CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam ban chỉ ĐẠO ĐỀ ÁN 343



tải về 52.05 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích52.05 Kb.
#19096


UBND HUYỆN CHỢ GẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN 343

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: /BC-BCĐ






Chợ Gạo, ngày tháng 10 năm 2015

Dự thảo

BÁO CÁO

Tổng kết Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất,

đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010 - 2015)”

Thực hiện Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010 - 2015),

Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 343 huyện Báo cáo tổng kết Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010 - 2015)” trên địa bàn huyện cụ thể như sau:

I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện

Ủy ban nhân dân huyện có Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010 - 2015)” huyện Chợ Gạo gồm có 13 thành viên, trong đó Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện làm Phó Trưởng ban Thường trực.



2. Công tác tổ chức, triển khai thực hiện Đề án 343

- Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010 - 2015)” huyện Chợ Gạo xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 343 trong đó đưa ra mục tiêu 70% phụ nữ và trên 95% hội viên phụ nữ, nữ thanh niên, nữ cán bộ, nữ công chức, nữ viên chức, nữ công nhân được tuyên truyền, giáo dục về phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trên 95% cán bộ lãnh đạo nữ, cán bộ làm công tác tuyên truyền và cán bộ Hội phụ nữ (từ Chi hội trưởng trở lên) được tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam theo tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Tiểu Đề án 1 “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010 - 2015)”.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện xây dựng Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 2 “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hệ thống các trường học (giai đoạn 2010 - 2015)”.

- Phòng Văn hóa và Thông tin huyện xây dựng Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 3 và 4 “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng (giai đoạn 2010 - 2015)” “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch (giai đoạn 2010 - 2015)”.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 343

1. Tiểu Đề án 1 “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong cán bộ, hội viên, phụ nữ”

a. Công tác tuyên truyền, quán triệt, triển khai Tiểu Đề án

- Trong 5 năm 2010 - 2015 tổ chức được 915 cuộc tuyên truyền, tập huấn có 33.615 cán bộ hội viên phụ nữ tham dự trong đó có 29.695 cán bộ hội viên đạt tỷ lệ 70,1%% và 3.920 phụ nữ đạt tỷ lệ 29,9%. Ngoài ra Ban Chỉ đạo huyện còn phối hợp với Liên đoàn Lao động và Đoàn Thanh niên CSHCM huyện tổ chức tuyên truyền cho 6.550 nữ đoàn viên thanh niên, nữ cán bộ, công chức, viên chức khu vực cơ quan hành chính sự nghiệp, Nhà nước và 100% nữ công nhân lao động khu vực kinh tế ngoài quốc doanh về các tiêu chí xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: có lòng yêu nước; có sức khoẻ; có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hoá và lòng nhân hậu; định hướng các giá trị đạo đức, phẩm chất phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ mới.

- Ban Chỉ đạo Đề án 343 huyện phối hợp Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện mở 05 lớp tập huấn cho 565 lượt Chi hội Trưởng, Tổ trưởng các cơ sở hội để nâng cao kiến thức, kỹ năng trong công tác tuyên truyền, giáo dục 4 phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “Tự trọng, tự tin, đảm đang, trung hậu”.

- Hướng dẫn các cơ sở Hội tổ chức hoạt động truyền thông cộng đồng về 4 phẩm chất đạo đức dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tùy theo tình hình, đặc điểm cụ thể của từng đối tượng, địa bàn, sử dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tổ chức truyền thông trực tiếp: các hoạt động truyền thông nhân các dịp lễ lớn của dân tộc, các ngày truyền thống của ngành, đoàn thể; mở các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, lồng ghép trong các buổi họp, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt câu lạc bộ; tổ chức tuyên truyền, trao đổi, thảo luận trong sinh hoạt hội viên tại các chi, tổ hội các giá trị phẩm chất, đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam phù hợp với thực tế từng đơn vị.

b. Công tác xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên: Nhằm đáp ứng nhu cầu truyền đạt thông tin đến phụ nữ huyện đã xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên từ huyện đến cơ sở. Trong đó cấp huyện có 11 tuyên truyền viên và cấp xã có 57 tuyên truyền viên.

c. Hoạt động xây dựng mô hình, biên soạn tài liệu

- Thực hiện theo Kế hoạch triển khai Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010 - 2015)” huyện chọn 2 xã Lương Hòa Lạc và Bình Ninh làm mô hình điểm triển khai thực hiện Tiểu Đề án 1. Qua triển khai thực hiện có 80% hội viên phụ nữ và 30% phụ nữ của 2 xã Lương Hòa Lạc và Bình Ninh được tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Mô hình điểm huyện được xây dựng chủ yếu lồng ghép vào các mô hình sẵn có như mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản - bình đẳng giới - kiến thức pháp luật; mô hình tiết kiệm tín dụng - tín dụng tiết kiệm - kiến thức pháp luật; mô hình phòng chống tệ nạn xã hội từ trong gia đình; mô hình trợ giúp pháp lý; các tổ nhóm nữ thanh niên và người cao tuổi…

- Ngoài tài liệu cấp trên cung cấp, huyện còn biên soạn tài liệu theo từng nội dung sinh hoạt như nói chuyện chuyên đề, hái hoa dân chủ, trả lời các câu hỏi về 4 phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam.



d. Công tác kiểm tra, giám sát

Lồng ghép vào kiểm tra phong trào 6 tháng đầu năm và cuối năm nhằm bổ sung, điều chỉnh kịp thời những nội dung phù hợp, cần thiết trong công tác tuyên truyền, giáo dục hàng tháng, quí, năm.



2. Tiểu Đề án 2 “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hệ thống các trường học”

1. Công tác tuyên truyền

- 100% các đơn vị trường học và cơ quan Phòng Giáo dục và Đào tạo được triển khai đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về công tác nữ công, chiến lược quốc gia về bình đẳng giới; các văn bản liên quan đến việc xây dựng, giữ gìn, phát huy các giá trị phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam theo tiêu chí Phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giới thiệu các gương điển hình thực hiện tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và ngành Giáo dục và Đào tạo nói riêng.



+ Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành

Tuyên truyền, phổ biến Quyết định số 343/QĐ- TTg ngày 12 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2010 - 2015; Kế hoạch số 1623/KH-SGDĐT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang về việc thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2010 - 2015”; Công văn số 1523/SGDĐT-TCCB ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tiếp tục tổ chức tập huấn và tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lồng ghép trong các kỳ họp Hội đồng sư phạm, sinh hoạt tổ chuyên môn… các trường học đã phổ biến kịp thời các văn bản chỉ đạo của ngành đến Chi bộ, tập thể cán bộ, công chức tại cơ quan Phòng Giáo dục và Đào tạo và toàn thể đội ngũ cán bộ, nhà giáo và nhân viên trong ngành.

Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong các trường học”; tổ chức tuyên truyền, thực hiện lồng ghép qua các môn học chính khóa; cụ thể hóa qua việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; qua các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành: xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; phong trào Dạy tốt, Học tốt; Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.

+ Đối với học sinh

Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh mẫu giáo, 4 phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước qua các trò chơi học tập; hoạt động vui chơi ở lớp; thi vẽ tranh; tổ chức các hội thi, lễ hội 8/3, 20/10,…. Có 6.218/6.322 em được tuyên truyền đạt tỷ lệ 98,35%. Nội dung tuyên truyền chú trọng giáo dục lễ giáo, tình cảm, kỹ năng sống cho bé; tổ chức hoạt động tạo hình, vẽ tranh, làm thiệp tặng Bà, tặng Mẹ, tặng Cô nhân ngày 08/3, 20/10…. Hình thức tuyên truyền phong phú, sinh động, phù hợp với lứa tuổi nên các em rất thích.

Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh tiểu học 4 phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội, phát thanh măng non hàng tuần, tổ chức các hình thức đố vui, hái hoa dân chủ, lồng ghép trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp,… Có 13.769/14.282 em được tuyên truyền đạt tỷ lệ 96,4%. Nội dung tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước thông qua các cuộc thi tìm hiểu về các ngày lễ lớn trong năm như Giỗ tổ Vua Hùng, ngày 30/4, Quốc khánh 2/9…; giáo dục cho các em tính trung thực thông qua các hành động nhặt được của rơi trả lại người mất, làm bài nghiêm túc, nêu gương người tốt việc tốt; giáo dục các em biết kính trên nhường dưới, uống nước nhớ nguồn; giáo dục các em thực hiện tốt luật giao thông, nội quy trường, lớp… Hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng nên các em rất thích và tiếp thu tốt, hiệu quả cao.

Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh từ lớp sáu đến lớp tám, 4 phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt chủ nhiệm, lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong các bài dạy môn Giáo dục công dân, Đạo đức, viết cảm nghĩ với nội dung được tuyên truyền,… Có 7.952/8.525 em được tuyên truyền đạt tỷ lệ 93,2%. Nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới, các gương điển hình của phụ nữ Việt Nam theo tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục các em về lòng yêu nước thông qua các cuộc thi tìm hiểu về các ngày lễ lớn trong năm như Giỗ tổ Vua Hùng, ngày 30/4, Quốc khánh 2/9, giáo dục về trang phục phù hợp với lứa tuổi, giáo dục hành vi ứng xử, kỹ năng giao tiếp... Hình thức tuyên truyền đa dạng, linh hoạt nên các em rất thích, tham gia đông đủ và tiếp thu tốt.

Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh lớp chín, các phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua sinh hoạt chủ nhiệm, lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong các bài dạy môn Giáo dục công dân, Đạo đức, viết cảm nghĩ, thuyết trình nội dung được tuyên truyền, nội dung tuyên truyền được soạn dưới dạng thi hỏi - đáp,… Có 2.249/2.341 em được tuyên truyền đạt tỷ lệ 96,1%. Nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới, các gương điển hình của phụ nữ Việt Nam theo tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục về trang phục phù hợp với lứa tuổi, giáo dục hành vi ứng xử, kỹ năng giao tiếp, giải quyết tình huống đối với bạn trong lớp và trong trường…. Hình thức tuyên truyền đa dạng, phù hợp nên các em tiếp thu tốt.

2. Công tác tập huấn

Tổ chức tập huấn cho 128 cán bộ lãnh đạo các trường học trên địa bàn huyện và 1.682 cán bộ, giáo viên đạt tỉ lệ 98,8% về thực hiện tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hệ thống các trường học.



3. Tiểu Đề án 3 “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng”

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 3 “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng” và triển khai trong đội ngũ biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên, cán bộ Đài Truyền thanh cơ sở xây dựng nội dung tin bài tuyên truyền phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam “Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang”.

- Trong 05 năm (2010 - 2015) đã thực hiện 267 tin, 110 bài, 255 chuyên tiết mục “Vì sự tiến bộ phụ nữ”, “Bình đẳng giới”, 63 câu chuyện truyền thanh….để tuyên truyền các vấn đề liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới, tác động tích cực đến việc hỗ trợ phụ nữ học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức; xây dựng chuyên mục “Tiếng nói từ đoàn thể”, tiết mục “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” phát sóng định kỳ vào thứ 4 hàng tuần thông tin về gương phụ nữ điển hình, những cách làm hay, mô hình tốt, những sáng tạo của phụ nữ trên các lĩnh vực đời sống xã hội, nhằm định hướng tuyên truyền 4 phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam “Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang” trong các tầng lớp phụ nữ. Đồng thời phê phán việc làm chưa tốt, chưa đẹp góp phần tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

4. Tiểu Đề án 4 “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua hoạt động văn hóa, thể thao”

- Ngành Văn hóa và Thông tin huyện luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ động trực quan, bố trí các pa nô tuyên truyền tại các cụm dân cư, nơi đông người qua lại để nhân dân dễ nhìn thấy. Ngoài ra ngành còn xây dựng kịch bản tổ chức 62 buổi biểu diễn phục vụ nhân dân.

- Xây dựng Ban Chỉ đạo công tác gia đình lồng ghép nội dung xây dựng con người Việt Nam nói chung, phụ nữ nói riêng vào qui chế hoạt động của Ban Chỉ đạo. Mặc khác, đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới . . . đã thu hút nhiều người tham dự. Hàng quý, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam”, Câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững, phòng, chống bạo lực gia đình”, số người tham gia sinh hoạt đạt từ 80% trở lên. Đến nay huyện Chợ Gạo có 11 Câu lạc bộ “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam”, 61 Câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững, phòng, chống bạo lực gia đình”, 61 Đội phòng, chống bạo lực gia đình.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cơ sở 02 cuộc, có 270 đại biểu tham dự.

- Tham gia Hội thi “Cán bộ văn hóa thanh lịch” tỉnh Tiền Giang với hình thức thi ứng xử về vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong xây dựng gia đình hạnh phúc, 04 phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành; thi thời trang công sở nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong công sở cũng như trong giao tiếp.

- Tổ chức Liên hoan hát ru, hát dân ca; Hội thi “Tiếng hát người cao tuổi”.



III. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT

Qua 5 năm thực hiện Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010 - 2015) trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức từ trong nội bộ đến quần chúng nhân dân từng bước nâng lên, hiểu được ý nghĩa yêu cầu, nội dung Đề án. Từ đó, giúp các tầng lớp phụ nữ  nâng cao nhận thức về các giá trị đạo đức truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam được xây dựng giữ gìn và được phát huy qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn phát triển của đất nước.



1. Về thuận lợi

- Thuận lợi cơ bản là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đến sự phối hợp triển khai thực hiện của các cơ quan ban ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.

- Các ngành có liên quan trong thực hiện 4 Tiểu Đề án gồm Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền thanh - Truyền hình luôn làm tốt vai trò tham mưu, phối hợp cùng các ngành, đoàn thể tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn huyện.

2. Khó khăn

- Ban Chỉ đạo tỉnh không có tổ chức triển khai Đề án 343 mà chỉ có ngành dọc triển khai nên việc triển khai của Ban Chỉ đạo huyện còn lúng túng, chưa có sự phối hợp giữa các ngành có liên quan trong thực hiện Đề án. Từ đó phần nào cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện Đề án trên địa bàn huyện.

- Chưa có sự phối hợp, gắn kết, lồng ghép chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức với tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân.

Trên đây là Báo cáo tổng kết Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010 - 2015)” trên địa bàn huyện Chợ Gạo./.




Nơi nhận:

- Ban Chỉ đạo 343 tỉnh;

- Thành viên Ban Chỉ đạo 343 huyện;

- Lưu: VT.



TRƯỞNG BAN


PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN

Nguyễn Thị Tiếp



Каталог: SiteFolders -> chogao -> 203 -> QLVB
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29
QLVB -> Ban thưỜng vụ Số: /bc-btv cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
QLVB -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam ban chỉ ĐẠo thực hiệN ĐỀ ÁN 704/TTg

tải về 52.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương