Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-cp ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải


PHỤ LỤC: THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU



tải về 2.91 Mb.
trang33/38
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.91 Mb.
#23045
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   38

PHỤ LỤC: THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU


  1. Tất cả các thiết bị, dụng cụ và thiết bị kiểm tra cần thiết để quyết định chấp thuận và/hoặc tìm khiếm khuyết về đủ điều kiện bay phải được truy nguyên tới các chuẩn được Cục HKVN phê chuẩn.

  2. Ngoại trừ đã nêu tại khoản (a), trường hợp dụng cụ thiết bị và thiết bị kiểm tra do nước ngoài sản xuất, các chuẩn do quốc gia sản xuất cung cấp có thể được sử dụng nếu được Cục HKVN công nhận.

  3. Nếu nhà sản xuất quy định loại dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra chuyên dụng, thì dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra chuyên dụng đó phải được sử dụng, ngoại trừ nhà sản xuất chỉ rõ việc sử dụng dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra chuyên dụng tương đương.

  4. Ngoại trừ quy định nêu tại khoản (c), dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra khác với dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra được khuyến cáo bởi nhà sản xuất sẽ được chấp thuận ít nhất trên cơ sở sau:

    1. AMO phải có quy trình trong tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng nếu có ý định sử dụng dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra khác với dụng cụ, thiết bị, hoặc dụng cụ kiểm tra do nhà sản xuất khuyến cáo;

    2. AMO phải có chương trình bao gồm:

      1. Mô tả quy trình được sử dụng để xác định năng lực của nhân viên đưa ra quyết định về sự tương đương của dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra;

      2. Thực hiện và lập hồ sơ so sánh giữa tiêu chuẩn kỹ thuật của dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra do nhà sản xuất khuyến cáo và dụng cụ, thiết bị, hoặc dụng cụ kiểm tra đề nghị được sử dụng;

      3. Đảm bảo rằng các giới hạn, thông số và độ tin cậy của dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra đề nghị được sử dụng là tương đương với dụng cụ, thiết bị, hoặc dụng cụ kiểm tra do nhà sản xuất khuyến cáo;

      4. Đảm bảo dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra tương đương có khả năng thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng thích hợp, các phép thử thông thường hoặc hiệu chuẩn, và kiểm tra tất cả các thông số của tàu bay hoặc thiết bị tàu bay trong quá trình bảo dưỡng hoặc hiệu chuẩn.

    3. AMO phải kiểm soát hoàn toàn dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra tương đương (sở hữu, thuê mượn v.v…);

  5. AMO thực hiện bảo dưỡng nội trường phải có đủ trang thiết bị, xe nâng, dàn dock để tiếp cận và kiểm tra tàu bay, sao cho tàu bay có thể được kiểm tra một cách hoàn hảo.

  6. AMO phải có quy trình định kỳ kiểm tra/phục vụ và hiệu chuẩn dụng cụ, thiết bị, và thiết bị kiểm tra và chỉ rõ cho người sử dụng biết rõ dụng cụ, thiết bị và thiết bị kiểm tra đó ở trong giới hạn kiểm tra và hiệu chuẩn, hoặc bảo dưỡng.

  7. AMO phải có quy trình sử dụng chuẩn (sơ cấp, thứ cấp hoặc truyền chuẩn) để thực hiện hiệu chuẩn; chuẩn đó không được sử dụng để thực hiện bảo dưỡng.

  8. AMO phải sử dụng hệ thống đánh dấu tất cả các dụng cụ, thiết bị và thiết bị kiểm tra để có thông tin về hạn kiểm tra, phục vụ hoặc hiệu chuẩn, và nếu dụng cụ, thiết bị và thiết bị kiểm tra không sử dụng được vì một lý do bất kỳ, thì phải được cách ly.

  9. AMO phải sử dụng hệ thống đánh dấu tất cả các dụng cụ, thiết bị và thiết bị kiểm tra để có thông tin khi nào thì các dụng cụ, thiết bị và thiết bị kiểm tra không được sử dụng để thực hiện chấp thuận và/hoặc tìm khiếm khuyết ảnh hưởng đến tình trạng đủ điều kiện bay.

  10. AMO phải duy trì danh mục đăng ký tất cả các dụng cụ, thiết bị và thiết bị kiểm tra được hiệu chuẩn, cùng với hồ sơ hiệu chuẩn và các chuẩn được sử dụng.

  11. Tần suất kiểm tra, bảo dưỡng hoặc hiệu chuẩn phải phù hợp với chỉ dẫn của nhà sản xuất, ngoại trừ trường hợp AMO có thể chứng minh bằng kết quả rằng chu kỳ hiệu chuẩn khác là thích hợp cho những trường hợp cụ thể và được Cục HKVN phê chuẩn.


PHỤ LỤC: DỮ LIỆU ĐƯỢC PHÊ CHUẨN


  1. AMO phải có đầy đủ tất cả các dữ liệu được phê chuẩn thích hợp để trợ giúp công việc được thực hiện từ Cục HKVN, tổ chức thiết kế tàu bay, thiết bị tàu bay, và các tổ chức được phê chuẩn khác của quốc gia sản xuất và quốc gia thiết kế, một cách thích hợp. Các dữ liệu đó có thể là:

    1. Các hướng dẫn thực hiện quy chế hàng không;

    2. Các tài liệu hướng dẫn liên quan;

    3. Các chỉ lệnh đủ điều kiện bay;

    4. Các tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng của nhà sản xuất;

    5. Các tài liệu hướng dẫn sửa chữa;

    6. Các tài liệu hướng dẫn kiểm tra cấu trúc bổ sung;

    7. Các thông báo kỹ thuật;

    8. Các thư thông báo;

    9. Các chỉ dẫn kỹ thuật;

    10. Tài liệu về cải tiến,

    11. Chương trình bảo dưỡng tàu bay;

    12. Hướng dẫn NDT, v.v…

Ghi chú: Khoản (a) chủ yếu tham chiếu đến các dữ liệu được sao chép từ chủ sở hữu Giấy chứng nhận phê chuẩn loại (TC) và Cục HKVN sang tài liệu của AMO, chẳng hạn như các phiếu công việc bảo dưỡng hoặc cơ sở dữ liệu máy tính.

Ghi chú: Để được Cục HKVN chấp thuận, việc đảm bảo sự chính xác của việc sao chép là quan trọng.

  1. AMO phải xác lập quy trình để giám sát tình trạng sửa đổi của tất cả các dữ liệu được phê chuẩn và duy trì việc kiểm tra tất cả các sửa đổi được nhận thông qua đặt mua tất cả các tài liệu sửa đổi.

  2. Dữ liệu được phê chuẩn phải có đủ tại khu vực làm việc ở gần tàu bay hoặc thiết bị tàu bay được bảo dưỡng, để các giám sát viên, thợ máy và nhân viên xác nhận bảo dưỡng nghiên cứu.

  3. Nếu sử dụng hệ thống máy tính để duy trì các dữ liệu được phê chuẩn, thì phải có đủ các máy tính đầu cuối để có thể truy cập dễ dàng, ngoại trừ trường hợp hệ thống máy tính có thể cho in các dữ liệu ra giấy. Nếu sử dụng máy đọc/in vi phim, thì cũng áp dụng các yêu cầu tương tự.

PHỤ LỤC: XÁC NHẬN BẢO DƯỠNG


  1. Xác nhận bảo dưỡng được yêu cầu cho các trường hợp sau:

    1. Trước chuyến bay, khi thực hiện xong gói công việc bảo dưỡng định kỳ bất kỳ cho tàu bay, theo chương trình bảo dưỡng được phê chuẩn, bất kể đó là bảo dưỡng nội trường hay bảo dưỡng ngoại trường;

Ghi chú: Chỉ trong các trường hợp đặc biệt, bảo dưỡng định kỳ mới có thể được trì hoãn, và phải phù hợp với các quy trình nêu trong tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng của AMO. Trong tất các trường hợp, AMO phải cung cấp cho chủ sở hữu/Người khai thác danh mục các hỏng hóc chưa được khắc phục có thể còn tồn tại.

    1. Trước chuyến bay, khi thực hiện xong việc khắc phục hỏng hóc bất kỳ, trong quá trình tàu bay được khai thác giữa hai lần bảo dưỡng định kỳ;

    2. Khi thực hiện xong việc bảo dưỡng thiết bị tàu bay tháo khỏi tàu bay.

  1. Giấy chứng nhận phê chuẩn cho phép khai thác phải có cam kết “Xác nhận công việc nêu trên, ngoại trừ nêu khác, đã được thực hiện phù hợp với các hướng dẫn thực hiện quy chế hiện hành và theo kết qủa của công việc đó, tàu bay/thiết bị tàu bay được kết luận là đủ điều kiện để đưa vào khai thác”.

  2. Giấy chứng nhận phê chuẩn cho phép khai thác phải tham chiếu các dữ liệu quy định trong các chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc Người khai thác, hoặc chương trình bảo dưỡng tàu bay, mà bản thân nó có thể tham chiếu chéo tới các chỉ dẫn của nhà sản xuất trong hướng dẫn bảo dưỡng, thông báo kỹ thuât, v.v…

  3. Nếu các chỉ dẫn bao gồm yêu cầu đảm bảo rằng kích thước hoặc số liệu thử phải nằm trong dung sai cụ thể, thì kích thước hoặc số liệu thử phải được ghi lại, ngoại trừ trường hợp chỉ dẫn cho phép sử dụng các calip GO/NO (LỌT/KHÔNG LỌT) để đo. Lời khẳng định trong cột kết quả đo kích thước hoặc số liệu thử “bình thường” hoặc “trong giới hạn dung sai” thường là không đủ.

  4. Ngày tháng năm công việc bảo dưỡng được thực hiện phải ghi rõ, khi công việc đó có liên quan đến các quy định giới hạn thọ mệnh hoặc đại tu như thời gian theo lịch/giờ bay/số chuyến bay/lần hạ cánh v.v…, một cách thích hợp.

  5. Khi công việc bảo dưỡng lớn được thực hiện, có thể lập tóm lược công việc bảo dưỡng cùng với tham chiếu chéo tới gói công việc chứa đầy đủ các chi tiết về công việc bảo dưỡng được thực hiện, cho Giấy chứng nhận phê chuẩn cho phép khai thác. Thông tin kích thước phải được lưu trong hồ sơ gói công việc.

  6. Người cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn cho phép khai thác phải sử dụng chữ ký, hoặc dấu xác nhận, ngoại trừ trường hợp sử dụng hệ thống máy tính để cấp Giấy chứng nhận cho phép khai thác. Trong trường hợp này, Cục HKVN phải được đảm bảo là chỉ những cá nhân cụ thể mới có thể cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn cho phép khai thác.

Ghi chú: Một phương pháp tuân thủ là sử dụng thẻ từ hoặc thẻ quang cá nhân cùng với số nhận dạng cá nhân (PIN) làm mật khẩu máy tính và chỉ có cá nhân biết.
22. Cấp Giấy chứng nhận Tổ chức đào tạo,

huấn luyện nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (Mức 3)


  1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận Tổ chức huấn luyện nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (Mức 3) (Aircraft Mainternance Technician-AMT) và các năng định khai thác nộp đơn đề nghị kèm theo hồ sơ đến Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến tiến hành khóa huấn luyện.

b) Giải quyết TTHC:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, Cục HKVN sẽ thẩm định tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định cho người đề nghị. Trong trường hợp hồ sơ đề nghị không hợp lệ hoặc chưa đầy đủ, người làm đơn phải bổ sung và thời gian phê chuẩn tổ chức huấn luyện sẽ chỉ được tính kể từ khi hồ sơ đã được bổ sung theo yêu cầu.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo về tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, Cục HKVN sẽ lập kế hoạch thực hiện các công việc kiểm tra tài liệu, kiểm tra thực tế và thông báo cho người làm đơn để thống nhất kế hoạch phê chuẩn.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi thống nhất kế hoạch thực hiện công việc kiểm tra tài liệu, kiểm tra thực tế, Cục HKVN sẽ hoàn tất các công việc kiểm tra đã thống nhất và cấp Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện nếu kết quả kiểm tra cho thấy người làm đơn hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu đối với các quy định của Phần 9 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT. Trong trường hợp còn chưa đáp ứng các yêu cầu cụ thể, Cục HKVN sẽ thông báo kết quả cho người làm đơn và thống nhất thời hạn cho việc khắc phục các yêu cầu chưa được đáp ứng. Thời gian cần thiết cho việc khắc phục các yêu cầu chưa được đáp ứng sẽ được tính bổ sung vào thời gian phê chuẩn tổ chức huấn luyện.



  1. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục HKVN; hoặc

- Nộp qua hệ thống bưu chính.



3. Thành phần. số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không theo mẫu;

- Các tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

- Bản sao các tài liệu huấn luyện và tài liệu hoạt động bao gồm nội dung: đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, cán bộ phụ trách về huấn luyện phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Phần 9 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT; chương trình huấn luyện; Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy lý thuyết và thực hành.

b) Số lượng hồ  sơ:  01 bộ.



4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng không Việt Nam;

  2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: không có;

  3. Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay-Cục Hàng không Việt Nam;

  4. Cơ quan phối hợp: không có.

7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận;

- Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (Mức 3) với thời hạn không quá 36 tháng.

8. Phí, lệ phí:

- Lệ phí: 20.000.000đ;

- Phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp/cấp lại/sửa đổi/gia hạn Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức huấn luyện hàng không.



10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức huấn luyện hàng không nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay khi tiến hành tất cả hoặc từng khoá huấn luyện có sử dụng tàu bay phải:

a) Duy trì Văn phòng làm việc tại Trụ sở chính. Trụ sở chính không được dùng chung hoặc do tổ chức huấn luyện khác sử dụng.

b) Có Chương trình huấn luyện được Cục HKVN phê chuẩn. Chương trình huấn luyện phải nêu rõ các nội dung:

- Khoá học nào là cơ bản và khoá học nào dành cho chuyên môn;

- Giáo trình nào thoả mãn các qui định của Phần 7 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT; và

+ Giáo trình nào không thoả mãn các qui định của Phần 7 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT.

c) Có Danh mục các môn học của chương trình huấn luyện được Cục HKVN để phê chuẩn bao gồm:

- Đề cương cho mỗi giáo trình giảng dạy đề nghị phê chuẩn;

- Các quy định tối thiểu về thiết bị huấn luyện bay và tàu bay đối với mỗi giáo trình đề nghị phê chuẩn;

- Trình độ tối thiểu của giáo viên hướng dẫn và giáo viên kiểm tra giảng dạy giáo trình đề nghị phê chuẩn;

- Giáo trình huấn luyện ban đầu và huấn luyện định kỳ của giáo viên hướng dẫn và giáo viên kiểm tra giảng dạy giáo trình đề nghị phê chuẩn; và

- Đối với mỗi chương trình huấn luyện cấp giấy phép hoặc năng định ít hơn số giờ tối thiểu được qui định ở Phần 7 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT thì:

+ Phải thể hiện khả năng thực hiện huấn luyện với số thời gian cắt giảm; và

+ Có phương pháp giám sát, theo dõi năng lực của học viên.

d) Các khóa huấn luyện được Cục HKVN phê chuẩn.

đ) Có cán bộ quản lý được Cục HKVN chấp thuận, người này có trình độ chứng minh được khả năng trong lĩnh vực hàng không dân dụng, sẵn sàng cho các vị trí sau hoặc tương đương:

- Quản lý huấn luyện;

- Giáo viên hướng dẫn chính (đối với chuyên môn huấn luyện);

- Đảm bảo chất lượng.



Ghi chú: “Khả năng trong lĩnh vực hàng không dân dụng” có nghĩa là cá nhân phải có trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý được Cục HKVN chấp thuận đối với vị trí làm việc”.

e) Có Tài liệu quy trình thực hiện và huấn luyện.

g) Có Hệ thống đảm bảo chất lượng được Cục HKVN chấp thuận. Tổ chức huấn luyện có thể hợp đồng dịch vụ tổ chức kiểm tra chất lượng được Cục HKVN chấp thuận.

h) Có giáo viên hướng dẫn và giáo viên kiểm tra. Người được tổ chức huấn luyện hàng không sử dụng làm giáo viên hướng dẫn và giáo viên kiểm tra phải:

- Từ 18 tuổi trở lên;

- Có khả năng thông thạo ngôn ngữ tiếng Anh tương đương mức 4 để hướng dẫn.

Đối với mỗi giáo trình đề nghị phê chuẩn, người có Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không phải có đầy đủ đội ngũ giáo viên hướng dẫn có năng lực theo qui định để thực hiện các nhiệm vụ mà họ được ủy quyền.

Mỗi tổ chức huấn luyện hàng không phải có đầy đủ đội ngũ giáo viên kiểm tra để thực hiện kiểm tra theo qui định và kiểm tra tốt nghiệp trong vòng 7 ngày sau khi hoàn thành huấn luyện cấp giấy phép hoặc năng định; hoặc cả hai loại.

Những người nói trên có thể đảm đương ở cả 2 vị trí tại tổ chức huấn luyện hàng không miễn là họ có đủ khả năng cho mỗi vị trí theo qui định.

Trừ trường hợp tổ chức huấn luyện hàng không là bộ phận của tổ chức có Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay và thực hiện huấn luyện nội bộ, tổ chức huấn luyện hàng không không sử dụng giáo viên kiêm nhiệm với tỷ lệ quá 50%.

Giáo viên do các tổ chức huấn luyện hàng không sử dụng cho mục đích huấn luyện phải có hồ sơ đầy đủ nêu trong Tài liệu họat động và tài liệu huấn luyện được Cục HKVN phê chuẩn.

i) Cơ sở vật chất của tổ chức huấn luyện hàng không và môi trường làm việc phải phù hợp với nhiệm vụ thực hiện và được Cục HKVN chấp thuận.

Tổ chức huấn luyện hàng không phải cung cấp cơ sở vật chất và các trang thiết bị, tài liệu theo các tiêu chuẩn của qui định hiện hành về cấp Giấy chứng nhận và năng định.

Tổ chức huấn luyện hàng không phải có thông tin, thiết bị, thiết bị huấn luyện và tài liệu cần thiết để tiến hành các khoá huấn luyện mà tổ chức được phê chuẩn.

Tổ chức huấn luyện hàng không không được thay đổi lớn về cơ sở vật chất, thiết bị hoặc tài liệu đã được phê chuẩn cho chương trình huấn luyện cụ thể trừ khi thay đổi đó được Cục HKVN phê chuẩn trước.

k) Tổ chức huấn luyện hàng không phải đảm bảo lớp học và các phòng thảo luận:

- Sử dụng cho các mục đích giảng dạy đủ hệ thống chiếu sáng, thông thoáng phù hợp với khí hậu địa phương, vệ sinh và đảm bảo cho sức khoẻ; và

- Không làm cho học viên mất tập trung bởi khai thác bay và khai thác bảo dưỡng ở sân bay.

Tổ chức huấn luyện hàng không thực hiện huấn luyện bay cho người lái phải thể hiện luôn sử dụng địa điểm giảng bình đặt tại mỗi sân bay nơi bắt đầu thực hiện các chuyến bay huấn luyện đó là:

- Thích hợp với các học viên đợi đến lượt tham gia huấn luyện bay;

- Chuẩn bị và bố trí thiết bị giảng bình cho người lái; và

Đối với tổ chức huấn luyện hàng không thực hiện các khoá huấn luyện năng định thiết bị hoặc người lái bay khai thác thương mại, thì phải trang bị từ phương tiện liên lạc phù hợp cho đến thông tin về thời tiết và kế hoạch bay.

m) Giáo cụ đối với nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay

- Tổ chức huấn luyện hàng không mức 3 được phê chuẩn cho việc huấn luyện nhân viên bảo dưỡng tàu bay phải có và duy trì thiết bị hướng dẫn sau đây phù hợp với năng định được cấp:



    1. Các dạng cấu trúc về thân, hệ thống về các thiết bị, động cơ và các bộ phận (cả cánh quạt), số lượng và loại phù hợp để hoàn thiện các bài tập thực hành qui định trong chương trình huấn luyện được phê chuẩn.

    2. Có khả năng tiếp cận hoặc sử dụng cho mục đích thực hành, ít nhất một tàu bay thuộc loại tàu bay được Cục HKVN phê chuẩn;

    3. Thiết bị qui định trong điều này, nếu là thiết bị hỏng hóc trước đó, thì phải được sửa chữa để có thể sử dụng được nhưng không nhất thiết phải đáp ứng tình trạng đủ điều kiện bay đối với thiết bị.

- Người xin cấp Giấy chứng nhận hoặc người được cấp Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không với năng định hướng dẫn AMT phải có các bộ phận như thân, động cơ, cánh quạt và các thiết bị khác để dùng cho mục đích huấn luyện và từ đó các học viên sẽ tích luỹ được kinh nghiệm làm việc qua các bài tập thực hành. Tổ chức huấn luyện hàng không phải đảm bảo rằng các bộ phận trên phải được biến đổi để thích ứng với các phương pháp khác nhau về lắp ráp, các bộ phận, thanh tra và khai thác khi lắp ráp tàu bay đưa vào sử dụng.

- Người xin cấp Giấy chứng nhận hoặc người được cấp Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không với năng định AMT phải duy trì số lượng mô hình trực quan đầy đủ đảm bảo không quá 8 học viên thực hành trên một mô hình tại cùng một thời điểm.

- Người xin cấp Giấy chứng nhận hoặc người được cấp Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không với năng định AMT khi sử dụng tàu bay cho mục đích hướng dẫn mà không thu được càng và cánh tà thì phải hỗ trợ huấn luyện hoặc các mẫu càng và cánh tà phải được Cục HKVN chấp thuận.

- Người xin cấp Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không với năng định AMT hoăc người xin cấp năng định AMT bổ sung ít nhất phải có các trang thiết bị, dụng cụ phù hợp với năng định.

- Người xin cấp Giấy chứng nhận hoặc người được cấp Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không với năng định AMT phải duy trì được các vật liệu, dụng cụ đặc biệt và thiết bị dùng để lắp ráp và bảo dưỡng tàu bay phù hợp với chương trình huấn luyện được phê chuẩn của tổ chức huấn luyện hàng không để đảm bảo mỗi học viên đều được huấn luyện đầy đủ.

- Người xin cấp Giấy chứng nhận hoặc người được cấp Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không với năng định AMT phải đảm bảo các dụng cụ đặc biệt và các thiết bị của các phân xưởng luôn trong tình trạng có thể sử dụng tốt để hướng dẫn và thực hành.



Phụ lục về các quy định đặc biệt về trang thiết bị cho các khoá huấn luyện AMT.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006;

- Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 Ban hành Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;

- Thông tư số 169/2010/TT-BTC ngày 01/11/2010 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày tháng năm 20
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI/SỬA ĐỔI/GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN

PHÊ CHUẨN TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN HÀNG KHÔNG
(Dùng bút mực xanh đen hoặc đen để hoàn chỉnh các nội dung theo mẫu)

  1. Chi tiết về đơn vị, tổ chức

Tên đơn vị, tổ chức..................................................................................................................

Địa chỉ………………………………………………………………………………………..

………………………………Mã số bưu điện……………………………………………….

Số điện thoại……………………………Số Fax………………………………………….....

Thư điện tử…………………………………Trang Web…………………………………….

Thực trạng của tổ chức đề nghị cấp/cấp lại hoặc gia hạn (ví dụ: Công ty Tư nhân hay Công ty Trách nhiệm hữu hạn vốn nhà nước)……………………….................................................

Chi tiết về trụ sở đơn vị……………........................................................................................




  1. Tổ chức các khoá huấn luyện

Các khoá huấn luyện cấp phép và năng định:

...................................................................................................................................................


3. Mô hình tổ chức quản lý của tổ chức huấn luyện hàng không

Chức danh

Tên

Số giấy phép

(nếu áp dụng)



Giám đốc huấn luyện (HT)







Giáo viên hướng dẫn bay chính (CFI)







Giáo viên mặt đất chính (CGI)







Giám đốc chất lượng







Các chức danh khác (nếu áp dụng):

4. Dành cho Cục Hàng không Việt Nam

Ngày:

Hóa đơn số:


Ngày cấp:

Chuyên viên cấp phép

Hồ sơ gồm


Điều kiện hạn chế

Ký duyệt

5. Trang thiết bị phục vụ công tác huấn luyện

Kích thước và chú thích của người lập kế hoạch có thể trình thay cho việc giải trình theo yêu cầu sau:

Kiểu loại


Phòng học lý thuyết/Phòng máy
Phòng họp trước và sau chuyến bay
Phòng của Giám đốc huấn luyện
Phòng của Giáo viên hướng dẫn bay chính
Phòng thực hành thiết bị huấn luyện bay mô phỏng
Phòng Nhân viên
Phòng huấn luyện FTD/FMGS
Phòng nghỉ cho học viên
Phòng vệ sinh
Phòng nhân viên hành chính
Các tiện nghi khác

Vị trí, kích thước, số lượng các phòng học




6. Hồ sơ, tài liệu đệ trình bao gồm:

Đánh dấu vào ô thích hợp Đính kèm Bản sao

Tài liệu hoạt động ...........................

Tài liệu huấn luyện ...........................

Mẫu hồ sơ huấn luyện N/A

Thông tin về hệ thống chất lượng ...........................

Bằng chứng về nguồn tài chính N/A

Sơ yếu lí lịch của lãnh đạo N/A








7. Cam kết

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin nêu trên là đúng sự thật.

Tôi xin xác nhận những người có tên nêu trên tuân thủ theo qui định tại Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

Chữ ký................................................Ngày tháng năm

Họ tên.................................................Chức vụ:


8. HƯỚNG DẪN NỘP ĐƠN Nộp mẫu đơn đã hoàn thiện về:

Cục Hàng không Việt Nam- 119 Phố Nguyễn Sơn- Quận Long Biên- TP Hà Nội




Каталог: Images -> FileVanBan
FileVanBan -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
FileVanBan -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 17/2001/tt-btc ngàY 21 tháng 03 NĂM 2001 HƯỚng dẫn chế ĐỘ quản lý VÀ SỬ DỤng lệ phí thẩM ĐỊnh kếT quả ĐẤu thầU
FileVanBan -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi bộ TÀi chíNH
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
FileVanBan -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải số: 320 /tb-bgtvt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương