Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-cp ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải


PHỤ LỤC: CÁC NGUỒN BÁO CÁO THỜI TIẾT



tải về 2.91 Mb.
trang13/38
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.91 Mb.
#23045
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   38

PHỤ LỤC: CÁC NGUỒN BÁO CÁO THỜI TIẾT


  1. Cục HKVN sẽ xem xét và phê chuẩn các nguồn báo cáo thời tiết sau đây đáp ứng nhu cầu lập kế hoạch bay hoặc kiểm soát hoạt động bay:

    1. Trung tâm dự báo khí tượng quốc gia;

    2. Các trạm tự động quan sát trên bề mặt do Việt Nam vận hành;

Ghi chú: một số hệ thống tự động không thể báo cáo tất cả các nội dung yêu cầu đối với một bản báo cáo thời tiết hàng không trên bề mặt hoàn chỉnh.

    1. Các trạm báo cáo thời tiết hàng không bổ sung do Việt Nam vận hành;

    2. Kết quả quan trắc của đài kiểm soát hoạt động trên sân bay;

    3. Các đài thiên văn mà Việt Nam ký hợp đồng;

    4. Bất kỳ cơ quan khí tượng nào của nước ngoài tuân thủ các tiêu chuẩn và thực hành trong các công ước của ICAO;

Ghi chú: Các cơ quan khí tượng nói trên thường được nêu tại các bảng MET trong Kế hoạch dẫn đường hàng không khu vực của ICAO.

    1. Bất cứ nguồn báo cáo thời tiết nào của quân sự được Cục HKVN chấp thuận;

Ghi chú: Việc sử dụng các nguồn báo cáo của quân sự chỉ giới hạn ở các hoạt động khai thác bay sử dụng sân bay quân sự làm sân bay đi, sân bay đến, sân bay dự bị hoặc sân bay chuyển hướng.

    1. Các báo cáo gần với thực tại như báo cáo của người lái, báo cáo ra đa, các đồ thị ra đa tóm tắt, các báo cáo bằng hình ảnh từ vệ tinh do các nguồn dự báo thời tiết thương mại hoặc các nguồn khác được Cục HKVN chấp thuận;

    2. Người khai thác vận hành và duy trì hệ thống báo cáo thời tiết do Cục HKVN phê chuẩn.

PHỤ LỤC: CHƯƠNG TRÌNH LÀM TAN BĂNG VÀ CHỐNG ĐÓNG BĂNG


  1. Chương trình chống đóng băng và làm tan băng của người có AOC phải bao gồm các nội dung chi tiết sau đây:

    1. Cách xác định trước khả năng sẽ có sương giá, băng hoặc tuyết bám vào tàu bay và các phương thức làm tan băng, chống đóng băng trên mặt đất một cách hiệu quả;

    2. Người chịu trách nhiệm quyết định thực hiện các phương thức chống đóng băng và làm tan băng trên mặt đất;

    3. Các quy trình thực hiện phương thức chống đóng băng và làm tan băng; và

    4. Các nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của một hoặc nhóm nhân viên chịu trách nhiệm đảm bảo tàu bay cất cánh an toàn khi các phương thức làm tan băng và chống đóng băng trên mặt đất phát huy tác dụng.

  2. Chương trình chống đóng băng và làm tan băng của người có AOC phải bao gồm các phương thức để các thành viên tổ lái có thể tăng hoặc giảm thời gian hiệu ứng của các chất làm tan băng hoặc chống đóng băng trong trạng thái thay đổi. Thời gian hiệu ứng phải được chứng minh bằng các số liệu được Cục HKVN chấp thuận. Nếu thời gian hiệu ứng bị vượt quá quy định, tàu bay không được phép cất cánh trừ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

    1. Việc kiểm tra nhiễm bẩn bên ngoài tàu bay được thực hiện trước khi cất cánh (trong vòng 5 phút trước khi bắt đầu cất cánh) để xác định cánh, các mặt điều khiển, và các bề mặt xung yếu khác như quy định trong chương trình của Người khai thác, không có sương giá, băng, hoặc tuyết;

    2. Có quy định phương thức thay thế được Cục HKVN phê chuẩn và phù hợp với chương trình đã được phê chuẩn của Người khai thác nhằm xác định cánh, các mặt điều khiển, và các bề mặt xung yếu khác không có sương giá, băng, hoặc tuyết; hoặc

    3. Cánh, các mặt điều khiển, và các bề mặt xung yếu khác được làm tan băng lại và xác định thời gian hiệu ứng mới.

PHỤ LỤC: NỘI DUNG TÀI LIỆU ĐIỀU HÀNH BẢO DƯỠNG


  1. Tài liệu điều hành bảo dưỡng của người có AOC phải có các nội dung sau đây. Các nội dung này có thể ban hành thành những phần riêng rẽ.

    1. Mô tả các quy trình bảo dưỡng yêu cầu, bao gồm:

      1. Nêu các thỏa thuận hành chính giữa Người khai thác và tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn;

      2. Nêu các quy trình bảo dưỡng và quy trình hoàn tất và ký xác nhận hoàn thành bảo dưỡng khi công việc bảo dưỡng do một hệ thống khác không phải là tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn thực hiện.

      3. Quy trình và tài liệu cho việc thực hiện và ký xác nhận hoàn thành công việc định kỳ của tàu bay (CRS-SMI), Giấy chứng nhận rà soát bảo dưỡng (CMR) và chứng chỉ cho phép tàu bay vào khai thác (CRS).

    2. Họ tên và nhiệm vụ của những người có trách nhiệm đảm bảo công việc bảo dưỡng được thực hiện phù hợp với tài liệu kiểm soát bảo dưỡng;

    3. Dẫn chiếu đến các chương trình bảo dưỡng yêu cầu;

    4. Nêu các phương pháp ghi và lưu giữ các hồ sơ bảo dưỡng của Người khai thác theo yêu cầu;

    5. Mô tả việc thiết lập, duy trì hệ thống phân tích và theo dõi hoặc hoạt động và hiệu quả của chương trình bảo dưỡng nhằm chỉnh sửa các thiếu sót trong chương trình;

    6. Mô tả các phương thức nhận và đánh giá các thông tin tiêu chuẩn đủ điều kiện bay và thực hiện các hành động tiếp theo sau đánh giá đối với tất cả các tàu bay có trọng lượng cất cánh tối đa được cấp Giấy chứng nhận lớn hơn 5.700kg từ tổ chức thiết kế, và phải thực hiện các hành động mà quốc gia đăng ký thấy cần thiết;

    7. Mô tả phương thức đánh giá thông tin duy trì tiêu chuẩn đủ điều kiện bay và thực hiện các hành động tiếp theo sau đánh giá;

    8. Mô tả phương thức thực hiện các hành động tiếp theo sau khi nhận được thông tin về duy trì tiêu chuẩn đủ điều kiện bay bắt buộc;

    9. Mô tả các phương thức theo dõi, đánh giá, báo cáo công việc và kinh nghiệm bảo dưỡng đối với tất cả các tàu bay có trọng lượng cất cánh tối đa được cấp Giấy chứng nhận lớn hơn 5.700kg;

    10. Mô tả loại và mẫu mã tàu bay nói trong tài liệu hướng dẫn;

    11. Mô tả các phương thức đảm bảo các thiết bị không hoạt động ảnh hưởng đến tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay theo quy định tại danh mục thiết bị tối thiểu (MEL) được ghi lại và khắc phục. Mô tả phương thức xác định sự độc lập (không có các tác động tương tác) với nhau của các hỏng hóc được trì hoãn theo danh mục thiết bị tối thiểu và số lượng các hỏng hóc tối đa được phép áp dụng trên từng tàu bay;

    12. Mô tả các phương thức thông báo cho quốc gia đăng ký về các vụ việc lớn xẩy ra trong khi khai thác;

    13. Mô tả các phương thức đảm bảo mỗi tàu bay đang khai thác trong trạng thái đủ điều kiện bay;

    14. Mô tả các phương thức đảm bảo các thiết bị khẩn nguy trang bị cho mỗi chuyến bay hoạt động bình thường;

    15. Mô tả các phương thức đưa một tàu bay mới vào đội tàu bay;

    16. Mô tả các phương thức đánh giá năng lực của nhà thầu cung cập dịch vụ bảo dưỡng nội trường và ngoại trường của tàu bay, kể cả khả năng làm tan băng;

    17. Mô tả các phương thức kiểm soát và phê chuẩn sửa chữa và cải tiến lớn;

    18. Tài liệu hướng dẫn của người có AOC phải có các chương trình cần tuân thủ trong khi thực hiện bảo dưỡng, bảo dưỡng dự phòng, và cải tiến tàu bay của Người khai thác, bao gồm bảo dưỡng khung sườn, động cơ tàu bay, cánh quạt, cánh quay, thiết bị, thiết bị khẩn nguy và các bộ phận, và phải có tối thiểu các nội dung sau:

      1. Phương pháp thực hiện công việc bảo dưỡng thường lệ và không thường lệ (khác với kiểm tra theo yêu cầu, bảo dưỡng dự phòng, và cải tiến);

      2. Quy định các thiết bị bảo dưỡng và cải tiến phải kiểm tra (kiểm tra theo yêu cầu), bao gồm tối thiểu các thiết bị có thể dẫn đến hỏng hóc đe doạ an toàn trong khai thác do không thực hiện đúng các quy trình bảo dưỡng hoặc sử dụng các bộ phận và vật liệu không phù hợp;

      3. Phương pháp thực hiện công việc kiểm tra theo yêu cầu và việc chỉ định chức danh hoặc người được phép thực hiện công việc kiểm tra này;

      4. Các quy trình kiểm tra lại công việc đã thực hiện để khắc phục các khiếm khuyết phát hiện ra trong lần kiểm tra trước;

      5. Các phương thức, tiêu chuẩn và giới hạn cần thiết đối với việc kiểm tra theo yêu cầu, việc chấp nhận hoặc không chấp nhận các thiết bị yêu cầu phải kiểm tra, đối với kiểm tra định kỳ và hiệu chuẩn các dụng cụ chính xác, phải có dụng cụ đo và thiết bị kiểm tra;

      6. Các hướng dẫn nhằm ngăn ngừa người đã thực hiện một công việc nào đó lại tiến hành kiểm tra theo yêu cầu chính công việc mà mình đã thực hiện;

      7. Các hướng dẫn và quy trình nhằm ngăn ngừa người không phải là nhân viên giám sát của cơ quan kiểm tra, hoặc người không có trách nhiệm tổng thể trong việc quản lý chức năng kiểm tra theo yêu cầu và chức năng bảo dưỡng, bảo dưỡng dự phòng, và cải tiến khác, hủy bỏ bất kỳ quyết định nào của kiểm tra viên về việc kiểm tra theo yêu cầu;

      8. Các phương thức nhằm đảm bảo việc kiểm tra theo yêu cầu, công việc bảo dưỡng, bảo dưỡng dự phòng, và cải tiến khác chưa được hoàn tất do thay ca hoặc do bị gián đoạn được hoàn thành trước khi đưa tàu bay vào khai thác;

      9. Mô tả quy trình chuẩn bị cho tàu bay và khai thác và các điều kiện quy định đối với việc ký cho phép vào khai thác;

      10. Danh sách những người được ủy quyền ký cho phép vào khai thác và phạm vi được ủy quyền.

Ghi chú: Có thể soạn thảo Tài liệu hướng dẫn theo thứ tự bất kỳ của chủ đề và có thể kết hợp các chủ đề với nhau, miễn sao tất cả các chủ đề áp dụng được nêu đầy đủ trong tài liệu.

Каталог: Images -> FileVanBan
FileVanBan -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
FileVanBan -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 17/2001/tt-btc ngàY 21 tháng 03 NĂM 2001 HƯỚng dẫn chế ĐỘ quản lý VÀ SỬ DỤng lệ phí thẩM ĐỊnh kếT quả ĐẤu thầU
FileVanBan -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi bộ TÀi chíNH
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
FileVanBan -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải số: 320 /tb-bgtvt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương