CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh đỒng tháP



tải về 260.66 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích260.66 Kb.
#5588
1   2   3   4

2. Về khoa học, công nghệ

Tổ chức tốt việc triển khai ứng dụng, phổ biến những mô hình có hiệu quả vào thực tiễn. Tăng cường thông tin, tư vấn khoa học công nghệ; khuyến khích các doanh nghiệp chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ mới. Trong năm 2010, triển khai nghiên cứu 13 đề tài, dự án khoa học công nghệ mới; tiếp tục quản lý, kiểm tra việc thực hiện 20 đề tài và 03 dự án chuyển tiếp.

Tăng cường quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và đo lường, chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký tên gọi, xuất xứ hàng hóa cho các sản phẩm đặc thù của địa phương, trước mắt là các sản phẩm: gạo, cá tra giống, hạt giống rau muống Hồng Ngự, hoa kiểng Sa Đéc, xoài cát chu Cao Lãnh, quýt hồng Lai Vung...

3. Về môi trường, phát triển bền vững

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân. Triển khai thực hiện tốt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Tiếp tục thực hiện các đề án, dự án khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã ban hành và Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Tranh thủ vốn hỗ trợ của Trung ương, kết hợp với vốn địa phương để xử lý theo lộ trình các điểm nóng về ô nhiễm môi trường đã xác định. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến, hiện đại. Hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Xây dựng các mô hình xử lý rác thải ở khu vực nông thôn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm được phát hiện.

Tạo mọi điều kiện cho tất cả người dân nhận thức dần phát triển bền vững là vấn đề sống còn của địa phương và của bản thân mình; triển khai bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ cơ sở từ Tỉnh đến xã, phường, thị trấn có khả năng tiếp thu được các kiến thức mới về phát triển bền vững; đặt biệt ưu tiên cho sự phát triển bền vững thông qua việc lồng ghép kế hoạch bảo vệ môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của địa phương. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển bền vững được huy động từ ngân sách nhà nước, từ các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất thuộc mọi thành phần và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Tỉnh.

Trong năm 2010, phấn đấu thực hiện đạt một số chỉ tiêu cơ bản: tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch 85%, tỷ lệ hộ dân thành thị sử dụng nước sạch 96%, tỷ lệ rác thải đô thị được thu gom và xử lý 90%, tỷ lệ rác công nghiệp được thu gom và xử lý 100%, tỷ lệ rác thải y tế được thu gom và xử lý 100%, tỷ lệ che phủ rừng 3,26%.



4. Về dân số, gia đình và trẻ em

Tăng cường bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em, tạo điều kiện để mọi trẻ em được hưởng các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục; thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi sự phân biệt đối xử, bị xâm hại, đảm bảo được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh... Mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dân số, gia đình, trẻ em gắn với nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.

Phấn năm 2010 thực hiện đạt: tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai 78%; tỷ suất sinh thô giảm khoảng 0,3%o/năm; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,0%; quy mô dân số khoảng 1,705 triệu người. Có 30% xã, phường có câu lạc bộ dành cho trẻ em và 100% xã, phường có Quỹ bảo trợ trẻ em; phổ cập bơi cho 15.106 em.

Một số giải pháp thực hiện:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục các chủ trương, chính sách, pháp luật dân số, kế hoạch hóa gia đình, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, nhất là đối với vị thành niên, thanh niên và các đối tượng ở vùng nông thôn, biên giới.

Duy trì hoạt động của mạng lưới dịch vụ xã hội về truyền thông-giáo dục-tư vấn bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em cho gia đình và cộng đồng. Tăng cường hoạt động của Chi cục và các Trung tâm Dân số-Kế hoạch hóa gia đình; phát triển, nâng cao chất lượng mạng lưới cộng tác viên dân số-kế hoạch hóa gia đình đến cơ sở; thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép, phối hợp liên ngành trong công tác gia đình, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Triển khai thực hiện tốt đề án chăm sóc trẻ em đặc biệt khó khăn, các đề án thuộc Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc; dự án Tỉnh Bạn hữu Trẻ em; Chương trình phổ cập bơi cho trẻ em…



5. Về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nâng cao y đức, chất lượng, tính kịp thời, hiệu quả của công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn. Không để dịch bệnh xảy ra, lây lan trên diện rộng, nhất là đối với dịch sốt xuất huyết, cúm A (H5N1, H1N1), hạn chế tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS; đảm bảo nâng cấp cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc men phục vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho nhân dân, đặc biệt là nhóm bà mẹ và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi; đáp ứng một cách cơ bản nguồn nhân lực y tế cho các hoạt động khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh. Năng cao năng lực quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phấn đấu 100% huyện, thị xã, thành phố không để xảy ra dịch vừa và dịch lớn, nhất là dịch sốt xuất huyết; 100% bệnh viện đa khoa khu vực và các bệnh viện huyện được mua sắm trang thiết bị chuyên dùng cơ bản; có 90,3% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, từng bước hoàn thiện mạng lưới y tế ấp; bình quân 1 vạn dân có 19,46 giường bệnh và 4,69 bác sĩ; đảm bảo giữ vững 100% trạm y tế xã có bác sĩ, cán bộ sản phụ khoa - kế hoạch hóa gia đình và dược tá quản lý quầy dược; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 18%; có trên 96% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng miễn dịch đầy đủ; có trên 90% hộ gia đình sử dụng muối i-ốt thường xuyên; có 80% cơ sở sản xuất được kiểm tra định kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm 02 lần/năm.

Một số giải pháp thực hiện:

Tăng cường giáo dục y đức, công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, vận động nhân dân tham gia tích cực phòng chống dịch bệnh, phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống suy dinh dưỡng, lây nhiễm HIV/AIDS; tăng cường lực lượng kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, để cùng phối hợp thực hiện đạt hiệu quả tốt. Có chính sách thu hút bác sĩ, dược sĩ của địa phương và ngoài tỉnh mới ra trường về công tác ở Tỉnh; tăng cường đào tạo theo chế độ liên thông, cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ; phát huy, nâng cao hiệu quả của các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế.

Tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp 02 bệnh viện đa khoa khu vực, 07 bệnh viện tuyến huyện theo Đề án 225; xây dựng mới 02 bệnh viện chuyên khoa lao và tâm thần với quy mô 100 giường/bệnh viện; lập thủ tục đầu tư xây dựng các trung tâm, trạm chuyên khoa, 09 trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, 04 phòng khám đa khoa khu vực; xây dựng mới và nâng cấp trạm y tế xã, phường theo chuẩn quốc gia về y tế xã, khắc phục dần tình trạng quá tải ở các bệnh viện; nâng cấp trường Trung học Y tế lên trường Cao đẳng Y tế, mở rộng quy mô đào tạo.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, khuyến khích đầu tư thành lập các cơ sở y tế ngoài công lập, nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Tạo điều kiện thuân lợi cho bệnh viện đa khoa tư nhân DOMEDIC phát triển, hỗ trợ cho việc xây dựng bệnh viện phụ sản Tương lai và bệnh viện đa khoa Bác Ái huyện Châu Thành, phòng khám đa khoa tư nhân tại xã Đốc Binh Kiều huyện Tháp Mười sớm đi vào hoạt động.



6. Về lao động, việc làm và thực hiện chính sách xã hội

Tiếp tục thực hiện tốt chương trình giải quyết việc làm và công tác an sinh xã hội, kết hợp sự giúp đỡ của nhà nước với việc phát triển các quỹ từ thiện để trợ giúp các đối tượng khó khăn, người già cô đơn, nạn nhân chiến tranh, thực hiện chính sách miễn giảm học phí, khám chữa bệnh cho người nghèo, người cao tuổi, hộ cận nghèo; thực hiện tốt Pháp lệnh người cao tuổi; Chương trình dạy nghề nông thôn… Thực hiện tốt chế độ ưu đãi, đền ơn đáp nghĩa đối với đối tượng chính sách và người có công, Mẹ Việt Nam anh hùng; tăng cường công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

Phấn đấu trong năm 2010, thực hiện giải quyết việc làm cho 40.000 lao động (xuất khẩu 500 lao động), tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 3%, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn 84,5%, tỷ lệ hộ nghèo 4,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 26,6%; xây dựng 100 căn nhà tình nghĩa.

Một số giải pháp thực hiện:

Tăng cường thông tin về thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm, liên kết cung ứng lao động đi làm việc ngoài tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các Cty xuất khẩu lao động, thực hiện tốt kế hoạch đưa người lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức tốt các sàn giao dịch việc làm, tổ chức 04 lần/năm, đồng thời đầu tư nâng cao năng lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị của các Trung tâm Giới thiệu việc làm, đáp ứng yêu cầu về tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.

Xét duyệt cho 250 dự án được vay vốn giải quyết việc làm, 71 ngàn lượt hộ nghèo được vay vốn giảm nghèo, 12 ngàn hộ lượt nghèo được hướng dẫn làm ăn, hỗ trợ nhà ở cho 3.800 hộ nghèo, mua thẻ BHYT cho 120.000 người nghèo và cho 135.000 người cận nghèo, cứu trợ tại cộng đồng cho 30.00 đối tượng xã hội…; từng bước thực hiện nâng cao dần mức sống dân cư, phát triển sản xuất và xoá nghèo vững chắc.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản và trang thiết bị cho 02 Trường Trung cấp nghề, hoàn thiện dự án nâng cấp 03 trung tâm dạy nghề lên trường trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề ở các huyện; tiếp tục thực hiện tốt dự án đào tạo nghề cho người lao động, đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tỉnh; triển khai thực hiện tốt kế hoạch đào tạo nghề cho những học sinh đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở không có điều kiện học phổ thông ở cấp cao hơn, khuyến khích học sinh có học lực trung bình sau khi tốt nghiệp vào các Trường nghề của Tỉnh; đẩy mạnh các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn, dạy nghề theo địa chỉ cho các doanh nghiệp, gắn công tác dạy nghề với tạo việc làm tại chỗ. Tổ chức tuyển mới đào tạo nghề ở cả 3 cấp trình độ cho khoảng 21.500 người.

Tiếp tục thực hiện tốt và có hiệu quả các chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách và người có công; đẩy mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng; vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa đạt 7 tỷ đồng, sửa chữa 120 căn nhà cho các đối tượng người có công, hỗ trợ đời sống cho các hộ chính sách 120 xuất (Sổ Vàng tình nghiã)…

Tổ chức thực hiện nuôi dưỡng tập trung các cụ già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi bị bỏ rơi; tiếp nhận, quản lý, chữa trị, giáo dục, cai nghiện, dạy nghề và tạo việc làm cho các đối tượng ma tuý, mại dâm tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội; đẩy mạnh các hình thức giáo dục, chữa trị và cai nghiện tại cộng đồng.



7. Về văn hóa thông tin, thể dục thể thao

Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và nếp sống văn minh trong các tầng lớp nhân dân. Xây dựng cuộc sống ấm no, gia đình hạnh phúc, tiến bộ, cộng đồng giúp đỡ tương trợ lẫn nhau. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Phấn đấu năm 2010, có 85% hộ gia đình văn hóa, 85% khóm, ấp văn hóa, 92% đơn vị văn hóa, 44% xã, phường, thị trấn xây dựng các mô hình về gia đình.

Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra dịch vụ văn hóa, bài trừ các loại tệ nạn, mê tín dị đoan. Chú trọng đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá, trong đó ưu tiên bố trí vốn đầu tư theo lộ trình Dự án mở rộng Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, tôn tạo các di tích lịch sử được xếp hạng theo quy hoạch, dự án được duyệt, Trung tâm văn hóa - hội chợ - triển lãm, Thư viện Tỉnh, các Trung tâm văn hóa - nhà văn hóa huyện, thị xã, thành phố. Nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền, báo chí, phát thanh - truyền hình hướng vào phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Tiếp tục phát triển thể dục thể thao theo chiều rộng, chú trọng đầu tư phát triển một số môn thành tích cao của Tỉnh đang có lợi thế như: cờ vua, đua xe đạp, judo, đá cầu, điền kinh, bơi lội... Khuyến khích phát triển xã hội hóa các hoạt động thể thao. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đạt kết quả thiết thực. Phấn đấu năm 2010, tỷ lệ dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 25,7%; tỷ lệ gia đình thể thao đạt 14,76%; xây dựng 921 câu lạc bộ thể dục thể thao.



8. Bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ, phát triển thanh niên

Tăng cường thực hiện Chiến lược Quốc gia về thanh niên. Chú trọng lực lượng lao động trẻ ở các khu, cụm công nghiệp, nông thôn, đảm bảo ngày càng nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và các phúc lợi khác phù hợp với môi trường sản xuất công nghiệp, nông thôn mới và công sức làm ra sản phẩm của lực lượng lao động trẻ là chủ yếu. Khuyến khích, tạo thuận lợi cho thanh niên tham gia vào quá trình phát triển bền vững; phát động mạnh mẽ phong trào thanh niên xung kích, tình nguyện hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; mở rộng công tác dạy nghề cho thanh niên, hỗ trợ thanh niên tìm việc làm; phát triển các hội doanh nghiệp, câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ…; có giải pháp thiết thực ngăn chặn, giảm hẳn số thanh niên mắc các tệ nạn xã hội.

Tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Từng bước đưa Lưật Bình đẳng giới vào cuộc sống. Nâng tỷ lệ phụ nữ được đào tạo nghề, đảm bảo phụ nữ có nhu cầu được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe. Tăng cường công tác giáo dục truyền thông, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của mọi người dân, đặc biệt là phụ nữ nông thôn, biên giới về bình đẳng giới, luật pháp và các văn bản về các quyền của phụ nữ để họ tự bảo vệ quyền lợi của mình.

C. Về quốc phòng, an ninh

Tiếp tục quán triệt quan điểm gắn phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh; xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng yếu. Tăng cường giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân. Tuyển chọn thanh niên nhập ngũ đủ số lượng và chất lượng. Xây dựng, quản lý tốt lực lượng dự bị động viên, lực lượng dân quân tự vệ đủ số lượng, coi trọng chất lượng.

Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, giảm tai, tệ nạn xã hội. Thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, truy quét tệ nạn xã hội. Chú trọng công tác xây dựng xã, phường lành mạnh, phát động phong trào toàn dân tham gia phòng chống các loại tệ nạn xã hội. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa, từng bước đẩy lùi các tệ nạn mại dâm, ma túy, giảm tai nạn giao thông.

IV. Một số giải pháp chủ yếu

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp trong Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, giải pháp cụ thể của từng ngành đã đề ra, đồng thời tập trung một số giải pháp trọng tâm sau đây:



1. Tập trung triển khai thực hiện kế hoạch ngay từ đầu năm, với quyết tâm vượt qua giai đoạn sụt giảm, góp phần hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2006-2010 ở mức cao nhất

Triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010 ngay đầu năm (sau khi được Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua). Giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành Tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố cụ thể hóa nhiệm vụ của từng đơn vị bằng các giải pháp cụ thể, khả thi, khẩn trương triển khai thực hiện, với quyết tâm, nỗ lực phấn đấu cao nhất nhằm vượt qua giai đoạn sụt giảm, thực hiện đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra, năm cuối của kế hoạch 5 năm, năm có tímh quyết định cuối cùng, góp phần hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2006-2010 ở mức cao nhất, tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch 05 năm tiếp theo.



2. Phát huy nhanh thành quả đạt được từ kết quả thực hiện Chương trình kích cầu của Chính phủ; đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh

Tăng cường khuyến khích, tạo thuận lợi, kịp thời tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy các thành phần kinh tế đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, gắn với việc phát huy nhanh thành quả đạt được từ kết quả thực hiện Chương trình kích cầu của Chính phủ cho phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế vưọt qua giai đoạn sụt giảm, tăng trưởng ngày càng cao lên, quy mô kinh tế được mở rộng với cơ cấu kinh tế hợp lý, tích cực cho phát triển bền vững, hiệu quả cao.

Đẩy mạnh phát triển lĩnh vực công nghiệp, thương mại-dịch vụ-đô thị, kinh tế biên giới, tăng dần khả năng đảm bảo về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực đáp ứng tốt cho hoạt động của khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu du lịch, chợ đầu mối, chú trọng phát triển nhanh dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải…; phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường thế giới, với sản phẩm chủ lực là lúa gạo, cá tra thương phẩm, thức ăn thủy sản, tôm càng xanh, trái cây, hoa kiểng.

3. Nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng cơ bản, phấn thực hiện tốt theo tiến độ kế hoạch

Phối hợp, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước ưu tiên bố trí vốn cho các công trình chuyển tiếp sắp hoàn thành, các công trình trọng điểm đã xác định, vốn đối ứng các dự án ODA, các chương trình mục tiêu, chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư, kiên cố hoá trường, lớp học giai đoạn 2. Đồng thời, tác động Trung ương triển khai nhanh các công trình đầu tư trên địa bàn, như: mở rộng Quốc lộ 30 (đoạn thành phố Cao Lãnh - Hồng Ngự), kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền, kênh Đồng Tiến - Lagrăng; thúc đẩy hoàn thành sớm Quốc lộ 80, các công trình thuỷ lợi đang thi công dở dang... Chủ động chuẩn bị tốt các dự án để tranh thu vốn ODA. Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành theo kế hoạch 07 công trình giao thông trọng điểm từ nay đến năm 2010, một số công trình hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, các công trình y tế, trường học, dạy nghề, cụm tuyến dân cư...

Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng, chủ đầu tư trong việc thực hiện các quy trình, quá trình liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; đảm bảo tiến độ trong đầu tư xây dựng cơ bản đúng theo kế hoạch với chất lượng công trình được nâng cao, đạt theo chuẩn mực quy định; phấn đấu sử dụng hết vốn, đặc biệt chú ý giải ngân hết vốn các chương trình mục tiêu được phân bổ. Tăng cường kiểm tra, giám sát thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình; xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm; hạn chế thấp nhất tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản.

4. Phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, đề án của Tỉnh thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ sau gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2007 - 2010; triển khai kế hoạch phát triển doanh nghiệp sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới.

Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư; tăng cường công tác dự báo, thông tin thị trường giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nông dân chủ động sản xuất, hạn chế rủi ro. Chú trọng việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, nhất là đối với các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của Tỉnh. Khuyến khích liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến để không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

5. Tăng cường thực hiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao ý thức giáo dục, học tập nâng cao kiến thức, tạo dựng nghề nghiệp trong các tầng lớp nhân dân. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, nhà trường, gia đình và xã hội trong việc vận động con em đến trường, ngăn chặn học sinh bỏ học, duy trì sĩ số học sinh ở các khối lớp. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho các trường theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Triển khai tốt chương trình kiên cố hoá trường, lớp học giai đoạn 2008-2012.

Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn, chú trọng kết hợp với các cơ sở đào tạo để có được lực lượng lao động có trình độ theo yêu cầu, nhất là cho các ngành dịch vụ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Đặc biệt là đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn có đủ trình độ hiểu biết, kịp thời nắm bắt thông tin, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ áp dụng vào sản xuất. Đi đôi việc thực hiện chuẩn hóa lực lượng cán bộ công chức nhà nước cả về trình độ chính trị, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học…ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt cho công tác quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ được giao, nhất là trên lĩnh vực điều hành, quản lý đô thị.

6. Tạo sự chuyển biến tích cực về giảm nghèo, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội

Phấn đấu thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững thông qua việc đẩy mạnh các chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các chương trình hỗ trợ về sản xuất, đời sống cho người nghèo. Tăng cường cho vay tín dụng hộ nghèo và cận nghèo, hỗ trợ cho vay dạy nghề, học nghề, mở rộng ngành nghề sản xuất, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động. Xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động trong các loại hình doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp xây dựng nhà ở, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân ở các khu, cụm công nghiệp.

Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Tăng cường tư vấn, tuyên truyền về công tác xuất khẩu lao động, chú trọng vào những thị trường có thu nhập cao. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, kết hợp sự giúp đỡ của Nhà nước với phát triển các quỹ từ thiện để trợ giúp các đối tượng khó khăn, người già cô đơn, nạn nhân chiến tranh...

7. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực công tác chỉ đạo điều hành

Lãnh đạo các Sở, ngành Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, nêu cao trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành vừa bao quát, toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết dứt điểm từng công việc cụ thể, xem đây là giải pháp quan trọng quyết định thắng lợi kế hoạch đã đề ra. Theo dõi sát diễn biến tình hình, sâu sát cơ sở, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh; tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công cải cách hành chính.

Tiếp tục làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong xã hội vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân cùng chung tay, góp sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010.

Phần thứ ba

Một số kiến nghị với Trung ương
Để tạo thêm thuận lợi cho địa phương thực hiện đạt được mục tiêu Kế hoạch năm 2010, góp phần hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2006-2010 ở mức cao nhất, Đồng Tháp kiến nghị Bộ, ngành Trung ương sớm triển khai thực hiện ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc với tỉnh Đồng Tháp vào ngày 13 tháng 7 năm 2009 tại thành phố Cao Lãnh (đính kèm Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng)./.


Nơi nhận:

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

- Văn phòng Chính phủ I, II;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ;



- Lưu: VT, NC/TH.ptxieu

CHỦ TỊCH

(đã ký)


Trương Ngọc Hân




tải về 260.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương