Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-cp ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải


II. PHÊ CHUẨN VÀ CHẤP THUẬN CHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ THỐNG BẢO DƯỠNG



tải về 2.91 Mb.
trang9/38
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.91 Mb.
#23045
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   38

II. PHÊ CHUẨN VÀ CHẤP THUẬN CHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ THỐNG BẢO DƯỠNG


  1. Người có AOC chỉ được khai thác tàu bay khi tàu bay và các bộ phận lắp trên tàu bay đó đã được bảo dưỡng và cho phép vào khai thác bởi tổ chức bảo dưỡng hoặc hệ thống bảo dưỡng tương đương được Cục HKVN phê chuẩn phù hợp với Phần 4 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT, trừ công tác kiểm tra trước khi bay.

  2. Đối với tàu bay không đăng ký tại Việt Nam, hệ thống bảo dưỡng phải được quốc gia đăng ký tàu bay phê chuẩn, và phê chuẩn này phải được Cục HKVN chấp thuận.

  3. Khi Cục HKVN hoặc quốc gia đăng ký chấp thuận hệ thống bảo dưỡng tương đương, người được chỉ định ký cho phép tàu bay vào khai thác sau bảo dưỡng phải có Giấy chứng nhận được cấp theo quy chế cấp phép cho nhân viên hoặc quy chế về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của quốc gia đăng ký phù hợp với Phụ ước 1 của Công ước Chi-ca-go.

  4. Tàu bay được cấp Giấy chứng nhận loại với cấu hình chỗ ngồi hành khách tối đa là 9 chỗ, không tính chỗ ngồi người lái, phải:

  1. Kiểm tra và bảo dưỡng phù hợp với các điều khoản tại Phần 4 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT Thông tư 01/2011/TT-BGTVT;

  2. Tuân thủ chương trình bảo dưỡng của nhà sản xuất đã được Cục HKVN phê chuẩn đối với tàu bay, động cơ, cánh quạt, thiết bị điều chỉnh cánh quạt, cánh quay và thiết bị khẩn nguy của tàu bay.

III. TÀI LIỆU ĐIỀU HÀNH BẢO DƯỠNG


  1. Người có AOC phải cung cấp cho Cục HKVN và quốc gia đăng ký, nếu quốc gia đăng ký không phải là Việt Nam, tài liệu điều hành bảo dưỡng dành cho nhân viên khai thác và nhân viên bảo dưỡng liên quan và các sửa đổi tiếp theo, trong tài liệu miêu tả chi tiết cơ cấu tổ chức bảo dưỡng, bao gồm:

  1. Giám đốc điều hành và những người được bổ nhiệm chịu trách nhiệm đối với hệ thống bảo dưỡng.

  2. Các quy trình phải tuân thủ nhằm đáp ứng trách nhiệm bảo dưỡng quy định trong Phần này, trừ khi người có AOC cũng là tổ chức bảo dưỡng tàu bay (AMO), thực hiện chức năng của hệ thống chất lượng. Các quy trình này có thể đưa vào trong tài liệu hướng dẫn quy trình của AMO.

  3. Quy trình báo cáo hỏng hóc theo yêu cầu tại Phần 4 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT Thông tư 01/2011/TT-BGTVT tới Cục HKVN, quốc gia đăng ký và quốc gia thiết kế, chế tạo tàu bay trong vòng 72 giờ kể từ khi phát hiện hỏng hóc. Các hỏng hóc yêu cầu phải thông báo ngay lập tức cho Cục HKVN bằng điện thoại/telex/fax và sau đó gửi báo cáo bằng văn bản trong thời gian nhanh nhất nhưng không được chậm hơn 72 giờ kể từ khi phát hiện, bao gồm:

      1. Hỏng hóc cấu trúc cơ bản;

      2. Hỏng hệ thống điều khiển;

      3. Cháy trên tàu bay;

      4. Hỏng cấu trúc động cơ; và

      5. Các mối đe dọa mất an toàn được coi là có thể xảy ra.

  1. Nội dung của tài liệu phải tuân thủ nguyên tắc yếu tố con người.

  2. Tài liệu phải được xem xét hoặc sửa đổi khi cần nhằm đảm bảo các thông tin trong tài liệu được cập nhật kịp thời.

  3. Người có AOC phải kịp thời trang bị tài liệu điều hành bảo dưỡng hoặc các phần cần thiết của tài liệu cùng với các sửa đổi cho tất cả các cá nhân và tổ chức yêu cầu phải sử dụng tài liệu này.

  4. Người có AOC không được cung cấp cho nhân viên của mình sử dụng trong vận tải hàng không thương mại tài liệu điều hành bảo dưỡng hoặc các phần của tài liệu khi chưa được Cục HKVN xem xét và phê chuẩn.

  5. Người có AOC phải cung cấp cho Cục HKVN và quốc gia đăng ký, nếu quốc gia đăng ký không phải là Việt Nam, bản sao tài liệu điều hành bảo dưỡng, các sửa đổi của tài liệu trước khi đưa vào sử dụng.

Phụ lục về nội dung tài liệu điều hành bảo dưỡng.

IV. THÔNG TIN/DỮ LIỆU BẮT BUỘC ĐỐI VỚI TÀI LIỆU ĐIỀU HÀNH BẢO DƯỠNG


  1. Người có AOC phải đưa các thông tin bắt buộc sửa đổi của Cục HKVN hoặc của quốc gia đăng ký, nếu quốc gia đăng ký không phải là Việt Nam, vào tài liệu điều hành bảo dưỡng càng sớm càng tốt, nhưng không chậm hơn 30 ngày ngay sau khi nhận được các thông tin bắt buộc này, và trình Cục HKVN để phê chuẩn.

  2. Người có AOC phải kịp thời thông báo và cung cấp cho Cục HKVN bản sao các thông tin bắt buộc nhận được từ quốc gia đăng ký hoặc từ nhà sản xuất.

V. QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG


  1. Người có AOC đồng thời là tổ chức bảo dưỡng tàu bay có thể thực hiện các yêu cầu bảo dưỡng quy định tại điểm (2), (3), (5), và (6) của khoản (b) Mục I nêu trên.

  2. Người có AOC không đồng thời là tổ chức bảo dưỡng phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại điểm (2), (3), (5) và (6), khoản (b) Mục I nêu trên bằng cách áp dụng:

  1. Hệ thống bảo dưỡng tương đương được Cục HKVN phê chuẩn hoặc chấp thuận; hoặc

  2. Hợp đồng bảo dưỡng bằng văn bản với tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn, trong đó nêu chi tiết các chức năng bảo dưỡng yêu cầu và xác định trách nhiệm quản lý chất lượng và được Cục HKVN chấp thuận hoặc phê chuẩn.

  1. Người có AOC phải tuyển dụng một hoặc nhiều nhân viên được Cục HKVN chấp thuận nhằm đảm bảo tất cả các công việc bảo dưỡng được thực hiện theo tiêu chuẩn phê chuẩn, đáp ứng các yêu cầu bảo dưỡng nêu tại Điều 12.223 Phần 12 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT và thỏa mãn các yêu cầu trong tài liệu điều hành bảo dưỡng của Người khai thác và đảm bảo thực hiện các chức năng của hệ thống chất lượng.

  2. Người có AOC phải cung cấp tiện nghi văn phòng phù hợp tại vị trí phù hợp cho các nhân viên nêu tại khoản (c) nói trên.

  3. Người khai thác bay taxi cơ bản và taxi 1 người lái không yêu cầu phải tuyển dụng nhân viên bảo dưỡng, nhưng phải ký hợp đồng với các nhân viên và cơ sở bảo dưỡng được Cục HKVN chấp thuận.

VI. HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG BẢO DƯỠNG


  1. Hệ thống chất lượng bảo dưỡng của người có AOC phải bao gồm tối thiểu các chức năng sau đây:

  1. Theo dõi các hoạt động đang được thực hiện phù hợp với các quy trình đã được chấp thuận;

  2. Đảm bảo tất cả các công việc bảo dưỡng theo hợp đồng, nếu có, được thực hiện phù hợp với hợp đồng;

  3. Theo dõi tính liên tục tuân thủ với các yêu cầu bảo dưỡng; và

  4. Theo dõi sự tuân thủ và đầy đủ của các quy trình yêu cầu nhằm đảm bảo thực hành bảo dưỡng an toàn, tàu bay và các sản phẩm tàu bay đủ điều kiện bay.

  1. Hệ thống chất lượng bảo dưỡng của người có AOC phải có chương trình đảm bảo chất lượng bao gồm các quy trình để xác minh tất cả các hoạt động bảo dưỡng được thực hiện phù hợp với các yêu cầu, tiêu chuẩn và quy trình áp dụng.

  2. Hệ thống quản lý chất lượng bảo dưỡng của Người khai thác đồng thời là tổ chức bảo dưỡng tàu bay có thể kết hợp với các yêu cầu của tổ chức bảo dưỡng và trình Cục HKVN để phê chuẩn hoặc chấp thuận và trình quốc gia đăng ký đối với các tàu bay không đăng ký tại Việt Nam.

Phụ lục các yêu cầu bổ sung về hệ thống chất lượng đối với các hoạt động bảo dưỡng.

  1. Người khai thác bay taxi cơ bản và Người khai thác bay taxi 1 người lái không yêu cầu phải có hệ thống chất lượng bảo dưỡng, nhưng phải sử dụng phương pháp quản lý chất lượng bảo dưỡng tương đương được quy định tại Điều này.

Каталог: Images -> FileVanBan
FileVanBan -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
FileVanBan -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 17/2001/tt-btc ngàY 21 tháng 03 NĂM 2001 HƯỚng dẫn chế ĐỘ quản lý VÀ SỬ DỤng lệ phí thẩM ĐỊnh kếT quả ĐẤu thầU
FileVanBan -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi bộ TÀi chíNH
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
FileVanBan -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải số: 320 /tb-bgtvt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương