiếu:

TCVN 9115:2012 Kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công và nghiệm thu.

TCVN 4055:2012 Tổ chức thi công

Trước khi thi công lắp ghép công trình bằng các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn lắp ghép, trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng, phải lập thiết kế tổ chức xây dựng; trong giai đoạn lắp ghép, phải lập thiết kế thi công

Nội dung, quy trình trình tự lập tổ chức xây dựng và thi công phải tuân theo tiêu chuẩn” Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng, thiết kế thi công”

Để đảm bảo chất lượng công tác lắp ghép kết cấu bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn, phải tiến hành kiểm tra trong tất cả các công đoạn của quá trình lắp ghép theo quy định của tiêu chuẩn” Tổ chức thi công TCVN 4055:2012”

16.14.2 Những quy định chung:

Những vấn đề sau phải được chú ý đến trong quá trình thiết lập Quy trình thi công cho công tác này:

- Phương tiện cầu lắp; Trình tự lắp dựng kết cấu; Những biện pháp bảo đảm độ chính xác cho công tác lắp ghép; Biện pháp đảm bảo thi công xen kẽ giữa lắp kết cấu và lắp các thiết bị công nghệ, thiết bị kỹ thuật khác liên quan của Gói thầu; Bảo đảm sự đồng bộ của quá trình lắp ghép.

- Các thiết bị phục vụ công tác lắp dựng của Gói thầu phải được lựa chọn tính toán phù hợp, có thể chú ý đến một số vấn đề sau: Kích thước trọng lượng của kết cấu; Hình dạng, kích thước công trình; Đặc điểm của khu vực thi công…

- Biện pháp, phương án cho việc an toàn lao động, an toàn cho công trường, an toàn giao thông trong khi thực hiện thi công lắp dựng cũng như tháo dỡ các kết cấu liên quan.

16.14.3 Công tác chuẩn bị vật liệu, máy móc...và nghiệm thu sản phẩm đúc sẵn:

Các kết cấu, vật liệu đúc sẵn vận chuyển đến công trường phải phù hợp với thiết kế và các tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước về loại sản phẩm này. Đối với những kết cấu không có trong tiêu chuẩn Nhà nước, phải đảm bảo phù hợp với những yêu cầu kỹ thuật do thiết kế quy định về chế tạo các loại sản phẩm đúc sẵn phi tiêu chuẩn. Những sản phẩm không đáp ứng sẽ được loại và ngay lập tức phải được vận chuyển ra khỏi khu vực công trường đang thi công.

Các cấu kiện phải được nghiệm thu ban đầu, được tuân thủ theo những quy định sau:

+ Cường độ của sản phẩm xuất xưởng phải phù hợp với quy định của thiết kế. Nếu thiết kế nào không quy định cường độ bê tông của sản phẩm xuất xưởng thì phải tuỳ thuộc vào công dụng của kết cấu, điều kiện lắp dựng và thời hạn chất tải mà quyết định, nhưng không được nhỏ hơn 70% mác thiết kế của bê tông theo cường độ nén. Cường độ bê tông của sản phẩm phải do thí nghiệm xác định.

+ Hình dạng bên ngoài của kết cấu không được biến dạng, sứt mẻ, phải đảm bảo kích thước thiết kế, mức độ chính xác vị trí của các khe, các chỗ lõm, hốc,… các vị trí của các chi tiết đặt sẵn, cốt thép chờ, chi tiết định vị, các móc cẩu, các rãnh đặt cốt thép căng sau, chất lượng các móc cẩu (tiết diện thép, chủng loại thép làm móc, sự biến dạng của móc khi xếp dỡ, vận chuyển….).

+ Mặt ngoài của sản phẩm, nhất là những bộ phận đã được trang trí hoàn thiện trong xí nghiệp chế tạo không được có vết nứt, khe nứt, màu sắc và trang trí phù hợp với thiết kế.

Trên các cấu kiện đúc sẵn, phải đánh dấu trọng tâm, trục định vị, những cấu kiện của kết cấu cần tổ hợp do xí nghiệp chế tạo đánh dấu. Những cấu kiện không cần tổ hợp trước do đơn vị thi công đánh dấu. Các đường trục có thể được đánh dấu bằng khe rãnh, tiết diện hình tam giác hoặc dùng sơn vạch kẻ trên một chiều dài của trục. Những chỉ dẫn về việc đánh dấu các đường trục phải ghi rõ trong bản vẽ thi công. Ngoài ra, phải đánh dấu những điểm kê, vị trí móc cẩu.

Đối với những cấu kiện có mặt trên và mặt dưới khó phân biệt với nhau hoặc có cốt thép chịu lực không đối xứng, phải ghi chữ ”trên” hoặc đánh dấu, để đặt đúng vị trí khi vận chuyển, xếp kho và lắp ghép.

Yêu cầu phải có một sự đầy đủ và đồng bộ theo yêu cầu của Gói thầu đã được đơn vị thi công đặt hàng từ Nhà máy chế tạo các cấu kiện đúc sẵn, kèm theo các chi tiết liên kết. Mác thép của các chi tiết kèm theo phải phù hợp với mác thép của các chi tiết liên kết đã đặt sẵn trong cấu kiện. Các chi tiế đặt sẵn và chi tiết liên kết không được có những khuyết tật như: khe nứt; các mép và đầu mút bị sứt vỡ;…

Các bó thanh và cốt thép dùng để căng trong kết cấu ứng suất trước phải được cung cấp ở dạng thành phẩm đồng bộ cùng với thiết bị neo. Yêu cầu phải có phiếu ghi rõ ký hiệu mác, chiều dài bộ, đường kính và số lượng sợi trong bộ.

Khi vận chuyển các cấu kiện đúc sẵn, phải tuân theo các yêu cầu sau:

+ Bốc xếp các cấu kiện đúc sẵn lên phương tiện vận chuyển hay xếp trữ trong kho bãi phải theo đúng sơ đồ giằng néo móc cẩu đã chỉ dẫn trong thiết kế. Việc xếp đặt phải đảm bảo đúng trình tự và vị trí quy định trong thiết kế.

+ Các cấu kiện phải đặt ở tư thế đứng với thiết kế. Riêng các cột được phép vận chuyển ở tư thế nằm ngang. Các cấu kiện phải kê, tựa trên các tấm đệm, chèn lót chuyên dùng bằng gỗ và phải được đặt đúng quy định đã được đánh dấu trên cấu kiện. Bề dày của các tấm đệm, lót không được nhỏ hơn 30mm và chiều dài phần nhô ra ngoài nhỏ nhất là 20mm, tính từ cạnh ngoài cùng của cấu kiện.

Khi xếp các cấu kiện đúc sẵn thành từng đống trên công trường, yêu cầu phải tuân thủ những yêu cầu sau:

+ Tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ dẫn của nhà sản xuất trong những Catologue đính kèm.

+ Bảo đảm treo buộc từng cấu kiện và nâng, chuyển dễ dàng khi lắp ghép, không gây hư hỏng các cấu kiện bên cạnh.

+ Chiều cao của đống xếp nhiều lớp phải được tuân thủ theo điều kiện kỹ thuật và điều kiện an toàn. Đồng thời phải được nêu rõ trong Quy trình đã được đề cập đến ở phần trên nhưng không được quá 2m.

+ Chiều rộng lối đi giữa các đống không nhỏ hơn 0.7m, khoảng cách giữa các đống kề nhau không được nhỏ hơn 0.2m.



16.14.4 Công tác lắp ghép cấu kiện:

Mỗi một loại cấu kiện bê tông đúc sẵn khác nhau, yêu cầu kỹ thuật cho những công tác này là khác nhau, tuy nhiên, ở đây chỉ nêu ra những yêu cầu chung nhất cho tất cả các cấu kiện. Trong Quy trình thi công được thiết lập bởi Nhà thầu sẽ phải được cụ thể hoá cho từng loại cấu kiện, và nó chỉ được tiến hành sau khi đã nhận được sự phê chuẩn của Chủ đầu tư; Bên Giám sát và các bên liên quan.

Chỉ được lắp ghép những cấu kiện đảm bảo chất lượng (có chứng chỉ chứng minh rằng nó đảm bảo chất lượng: ví dụ như chứng chỉ xuất xưởng của nhà máy chế tạo…), chứng chỉ kiểm tra, phải ghi rõ kích thước hình học, chất lượng cấu kiện, …. Tất cả những số liệu này đều phải phù hợp với thiết kế;

Chỉ được phép lắp ghép cấu kiện khi đã đủ điều kiện hoàn công về các kết cấu chờ lắp ghép, ví dụ như: bản vẽ hoàn công móng; các gối đỡ; gối tựa… trong đó, phải có kết luận và sự đồng ý của người kiểm tra, nghiệm thu có thẩm quyền.

Trong quá trình lắp ghép, việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, công tác kiểm tra phải được ghi chép cẩn thận trong bản vẽ, trong nhật ký công trình. Việc lắp ghép chỉ được tiến hành sau khi đã nhận được sự đồng ý của Bên Giám sát, Chủ đầu tư, Thiết kế chấp thuận công tác trước nó là đảm bảo theo yêu cầu.

Trong quá trình lắp ghép phải đảm bảo độ cứng và độ ổn định kết cấu dưới tác động của trọng lượng bản thân, tải trọng lắp ghép, mưa, gió… Phải thực hiện đúng các quy định về kê, đệm, và liên kết các bộ phận cấu tạo. Việc lắp dựng các liên kết tạm để cố định các kết cấu lắp ghép, trong mọi trường hợp phải tuân thủ theo quy định và phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.

Mác và độ sụt của vữa để lắp ghép phải đảm bảo theo thiết kế đã được chấp thuận, không được phép sử dụng vữa đã bắt đầu ninh kết. Nếu lớp vữa đệm đã ở trong giai đoạn liên kế, cần phải thay lớp vữa này bằng một lớp vữa mới sau đó mới được lắp đặt cấu kiện.

Chỉ được phép lắp đặt cấu kiện lên cột khi bê tông chèn chân cột đạt cường độ thiết kế. Nếu trong thiết kế không quy định thì cường độ bê tông chèn phải đạt 70% cường độ thiết kế.

Trong trường hợp đặc biệt, cho phép lắp đặt cấu kiện lên cột trước khi đổ bê tông chèn chân cột nhưng phải đảm bảo chất lượng thiết kế và phải có hướng dẫn cụ thể trong thiết kế thi công.

16.14.5 Công tác hàn và chống ăn mòn mố nối và các chi tiết đặt sẵn:

Công tác hàn nối phải tuân thủ theo các chỉ dẫn về hàn cốt thép hiện hành, đồng thời phải tuân thủ theo đúng Quy trình công nghệ hàn đã được thiết lập trong thiết kế thi công, có thể bao gồm như sau: Trình tự công tác hàn lắp ghép, phương pháp hàn, trình tự thực hiện các mố nối, chế độ hàn, đường kính và các que hàn, sợi hàn và các yêu cầu khác đối với vật liệu hàn

Tất cả các vật liệu hàn trước khi sử dụng phải được kiểm tra sơ bộ ban đầu, trong đó cần kiểm tra sự khác biệt giữa lí lịch và vật liệu. Loại que hàn, mác sợi hàn phải được chỉ dẫn trong thiết kế, và phải được áp dụng theo hướng dẫn công tác hàn cốt thép, mố nối và các chi tiết đặt sẵn trong quy phạm của Nhà nước.

Vật liệu que hàn phải được bảo quản trong điều kiện chống ẩm, chống bẩn và chống va đập khác mà nó có thể làm tổn hại đến chất lượng của liên kết hàn. Que hàn, sợi hàn, bột hàn trước khi hàn phải được sấy theo chỉ dẫn trong các điều kiện kỹ thuật và lí lịch của chúng, phải bảo quản riêng phần đã sấy với phần chưa sấy. Sợi hàn phải được làm sạch gỉ, dầu mỡ và các bụi bẩn khác.

Vật liệu hàn phải được chuyển đến nơi chốn thợ hàn làm việc theo số lượng cần thiết đủ cho một ca hàn, vật liệu tại nơi làm việc phải được bảo quản khô ráo, sạch sẽ.

Các chi tiết hàn của cấu kiện lắp ghép phải được làm sạch gỉ ở cả hai mặt; các mối hàn trong quá trình hàn phải được bao che tránh mưa, gió hoặc bụi bẩn; sau khi hàn phải làm sạch xỉ hàn bám trên mối hàn. Sau khi hàn, phải lập biên bản nghiệm thu công tác khuất.

Việc kiểm tra mối hàn, có thể sẽ được thực hiện như sau:

+ Kiểm tra vật liệu hàn, điều kiện bảo quản, sấy và thiết bị hàn cũng như tình trạng thiết bị hàn, nguồn điện, chất lượng lắp ghép chi tiết hàn, trình độ tay nghề thợ hàn.

+ Kiểm tra định kỳ việc thực hiện quy trình hàn;

+ Kiểm tra kích thước toàn bộ các mối hàn, thử nghiệm xác định cường độ mẫu hàn. Trong trường hợp đặc biệt có thể sẽ kiểm tra mối hàn bằng siêu âm.

Vật liệu chống rỉ, biện pháp và trình tự thực hiện lớp chống rỉ cũng như việc bảo vệ lớp chống rỉ cần phải được thực hiện theo chỉ dẫn của thiết kế; Trước khi phủ lớp bảo vệ lên chi tiết đặt sẵn, mối liên kết, mối hàn, phải làm sạch xỉ, kim loại bám dính, bụi bẩn… trong quá trình phủ lớp bảo vệ phải đặc biệt chú ý sao cho lớp bảo vệ phủ kín các góc cạnh của chi tiết. Chất lượng lớp chống gỉ, lớp bảo vệ phải được kiểm tra theo quy phạm hiện hành của Nhà nước. Số liệu kiểm tra phải được ghi vào biên bản nghiệm thu công tác khuất.

16.14.6 Công tác Chèn kín các khe hở, hoàn thiện các mố nối:

Chỉ được phép tiến hành chèn kín các khe hở, hoàn thiện các mố nối sau khi đã kiểm tra và nghiệm thu các chi tiết nối, các liên kết hàn, chống gỉ các mối hàn và các chi tiết kim loại. Việc chèn kín các khe hở và hoàn thiện các mố nối phải tiến hành chính xác, bảo đảm các yêu cầu của thiết kế và chú ý đặc biệt là một số vấn đề sau đây:

+ Bảo đảm sự liền khối của mối nối.

+ Bảo đảm cường độ của bê tông (vữa) tại khe hở và mố nối.

+ Bảo đảm cách âm cách nhiệt, chống thấm khí, ẩm, chống ăn mòn kim loại…

Vữa chèn kín các khe hở và mố nối phải được sản xuất bằng loại xi măng đông cứng nhanh hoặc xi măng pooclăng mác 400 trở lên. Mác vữa được quy định trong thiết kế, nhưng phải tuân theo các điều kiện sau:

+ Đối với mố nối chịu lực và bảo đảm độ cứng của kết cấu công trình, phải chèn bằng bê tông có mác không thấp hơn mác bê tông của kết cấu.

+ Đối với mố nối không chịu lực thì được chèn kín bằng vữa có mác không nhỏ hơn 150.

Trước khi đổ bê tông (hoặc phun vữa) chèn, cần phải kiểm tra độ chính xác lắp đặt, ván khuôn, độ chắc của giằng néo, các mố nối và khe hở phải được làm sạch, không còn bẩn và phải tưới bề mặt bê tông. Công tác đổ bê tông chèn, đầm bê tông, bảo dưỡng bê tông, công tác kiểm tra chất lượng phải được tiến hành theo đúng quy định của “Quy phạm kỹ thuật thi công và nghiệm thu các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối”Tỷ lệ cấp phối bê tông (vữa) chèn phải được xác định cụ thể bằng thí nghiệm.

Cường độ bê tong (vữa) tại mố nối trong thời gian tháo ván khuôn phải đạt yêu cầu thiết kế, hoặc ít nhất phải đạt được 25% cường độ thiết kế. Công tác đổ bê tông (vữa) chèn phải được ghi nhật ký một các cụ thể và chi tiết.



16.14.7 Công tác Kiểm tra nghiệm thu công việc lắp ghép:

Mục đích của công tác kiểm tra nghiệm thu công tác lắp ghép các kết cấu đúc sẵn: Xác định chất lượng kết cấu so với yêu cầu thiết kế; đánh giá chất lượng công tác lắp ghép; kiểm tra mức độ hoàn thành của công trình sau khi đã lắp ghép xong và khả năng được phép tiến hành công tác thi công những công việc tiếp theo; kịp thời sửa chữa các sai sót trong quá trình thực hiện.

Những vấn đề cần thiết phải tiến hành kiểm tra và nghiệm thu có thể là:

+ Mức độ chính xác của việc lắp ghép các cấu kiện, độ kín khít của chỗ tiếp giáp giữa các cấu kiện với nhau và với mặt tựa.

+ Chất lượng mối hàn và chất lượng đổ bê tông chèn kín mối nối và khe hở.

+ Sự nguyên vẹn của các cấu kiện và bộ phận lắp ghép.

+ Và những yêu cầu khác của thiết kế.

Các công việc được coi là khuất phải nghiệm thu có thể như sau:

+ Lớp lót dưới móng tường, cột.

+ Các móng trước khi đổ phần trên; các gối và mặt tựa của cấu kiện; các kết cấu khối lớn tổ hợp xong; hàn cốt thép chờ, hàn liên kết và các chi tiết đặt sẵn; căng cốt thép của kết cấu ứng suất trước; chống gỉ cho các chi tiết kim loại; chèn kín các khe hở và mố nối…

Khi nghiệm thu, phải lập biên bản theo mẫu quy định hiện hành về công tác kiểm tra và nghiệm thu trong xây dựng cơ bản.

Việc kiểm tra nghiệm thu chỉ tiến hành sau khi liên kết cố định kết cấu và khi bê tông chèn kín các mố nối đạt cường độ thiết kế. Tiến hành quan sát, kiểm tra đo đạc tại chỗ, thường xuyên, lập hồ sơ hoàn công, chỉ rõ những sự sai khác với thiết kế.

Việc kiểm tra và nghiệm thu để cho phép triển khai thi công các công tác lắp ghép tiếp theo, chỉ tiến hành nghiệm thu sau khi lắp ghép xong toàn bộ kết cấu công trình hoặc một phần bộ phận công trình có độ cứng không gian riêng biệt.

Các văn bản phải có khi nghiệm thu các cấu kiện đã lắp ghép bao gồm:

1. Chứng chỉ xuất xưởng của các cấu kiện đức sẵn.

2. Các văn bản xác định chất lượng vật liệu xây dựng như bê tông chèn, que hàn, sơn chống rỉ, các vật liệu cách âm, cách nhiệt, chống thấm…

3. Bản vẽ hoàn công lắp ghép cấu kiện, trong đó ghi rõ sai lệch thực tế so với thiết kế.

4. Biên bản hoặc bản vẽ thay đổi thiết kế.

5. Sơ đồ kiểm tra trắc đạc công trình.

6. Nhật ký của công tác lắp ghép, công tác hàn, công tác chống ăn mòn, công tác chèn kín mối nối và khe hở.

7. Biên bản nghiệm thu công tác khuất.

8. Biên bản nghiệm thu trung gian.

9. Kết quả thí nghiệm chất lượng mối hàn và bê tông chèn tại các mố nối.

10. Biên bản liệt kê văn bản hoặc giấy chứng nhận trình độ nghề nghiệp của công nhân tham gia lắp ghép.

Không cho phép tiến hành triển khai công tác lắp ghép tiếp theo khi chưa có kết luận cho phép thi công tiếp của văn bản nghiệm thu kiểm tra.

Sự sai lệch cho phép khi lắp ghép các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn không được vượt quá các số quy định của thiết kế. Nhưng phải thoả mãn quy định tại TCVN 5593:1991 từ Bảng 14 đến Bảng 20.

Một số văn bản tham khảo:

* Phụ lục I: Nhật ký lắp ghép (TCVN 4452:1987)

* Phụ lục II: Nhật ký công tác hàn (TCVN 4452:1987)

* Phụ lục II: Nhật ký đổ bê tông mố nối (TCVN 4452:1987).




Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06
dauthau -> Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương