CÔng ưỚc về TẠo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế NĂM 1965


VI. MÃ HIỆU ĐƠN GIẢN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC HÌNH THỨC VẬN TẢI KHÁC NHAU



tải về 1.01 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2018
Kích1.01 Mb.
#37074
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

VI. MÃ HIỆU ĐƠN GIẢN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC HÌNH THỨC VẬN TẢI KHÁC NHAU:

16. Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn có thể được đơn giản hơn, áp dụng đối với một số hình thức vận tải mà Mã hiệu xếp dỡ hàng hoá - đặc biệt là mã hàng nguy hiểm - được ghi đầy đủ.



Hàng bách hóa: Với mọi hình thức vận tải cần ghi đầy đủ mã hiệu theo như quy định tại Phần V.

Hàng gom nhóm: Mặc dù hàng gom được chứa trong Container trong suốt quá trình vận tải hoặc chuyên chở bằng đường bộ quốc tế, việc xếp dỡ hàng tại các điểm gom hàng là cần thiết và mỗi bộ phận của khối lượng hàng cần phải ghi đầy đủ mã hiệu theo quy định tại Phần V. Nếu như nguyên một Container hàng hoặc một toa hàng của một người vận chuyển được mở ra trong quá trình chuyển tải để giao lẻ thì mọi phần của khối hàng phải được ghi đầy đủ mã hiệu.

Hàng nguyên: (nguyên Container (FCL), nguyên toa xe ...): Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn có thể được đơn giản hoá như sau:

(a) Nếu như việc xếp hàng được thể hiện trong 01 bộ tài liệu và nếu bao bì và hàng hóa bên trong các bao bì đều giống nhau về mọi mặt như: kích thước, chủng loại, phẩm cấp (ví dụ: các bao 50 kg chứa đường tinh luyện) thì không cần ghi mã hiệu.

(b) Nếu việc xếp hàng được thể hiện tại nhiều bộ chứng từ (chẳng hạn như 02 bộ hoá đơn để phục vụ nghiệp vụ kế toán) hoặc có nhiều bao bì chứa hàng hoá khác nhau, thì yếu tố thứ 2 và thứ 4 của Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn (Số tham khảo, Số bao bì) cần được ghi để phục vụ nghiệp vụ đối chiếu hàng hóa và các chứng từ liên quan và để cán bộ hải quan hoặc người nhận hàng xác định hàng hoá.

Ví dụ:


                   1234

                   1/25

17. Trong mọi trường hợp, cần đảm bảo để có thể đối chiếu các bao bì với phiếu đóng gói, việc này là để hải quan giám sát và để phân loại, trả hàng.

18. Cần chú ý rằng Container, toa xe chở hàng nguy hiểm phải được kẻ mã hiệu nguy hiểm ở bên ngoài, đồng thời phải ghi các số liệu bắt buộc như: Tên hoá học chính xác, tên hàng hải chính xác của hàng nguy hiểm bên trong. Quy định này cũng được áp dụng đôi với hàng hoá là chất phóng xạ.

Chuyên chở hàng không, hàng gom.

19. Nghị quyết số 606 của IATA có quy định mã hiệu như sau:

(a) Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn, Số vận đơn đường không, được coi là thông số thống nhất, thay thế yếu tố thứ 1 và 2 của Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn (Tên viết tắt và số tham khảo); Mã số của IATA gồm 03 ký tự được sử dụng, thay thế yếu tố thứ 3; yếu tố thứ 4 không thay đổi.

Ví dụ:


                   015-12345675

                   DEL

                   1/25

(b) Đối với hàng gom, Số vận đơn thứ cấp đường không được ghi ở phần cuối của mã hiệu.

(c) Mã hiệu thông tin. Các quy tắc của IATA quy định rằng tổng trọng lượng được ghi dưới mã hiệu hàng hải và địa chỉ đầy đủ của người nhận hàng phải được ghi ở ít nhât 01 kiện hàng.

Chú ý về Phương pháp đánh mã nhận diện thống nhất (INIC)

20. Phương pháp đánh mã nhận diện thống nhất được áp dụng trong thương mại, bởi người vận chuyển và các chính quyền theo như Khuyến nghị số 08 của Nhóm làm việc về tạo thuận lợi trong thủ tục thương mại quốc tế. áp dụng Phương pháp đánh mã nhận diện thống nhất có thể đơn giản hoá việc ghi mã hiệu hàng hải và nâng cao khả năng áp dụng các chương trình tự động hoá cũng như áp dụng giao dịch thương mại điện tử.

21. Phương pháp đánh mã nhận diện thống nhất (UNIC) có thể được sử dụng để thay thế yếu tố thứ 1 và 2 của Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn (tên viết tắt và số tham khảo) và liên hệ với hệ thống ADP ở một hay cả hai quốc gia.

Ví dụ:                                         16/12875648/B2465

                                                   HELSINKI

                                                   1/25

22. Nếu hệ thống ADP hoàn chỉnh được áp dụng bởi hai quốc gia và người chuyên chở để quản lý sự di chuyển của hàng hóa  và trao đổi thông tin thì có thể thay thế Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn (trừ yếu tố thứ 4 - số bao bì) bằng UNIC

Ví dụ:                         16/12875648/B2465

                                   1/25

23. Có thể so sánh bằng ví dụ: Người khai thác một tầu Container có thể dùng phương pháp ADP để điều hành và kiểm soát sự di chuyển của 01 Container chỉ thông qua số hiệu của nó là ABCU 2128835 và kiểm soát hàng hoá được vận chuyển bằng đường hàng không thông qua số vận đơn là 015-12345675.



Mã vạch

24. Trong trường hợp sử dụng mã vạch để ghi mã hiệu hàng hải, số lượng ký tự tối đa được mã hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đầu tiên là phụ thuộc vào kỹ thuật in mã vạch, thiết bị đọc và quy ước về ký hiệu. Các công ty hoặc tổ chức muốn áp dụng mã vạch để ghi Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn cần có quy ước về ký hiệu và thiết bị đọc mã vạch phù hợp.



VII. Phương thức ghi mã hiệu

Cách ghi trên chứng từ

25. Theo quy ước của Liên hợp quốc, mã hiệu được ghi dưới dòng chữ: "Marks and numbers", theo như hình dưới:



Transport details

 

 



Terms of delivery and payment

Shipping marks; Container No                                 Number and kind of package; Good description

ABC                      xxxxxxxxxxxxxxxxx

1234                      xxxxxxxxxxxxxxxxx

BOMBAY             xxxxxxxxxxxxxxxxx

1/25                       xxxxxxxxxxxxxxxxx

 


Chỉ cần ghi Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn và người mua cần lưu ý rằng những chỉ dẫn về chứng từ giao dịch (cụ thể là những chỉ dẫn trong các chứng từ tín dụng) không yêu cầu thêm bất kỳ yếu tố nào được ghi dưới dòng chữ "Marks and numbers" ngoài Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn. Về vấn đề này cần tham khảo thêm phần "Chú ý đặc biệt đối với các mã hiệu tiêu chuẩn" theo quy định tại Phần V.

Cách ghi trên hàng hoá

26. Mã hiệu được ghi to, đậm và ngắn gọn.



Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn

(a) Cần được ghi ở vị trí chính giữa, trên hai mặt của bao bì hoặc thùng hàng; đối với hàng bách hoá thông thường, vận chuyển đường biển cần ghi ở cả mặt trên của kiện hàng.

(b) Các ý tự cao khoảng 05 cm, tuy nhiên có thể thay đổi cho phù hợp với kích thước tương đối của kiện hàng.

(c) Nên sử dụng khuôn chữ và mực đen (hoặc dùng loại mầu tương phản với bề mặt kiện hàng) để ghi mã hiệu, mực ghi mã hiệu phải là loại chịu được chùi rửa, bền mầu, không phai bởi yếu tố như độ ẩm, chầy xước.



Chú ý 1. Nếu ghi bằng bút dạ, phải dùng loại bút có mực chịu được chùi rửa, bền mầu, (như được ghi trên vỏ bút). Nét viết phải lón, rõ ràng và viết chữ in.

Chú ý 2. Có thể dùng các loại mầu sáng, mầu đỏ chỉ được dùng đối với hàng hoá nguy hiểm. Có thể dùng bút mầu viết trên nền dạ quang ...

Mã hiệu thông tin cần được ghi tách biệt khỏi Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn và được ghi bằng loại chữ nhỏ hơn hoặc ghi bằng loại mực khác mầu.

Chú ý về phương thức ghi mã hiệu

27. Những mục hàng không bao gói, chẳng hạn như các kết cấu kim loại, cần được ghi mã hiệu trên một miếng kim loại và được gắn chắc chắn bằng dây kim loại vào hàng hoá. Đối với hành lý cá nhân, có thể ghi mã hiệu lên nhãn và gắn vào hành lý, đối với hàng hoá khác, tránh việc ghi mã hiệu lên nhãn và gắn như vậy.



Đối với hàng bao, cần ghi mã hiệu trên cả hai mặt của bao.

Đối với túi hàng, dùng loại mực không thấm vào bề mặt của túi, nếu hàng hóa có thể thẩm thấu qua bao bì, chẳng hạn như khi bao bì là vải bố, vải gai, thì cần ghi mã hiệu trước khi đóng hàng.

Đối với bao bì hình trụ, cần ghi mã hiệu ở vị trí đầu và trên thân bao bì. Do vị trí tại đầu bao bì có diện tích hẹp nên mã hiệu tại vị trí này có thể ghi bằng chữ nhỏ.

Đối với bao bì đựng hàng lỏng, mã hiệu được ghi lên nhãn, dán trên hai mặt đối diện của bao bì.

Những vùng có băng hoặc nhãn dán thì không ghi mã hiệu đè lên.

Những mã hiệu cũ phải được tẩy sạch.

PHỤ LỤC 3

BỘ LUẬT IMDG-PHẦN 9, SỬA ĐỔI, GIỚI THIỆU CHUNG (SỬA ĐỔI 27-94,28-96 VÀ 29-98)

9. Chứng từ của hàng nguy hiểm vận chuyển đường biển1

9.1 Khi hàng nguy hiểm được gửi, cần chuẩn bị các chứng từ tương tự như yêu cầu đối với các loại hàng khác. Mẫu của các chứng từ, các yếu tố được ghi trong chứng từ và các nghĩa vụ liên quan đến chứng từ đó được quy định bởi các công ước quốc tế và luật pháp quốc gia, phù hợp với phương thức vận tải.

9.2 Yêu cầu đầu tiên đối với chứng từ vận tải hàng nguy hiểm đó là nó phải ghi những thông tin cơ bản, liên quan đến mức độ nguy hiểm của hàng hoá. Nghĩa là trong chứng từ cần có những thông tin cơ bản về hàng hoá được gửi, trừ khi Bộ luật này có quy định miễn trừ hoặc quy định khác.

9.3 Những thông tin cơ bản cần thiết về hàng hoá nguy hiểm là:

. 1 Tên chính xác của hàng hoá (xem Đoạn 7.1 của phần Giới thiệu chung).

. 2 Cấp và Hạng, nếu có, của hàng hoá. Thêm vào đó, sau Cấp của hàng hoá, có thể là:

Đối với các chất thuộc Cấp 1, Nhóm tương ứng và Sơ đồ xếp dỡ có thể được ghi liền sau Hạng hàng hóa.

Đối với các chất khí nguy hiểm thì cần ghi thêm các thông tin cụ thể hơn như: "Dễ cháy", "Chất ôxi hoá", "Chất ăn mòn".

Đối với chất khí nén (NU No 1950), chỉ vận chuyển với số lượng giới hạn, xem 18.8.2.

Đối với chất phóng xạ Cấp 7, cần ghi chữ "Chất phóng xạ" ngay sau Cấp, trừ khi điều này đã được ghi tại phần tên hàng hoá.

.3 Số UN của hàng nguy hiểm được ghi trong Bộ luật IMDG, phía trước có chữ "UN" (không cần thiết đối với các loại hàng đã được xác định là "Hàng nguy hiểm, chỉ vận chuyển với số lượng giới hạn Cấp...").

.4 Nhóm bao bì, nếu có.

.5 Đối với hàng phóng xạ Cấp 7, ghi số Danh mục Cấp 7.

.6 Đối với bao bì rỗng, gồm cả bình chứa xách tay và bao bì rời, còn các chất nguy hiểm sót lại thì cũng phải ghi "Rỗng, chưa rửa" hoặc "Còn chứa chất cặn" ở trước hoặc sau tên hàng.

.7 Đối với chất cặn của hàng nguy hiểm, trừ chất thải phóng xạ, được vận chuyển đi đổ hoặc đi xử lý trước khi đổ, trước phần tên hàng phải ghi "Rác".

.8 Số, loại bao bì và tổng số hàng nguy hiểm được thể hiện trong bản kê khai (theo khối lượng, thể tích, đối với hàng thuộc Cấp 1, ghi Thể tích tịnh của chất).

.9 Điểm bốc cháy tổi thiểu, nếu bằng hoặc dưới 610C, do sự xuất hiện của tạp chất, có thể điểm bốc cháy của hợp chất cao hoặc thấp hơn số liệu ghi tại bản kê khai.

.10 Những nguy hiểm thứ cấp không được thể hiện trong tên của hàng hoá.

.11 Cần ghi đặc điểm của hàng là "Chất gây ô nhiễm biển", nếu có, (xem phần 23 của Mục Giới thiệu chung) và khai báo theo quy định tại N.O.S hoặc ghi theo nhóm như quy định tại Mục 7.1.13 phần Giới thiệu chung, tên được công nhận của chất gây ô nhiễm môi trường biển được ghi trong dấu ngoặc (xem Đoạn 7.1 phần Giới thiệu chung).

.12 Đối với chất tự sinh phản ứng thuộc Cấp 4.1, chất Peroxyd hữu cơ thuộc Cấp 5.2 thì ghi cả cách kiểm soát, yêu cầu về bảo ôn, nếu có.

.13 Đối với hàng nguy hiểm được trục vớt, khi vận chuyển cần ghi "SALVAGE PACKAGINGS" cùng với mo tả hàng hoá.

Đồng thời, các thông số được coi là quan trọng đối với các cơ quan chính quyền của quốc gia cũng cần được ghi. Thứ tự và vị trí ghi các thông số trên là tuỳ thuộc vào người ghi, còn các thông số: Tên hàng, Cấp, Số UN, Nhóm bao bì, nếu có, thì được ghi theo thứ tự như trên. Cấp hàng hoặc các số tương ứng với mức độ nguy hiểm của hàng hoá có thể được sử dụng thay vì miêu tả các thông số trên bằng chữ cái, ví dụ:

"Bromine chloride, cấp 2.3, UN 2901, (5.1 và 8)"

"Methyl chloroformate, cấp 6.1, UN 1238, (3,8)"

Ví dụ về việc miêu tả hàng nguy hiểm:

"Formic acid, cấp 8, UN 1779, P.G.II"

"Chất lỏng, dễ cháy, N.O.S. (ethanol và dodecyl phenol), cấp 3.2, UN 1993, P.G II, (-180C c.c.), chất gây ô nhiễm môi trường biển"

Bởi vì có thể xảy ra nhầm lẫn giữa các số UN hoặc các số khác trong các chứng từ, số trang của Bộ luật IMDG không nên viết trên bản khai hàng hoá.

9.4 Các chứng từ về hàng nguy hiểm được lập bởi người gửi hàng cần kèm theo 01 giấy chứng nhận hoặc xác nhận rằng hàng hoá đã được đóng gói, ghi mã hiệu, dán nhãn đúng cách và ở trong điều kiện có thể chuyên chở đi được, theo như các quy định. Mẫu của bản xác nhận này được lập phù hợp với các phương thức vận tải, đối với vận tải đa phương thức hoặc liên hiệp vận chuyển thì xác nhận về hàng nguy hiểm được lập, giao cho người chuyên chở đầu tiên thì cũng có giá trị đối với ngưòi chuyên chở thiếp theo. Mẫu xác nhận có thể như sau:

"Tôi xác nhận rằng hàng hoá bên trong kiện hàng này được mô tả đúng và đầy đủ như trên, theo tên hàng, được phân cấp, đóng gói, ghi mã hiệu, dán nhãn và xét mọi mặt là ở điều kiện phù hợp để vận chuyển theo quy định của pháp luật quốc tế và luật pháp quốc gia

Ký thay người gửi hàng"

9.4.1 Nếu chứng từ về hàng nguy hiểm được xuất trình cho người vận tải bằng thiết bị xử lý dữ liệu điện tử (EDP) hoặc thiết bị chuyển giao số liệu điện tử (EDI), chữ ký có thể được thay bằng tên (chữ in) của người được uỷ quyền ký.

9.5 Bản xác nhận trên và những thông tin đặc biệt liên quan đến mức độ nguy hiểm của hàng hoá vận chuyển (như trong phần 9.3 ở trên) cần được thể hiện hoặc kết hợp với những tài liệu vận chuyển đường biển hoặc tài liệu vận tải. Cách trình bầy những thông tin trên chứng từ (hoặc thứ tự chuyền số liệu trong kỹ thuật EDI hoặc EDP) như được quy định ở phần 9.3.

9.6 Trong trường hợp các chứng từ vận tải hoặc mẫu giao nhận hàng hoá không thể sử dụng được cho mục đích làm chứng từ về hàng nguy hiểm trong vận tải đa phương thức thì có thể sử dụng Mẫu xác nhận (xem 9.11)*, mẫu này có thể sử dụng như một tài liệu độc lập. Trong trường hợp trong số hàng chuyên chở có cả hàng nguy hiểm và hàng thông thường thì không cần phải lập riêng một chứng từ vận tải cho hàng nguy hiểm hoặc không hạn chế việc miêu tả từng loại hàng hóa trong một chứng từ. Tuy nhiên, nếu ghi cả hàng nguy hiểm và hàng thông thường trong một chứng từ thì hàng hoá nguy hiểm cần được ghi trước, hoặc cần được ghi gây chú ý.

9.7 Thông tin đặc biệt

9.7.1 Thông tin đặc biệt được yêu cầu:

.1 Đối với hàng thuộc Cấp 1(xem phần 2, Giới thiệu về Cấp 1);

.2 Đối với các chất tự sinh phản ứng ở Cấp 4.1 được miễn ghi mã nguy hiểm thứ cấp của Cấp 1 (xem phần 6.1, Giới thiệu về Cấp 4.1);

.3 Đối với một số Chất hữu cơ Peroxyd được miễn ghi mã nguy hiểm thứ cấp của Cấp 1 (xem phần 5.1.1, Giới thiệu về Cấp 5.2);

.4 Đối với chất lây nhiễm (xem Giới thiệu về Cấp 6.2);

.5 Đối với chất phóng xạ (xem phần 8, Giới thiệu về Cấp 7);

9.7.2 Trong một số trường hợp, một số giấy chứng nhận đặc biệt được yêu cầu phải có, chẳng hạn như:

.1 GCN đóng hàng vào Container (xem 12.3.7, phần Giới thiệu chung);

.2 Tờ khai xe vận tải(xem 17.7.7, phần Giới thiệu chung);

.3 GCN ăn mòn đối với một số loại hoá chất;

.4 GCN miễn trừ đối với một chất, hợp chất, chất liệu theo quy định tại Bộ luật IMDG (ví dụ, xem các đầu mục như CHARCOAL, SEED CAKE, FISHMEAL).

.5 Đối với một số loại chất tự sinh phản ứng, chất hữu cơ Peroxyd mới hoặc các công thức mới được công nhận của những chất tự sinh phản ứng, chất hữu cơ Peroxyd, cần có xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của nhà nước nơi phân cấp và thông qua các điều kiện vận tải.

9.8 Đối với các kiện hàng nguy hiểm được đóng theo từng đơn vị, ví dụ như Container, toa xe, giá xếp hàng hoặc xe vận tải được vận chuyển đường biển, những người chịu trách nhiệm đóng gói hàng phải cung cấp một GCN hoặc xác nhận phù hợp với quy định tại phần 12.3.7 hoặc 17.7.7, phần Giới thiệu chung. Số Container, toa xe, giá xếp hàng cần được ghi rõ.

9.9 Chứng từ của các đơn vị hàng hoá khử trùng khi vận tải

9.9.1 Chứng từ vận tải của các đơn vị hàng hoá có khử trùng khi vận tải cần ghi rõ ngày khử trùng và số lượng, chủng loại thuốc khử trùng. Thêm vào đó, cần cung cấp cách thức loại bỏ phần thuốc khử trùng thải, các thiết bị khử trùng (nếu có).

9.10 Các chứng từ cần có trên tầu

9.10.1 Mỗi tầu chuyên chở hàng nguy hiểm hoặc các chất gây ô nhiễm môi trường biển cần có một danh sách đặc biệt hoặc bản lược khai, trên đó ghi rõ các loại hàng nguy hiểm và vị trí của chúng trên tầu, phù hợp với Quy tắc 5, Chương VII của SOLAS 1974, sửa đổi, và phù hợp với Quy tắc 4, Phụ lục III của MARPOL 1973, sửa đổi bởi Nghị định thư 1978. Danh sách hoặc bản lược khai về hàng nguy hiểm hoặc các chất gây ô nhiễm môi trường biển cần được lập theo quy định về chứng từ và chứng nhận của Bộ luật này và ít nhất, ngoài các yêu cầu tại phần 9.3, phải có kèm theo sơ đồ xếp dỡ hàng hoá.

9.10.2 Đối với hàng nguy hiểm, những thông tin có liên quan luôn phải được cung cấp đầy đủ để có thể ứng phó với những tai nạn và sự biến có liên quan đến hàng nguy hiểm được chuyên chở. Những thông tin đó không nên kèm theo bao bì chứa hàng hoá và phải dễ dàng truy cập trong trường hợp có tai nạn xảy ra, có các phương pháp sau:

.1 Ghi trong danh sách đặc biệt hoặc bản lược khai hoặc bản khai báo hàng nguy hiểm; hoặc

.2 Ghi trên một tài liệu riêng, ví dụ như Tờ thông tin an toàn; hoặc

.3 Ghi trên một tài liệu riêng và sử dụng cùng với chứng từ vận tải, chẳng hạn như Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp cho tầu chuyên chở hàng nguy hiểm (EmS)Hướng dẫn sơ cứu trong trường hợp tai nạn liên quan đến hàng nguy hiểm (MFAG).

VÍ DỤ: MẪU CÓ THỂ ĐƯỢC DÙNG KẾT HỢP NHƯ CHỨNG TỪ VẬN TẢI VÀ PHIẾU ĐÓNG GÓI CONTAINER ĐỐI VỚI HÀNG NGUY HIỂM VẬN CHUYỂN ĐA PHƯƠNG THỨC

MẪU CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC HÀNG NGUY HIỂM

Mẫu này có thể được sử dụng như bản khai báo hàng nguy hiểm nếu như nó đáp ứng được các yêu cầu tại Quy tắc 5, chương VII, SOLAS 74; Quy tắc 4, phụ lục III, MARPOL 73/78 và Phần 9, Giới thiệu chung về Bộ luật IMDG.



1. Người gửi

2. Số chứng từ vận tải

 

3. Trang 1 trong số  ....... trang

4. Số tham khảo của người gửi hàng

 

 

5. Số tham khảo của ngươi giao nhận

6. Người nhận

7. Người vận chuyển (do người vận chuyển ghi)

 

KHAI BÁO CỦA NGƯỜI GỬI HÀNG

Tôi xác nhận rằng hàng hoá của khối lượng hàng gửi này đã được mô tả đầy đủ và chính xác theo tên hàng và được phân cấp, đóng gói, ghi mã hiệu, dán nhãn và xét trên mọi khía cạnh là trong điều kiện phù hợp để chuyên chơ theo các quy định của quốc tế và quốc gia.



8. Lượng hàng này nằm trong giới hạn của: (xoá nếu không phù hợp)

9. Các thông tin bổ trợ về xếp dỡ hàng hoá

MÁY BAY CHỞ HÀNH KHÁCH VÀ HÀNH LÝ

MÁY BAY CHỈ CHỞ HÀNG

 

10. Tầu/chuyến bay số và ngày

11. Cảng/điểm xếp hàng

 

12. Cảng/điểm dỡ hàng

13. Đích

 

14. Mã hàng hải*   Số và chủng loại bao bì; Mô tả hàng hoá ... ... Trọng lượng hàng (kg); Trọng lượng tịnh ... ... ;Thể tích(m3) ... ... ...

15. Số nhận diện Container/Số đăng ký xe

16. Số niêm phong

17. Cỡ, loại Container/xe

18. Trọng lượng bao bì

Tổng trọng lượng (cả bì) (kg)

GIẤY XÁC NHẬN XẾP HÀNG VÀO CONTAINER/XE

Tôi xác nhận rằng hàng hoá được mô tả ở trên đã được đóng/xếp vào Container/xe được xác định ở trên theo quy định của pháp luật**

PHẢI ĐƯỢC GHI VÀ KÝ NHẬN CHO TẤT CẢ CÁC CONTAINER/XE ĐƯỢC BỞI NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM ĐÓNG GÓI/XẾP HÀNG.


21. XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI NHẬN

Nhận số hàng trên gồm bao bì/Container/xe trong tình trạng và điều kiện tốt, trừ khi có tuyên bố dưới đây: NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI NHẬN HÀNG

 


20. Tên công ty

Tên người lái

22. Tên công ty (người gửi hàng ghi phần này)

Tên/chức danh của người khai

Số đăng ký xe

Tên/chức danh của người khai

Địa điểm và thời gian

Ký tên và ngày

Địa điểm và thời gian

Chữ ký của người khai

Chữ ký của người lái xe

Chữ ký của người khai

 

1. Người gửi hàng

2. Số chứng từ vận tải

 

3. Trang 1 trong số ... trang

4. Số tham khảo của người gửi hàng

 

 

5. Số tham khảo của ngươi giao nhận

14. Mã hàng hải   Số và chủng loại bao bì; Mô tả hàng hoá ... ... Trọng lượng hàng (kg); Trọng lượng tịnh ... ... ;Thể tích(m3) ... ... ...

 

 


 

Các yếu tố của chứng từ vận chuyển hàng nguy hiểm

GCN Container/xe

Chữ ký tại ô 20 ở trang bên phải là của người giám sát sự vận chuyển của Container/xe

Xác nhận rằng:

Container/xe đã được làm vệ sinh, làm khô, phù hợp để nhận hàng.

Nếu trong số hàng hoá có hàng nguy hiểm thuộc nhóm 1, nhưng không thuộc phân nhóm 1.4, cấu trúc của Container phải phù hợp với quy định tại phần 12, Giới thiệu về hàng nguy hiểm nhóm 1, Bộ luật IMDG.

Không có hàng hoá khác loại được đóng trong Container/xe, trừ khi được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Tất cả các bao bì đã được giám định bề ngoài và chỉ có các bao bì tốt mới được đóng vào Container/xe.

Các bao bì hình trụ được xếp thẳng đứng, trừ khi Cơ quan công quyềncó thẩm quyền cho phép làm khác đi.

Tất cả các bao bì đã được chằng buộc chắc chắn trong Container/xe.

Đối với các hàng hoá vận chuyển rời, hàng hoá được phân phối đều trong Container/xe.

Bao bì, Container/xe đã được ghi mã hiệu, dán nhãn phù hợp. Các mã hiệu, nhãn mác không liên quan đã được xoá bỏ.

Nếu CO2 dạng rắn được sử dụng để làm lạnh, Container và xe hàng được ghi rõ ở mặt ngoài tại vị trí dễ nhận thấy, ví dụ: tại cửa, dòng chữ: "Bên trong có khí CO2 nguy hiểm- để thông gió trước khi vào".

Nếu Mẫu khai hàng nguy hiểm này chỉ được dùng như Giấy đóng gói Container/xe hàng, không phải là chứng từ kết hợp, Bản khai hàng nguy hiểm có chữ ký của người gửi hàng phải được cấp cho mỗi khối lượng hàng nguy hiểm đóng trong Container.

Chú ý, Phiếu đóng gói không cần thiết đối với Container bồn.



Каталог: DownLoad -> Law
Law -> BỘ trưỞng bộ giao thông vận tải căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005
Law -> CỤc hàng hải việt nam cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Law -> I. thi nâng ngạch từ ngạch chuyên viên lêN ngạch chuyên viên chíNH
Law -> CỦa bộ BƯu chíNH, viễn thông số 02/2007/tt-bbcvt ngàY 02 tháng 08 NĂM 2007
Law -> QuyếT ĐỊnh ban hành Quy định về phí, lệ phí hàng hải và Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải
Law -> CỤc hàng hải việt nam
Law -> CHÍnh phủ Số: 104/2012/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Law -> BÁo cáo công tác quản lý nhà NƯỚc chuyên ngành hàng hải của cục hàng hải việt nam

tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương