CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng giáo dục và ĐÀo tạO



tải về 38.68 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích38.68 Kb.
#7434

UBND HUYỆN CAM LÂM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 542/BC-PGDĐT-GDTH






Cam Lâm, ngày 11 tháng 10 năm 2012


BÁO CÁO

Tổng kết, đánh giá 8 năm thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.


Thực hiện Công văn số 629/SGD&ĐT- GDTH ngày 01/10/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Báo cáo tổng kết, đánh giá 8 năm thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

Căn cứ Công văn số 5038/UBND-VX ngày 11/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Công văn số1139/LĐTBXH-BVCSTE ngày 25/9/2012 của Sở Lao Động – Thương binh và Xã Hội. Phòng Giáo dục và Đào tạo Cam Lâm báo cáo tình hình triển khai, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em giai đoạn 2002-2012 theo những nội dung sau:
I. Công tác chỉ đạo:

Phòng Giáo dục đã triển khai và quán triệt tốt các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như:

- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15/6/2004 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghiã Việt Nam;

- Chị Thị số 1408 ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

- Công văn hướng dẫn số 459/LĐTBXH-BVCSTE của Bộ lao động thương binh Xã hội ngày 22/2/2012 về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

- Công tác tổ chức nhân sự: phân công trách nhiệm cán bộ, giáo viên thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

- Chỉ đạo các đơn vị trường được bố trí đầy đủ biên chế theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, có sự phân công nhiệm vụ và trách nhiện cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên của đơn vị.

- Mọi cán bộ giáo viên, công nhân viên đều thực hiện tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em.



II. Kết quả thực hiện:

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em:

Chỉ đạo các đơn vị trường trong huyện treo bangron, khẩu hiệu tuyên truyền “ Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động”; “Không sao nhãng, ngược đãi, bạo lực, xâm hại trẻ em”; “Chung tâm, chung trí, chung sức bảo vệ quyền trẻ em”.

- Lồng ghép tuyên truyền vào các cuộc họp như: Họp chi bộ, các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên… Từ đó, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong nhà trường và quần chúng nhân dân đã được chuyển biến rõ rệt. Kết quả, từ năm 2005 đến nay, 100% trẻ em của các gia đình cán bộ, công chức, viên chức trong huyện và quần chúng nhân dân được quan tâm chăm sóc về sức khỏe - dinh dưỡng và tinh thần đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. Không xảy ra hành vi bị ngược đãi, bóc lột sức lao động, bạo lực. Đặc biệt, nhân dịp Tết Trung thu và Tết Thiếu nhi 1/6 tất cả các đơn vị trường trong huyện đều tổ chức tốt hoạt động văn nghệ và tặng quà khuyến khích các em có thành tích cao trong học tập.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em tại địa phương; phối hợp với hệ thống thông tin cơ sở, phát thanh đầy đủ về Luật bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em.

- Góc tuyên truyền của nhà trường.

- Góc tuyên truyền của nhóm lớp.

- Tuyên truyền, truyền thông về phòng tránh tai nạn thương tích trong trường học.

2. Công tác phối hợp liên ngành về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em:
- Phối hợp với UBND huyện, các xã tuyên truyền thực hiện “Tháng hành động vì trẻ em” trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, công chức, viên chức trong nhà trường và quần chúng nhân dân, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân bảo vệ, chăm sóc trẻ em, xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trên địa bàn.

- Phối hợp với UBND các ban ngành trong địa bàn giáo dục lồng ghép chương trình thiếu nhi, chương trình “Kết nối tương lai”. Đặc biệt trong dịp Tết thiếu nhi 1/6 và Trung thu, kỳ nghỉ hè, đã tổ chức giao lưu giữa trẻ bình thường và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tuyên truyền nhiều tác phẩm phản ánh hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí lành mạnh của trẻ em; biểu dương, giới thiệu gương điển hình tiên tiến trong việc chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là trẻ em khuyết tật, mồ côi.

- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương, Ủy ban nhân dân xã phổ biến các chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em tại địa phương; hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là trẻ em khuyết tật, mồ côi ở địa phương.

- Phối hợp tổ chức các hoạt động ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em và vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ nguồn lực xây dựng công trình phúc lợi tạo điều kiện cho trẻ em được phát triển bình đẳng.



3. Công tác giáo dục:
- Huy động 100% trẻ đúng độ tuổi ra lớp tại địa phương.

- Thực hiện tốt chính sách miễn, giảm cho trẻ em thuộc diện chính sách đang đi học tại địa phương (các chế độ, chính sách ưu tiên, học bổng…).

- Có các chế độ, chính sách ưu tiên cho học sinh là người dân tộc thiểu số, trao học bổng cho những học sinh có thành tích học tập khá, giỏi, đạt thành tích cao trong các Hội thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh.

- Chất lượng giáo dục

+ Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất khang trang, môi trường sư phạm đảm bảo phục vụ tốt cho dạy và học, môi trường không bạo lực.

+ Đội ngũ giáo viên: Tất cả giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, có nhiệt huyết với nghề, luôn chăm lo đến chất lượng giáo dục.

+ Kết quả học tập của học sinh: Chất lượng học tập của học sinh ổn định và tăng dần chất lượng giáo dục năm sau cao hơn năm trước.

4. Khó khăn, hạn chế:
- Quy định trẻ dưới 6 tuổi được khám và chữa bệnh tại cơ sở y tế nhà nước không phải trả tiền, nhưng việc áp dụng trong thực tế còn chưa đầy đủ.

- Học bổng phát cho học sinh còn quá ít so với số lượng học sinh.

- Các sản phẩm sáng tác như: sách báo, phim ảnh, nhạc họa, xiếc phù hợp với lứa tuổi và truyền thống văn hóa Việt Nam còn hạn chế. Ngoài ra còn bị tác động bởi nhiều sản phẩm phim ảnh, đồ chơi mang tính bạo lực có hại cho sự phát triển đạo đức, hình thành nhân cách.

- Tình trạng xâm hại, bóc lột trẻ trong gia đình và ngoài xã hội vẫn còn song chưa có sự can thiệp, bảo vệ, xử lý nghiêm minh.


III. Thống kê số liệu:


STT

CÁC CHỈ TIÊU

2005

2010

2012

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

Số trẻ em vào lớp 1 đúng độ tuổi

1987

100%

1806

100%

1639

100%

2

Số trẻ em HTCTTH đúng độ tuổi

1903

100%

1799

100%

1808

100%


3

Số trẻ khuyết tật học hòa nhập

38

0,380%

34

0,371

%


21

0,237

%


Trên đây là báo cáo tổng kết, đánh giá 8 năm thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Phòng Giáo dục và Đào tạo./.

KT.TRƯỞNG PHÒNG

Nơi nhận: PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

- Phòng GDTH- Sở GD&ĐT;



- Lưu: VT, GDTH. (đã kí)

Võ Bá Phụng
Каталог: userfiles -> file
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
file -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
file -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
file -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịCH
file -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Số: 38/2009/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịch cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)
file -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII

tải về 38.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương