CÔng ưỚc về TẠo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế NĂM 1965


MỤC 2. SỰ ĐẾN, LƯU LẠI VÀ KHỞI HÀNH RỜI CỦA TẦU



tải về 1.01 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2018
Kích1.01 Mb.
#37074
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

MỤC 2. SỰ ĐẾN, LƯU LẠI VÀ KHỞI HÀNH RỜI CỦA TẦU

Phần này bao gồm những điều khoản liên quan tới thủ tục cần có của chủ tầu được yêu cầu bởi Cơ quan công quyền khi tầu đến, đậu và khởi hành rời và tất nhiên không được hiểu là đã loại trừ yêu cầu kiểm tra của các cấp thích hợp về bằng cấp và chứng từ khác của tầu như đăng ký, định biên, an toàn, thuyền bộ…



A. Tổng quát

2.1 Tiêu chuẩn: Theo Công ước khi tầu đi hay tầu đến, Cơ quan công quyền sẽ không quy định sự chiếm giữ bất cứ chứng từ khác nào ngoài những chứng từ được yêu cầu là:

Ø Khai báo chung

Ø Tờ khai hàng hóa

Ø Tờ khai dự trữ kho tầu

Ø Tờ khai tư trang thuyền bộ

Ø Danh sách thuyền bộ

Ø Danh sách hành khách

Ø Chứng từ yêu cầu chuẩn theo Công ước bưu chính toàn cầu

Ø Khai báo Hàng Hải về sức khỏe

2.1.1 Tiêu chuẩn: Chính phủ tham gia không quy định những thủ tục về lãnh sự, khoản phí, lệ phí liên quan những chứng từ để làm thủ tục tàu.

B. Nội dung và mục đích của chứng từ

2.2 Tiêu chuẩn: Tờ khai chung là chứng từ căn bản về sự đến, sự khởi hành cung cấp những thông tin yêu cầu liên quan đến tàu cho Cơ quan công quyền.

2.2.1 Khuyến nghị thực hiện: Mẫu vế tờ khai chung về sự đến và khởi hành của tàu nên được chấp nhận

2.2.2 Khuyến nghị thực hiện: Trong tờ khai chung, Cơ quan công quyền không nên yêu cầu ngoài những thông tin sau:

Ø Tên và sự mô tả về tàu

Ø Quốc tịch tàu

Ø Những đặc điểm liên quan đến đăng ký tàu

Ø Những đặc điểm liên quan đến trọng tải của tàu

Ø Tên thuyền trưởng

Ø Tên và địa chỉ của đại lý tàu

Ø Mô tả ngắn gọn về hàng hóa

Ø Số thuyền viên

Ø Số hành khách

Ø Những đặc điểm ngắn gọn về hành trình

Ø Ngày tháng tầu đến hoặc ngày tháng tàu đi

Ø Cảng đến hoặc cảng đi

Ø Vị trí của tàu trong cảng



2.2.3 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận Tờ khai chung có ghi ngày tháng và chữ ký của thuyền trưởng, Đại lý tàu hay người được thuyền trưởng ủy thác hoặc bằng những hình thức xác nhận có thể Cơ quan công quyền chấp nhận được.

2.3 Tiêu chuẩn: Tờ khai hàng hóa sẽ là chứng từ cơ bản về sự đến và khi hành đi cung cấp thông tin theo yêu cầu Cơ quan công quyền liên quan đến hàng. Tuy nhiên, những đặc thù của hàng nguy hiểm sẽ được nêu ra tại những tờ khai khác.

2.3.1 Khuyến nghị thực hiện: Trong tờ khai hàng hóa, Cơ quan công quyền không nên yêu cầu vượt quá những thông tin sau:

(a). Tầu đến:

Ø Tên và quốc tịch tàu

Ø Tên thuyền trưởng

Ø Đến từ cảng

Ø Cảng mà báo cáo được lập

Ø Ký mã hiệu và số lượng; số lượng và loại bao kiện; số lượng và mô tả hàng hoá

Ø Chứng từ vận tải hàng hóa dỡ tại cảng

Ø Những cảng dỡ phần hàng còn lại trên tàu

Ø Cảng gốc giao hàng mà hàng hóa được giao theo chứng từ vận tải Đa phương thức và vận đơn suốt

(b) Khởi hành đi:

Ø Tên và quốc tịch của tàu

Ø Tên thuyền trưởng

Ø Cảng đích

Ø Hàng hoá xếp tại cảng, chủng loại hàng, số lượng, mô tả hàng hóa

Ø Chứng từ vận tải hàng hóa chất tại cảng



2.3.2 Tiêu chuẩn: Đối với hàng hóa còn trên tàu, Cơ quan công quyền sẽ yêu cầu chi tiết ngắn gọn một hữu hạn lượng hàng hạn chế chủ yếu về những thông tin sẵn có.

2.3.3 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận Tờ khai hàng hoá có ghi ngày tháng và chữ ký của thuyền trưởng, Đại lý tàu hay người được thuyền trưởng ủy thác hoặc bằng những hình thức xác nhận có thể Cơ quan công quyền chấp nhận được.

2.3.4 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận thay tờ khai hàng hóa bằng bản sao của kê khai hàng hoá (Manifest) miễn là cung cấp những thông tin tối thiểu theo như Gợi ý phương pháp 2.3.1 và tiêu chuẩn 2.3.2 ký xác nhận ngày tháng theo 2.3.3

2.3.4.1 Khuyến nghị thực hiện: Theo cách của 2.3.4, Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận bản sao của chứng từ vận tải được ký xác nhận theo khoản 2.3.3, hay bản sao công chứng. Nếu tình trạng và khối lượng hàng hoá đáp ứng được và những thông tin theo 2.3.1 và 2.3.2 không có trong chứng từ sẽ được thực hiện đầy đủ tại chỗ khác và được xác nhận đầy đủ.

2.3.5 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ cho phép những kiện hàng không được kê khai thuộc sự sở hữu của thuyền trưởng và không cần nằm trong bản khai hàng hóa với điều kiện là những chi tiết về các kiện này được cung cấp tách rời.

Chú ý: Đối với những hàng hóa chưa được kê khai nên được ghi theo mẫu tách rời và bao gồm những phần thông tin liên quan thông thường được thực hiện trong tờ khai chung. Tờ khai hàng hóa theo tiêu chuẩn IMO được tận dụng, tên sửa đổi, Ví dụ: đọc “Danh sách kiện hàng chưa được kê khai”.

2.4 Tiêu chuẩn: Tờ khai về dự trữ tầu là tài liệu cơ bản của sự đi và khởi hành tầu cung cấp nhưng thông tin liên quan theo yêu cầu Cơ quan công quyền.

2.4.1 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận tờ khai vật phẩm dự trữ tầu được ghi ngày tháng và ký kết bởi thuyền trưởng hoặc bởi sĩ quan khác được thuyền trưởng ủy nhiệm, là có những nhận biết về dụ trữ tàu được Cơ quan công quyền chấp nhận được.

2.5 Tiêu chuẩn: Tờ khai về tư trang của thuyền bộ là tài liệu cơ bản cung cấp những thông tin liên quan theo yêu cầu Cơ quan công quyền. Không cần trong khởi hành đi.

2.5.1 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận tờ khai tư trang thuyền bộ được ghi ngày tháng và ký kết bởi thuyền trưởng hoặc bởi sĩ quan khác được thuyền trưởng uỷ nhiệm, hay chứng thực bằng phương thức được Cơ quan công quyền chấp nhận được. Cơ quan công quyền có thể yêu cầu chữ ký từng thành viên thuyền bộ, nếu anh ta không có khả năng làm được (không biết chữ) thì đánh dầu lên tờ khai đối với tư trang của mình.

2.5.2 Khuyến nghị thực hiện: Với những tư trang phải chịu thuế hoặc bị hạn chế thì được Cơ quan công quyền yêu cầu tách riêng.

2.6 Tiêu chuẩn: Tờ khai về danh sách của thuyền bộ là tài liệu cơ bản những thông tin liên quan tới số lượng và thành phần của thuyền bộ, theo yêu cầu Cơ quan công quyền khi tàu đến hoặc rời.

2.6.1 Tiêu chuẩn: Ttrong danh sách thuyền bộ, Cơ quan công quyền sẽ không yêu cầu gì khác ngoài những thông tin sau:

Ø Tên và quốc tịch tàu

Ø Tên họ, đệm

Ø Tên thánh

Ø Quốc tịch

Ø Cấp bậc

Ø Ngày sinh

Ø Chứng minh thư

Ø Cảng và ngày đến

Ø Đến từ


2.6.2 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận tờ khai danh sách thuyền bộ tầu được ghi ngày tháng và ký kết bởi thuyền trưởng hoặc bởi sĩ quan khác được thuyền trưởng ủy nhiệm, hoặc bằng những hình thức xác nhận có thể Cơ quan công quyền chấp nhận được.

2.6.3 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ không yêu cầu phải xuất trình danh sách thuyền bộ trong mỗi lần một tầu ghé cùng một cảng trong vòng 14 ngày với lịch trình định trước và khi không có sự thay đổi trong thuyền bộ thì ghi chép “Không thay đổi” sẽ được xác nhận gửi cho Cơ quan công quyền.

2.6.4 Khuyến nghị thực hiện: Dưới tình huống 2.6.3, với bất cứ sự thay đổi nhỏ nào của của Danh sách thuyền bộ, Cơ quan công quyền không nên yêu cầu đệ trình một bản danh sách mới khác mà nên chấp nhận bản danh sách cũ có lưu ý tới những thay đổi.

2.7 Tiêu chuẩn: Danh sách hành khách là tài liệu cơ bản cung cấp những thông tin liên quan tới hành khách khi tầu đến và khởi hành , theo yêu cầu Cơ quan công quyền.

2.7.1 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền không nên yêu cầu danh sách hành khách đối với những tuyến vận tải ngắn và những dịch vụ liên vận (đường sắt, đường biển) giữa các quốc gia láng giềng.

2.7.2 Khuyến nghị thực hiện: ngoài Danh sách khách, Cơ quan công quyền không yêu cầu thẻ lên xuống của hành khách đặc biệt đối với những khách đã có tên trong danh sách. Tuy nhiên, có những nơi Cơ quan công quyền có những lưu ý đặc biệt về những mối nguy hiểm không lường được về y tế xã hội, một người trong hành trình quốc tế khi đến, sẽ bị yêu cầu cung cấp địa chỉ đích bằng văn bản.

2.7.3 Khuyến nghị thực hiện: Trong Danh sách hành khách, Cơ quan công quyền cần những thông tin sau:

Ø Tên và quốc tịch tàu

Ø Tên họ đệm

Ø Tên thánh

Ø Quốc tịch

Ø Ngày sinh

Ø Nơi sinh

Ø Cảng lên

Ø Cảng xuống

Ø Cảng và ngày đến của tàu



2.7.4 Khuyến nghị thực hiện: Bản danh sách mà chủ tàu thu thập để phục vụ trong công việc của anh ta có thể chấp nhận thay thế Bản danh sách hành khách được nếu ít nhất nó chứa đựng những thông tin theo gợi ý 2.7.3 và được ký xác nhận quy định theo 2.7.5

2.7.5 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận danh sách hành khách được ghi ngày tháng và ký kết bởi thuyền trưởng hoặc đại lý tàu hay ngưòi được thuyền trưởng ủy nhiệm,  hoặc bằng những hình thức xác nhận có thể Cơ quan công quyền  chấp nhận được.

2.8 Tiêu chuẩn: Bản lược khai hàng hóa nguy hiểm là những giấy tờ cơ bản được cơ quan công quyền cung cấp vởi những thông tin liên quan đến hàng hóa nguy hiểm.

2.8.1 Tiêu chuẩn: Trong lược khai hàng hóa nguy hiểm, cơ quan công quyền sẽ không yêu cầu những thông tin dưới đây:

Tên tàu


Số IMO

Quốc tịch của tàu

Tên Thuyền trưởng

Chỉ dẫn về hành trình

Cảng xếp

Cảng dỡ


Đại lýy hàng hải

Số kiện hàng

Kýý và mã hiệu

+ Số nhận dạng container

+ Số xe nâng hàng

Số và loại bao kiện

Tên người vận chuyển thích hợp

Cấp đăng kiểm

Số UN

Nhóm bao gói



Rủi ro phụ thuộc

Điểm bốc cháy (oc)

Chất gây ô nhiêm hàng hải

Khối lượng cả bì/tịnh

Quy trình đặc biệt cho tàu vận chuyển hàng hoá nguy hiểm

Vị trí xếp hàng trên tàu



2.9 Tiêu chuẩn: Tờ khai y tế hàng hải là chứng từ cơ bản cung cấp những thông tin yêu cầu theo quy định Cơ quan công quyền (y tế cảng) liên quan tình trạng thể chất khi tàu hành trình và khi đến Cảng.

C. Chứng từ khi đến

2.10 Tiêu chuẩn: Đối với tàu khi đến Cảng, Cơ quan công quyền sẽ không yêu cầu gì khác ngoài những thứ sau:

Ø 5 bản copy về khai báo chung

Ø 4 bản copy về khai báo hàng hóa

Ø 4 bản copy về dự trữ tàu

Ø 2 bản copy về tư trang thuyền bộ

Ø 4 bản copy về danh sách thuyền bộ

Ø 4 bản copy về danh sách hành khách

Ø 1 bản về y tế hàng hải



D. Chứng từ khi khởi hành

2.11 Tiêu chuẩn: Đối với tàu khi rời Cảng, Cơ quan công quyền sẽ không yêu cầu gì khác ngoài những thứ sau:

Ø 5 bản copy về khai báo chung

Ø 4 bản copy về khai báo hàng hoá

Ø 3 bản copy về dự trữ tàu

Ø 2 bản copy về danh sách thuyền bộ

Ø 2 bản copy về danh sách hành khách



2.11.1 Tiêu chuẩn: Đối với những hàng hoá đã đươc khai báo khi tàu và đối với những hàng hoá còn lại trên tàu thì không cần phải lập tờ khai mới khi tàu khởi hành rời

2.11.2 Khuyến nghị thực hiện: Khi khởi hành đi, Bản tờ khai dự trữ tàu được tách rời, không cần phải xuất trình (đặc biệt đối với hàng dự trữ) mà đã được khai khi đến, kể cả đối với hàng hoá được xếp lên tại Cảng đó và đã được bảo đảm bởi những chứng từ  (hải quan) trước đó tại cùng Cảng đó.

2.11.3 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền yêu cầu những thông tin về thuyền bộ của tàu khi khởi hành đi, bản sao của danh sách thuyền bộ được xuất trình khi tàu đến, sẽ được chấp nhận nếu được ký lại và ký hậu xác định bất cứ sự thay đổi vế số lượng hay cầu thành của thuyền bộ hoặc chỉ ra rằng không có bất cứ sự thay đổi nào.

E. Ghé liên tục tại hai hoặc nhiều cảng trong một nước

2.13 Khuyến nghị thực hiện: Thực hiện những bước thủ tục khi tàu đến tại Cảng đầu tiên trong lãnh thổ quốc gia, những yêu cầu về thủ tục, giấy tờ tại bất cứ Cảng ghé sau nào trong cung quốc gia đó mà không qua bất cứ Cảng trung gian nước ngoài nào, nên được giảm tới mức tối thiểu.

F. Hoàn chỉnh chứng từ

2.14 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền với chưng mực lớn nhất, chấp nhận những chứng từ được nêu ra trong phụ lục này ngoại trừ tiêu chuẩn 3.7, không kể ngôn ngữ thể hiện thông tin trong đó, với điều kiện là ngừoi ta sẽ yêu cầu bản dịch bằng miệng hoặc bằng văn bản ra một ngônngữ chính thức chung của nước họ hay tổ chức cần   .

2.15 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận bất cứ thông tin được truyền đạt bởi bất cứ phương tiện dễ hiểu, dễ tiếp thu, bao gồm những giấy tờ được viết tay bằng mực, hoặc bút chì mực hay bằng những kỹ thuật xử lý số liệu tự động.

2.15.1 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận chữ ký, khi cần, bằng viết tay, Fax, dấu nổi (đục khoan in vào), đống dấu, biểu tượng, hay bằng bất cứ phương tiện điện tử hay hoá học nào khác. Nếu sự chấp nhận này phù hợp Luật quốc gia. Sự xác nhận những thông tin được đệ trình lên qua những phương tiện “không trên giấy tờ” sẽ là cách mà Cơ quan công quyền có thể chấp nhận được.

2.16 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền của một nước tại bất cứ Cảng có ý định đến, dỡ, hay quá cảnh sẽ không yêu cầu chứng từ nào liên quan đến tàu, hàng hóa, dự trữ, hành khách, thuyền bộ, như đề cập ở phần này nếu sự xác nhận phân loại trước đó đã được thực hiện bởi Đại diện của họ ở nước ngoài. Điều này không có nghĩa là ngoại trừ sự xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh thư của vị hành khách hoặc thành viên thuyền bộ xin Visa nhập cảnh hay mục đích tương tự.

G. Lỗi trong chứng từ và chế tài do lỗi

2.17 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ, nhưng không trì hoãn tàu, chấp nhận những lỗi đúng sai không cố ý trong chứng từ đã thỏa mãn những điều nêu ra ở phụ lục này, không trong tình trạng nghiêm trọng, không phải do sự cẩu thả định kỳ, không phải do lỗi cố ý phạm luật hoặc những quy định, với điều kiện là những lỗi này được phát hiện trước khi chứng từ được kiểm tra đầy đủ và sửa chữa được thực hiện ngay không ảnh hưởng tới việc trì hoãn tàu.

2.18 Tiêu chuẩn: Nếu phát hiện bất cứ lỗi nào trong những chứng từ do chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người được uỷ quyền bằng những hình thức  xác nhận khác, không một chế tài nào được áp đặt tới khi vẫn có cơ hội chứng minh với Cơ quan công quyền rằng lỗi này là do vô ý, không trong tình trạng nghiêm trọng, không phải do sự cẩu thả định kỳ, không phải do lỗi cố ý phạm luật hoặc những quy định.

H. Những biện pháp đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi để tầu ghé cảng nhằm đưa vào bờ thành viên thuyền bộ, hành khách hay những người khác bị ốm bị thương để điều trị y tế khẩn cấp

2.19 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ tìm kiếm sự hợp tác với chủ tàu để đảm bảo rằng, khi tàu có ý định ghé cảng với mục đích duy nhất là đưa lên bờ thành viên thuyền bộ, hành khách hay những người khác bị ốm bị thương để điều trị y tế khẩn cấp, thuyền trưởng sẽ thông báo Cơ quan công quyền càng nhiều càng tốt về ý định này, và có thể  những chi tiết đầy đủ nhất về tình trạng ốm đau, bị thương, thân phận, tình trạng của con bệnh.

2.20 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ, bằng radio bất cứ khi nào có thể, bằng những kênh nhanh nhất sẵn có trong bất cứ trường hợp nào, thông tin cho thuyền trưởng trước khi tàu đến về lập chứng từ và những thủ tục cần thiết để đưa ngưòi ốm hoặc bị thương vào bờ một cách nhanh nhất và thông qua thủ tục tàu một cách không trì hoãn.

2.21 Tiêu chuẩn:  Đề cập tới vấn đề tầu ghé cảng với mục đích này và có ý định rời cảng ngay lập tức, Cơ quan công quyền sẽ ưu tiên cập cầu nếu tình trạng của con bệnh và những điều kiện về biển không cho phép con bệnh được xuống an toàn trên tuyến luồng vào cảng.

2.22 Tiêu chuẩn:  Đề cập tới vấn đề tầu ghé cảng với mục đích này và có ý định rời cảng ngay lập tức, Cơ quan công quyền thông thường sẽ không yêu cầu chứng từ theo tiêu chuẩn 2.1, đặc biệt ngoại trừ Tờ khai hàng hải về sức khỏe và thậm trí ngoại trừ cả tờ khai chung.

2.23 Tiêu chuẩn: Những nơi Cơ quan công quyền yêu cầu Tờ khai chung, chứng từ này sẽ không chứa thêm thông tin gì hơn ngoài những thông tin được đề cập trong phần GYPP 2.2.2 và thậm chí giảm thiểu ở một số chỗ có thể.

2.24 Tiêu chuẩn: Nơi mà Cơ quan công quyền áp dụng biện pháp điều khiển liên quan về việc ưu tiên cho tàu cập cảng do người ốm hoặc bị thương đưa lên bờ, điều trị y tế khẩn cấp và biện pháp bảo trợ y tế sẽ được ưu tiên trước những điều chỉnh trên.

2.25 Tiêu chuẩn: Trong trường hợp chịu chi phí chữa trị, di chuyển hay hồi hương con bệnh, Điều trị y tế khẩn cấp không được ngưng nghỉ trong hành trình trên.

2.26 Tiêu chuẩn: Sự điều trị khẩn cấp về y tế và những bện pháp bảo đảm y tế của Cơ quan công quyền sẽ được ưu tiên trước bất cứ biện pháp  điều khoản nào mà Cơ quan công quyền áp dụng đối với nhưũng đối tượng đau ốm hoặc bị thương được đuư lên bò.

MỤC 3. VIỆC ĐẾN, KHỞI HÀNH ĐI CỦA NHÂN SỰ (TRÊN TÀU)

Phần này bao gồm các điều khoản về các thủ tục chính quyền nhà nước yêu cầu thuỷ thủ đoàn và hành khách phải tiến hành khi tàu xuất hành và cập bến.



A. Yêu cầu và thủ tục khi đến, đi

3.1 Tiêu chuẩn: Giấy tờ cơ bản cần có là một hộ chiếu có giá trị cung cấp cho cơ quan chính quyền thông tin về cas nhân hành khách khi tàu cập bến và xuất hành.

3.1.1 Khuyến nghị thực hiện: Chính phủ tham gia Công ước nếu có thể nhất trí, trong các thoả thuận song phương hoặc đa phương, chấp nhận các giấy tờ chứng minh chính thức khác thay cho hộ chiếu.

3.2 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ thu xếp để cục xuất nhập cảnh kiểm tra hộ chiếu hay các chứng minh thư chính thức được chấp nhận khác của hành khách trên tàu chỉ một lần vào thời điểm đến và một lần vào thời điểm đi. Ngoài ra hộ chiếu và các chứng minh thư có thể được yêu cầu với mục đích nhận dạng, minh chứng tại hải quan hay các thủ tục khác vào thời điểm đến và đi.

3.3 Tiêu chuẩn: Sau khi các cá nhân xuất trình hộ chiếu hay giấy tờ chứng minh được chấp nhận, cơ quan chính quyền phải trả lại các giấy tờ này ngay sau khi kiểm tra, không được giữ lại cho mục đích kiểm soát hơn nữa, trừ phi có vấn đề vướng mắc trong việc chấp nhận hành khách vào khu vực lãnh thổ.

3.3.1 Tiêu chuẩn: Mỗi Chính phủ tham gia Công ước phải đảm bảo được các cơ quan chính quyền phát hiện được các giấy tờ đi lại giả mạo của các cá nhân không được phép nhập cảnh. Những giấy tờ giả này phải ngưng lưu hành và trả lại cho cơ quan chuyên trách khi có thể. Tại nơi phát hiện ra giấy tờ giả, nhà nước phải ban hành một công văn bảo đảm và đính kèm bản copy của giấy tờ giả nếu có cũng như bất cứ thông tin quan trọng nào khác. Công văn này cùng các giấy tờ đính kèm sẽ được chuyển đến người có trách nhiệm thải hồi cá nhân không được chấp nhận nhập cảnh, nó có tác dụng cung cấp thông tin cho các cơ quan chính quyền tại thời điểm chuyển tàu và/hoặc điểm cho lên tàu đầu tiên.

Chú ý: Tiêu chuẩn nói trên không phủ nhận quyền của các cơ quan chính quyền tại các Chính phủ tham gia Công ước trong việc quyết định việc sở hữu các giấy tờ giả mạo, tuỳ từng trường hợp, có tạo cơ sở cho việc từ chối nhập cảnh và trục xuất khỏi CP tham gia hợp đồng hay không. Tiêu chuẩn này được viết ra không xung đột với các điều khoản của Công ước của LHQ về Tình trạng người tị nạn ngày 28/7/1951 và Nghị định thư của LHQ về Tình trạng người tị nạn ngày 31/2/1967, trong đó có đề cập đến việc cấm trục xuất và trả người tị nạn.

3.3.2 Tiêu chuẩn: Quốc gia thành viên sẽ chấp nhận việc kiểm tra người ma người đó quay trở lại từ điểm rời tàu sau khi người đó không được chấp nhận nhập cảnh và người đó rời khỏi lãnh thổ của anh ta. Quốc gia thành viên sẽ không xem sự quay về quốc gia của khi người đó sớm không được phép nhập cảnh.

Lưu ý 1: Những quy định này không có y định ngăn ngừa cơ quan công quyền từ việc siêt chặt việc kiểm tra đối với sự quay về của người không được phép nhập cảnh để xác định sụ chấp nhận của anh ta ở nước mà tạo ra sự sắp xếp khi được chuyển đi, di chuyển hoặc trục xuất đến một quốc gia mà có thể chấp nhận anh ta. Khi một người mf ngưòi đó không được nhập cảnh do bị mất hoặc bị phá hủy giấy tờ, quốc gia thành viên sẽ chấp nhận thay thế giấy tờ chứng nhận đối với nơi tàu đến để rời tàu do cơ quan công quyền của quốc gia thành viên mà người đó không được chấp nhận nhập cảnh.

Lưu ý 2: Lưu y rằng trong Lưu y 1 được phân tích như là nhưng quy định của Công ước của Liên Hợp quốc về tình trạng của người ty nạn ngày 28/7/1951 và liên quan đến Nghị định ngày 31/1/1967 của Liên Hợp quốc liên quan đến lệnh cấm và trục xuất quay về của người ty nạn.

3.3.3 Tiểu chuẩn: Trước khi hành khách và thuyền bộ được chấp nhận cho việc kiểm tra như là sự cho phép vào một quốc gia, trách nhiệm của việc quan tâm và trông nom này sẽ được duy trì đối với chủ tàu.

3.3.4 Khuyến nghị thực hiện: Sau khi có sự chấp thuận cho hành khách và thuyền  bộ đối với việc kiểm tra, và nếu những người có liên quan theo sự quản lýy của cơ quan công quyền, cơ quan công quyền sẽ chịu trách nhiệm cho sự trông nom và sự chăm lo cho đến khi sự chấp nhận vào hoặc ra hoặc không thể chấp nhận được.

3.3.5 Tiêu chuẩn: Nghĩa vụ của một chủ tàu vận chuyển bất kỳ một người nào từ lãnh thổ của một quốc gia sẽ kết thúc vào thời điểm như là người đó đã được phép chắc chắn vào quốc gia đó.

3.3.6 Tiêu chuẩn: Khi một người được xem là không thể chấp nhận, cơ quan công quyền sẽ, không có sự chậm trễ không hợp lýy, thông báo cho chủ tàu và tư vấn cho chủ tàu liên quan đến sự sắp xếp việc di chuyển này. Chủ tàu chịu trách nhiệm về những chi phí của việc di chuyển của người không được phép vào, trong trường hợp đó người được chuyển quay lại với sự trông nom của chủ tàu, chủ tàu sẽ chịu trách nhiệm cho việc chủ động di chuyển ngay đến:

- Quốc gia mà người đó lên tàu

- Hoặc đến bất kỳ nơi nào mà chấp nhận người đó.

3.3.7 Tiêu chuẩn: Quốc gia thành viên công ước và chủ tàu sẽ phối hợp, nơi có thể thực hiện được, thiết lập tính hiệu lực và tính xác thực của hộ chiếu và thị thực.

3.4 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền không nên yêu cầu các hành khách lên/xuống tàu, hay chủ tàu hoặc người đại diện bất cứ thông tin gì bổ xung cho hoặc lặp lại những thông  tin đã xuất trình trong hộ chiếu hoặc chứng minh thư, trừ phi cần thiết phải hoàn thành các hồ sơ ghi trong phụ lục này.

3.5 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền yêu cầu thông tin bổ xung bằng văn bản hơn là hoàn chỉnh những chứng từ quy định trong phụ lục này, từ hành khách lên/xuống tàu nên giới hạn những quy định về việc xác minh thêm vị hành khách chỉ trong những đề mục được yêu cầu của phần khuyến nghị 3.6 (thẻ lên/xuống tàu). Chính quyền chỉ nên chấp nhận thẻ này do hành khách kê khai chứ không nên yêu cầu chủ tàu kê khai và kiểm tra. Chữ viết tay hợp lệ trên thẻ có thể được chấp nhận trừ những chỗ yêu cầu chữ viết hoa. Mỗi hành khách chỉ nên được yêu cầu một thẻ lên/xuống tàu, có thể có thêm một hoặc nhiều bản copy giấy than.

3.6 Khuyến nghị thực hiện: Trong thẻ lên/xuống tàu, Cơ quan công quyền không nên yêu cầu kê khai nhiều hơn các thông tin sau:

Ø Họ và tên

Ø Tên thánh

Ø Quốc tịch

Ø Số hộ chiếu/chứng minh thư

Ø Ngày sinh

Ø Nơi sinh

Ø Nghề nghiệp

Ø Cảng lên/xuống tàu

Ø Giới tính

Ø Nơi đến

Ø Chữ ký


3.7 Tiêu chuẩn: Trong trường hợp cần có chứng cứ về bảo vệ bệnh sốt vàng da từ phía hành khách trên tàu, chính quyền chấp nhận chứng nhận Quốc tế về tiêm chủng hoặc tái tiêm chủng theo mẫu của Quy định y tế Quốc tế.

3.8 Khuyến nghị thực hiện: khám sức khoẻ những người trên tàu hoặc những người xuống tàu thường chỉ giới hạn ở những ai đến  từ vùng bị nhiễm bệnh   trong thời gian ủ bệnh. Tuy nhiên có thể yêu cầu khám bổ xung theo Quy định y tế Quốc tế.

3.9 Khuyến nghị thực hiện: Chính quyền thường tiến hành thanh  tra hải quan về các hành lý gửi kèm của hành khách nhập cảnh trên cơ sở chọn mẫu. Tờ khai viết tay về hành lý đi kèm cần được phát hành càng sớm càng tốt.

3.9.1 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền nên, bất cứ khi nào có thể, bỏ việc thanh tra hàng hoá đi kèm của hành khách xuất cảnh, quan tâm đến nhu cầu có thể đặt ra các biện pháp an ninh phù hợp

3.9.2 Khuyến nghị thực hiện: Nếu không loại bỏ được hoàn toàn việc thanh tra hàng hoá, nên tiến hành dựa theo cơ sở  chọn mẫu ngẫu nhiên.

3.10 Tiêu chuẩn: Giấy xác nhận của thuỷ thủ có giá trị sử dụng hoặc hộ chiếu là  giấy tờ cơ bản cung cấp cho Cơ quan công quyền thông tin liên quan về thành viên thủy thủ đoàn khi tàu đi, đến.

3.10.1 Tiêu chuẩn: Trong giấy xác nhận này của thuỷ thủ Cơ quan công quyền không yêu cầu nhiều hơn các thông tin sau:

Ø Họ và tên

Ø Tên thánh

Ø Ngày và nơi sinh

Ø Quốc tịch

Ø Đặc điểm nhận dạng

Ø Ảnh (có đóng dấu)

Ø Chữ ký


Ø Ngày hết hạn (nếu có)

Ø Cơ quan cấp



3.10.2 Tiêu chuẩn: Khi 1 thuỷ thủ cần thiết nhập hoặc xuất cảnh một nước với tư cách như một hành khách bằng bất cứ phương tiện nào với mục đích:

(a) Trở lại tàu của mình hoặc chuyển sang một tàu khác

(b) Quá cảnh để lên tàu của mình ở một nước khác, hoặc hồi hương hoặc vì một mục đích khác đã được chính quyền nước này cho phép

Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận từ thuỷ thủ này giấy xác nhận thuỷ thủ có giá trị sử dụng thay cho hộ chiếu, giấy xác nhận này bảo đảm việc chấp nhận lại người thuỷ thủ vào nước cấp giấy.



3.10.3 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyềnkhông nên yêu cầu xuất trình chứng minh cá nhân hay các thông tin bổ sung về xác nhận thủ thủ là thành viên thuỷ thủ đoàn ngoài những gì đã ghi trong danh sách thuyền bộ.

B. Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để thông quan hàng hóa, hành khách, thủy thủ và hành lý

3.11 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền nên, với sự cộng tác với chủ tàu và Chính quyền Cảng tiến hành các biện pháp phù hợp để thu xếp được một dòng chảy giao thông xuôn xẻ trên cảng để cho hành khách, thuỷ thủ và hành lý có thể được thông quan nhanh chóng; cơ quan nên cung cấp đủ nhân lực và bảo đảm được đầy đủ các thiết bị lắp đặt, đặc biệt chú ý đến chất dỡ hành lý và vận chuyển (trong đó có sử dụng các hệ thống cơ khí) và chú ý đến những điểm thường xảy ra ùn tắc hành khách. Nên thu xếp khi cần thiết đường dẫn từ tàu đến nơi kiểm tra hành khách, thuỷ thủ. Sự thu xếp và lắp đặt này cần tiến hành linh hoạt và có thể mở rộng để đáp ứng được các biện pháp an ninh tăng lên trong những tình huống bị đe dọa.

3.11.1 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền cần

(a) Phối hợp với chủ tàu và chính quyền cảng áp dụng cách thu xếp phù hợp như:

(i) Phương pháp riêng và có tính liên tục trong việc xử lý hành khách, hành lý.

(ii) Hệ thống cho phép hành khách sẵn sàng nhận dạng và lấy hành lý đã kiểm tra ngay khi ra đến nơi khai báo

(iii) Đảm bảo các thiết bị và dịch vụ sẵn có đáp ứng được nhu cầu của các hành khách cao tuổi và khuyết tật

(b) Đảm bảo được Chính quyền cảng tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết sao cho:

(i) Hành khách cùng với hành lý có thể tiếp cận nhanh chóng dễ dàng các phương tiện giao thông địa phương

(ii) Nếu các thành viên thuyền bộ báo cáo cơ quan vì mục đích quản lý, những cơ quan đó phải dễ tiếp cận và càng gần nhau càng tốt.



3.11.2 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền nên xem xét việc đưa vào sử dụng hệ thống kênh hai chiều như một phương tiện đảm bảo giải toả nhanh chóng để thông quan hành khách, hành lý và các phương tiện đường bộ cá nhân.

3.12 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền yêu cầu chủ tàu đảm bảo rằng tổ chức của tầu tiến hành các biện pháp thích hợp giúp giải quyết các thủ tục cho hành khách và thủy thủ. Các biện pháp này gồm có:

(a) Thông báo trước cho chính quyền về thời gian dự tính cập bến cùng những thông tin về thay đổi thời gian và nói rõ lộ trình chuyến đi, điều này có thể ảnh hưởng đến yêu cầu về thanh tra.

(b) Chuẩn bị sẵn các giấy tờ để kiểm tra

(c) Cung cấp tháng hay các phương tiện lên tàu khác khi tàu trên đường sắp sửa cập bến hoặc thả neo



(d) Cung cấp và xuất trình một cách gọn gàng thứ tự về nhân sự trên tàu cùng các giấy tờ cần thiết để thanh tra, chú ý phân công các thành viên thuyền bộ rời nhiệm vụ chính ở phòng máy và các nơi khác để tiến hành công việc này.

3.13 Khuyến nghị thực hiện: Việc ghi danh hành khách và thuỷ thủ trên các giấy từ nên ghi họ hoặc tên trước. Trong trường hợp mang cả họ bố và họ mẹ, họ của bố nên đặt trước. Trong trường hợp phụ nữ đã có gia định mang cả họ của mình và họ của chồng, họ của chồng nên đặt trước.

3.14 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ, một cách không chậm trễ, chấp nhận sát hạch các cá nhân trên tàu xem có đủ khả năng nhập cảnh vào quốc gia đó hay không.

3.15 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền không áp đặt bất cứ lệnh trừng phạt nào đối với chủ tàu trong trường hợp phát hiện ra một giấy tờ thuộc sở hữu của một cá nhân nào đó là không đầy đủ, hoặc trong trường hợp vì lý do trên mà cá nhân đó không được phép nhập cảnh vào quốc gia đó.

3.15.1 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền phải yêu cầu chủ tàu tiến hành mọi bước cẩn trọng đối với hành khách tại điểm nhập cảng và bảo đảm giấy tờ thuộc sở hữu của cá nhân theo quy định được chấp nhận hoặc của quốc gia quá cảnh.

3.15.2 Tiêu chuẩn: Khi một người không được phép nhập cảnh và bị di chuyển khỏi lãnh thổ của quốc gia đó, chủ tàu sẽ không can thiệp vào sự việc này và cũng không chịu bất kỳ các chi phí phát sinh từ việc không được nhập cảnh của anh ta.

3.15.3 Khuyến nghị thực hiện: Để sử dụng tại các cảng biển và trên tàu biển nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giải quyết giao thông đường biển quốc tế, cơ quan công quyền nên tiến hành hoặc, khi vấn đề không thuộc thẩm quyền pháp lý của họ, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm tại nước mình thực hiện các biển hiệu, biển báo tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức phối hợp với các tổ chức quốc tế khác xây dựng và chấp nhận, những biển hiệu ở mức áp dụng cao nhất là thường gặp đối với tất cả các phương thức vận tải.

Каталог: DownLoad -> Law
Law -> BỘ trưỞng bộ giao thông vận tải căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005
Law -> CỤc hàng hải việt nam cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Law -> I. thi nâng ngạch từ ngạch chuyên viên lêN ngạch chuyên viên chíNH
Law -> CỦa bộ BƯu chíNH, viễn thông số 02/2007/tt-bbcvt ngàY 02 tháng 08 NĂM 2007
Law -> QuyếT ĐỊnh ban hành Quy định về phí, lệ phí hàng hải và Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải
Law -> CỤc hàng hải việt nam
Law -> CHÍnh phủ Số: 104/2012/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Law -> BÁo cáo công tác quản lý nhà NƯỚc chuyên ngành hàng hải của cục hàng hải việt nam

tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương