Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-ttg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020"



tải về 260.24 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích260.24 Kb.
#26625
1   2   3

2. Nội dung hỗ trợ

- Khảo sát nhu cầu và năng lực thông qua việc rà soát các doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp đang có nhu cầu đăng ký bảo hộ và chưa đăng ký bảo hộ. Từ đó có cách tiếp cận và hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký thực hiện và duy trì việc bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ.

- Xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ bao gồm các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ; các hiệp định, công ước, thỏa ước quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ… để cung cấp các thông tin cần thiết giúp doanh nghiệp xác lập, khai thác bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ ở trong nước và nước ngoài.

- Hỗ trợ xây dựng, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích.

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với thành quả sáng tạo khoa học công nghệ: khuyến khích lao động sáng tạo trong doanh nghiệp; đưa thông tin sở hữu trí tuệ vào họat động nghiên cứu, sáng tạo khoa học công nghệ; xác lập, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ đối với sản phẩm sáng tạo khoa học công nghệ.

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website nhằm quảng bá và giới thiệu hình ảnh của doanh nghiệp.



3. Giải pháp thực hiện

a) Hỗ trợ trực tiếp

- Sáng chế/giải pháp hữu ích: chỉ hỗ trợ cho các các sáng chế/giải pháp hữu ích đăng ký trong nước cho các cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước, ưu tiên hỗ trợ các giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật hàng năm.

+ Tư vấn tra cứu thông tin, viết bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích: Hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hợp đồng.

+ Hỗ trợ 100 % lệ phí nộp đơn quốc gia sáng chế/giải pháp hữu ích theo quy định của pháp luật hiện hành (Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính): Khoảng 2 triệu đồng.

- Kiểu dáng công nghiệp: chỉ hỗ trợ cho các kiểu dáng công nghiệp đăng ký trong nước cho các cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

+ Tư vấn nghiên cứu thiết kế: Hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hợp đồng.

+ Hỗ trợ 100 % lệ phí nộp đơn quốc gia kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành (Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính): Khoảng 1,5 triệu đồng.

+ Riêng đối với các kiểu dáng có nhiều phương án thì mức hỗ trợ tối đa là 1 kiểu dáng công nghiệp và 2 phương án: Khoảng 3,5 triệu đồng.

- Nhãn hiệu hàng hóa:

* Đối với đăng ký nhãn hiệu trong nước: Mức hỗ trợ tối đa cho một doanh nghiệp là 8,5 triệu đồng/đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong đó:

+ Tư vấn nghiên cứu thiết kế: Hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/hợp đồng.

+ Hỗ trợ 100 % lệ phí nộp đơn quốc gia cho mỗi nhãn hiệu hàng hóa đăng ký cho một sản phẩm (Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 4/02/2009 của Bộ Tài chính): Khoảng 1,2 triệu đồng.

+ Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa 3 nhãn hiệu hàng hóa, mỗi nhãn cho một sản phẩm hoặc tối đa nhãn hiệu hàng hóa cho 5 nhóm sản phẩm: Khoảng 3,5 triệu đồng.

* Đối với đăng ký nhãn hiệu ngoài nước: Hỗ trợ 15 triệu đồng cho 1 nhãn hiệu tại một quốc gia. Trong trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống cộng đồng (một đơn đăng ký nhiều quốc gia) chỉ hỗ trợ theo số lượng đầu đơn: 15 triệu đồng/đầu đơn.

- Hỗ trợ nghiên cứu, tạo lập, quản lý và phát triển đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương: Mức kinh phí hỗ trợ dựa trên kết quả thẩm định của Hội đồng khoa học và công nghệ.

- Xây dựng website: Thiết kế và xây dựng website (mỗi doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ cho 1 website): 50 % giá trị hợp đồng.

b) Đối với hỗ trợ gián tiếp: Bên cạnh hỗ trợ trực tiếp, các doanh nghiệp được nhận thêm hỗ trợ miễn phí như:

- Tư vấn, hướng dẫn thiết lập hồ sơ, tra cứu sơ bộ về các đối tượng sở hữu công nghiệp trước khi đăng ký bảo hộ.

- Hướng dẫn lựa chọn các đại diện sở hữu công nghiệp có uy tín.

- Hỗ trợ quảng bá các nhãn hiệu hàng hóa đã được cấp văn bằng bảo hộ.

- Cung cấp các tài liệu khác có liên quan.



V. HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU, ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, THỰC HIỆN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

1. Mục tiêu

- Hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường nghiên cứu đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, tiết kiệm năng lượng là hoạt động nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia dự án nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh, hoạt động điều hành trong doanh nghiệp nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu nhiệm vụ phát triển của tỉnh.

- Tăng cường năng lực ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành, quảng bá thương hiệu và tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu các công nghệ mới cũng như chuyển giao các công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm mới với chất lượng tốt hơn tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Nâng cao nhận thức, hiểu biết về tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực tiết kiệm năng lượng của các doanh nghiệp sản xuất cũng như các nhà cung cấp vốn đầu tư.

- Nâng cao năng lực sản xuất, hiệu suất sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp, qua đó nâng cao trình độ công nghệ và tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao ý thức tiêu thụ các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, bảo hộ và quảng bá các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hữu ích.



2. Nội dung hỗ trợ

a) Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến, đổi mới công nghệ và hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ:

- Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, nghiên cứu cải tiến, đổi mới thiết bị công nghệ; nghiên cứu chế tạo nguyên vật liệu mới, sử dụng nguyên vật liệu trong nước thay cho nhập khẩu; nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất, kinh doanh.

- Hỗ trợ tư vấn khoa học công nghệ thực hiện các biện pháp nghiên cứu đổi mới công nghệ, cơ khí hóa, tự động hóa và áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, tăng cường các họat động về chuyển giao công nghệ, nhằm từng bước đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp về tư vấn ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong thực tế sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích các họat động nghiên cứu triển khai do doanh nghiệp tự thực hiệnhoặc ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ mới cho các doanh nghiệp sản suất, kinh doanh trên địa bàn như chuyển giao mới máy móc thiết bị, công nghệ, bí quyết, các phần mềm quản lý, các hệ thống bảo mật và an toàn thông tin cho các doanh nghiệp…

- Hỗ trợ xây dựng và phát triển các hệ thống website giới thiệu và quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm; xúc tiến phát triển các sàn giao dịch thương mại điện tử của các doanh nghiệp, xúc tiến các hoạt động giao dịch thương mại điện tử cho doanh nghiệp.

b) Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm năng lượng

- Lựa chọn và tiến hành kiểm toán năng lượng cho một số cơ sở sản xuất gạch và kiểm toán năng lượng cho các lò hơi trên địa bàn tỉnh.

- Cung cấp những chính sách, những quy định của nhà nước về lĩnh vực tiết kiệm năng lượng; cung cấp những thông tin khoa học công nghệ về tiết kiệm năng lượng để giúp doanh nghiệp sớm tiếp cận với công nghệ mới, phù hợp sản xuất và sử dụng năng lượng hiệu quả.

- Tư vấn các giải pháp kỹ thuật hoặc quản lý cho từng doanh nghiệp trên cơ sở điều kiện thực tế của mỗi đơn vị.

3. Giải pháp thực hiện

a) Hỗ trợ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến, đổi mới công nghệ và hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ

- Thực hiện nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, nghiên cứu cải tiến và đổi mới thiết bị công nghệ; nghiên cứu chế tạo nguyên vật liệu mới hoặc sử dụng nguyên vật liệu trong nước thay cho nhập khẩu; nghiên cứu ứng dụng khoa học vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; nghiên cứu thực hiện các dự án sản xuất sạch hơn: Hỗ trợ 30 % tổng kinh phí nghiên cứu, thực hiện dự án, đề tài nghiên cứu.

- Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ: Hỗ trợ 30 % giá trị hợp đồng tư vấn.

- Tư vấn ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tế sản xuất, kinh doanh: Hỗ trợ 30 % giá trị hợp đồng tư vấn.

- Chi phí chuyển giao công nghệ (tiên tiến hơn so với công nghệ cũ): Hỗ trợ 30% cho một lần nghiên cứu xây dựng đề án, dự án chuyển giao công nghệ mới (bao gồm cả tư vấn).

- Thực hiện chuyển giao và áp dụng các phần mềm quản lý công nghệ thông tin (mỗi doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ 1 lần) : Hỗ trợ 50 % tổng giá trị hợp đồng.

b) Hỗ trợ thực hiện tiết kiệm năng lượng

- Hỗ trợ xây dựng, ứng dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, kinh doanh: Hỗ trợ tối đa 120 triệu đồng/doanh nghiệp.

- Hỗ trợ thực hiện kiểm toán năng lượng và lập báo cáo khả thi đề xuất các giải pháp kỹ thuật cần thiết để thực hiện tiết kiệm năng lượng: Hỗ trợ tối đa 120 triệu đồng/doanh nghiệp.

- Cho vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ phát triển KHCN của tỉnh.
Phần 5

KINH PHÍ THỰC HIỆN

I. KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Nguồn kinh phí và kinh phí thực hiện

- Hàng năm, định kỳ vào tháng 10, trên cơ sở tổng hợp về nhu cầu hỗ trợ của các doanh nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) lập kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện của dự án.

- Dự toán kinh phí thực hiện cho Dự án là 11.900 triệu đồng (Phụ lục 2 kèm theo), được lấy từ các nguồn:

+ Nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh được phân bổ trong tổng kinh phí giao cho Sở Khoa học và Công nghệ hàng năm.

+ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh.

+ Nguồn hỗ trợ của trung ương từ các chương trình quốc gia.



2. Nguyên tắc sử dụng kinh phí

- Áp dụng và sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ đúng theo nội dung, mục tiêu và đối tượng theo dự án đã được phê duyệt.

- Trường hợp doanh nghiệp tự hủy bỏ hợp đồng không có lý do chính đáng (không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền) thì phải hoàn trả 100% kinh phí đã được hỗ trợ hoặc không thực hiện hợp đồng đã được ký kết vì lý do bất khả kháng sẽ do Sở Khoa học và Công nghệ xem xét và giải quyết từng trường hợp cụ thể.

II. PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ

1. Hồ sơ đăng ký tham gia

- Phiếu đăng ký tham gia dự án, có xác nhận của cơ quan chủ quản (nếu có);

- Giấy đăng ký kinh doanh/ giấy phép đầu tư (bản sao)

- Bản thuyết minh đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp



2. Hồ sơ quyết toán kinh phí

- Áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến: Hợp đồng trách nhiệm hỗ trợ, hợp đồng tư vấn (nếu có), hợp đồng đánh giá chứng nhận, giấy xác nhận kết quả đạt được của cơ quan quản lý/tổ chức có thẩm quyền (bản sao), biên bản thanh lý hợp đồng trách nhiệm và hóa đơn chứng từ hợp lệ.

- Đạt giải thưởng chất lượng, đánh giá sự phù hợp và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở: Hợp đồng trách nhiệm, biên bản thanh lý hợp đồng trách nhiệm, báo cáo kết quả thực hiện và giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định công bố của cơ quan chủ quản.

- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trong nước: Toàn bộ hồ sơ đăng ký theo quy định (bản sao), hợp đồng và thanh lý thực hiện đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp, biên nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ và hóa đơn chứng từ hợp lệ.

- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ngoài nước: Toàn bộ hồ sơ đăng ký theo quy định (bản sao), hợp đồng và thanh lý thực hiện đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp, biên nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc của nước tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp và hóa đơn chứng từ hợp lệ.

- Nghiên cứu sản phẩm mới; đổi mới, chuyển giao công nghệ và thực hiện giải pháp tiết kiệm năng lượng: Hợp đồng trách nhiệm, biên bản thanh lý hợp đồng trách nhiệm, báo cáo kết quả thực hiện hoặc dự án đầu tư, biên bản giám định, biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện.



3. Phương thức hỗ trợ

- Áp dụng một lần hỗ trợ cho 1 hồ sơ đăng ký tham gia dự án sau khi có hồ sơ đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ hợp lệ.

- Khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tham gia cùng lúc các nội dung hỗ trợ khác nhau của dự án.

- Doanh nghiệp được tiếp tục tham gia dự án lần sau và kế tiếp trong giai đoạn 2011-2015 khi nội dung đăng ký hỗ trợ không trùng nhau của mỗi năm tham gia.


Phần 6

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung, hạng mục, kinh phí thực hiện của dự án để triển khai thực hiện hàng năm nhằm đảm bảo đúng tiến độ, nội dung và đạt hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Chủ trì phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước đề xuất các chuyến khảo sát, học tập và trao đổi kinh nghiệm.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thực hiện công tác khảo sát, đánh giá thực trạng năng suất chất lượng trên địa bàn, tổng hợp thông tin cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan về nội dung hỗ trợ nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến, sở hữu trí tuệ, công tác tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng cho các tổ chức, doanh nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng và thực hiện nội dung hỗ trợ tiết kiệm năng lượng, thiết kế sản phẩm, đổi mới công nghệ, thiết bị, quy trình sản xuất và áp dụng những kỹ thuật giống mới trong sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Công bố, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia dự án.

- Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các doanh nghiệp theo nội dung của dự án đã được phê duyệt và giám sát tiến độ thực hiện theo từng giai đoạn.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả hỗ trợ của dự án.

- Tổng hợp, sử dụng và quyết toán kinh phí chương trình hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2011-2015 theo chế độ tài chính quy định hiện hành của nhà nước.



2. Sở Tài chính

- Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ dự toán kinh phí thực hiện dự án trong nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ được giao hàng năm.

- Hướng dẫn thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

- Phân bổ, cung cấp nguồn vốn ban đầu cho Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ, mức tối thiểu 20 tỷ đồng.



3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Cung cấp thông tin về môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và định hướng đầu tư trên địa bàn tỉnh cho doanh nghiệp khi có nhu cầu.



4. Sở Tư pháp

Tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ pháp lý cho các tổ chức, doanh nghiệp theo từng nội dung của dự án.



5. Liên minh các Hợp tác xã

Có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn thực hiện dự án trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.



6. Sở Công Thương

- Có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành có liên quan xem xét và thực hiện các nội dung hỗ trợ thuộc phạm vi của dự án.

- Tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

- Có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành có liên quan xem xét và thực hiện các nội dung hỗ trợ thuộc phạm vi của dự án.

- Tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin và có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành có liên quan xem xét và thực hiện các nội dung hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý.



9. Sở Y tế

Tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin và có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xem xét và thực hiện các nội dung hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý.



10. Ban Quản lý Khu kinh tế

- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan xem xét và thực hiện các nội dung hỗ trợ thuộc phạm vi của dự án.

- Tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

11. Báo Bình Phước, Đài Phát thanh Truyền hình Bình Phước

Đảm bảo công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến các nội dung liên quan của dự án hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2015.



12. Các sở, ban, ngành khác có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã

- Cung cấp thông tin, khảo sát nhu cầu cần hỗ trợ của các doanh nghiệp theo các nội dung của dự án.

- Có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực do mình quản lý để đăng ký tham gia dự án, gắn kết các hoạt động của doanh nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội và phong trào năng suất chất lượng của tỉnh nhà.

13. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

- Là cơ quan Thường trực, có nhiệm vụ giúp Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, điều hành và thực hiện dự án; lập kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động hàng năm cho hoạt động của dự án tổng hợp vào kế hoạch của Chi cục để Sở Khoa học và Công nghệ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện dự án năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp.

- Tham mưu thành lập Hội đồng xét duyệt, nghiệm thu dự án của doanh nghiệp.

- Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết để nắm tình hình thực hiện dự án của doanh nghiệp; báo cáo và đề xuất với Sở Khoa học và Công nghệ xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.

- Giúp Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ; đề nghị khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức thực hiện dự án theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng.



II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở tình hình thực tiễn tại địa phương, giao Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch và định mức kinh phí hỗ trợ hàng năm để đảm bảo theo yêu cầu và mục tiêu của dự án đã đề ra.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan liên quan báo cáo kịp thời về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp và nghiên cứu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung theo nhu cầu thực tế phát sinh.

Phần 7

KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
- Nâng cao được nhận thức doanh nghiệp trong tỉnh, 100 % áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, năng suất chất lượng, giải thưởng chất lượng theo dự án; tạo dựng phong trào năng suất và chất lượng cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Dự án sẽ là nơi tập hợp đồng bộ các giải pháp về khoa học và công nghệ, từ các giải pháp cơ bản cho đến các hệ thống quản lý thích hợp để đảm bảo triển khai có hiệu quả hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng trong doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung; về sử dụng nguồn lực và cơ chế quản lý để tập trung giải quyết được mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm, hàng hoá chủ lực của nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước.

- Đảm bảo nâng cao năng suất và chất lượng đối với các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia dự án so với trước khi áp dụng./.
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Bùi Văn Thạch

Phụ lục 1

Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, sản phẩm

chủ lực tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020.


Stt

Tên ngành

2011 - 2015

2016 - 2020

CN

Ưu tiên

CN

Mũi nhọn

CN

Ưu tiên

CN

Mũi nhọn

1

Chế biến nông sản xuất khẩu:

- Trong đó sản phẩm chủ lực là hạt điều nhân và mủ cao su qua chế biến.






x




x

2

Công nghiệp vật liệu xây dựng.

- Trong đó sản phẩm chủ lực là xi măng và clinker.






x




x

3

Thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin (Sản phẩm linh kiện điện tử…).




x




x

4

Chế biến gỗ:

- Trong đó sản phẩm chủ lực là sản phẩm gỗ xuất khẩu.






x




x

5

Công nghiệp thực phẩm - tiêu dùng:

- Trong đó sản phẩm chủ lực là cồn ethanol.



x







x

6

Chế biến và đóng hộp thịt gia súc, gia cầm

x







x

7

Cơ khí chế tạo (Nhóm sản phẩm cơ khí phục vụ cho sản xuất nông nghiệp)

x




x




8

Sản phẩm từ công nghệ mới (các sản phẩm ứng dụng dạng năng lượng mới, nguồn năng lượng tái tạo: Quang năng, điện gió, địa nhiệt…)

x




x




Каталог: vbpq binhphuoc.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> V/v thành lập Ban chỉ đạo xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 1019/QĐ-ubnd bình Phước, ngày 21 tháng 5 năm 2012
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc Phương án bỒi thưỜng, hỖ trỢ và tái đỊnh cư TỔng thể
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Soá 1040 ngaøy 16/6/2006 cuûa ubnd tænh veà vieäc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 260.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương