Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-cp ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải


XXIII. HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG CHÍNH XÁC



tải về 2.91 Mb.
trang8/38
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.91 Mb.
#23045
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   38

XXIII. HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG CHÍNH XÁC


  1. Trên mỗi tuyến đường hoặc khu vực dự định khai thác, người có AOC phải có hệ thống và phương tiện dẫn đường có khả năng dẫn đường cho tàu bay:

    1. Ở mức độ chính xác yêu cầu đối với ATC; và

    2. Tới các sân bay trong kế hoạch bay ở mức chính xác cần thiết đối với loại hình khai thác.

  2. Trong hoàn cảnh không có hệ thống dẫn đường phù hợp, Cục HKVN có thể cho phép khai thác ban ngày theo quy tắc bay bằng mắt (VFR) khi việc khai thác có thể được thực hiện một cách an toàn nhờ đặc điểm của địa hình.

  3. Cục HKVN sẽ liệt kê trong tính năng khai thác của Người khai thác các thiết bị trợ giúp dẫn đường không nhìn thấy bằng mắt trên mặt đất yêu cầu đối với việc phê chuẩn các tuyến đường bay nằm ngoài vùng trời kiểm soát, ngoại trừ các phương tiện trợ giúp dẫn đường yêu cầu đối với các tuyến đường bay tới sân bay dự bị

  4. Không yêu cầu thiết bị trợ giúp dẫn đường không nhìn thấy bằng mắt trên mặt đất đối với khai thác bay ban đêm theo quy tắc VFR trên các tuyến đường mà Người khai thác có các mốc được chiếu sáng đầy đủ đảm bảo khai thác an toàn.

  5. Việc khai thác trên một chặng của tuyến đường bay nơi sử dụng các địa tiêu hoặc các phương tiện chuyên dụng khác phải được Cục HKVN phê chuẩn.

XXIV. ĐỘ CAO AN TOÀN TỐI THIỂU


  1. Người có AOC phải định rõ phương pháp xác định độ cao bay an toàn thấp nhất khi khai thác trên các tuyến đường bay không được quốc gia có trách nhiệm thiết lập độ cao bay an toàn thấp nhất.

  2. Cục HKVN chỉ phê chuẩn phương pháp nói trên sau khi đã xem xét kỹ các ảnh hưởng có thể xảy ra của các yếu tố sau đây đến an toàn trong khai thác bay:

  1. Tính chính xác và độ tin cậy để xác định vị trí của tàu bay;

  2. Sai số của thiết bị đo độ cao;

  3. Các đặc điểm địa hình (ví dụ thay đổi độ cao đột ngột);

  4. Khả năng gặp phải điều kiện khí tượng không thuận lợi (ví dụ nhiễu động mạnh và dòng thăng dáng);

  5. Khả năng thiếu tính chính xác trong các bảng biểu hàng không;

  6. Các giới hạn của vùng trời;

  7. Phần 10 của Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ; và

  8. Quy chế không lưu của quốc gia bay qua.

XXV. TIÊU CHUẨN TỐI THIỂU KHAI THÁC SÂN BAY


  1. Người có AOC phải thiết lập tiêu chuẩn tối thiểu khai thác sân bay cho mỗi sân bay sử dụng trong khai thác vận tải hàng không thương mại đối với cất cánh, tiếp cận hạ cánh và hạ cánh phù hợp với phương pháp đã được Cục HKVN phê chuẩn.

  2. Các tiêu chuẩn tối thiểu nói trên không được thấp hơn tiêu chuẩn do quốc gia nơi có sân bay thiết lập, trừ khi được quốc gia đó phê chuẩn.

  3. Phương pháp xác định nêu trên phải tính đến:

  1. Loại, tính năng và đặc điểm vận hành của tàu bay;

  2. Thành phần, năng lực và kinh nghiệm của tổ lái;

  3. Kích thước và đặc điểm của đường cất hạ cánh được chọn để sử dụng, đối với trực thăng, cự ly công bố;

  4. Có hoặc không có đầy đủ và hoạt động của các phương tiện trợ giúp nhìn thấy và không nhìn thấy bằng mắt;

  5. Các thiết bị dẫn đường và/hoặc kiểm soát quỹ đạo bay trên tàu bay khi tiếp cận hạ cánh và tiếp cận hụt;

  6. Chướng ngại vật trong khu vực tiếp cận và tiếp cận hụt và độ cao vượt chướng ngại vật đối với phương thức tiếp cận bằng thiết bị;

  7. Các phương tiện sử dụng để xác định và báo cáo điều kiện khí tượng; và

  8. Chướng ngại vật trên khu vực lấy độ cao và giới hạn vượt chướng ngại vật cần thiết.

B. CÁC YÊU CẦU BẢO DƯỠNG

I. TRÁCH NHIỆM BẢO DƯỠNG


  1. Người có AOC căn cứ vào các quy trình được Cục HKVN phê chuẩn hoặc chấp thuận phải đảm bảo:

  1. Mỗi tàu bay mà mình khai thác được duy trì trong điều kiện đủ tiêu chuẩn bay;

  2. Các thiết bị khai thác và thiết bị khẩn nguy cần thiết cho chuyến bay dự định hoạt động tốt; và

  3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của mỗi tàu bay đang khai thác còn có giá trị hiệu lực.

  1. Người có AOC phải đảm bảo tính đủ điều kiện bay của tàu bay và khả năng hoạt động của thiết bị khai thác và thiết bị khẩn nguy bằng cách:

  1. Thực hiện kiểm tra trước khi bay;

  2. Khắc phục tất cả các sai sót và/hoặc hỏng hóc ảnh hưởng đến an toàn bay phù hợp với các tiêu chuẩn đã được phê chuẩn, có tính đến MEL và CDL (nếu có) đối với loại tàu bay;

  3. Đảm bảo các thiết bị khai thác và thiết bị khẩn nguy cần thiết cho chuyến bay dự dịnh trong điều kiện hoạt động tốt;

  4. Thực hiện tất cả các công việc bảo dưỡng phù hợp với chương trình bảo dưỡng của Người khai thác đã được phê chuẩn;

Thực hiện phân tích tính hiệu quả của chương trình bảo dưỡng đã được phê chuẩn của Người khai thác.

  1. Đảm bảo thực hiện tất cả các chỉ lệnh khai thác, chỉ lệnh kỹ thuật và tất cả các yêu cầu về duy trì tiêu chuẩn đủ điều kiện bay khác do Cục HKVN yêu cầu;

  2. Đảm bảo thực hiện cải tiến phù hợp với tiêu chuẩn phê chuẩn và, đối với các cải tiến không bắt buộc, phải thiết lập chính sách áp dụng các cải tiến này; và

  3. Thực hiện rà soát công tác bảo dưỡng 4 tháng một lần đối với tàu bay có tải trọng cất cánh tối đa được phê chuẩn lớn hơn 2730 kg và 6 tháng một lần đối với tàu bay có tải trọng cất cánh nhỏ hơn 2730 kg và cấp Giấy chứng nhận rà soát bảo dưỡng để đưa vào hồ sơ tàu bay;

  4. Đảm bảo mức cung ứng các thiết bị, khí tài và vật tư cần thiết cho các đội tàu bay khai thác;

  5. Đảm bảo tất cả thiết bị lắp trên tàu bay, các vật tư, khí tài sử dụng cho công việc khai thác, bảo dưỡng tàu bay phải được cung cấp từ các nhà cung ứng được phê chuẩn phù hợp với các quy trình do Cục HKVN phê chuẩn hoặc chấp thuận; người có AOC thông báo cho Cục HKVN danh sách các nhà cung ứng vật tư khí tài bảo dưỡng tàu bay đã được phê chuẩn.

  1. Người có AOC phải đảm bảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của tàu bay đáp ứng:

  1. Các yêu cầu trong khoản (a);

  2. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận; và

  3. Các điều kiện bảo dưỡng khác quy định trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay.

  1. Người có AOC phải đảm bảo các yêu cầu trong khoản (a) được thực hiện phù hợp với các quy trình đã được Cục HKVN phê chuẩn hoặc chấp thuận.

  2. Người có AOC phải đảm bảo việc bảo dưỡng, bảo dưỡng phòng ngừa, và cải tiến tàu bay/các sản phẩm hàng không được thực hiện phù hợp với tài liệu kiểm soát bảo dưỡng và/hoặc các hướng dẫn hiện hành đối với việc duy trì tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, và các quy chế hàng không áp dụng.

  3. Người có AOC có thể thỏa thuận với cá nhân hoặc tổ chức khác để bảo dưỡng, bảo dưỡng phòng ngừa, hoặc cải tiến, nhưng người có AOC phải chịu trách nhiệm đối với tất cả các công việc được thực hiện theo thỏa thuận này.

Каталог: Images -> FileVanBan
FileVanBan -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
FileVanBan -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 17/2001/tt-btc ngàY 21 tháng 03 NĂM 2001 HƯỚng dẫn chế ĐỘ quản lý VÀ SỬ DỤng lệ phí thẩM ĐỊnh kếT quả ĐẤu thầU
FileVanBan -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi bộ TÀi chíNH
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
FileVanBan -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải số: 320 /tb-bgtvt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương