Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-cp ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn



tải về 319.47 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích319.47 Kb.
#20568
1   2   3   4

6. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

6.1. Chỉ tiêu theo dõi

6.1.1. Năng suất thực thu.

6.1.2. Chất lượng sản phẩm: nhận xét, đánh giá cảm quan về chất lượng sản phẩm; đối với loại phân bón có tác dụng chính là làm tăng chất lượng sản phẩm thì phân tích một số chỉ tiêu chất lượng chủ yếu để so sánh.

6.1.3. Đánh giá về tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng khảo nghiệm; mức độ nhiễm sâu bệnh, khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi của cây trồng.

6.1.4. Tính toán bội thu năng suất, hiệu suất sử dụng phân bón (áp dụng cho khảo nghiệm diện hẹp); bội thu năng suất, hiệu quả kinh tế (áp dụng cho khảo nghiệm diện rộng).

6.1.5. Đánh giá khả năng tăng độ ẩm đất đối với phân bón bổ sung chất giữ ẩm; lượng phân bón sử dụng tiết kiệm đối với phân bón có bổ sung chất tăng hiệu suất sử dụng; khả năng tăng miễn dịch của cây trồng đối với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc với sâu bệnh hại đối với phân bón bổ sung chất tăng miễn dịch cây trồng.

6.2. Phương pháp theo dõi:

6.2.1. Năng suất: Đối với khảo nghiệm diện hẹp thu hoạch toàn ô; đối với khảo nghiệm diện rộng thu hoạch theo phương pháp thống kê đường chéo năm điểm trên ô ứng với mỗi công thức khảo nghiệm; diện tích mỗi điểm là 10 m2/điểm đối với cây ngắn ngày, 10 cây/điểm đối với cây lâu năm có mật độ trồng dưới 1.000 cây/ha, 20 cây/điểm đối với cây lâu năm có mật độ trồng trên 1.000 cây/ha.

6.2.2. Chỉ tiêu về chất lượng và các chỉ tiêu đặc thù tại mục 6.1.5 thực hiện theo phương pháp quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với từng cây trồng hoặc tiêu chuẩn cơ sở, nếu chưa quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

6.2.3. Tính toán hiệu lực của phân bón:

- Bội thu năng suất (tạ/ha) = Năng suất công thức phân bón khảo nghiệm - Năng suất công thức đối chứng;

- Hiệu suất sử dụng phân bón = Bội thu năng suất/số kg (lít) phân bón khảo nghiệm đã sử dụng;

- Hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận (1.000 đồng) = (Năng suất x giá nông sản) - Tổng chi phí.



7. Căn cứ đánh giá phân bón khảo nghiệm

Loại phân bón khảo nghiệm được chấp nhận đưa vào sản xuất hoặc nhập khẩu khi có hiệu lực làm tăng năng suất hoặc tăng hiệu quả kinh tế ít nhất 10% so với đối chứng; đối với phân bón có bổ sung chất tăng hiệu suất sử dụng phải có tác dụng tiết kiệm lượng phân bón sử dụng ít nhất là 20%; đối với phân bón có bổ sung chất tăng miễn dịch cây trồng hoặc chất giữ ẩm hoặc chất điều hòa sinh trưởng phải có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng suất hoặc hiệu quả kinh tế so với đối chứng.



III. ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

Nội dung chủ yếu của đề cương khảo nghiệm:

1. Tên, địa chỉ của cơ sở có phân bón và cơ sở khảo nghiệm;

2. Chủng loại, tên phân bón, các chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế, đặc tính chủ yếu của phân bón khảo nghiệm;

3. Nguồn gốc xuất xứ phân bón: kết quả nghiên cứu, nhập khẩu, chuyển nhượng, chuyển giao...;

4. Cây trồng khảo nghiệm;

5. Loại đất khảo nghiệm (theo bảng phân loại đất Việt Nam);

6. Công thức khảo nghiệm và công thức đối chứng;

7. Địa điểm, thời gian khảo nghiệm diện hẹp, diện rộng;

8. Chỉ tiêu, phương pháp theo dõi số liệu, phương pháp xử lý số liệu;

9. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng;

10. Đối với các loại phân bón là chất cải tạo đất, phân bón có chứa chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng phân bón, chất tăng khả năng miễn dịch cây trồng hoặc các trường hợp khác trong đề cương khảo nghiệm phải nêu rõ phương pháp bố trí thí nghiệm, phân bón đối chứng, chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đặc thù và các nội dung khác có liên quan.



IV. BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM

1. Trình bày trang bìa:

1.1. Tên cơ sở có phân bón khảo nghiệm;

1.2. Tên cơ sở khảo nghiệm;

1.3. Tên báo cáo kết quả khảo nghiệm (ghi rõ chủng loại, tên của các loại phân bón khảo nghiệm);

1.4. Địa điểm, thời gian báo cáo kết quả.

2. Phần nội dung, phương pháp khảo nghiệm

2.1. Mục đích, yêu cầu của khảo nghiệm.

2.2. Điều kiện và phương pháp khảo nghiệm:

2.2.1. Tên loại đất;

2.2.2. Nhận xét về tính chất đất khảo nghiệm;

2.2.3. Địa điểm, thời gian khảo nghiệm;

2.2.4. Chế độ canh tác: cây trồng vụ trước, phân bón sử dụng ở vụ trước;

2.2.5. Nhận xét về tình hình thời tiết, khí hậu;

2.2.6. Phương pháp bố trí khảo nghiệm (công thức khảo nghiệm, công thức đối chứng, diện tích ô, số lần nhắc lại...);

2.2.7. Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng;

2.2.8. Chỉ tiêu, phương pháp theo dõi số liệu;

2.2.9. Phương pháp xử lý số liệu.



3. Kết quả khảo nghiệm

3.1. Kết quả khảo nghiệm diện hẹp:

3.1.1. Năng suất thực thu;

3.1.2. Bội thu năng suất so với đối chứng;

3.1.3. Nhận xét về chất lượng nông sản, chỉ tiêu chất lượng được phân tích (nếu có);

3.1.4. Nhận xét về tình hình sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi của cây trồng khảo nghiệm;

3.1.5. Hiệu suất sử dụng phân bón;

3.1.6. Đánh giá khả năng tăng độ ẩm đất đối với phân bón bổ sung chất giữ ẩm; lượng phân bón sử dụng tiết kiệm đối với phân bón có bổ sung chất tăng hiệu suất sử dụng; đánh giá khả năng tăng miễn dịch của cây trồng đối với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc với sâu bệnh hại đối với phân bón bổ sung chất tăng miễn dịch cây trồng;

3.2. Kết quả khảo nghiệm diện rộng:

3.2.1. Năng suất thực thu;

3.2.2. Bội thu năng suất so với đối chứng;

3.2.3. Nhận xét về chất lượng nông sản, chỉ tiêu chất lượng được phân tích (nếu có);

3.2.4. Nhận xét về tình hình sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi của cây trồng khảo nghiệm;

3.2.5. Hiệu quả kinh tế của sử dụng phân bón khảo nghiệm;

3.2.6. Đánh giá khả năng tăng độ ẩm đất đối với phân bón bổ sung chất giữ ẩm; lượng phân bón sử dụng tiết kiệm đối với phân bón có bổ sung chất tăng hiệu suất sử dụng; đánh giá khả năng tăng miễn dịch của cây trồng đối với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc với sâu bệnh hại đối với phân bón bổ sung chất tăng miễn dịch cây trồng.



4. Kết luận, kiến nghị, hướng dẫn sử dụng phân bón

4.1. Kết luận, kiến nghị rút ra từ khảo nghiệm phân bón.

4.2. Hướng dẫn sử dụng phân bón.

5. Phần xác nhận

Tổ chức, cá nhân tự khảo nghiệm hoặc đơn vị khảo nghiệm, ký tên, đóng dấu.



6. Phụ lục kèm theo báo cáo

6.1. Bản sao Phiếu kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế của phân bón do phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc chỉ định cấp;

6.2. Bản sao Biên bản kiểm tra, đánh giá khảo nghiệm phân bón của Sở Nông nghiệp và PTNT nơi tiến hành khảo nghiệm hoặc của Cục Trồng trọt (nếu có);

6.3. Bản sao hợp đồng khảo nghiệm phân bón với tổ chức, cá nhân tại nơi làm khảo nghiệm phân bón.



V. Hồ sơ khảo nghiệm phân bón

Thành phần hồ sơ khảo nghiệm phân bón lưu giữ tại cơ sở có phân bón khảo nghiệm gồm:

1. Đề cương khảo nghiệm phân bón theo quy định tại mục III phụ lục này;

2. Báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo quy định tại mục IV phụ lục này;

3. Quyết định của cơ sở có phân bón khảo nghiệm về việc đưa phân bón đã qua khảo nghiệm vào sản xuất hoặc nhập khẩu;

4. Nhật ký khảo nghiệm phân bón ghi chép chi tiết quá trình khảo nghiệm; số liệu gốc của các khảo nghiệm.



 

PHỤ LỤC X



DUNG SAI ĐƯỢC CHẤP NHẬN GIỮA KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SO VỚI CÔNG BỐ ÁP DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

DUNG SAI ĐƯỢC CHẤP NHẬN GIỮA KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SO VỚI CÔNG BỐ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI PHÂN BÓN HỮU CƠ VÀ PHÂN BÓN KHÁC

STT

Chỉ tiêu

Hàm lượng công bố

Kết quả phân tích so với hàm lượng công bố không thấp hơn (%)

1

HC

≥ 15%

≥ 150 g/L

95

2

HC

<15%

< 150 g/L

93

3

Tổng axit humix, fulvic hoặc tổng axit amin hoặc tổng vitamin hoặc tổng các chất có nguồn gốc sinh học khác

≥ 5%

≥ 50 g/L

93

4

Tổng axit humix, fulvic hoặc tổng axit amin hoặc tổng vitamin hoặc tổng các chất có nguồn gốc sinh học khác

< 5-1%

< 50-10 g/L

90

5

Tổng axit humix, fulvic hoặc tổng axit amin hoặc tổng vitamin hoặc tổng các chất có nguồn gốc sinh học khác

< 1%

< 10 g/L

85

6

N, P2O5, K2O

≥ 10%

≥ 100 g/L

97

7

Ca, Mg, S, SiO2

≥ 10%

≥ 100 g/L

96

8

N, P2O5, K2O

≥ 5 - < 10%

≥ 50 - < 100 g/L

93

9

Ca, Mg, S, SiO2

≥ 5 - <10%

≥ 50 - < 100 g/L

92

10

N, P2O5, K2O

< 5%

< 50 g/L

90

11

Ca, Mg, S, SiO2

≥ 1 - < 5 %

≥ 10 - 50 g/L

89

12

B, Co, Cu, Fe, Mn, Mo, Zn,

≥ 1 - 5%

≥ 10 - 50 g/L

87

13

Ca, Mg, S, SiO2

< 1%

< 10 g/L

87

14

B, Co, Cu, Fe, Mn, Mo, Zn,

< 1%

< 10g/L

85

* CHÚ THÍCH: Các chữ viết tắt: HC: Hữu cơ; N: Ni tơ tổng số; P2O5: Lân hữu hiệu; K2O: Kali hữu hiệu; Ca: Canxi; Mg: Magie; S: Lưu huỳnh; SiO2: Silic; B: Bo, Co: Côban; Cu: Đồng; Fe: Sắt; Mn: Mangan; Mo: Molipđen; Zn: Kẽm.

 
Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 319.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương