Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 và Nghị định số 22/2010/NĐ-cp ngày 09/3/2010 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế



tải về 1.77 Mb.
trang4/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.77 Mb.
#30046
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định của Bộ Y tế.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Gây mê toàn thân.

- Đường rạch da: rạch da sau tai hoặc trước tai.

- Khoét chũm rộng, mở thượng nhĩ bộc lộ đầu xương búa và thân xương đe.

- Xác định ống bán khuyên ngang và đoạn III dây VII.

- Bộc lộ ống bán khuyên trên và sau.

- Mở các ống bán khuyên bằng khoan cắt, xác định thân chung giữa ống bán khuyên trên và sau.

- Khoét hết các ống bán khuyên, mở rộng tiền đình.

- Trong trường hợp chóng mặt, phá hủy toàn bộ cấu trúc giác quan tiền đình, lấy xoan nang và cầu nang bằng que móc.

- Trong trường hợp viêm mê nhĩ mủ, cần mở thêm ốc tai, lấy bỏ xương bàn đạp, khoan phần xương nằm giữa cửa sổ tròn và cửa sổ bầu dục.

- Bít lấp trường phẫu thuật bằng mỡ tự thân.

- Đặt lại da ống tai và màng nhĩ, khâu vết mổ.



VI. THEO DÕI

Chóng mặt và mất thăng bằng: điều trị bằng thuốc an thần và thuốc bình ổn tiền đình.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Tai biến

- Rò dịch não tủy.

- Liệt mặt.

- Không khoét hết mê nhĩ: xử trí bằng phẫu thuật lại.



2. Xử trí

- Rò dịch não tủy: được xử trí bằng cách bít lấp tiền đình bằng mỡ và che phủ bên ngoài bằng cân cơ thái dương.

- Liệt dây VII: theo dõi và xử trí giống như trong liệt mặt do chấn thương phẫu thuật.
PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH LẠI HỐC MỔ TIỆT CĂN XƯƠNG CHŨM

I. ĐẠI CƯƠNG

Hốc mổ tiệt căn xương chũm hoàn chỉnh là một hốc thông thương giữa hốc xương chũm và hàm nhĩ, ống tai ngoài, đảm bảo tốt sự dẫn lưu và thông khí của hốc mổ, để đảm bảo hốc mổ luôn khô sạch, thông thoáng.



II. CHỈ ĐỊNH

Phẫu thuật chỉnh hình lại hốc mổ tiệt căn xương chũm được tiến hành trên những hốc mổ tiệt căn xương chũm chưa hoàn chỉnh có một hoặc tất cả những đặc điểm sau:

- Tường dây VII còn cao: đây sẽ là những rào cản cho sự dẫn lưu từ hốc xương chũm ra ống tai ngoài.

- Hở lỗ vòi nhĩ: đây là nguyên nhân chảy dịch trong những đợt người bệnh có viêm mũi họng.

- Cửa tai hẹp: sẽ làm mất sự cân bằng của tỷ lệ VA/S làm cho hốc mổ bị ứ đọng và ẩm ướt.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Không có chống chỉ định tuyệt đối.

- Cần nhiều cân nhắc trên những người bệnh lớn tuổi, người bệnh có nhiều bệnh nội khoa nặng có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng trong khi gây tê, gây mê phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa cấp I Tai Mũi Họng có kinh nghiệm về phẫu thuật tai.



2. Phương tiện

- Kính hiển vi phẫu thuật tai.

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tai thông thường.

- Bộ dụng cụ vi phẫu tai.

- Ống hút tai các cỡ.

- Bộ khoan vi phẫu:

+ Máy khoan.

+ Mũi khoan: gồm mũi cắt và mũi kim cương.

- Thuốc tê: Medicain 2%.

- Adrenalin 1/10000: 1 ống.

- Vật liệu tiêu hao: merocel tai, bông gạc, củ ấu, băng tai, kim chỉ khâu.

3. Người bệnh

- Người bệnh được gội đầu sạch sẽ.

- Cắt tóc cao về phía sau trên của vành tai cách đường chân tóc 2 cm.

- Nhịn ăn, nhịn uống trước phẫu thuật.

- Được giải thích rõ ràng về bệnh và cách thức phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

- Làm các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, đông máu cơ bản, chức năng gan, thận, điện tâm đồ.

- Đo thính lực đồ.

- Chụp CT xương thái dương.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

Hồ sơ đầy đủ gồm:

- Xét nghiệm cơ bản.

- Thính lực đồ.

- CT Scan xương thái dương.

2. Kiểm tra người bệnh

- Kiểm tra người bệnh đã được cắt tóc đúng quy cách hay chưa.

- Nhịn ăn, nhịn uống trước khi phẫu thuật.

- Tình trạng tâm thần ổn định.



3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Gây tê

Gây tê dưới da quanh tai bằng Medicain 2% (từ 5 - 10 ống).



3.2. Rạch da, tổ chức dưới da

- Rạch da sau tai nếu tiến hành chỉnh hình kiểu Portman, kiểu chữ thập (+).

- Rạch da trước tai nếu tiến hành chỉnh hình cửa tai theo kiểu trâu lá đa.

- Rạch cốt mạc rộng bộc lộ hốc mổ cũ rộng rãi.

- Đặt banh tự hãm bộc lộ toàn bộ hốc mổ.

3.3. Hoàn chỉnh hốc mổ cũ

- Nếu tường dây VII còn cao, dùng khoan kim cương hạ thấp tường dây VII sao cho đáy của hốc mổ phải cao hơn ống tai ngoài.

- Dùng khoan kim cương làm nhẵn toàn bộ đáy của hốc mổ.

3.4. Bít lấp lỗ vòi hoặc tạo hình hòm nhĩ nhỏ

- Nếu lỗ vòi hở, không còn khả năng tái tạo hệ thống truyền âm, hoặc ở những người bệnh cao tuổi, dùng tổ chức cân cơ bít lấp lỗ vòi.

- Nếu người bệnh còn trẻ, thính lực đồ và tổ chức xương con cho phép tái tạo lại hệ thống truyền âm. Dùng cân cơ thái dương hoặc màng sụn tạo hình lại hòm nhĩ nhỏ sau khi đã tái tạo lại hệ thống xương con.

3.5. Chỉnh hình lại cửa tai

- Chỉnh hình 3 vạt theo kiểu Portman.

- Chỉnh hình chữ thập + (của TS. Lương Hồng Châu).

- Chỉnh hình kiểu trâu lá đa (của PGS. Nguyễn Tấn Phong).

- Phải đảm bảo tỷ lệ VA/S hợp lý.

3.6. Đóng da

- Đóng theo các lớp giải phẫu.

- Băng ép.

VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT

- Băng ép liên tục trong 3 ngày.

- Thay băng ngoài 2 ngày /lần.

- Thay bấc trong tai 1 tuần sau phẫu thuật.

- Theo dõi các tai biến có thể xảy ra.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Các tai biến có thể xảy ra

- Liệt mặt.

- Chóng mặt.

- Viêm màng não + Áp xe não.

- Viêm sụn vành tai.

2. Xử trí tai biến

2.1. Liệt mặt ngoại biên

Đây là tai biến thường gặp. Nguyên nhân có thể do dây VII bị chèn ép do nhét bấc chặt; Cũng có thể trong khi phẫu thuật, các dụng cụ gây tổ thương tới dây VII.

- Nếu nghi ngờ nguyên nhân liệt mặt do chèn ép thì nên rút bấc cho người bệnh.

- Nếu nghi ngờ dây VII bị tổn thương trong khi phẫu thuật, cần mở lại hốc mổ kiểm tra dây VII và xử trí tùy theo tổn thương.



2.2. Chóng mặt

Hốc mổ tiệt căn xương chũm thường là hốc mổ sau rất gần với hệ thống ống bán khuyên. Do đó, người bệnh dễ bị chóng mặt do hiện tượng kích thích tiền đình. Vì vậy, trong 24 - 48 giờ đầu sau mổ cần cho người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, dùng thuốc chống nôn, chống chóng mặt, an thần.



2.3. Viêm màng não + Áp xe não

- Trong trường hợp hở màng não, cần phải theo dõi chặt chẽ toàn trạng người bệnh sau khi phẫu thuật, dùng kháng sinh ngấm qua màng não.

- Trong trường hợp áp xe não, phải phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe.

2.4. Viêm sụn vành tai

- Trong thì chỉnh hình cửa tai, phẫu thuật viên phải lấy bớt sụn vành tai, do đó nếu sụn bị hở rất dễ bị viêm sụn vành tai. Để tránh biến chứng này cần khâu phủ kín sụn vành tai.

- Nếu vành tai đã bị viêm tấy, cần phải nạo vét sụn chết. Băng ép.
PHẪU THUẬT ĐẶT ĐIỆN CỰC TAI GIỮA

I. ĐẠI CƯƠNG

Điện cực tai giữa là một dạng máy trợ thính thu nhỏ được cấy vào trong tai giữa giúp cho người bệnh điếc từ trung bình tới điếc nặng có thể nghe được.



II. CHỈ ĐỊNH

- Điếc từ trung bình tới điếc nặng (theo hình thính lực đồ bên dưới)

- Tình trạng điếc phải ổn định không tiến triển.

- Ngưỡng nhận biết lời phải > 50% ở ngưỡng 65 dB.

- Mang máy trợ thính không thuận lợi (viêm ống tai ngoài mạn tính, đã khoét rỗng đá chũm, phi công, người thường xuyên mang tai nghe).



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Các bệnh lý nội khoa nặng chống chỉ định phẫu thuật như suy thận, bệnh lý về máu



VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng đã được đào tạo chuyên về phẫu thuật tai.



2. Phương tiện

- Thiết bị điện cực tai giữa (Vibrant Soundbridge) gồm 3 phần: bộ xử lý âm thanh gắn bên ngoài, bộ phận tiếp âm cấy bên trong ở dưới da sau tai, bộ phận gắn trực tiếp vào ngành xuống xương đe FMT (Floating Mass Transducer).

- Khoan tai.

- Kính hiển vi phẫu thuật.

- Máy NIMS định vị thần kinh VII.

3. Người bệnh

- Được làm các test thính học cơ bản bao gồm: thính lực đồ, nhĩ lượng đồ, ngưỡng nhận biết lời, ABR...

- Người bệnh phải được mang máy trợ thính ít nhất 3 tháng trước đó.

- Tai được chọn phẫu thuật phải nghe bằng hoặc kém hơn tai còn lại và không bị nhiễm trùng.

- Chụp CT scan và MRI.

- Làm đầy đủ xét nghiệm để gây mê toàn thân.

- Bác sĩ gây mê hồi sức khám trước mổ.

- Phẫu thuật viên giải thích về cách thức phẫu thuật, tai biến có thể xảy ra.



4. Hồ sơ bệnh án

Hoàn thiện hồ sơ bệnh án theo như quy định chung.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Gây mê toàn thân

4. Tư thế

Người bệnh nằm giống tư thế phẫu thuật mổ tai xương chũm.



5. Kỹ thuật

5.1. Trường hợp tai chưa phẫu thuật

- Rạch da sau tai, đường rạch da tối thiểu 4cm, mở vào sào bào giống phẫu thuật xương chũm.

- Xác định ngành ngang xương đe.

- Mở vào hòm nhĩ qua ngách mặt.

- Xác định các mốc giải phẫu: ngành xuống xương đe, khớp đe-đạp, xương bàn đạp, gân cơ bàn đạp, cửa sổ tròn.

- Khoan xương chũm phía sau tạo nơi cố định bộ phận tiếp âm bên trong.

- Đặt thiết bị Vibrant Soundbridge, kẹp và cố định FMT vào ngành xuống xương đe (với xi măng sinh học).

- Cố định bộ phận tiếp âm.

- May da 03 lớp.

- Lắp đặt bộ xử lý âm thanh gắn bên ngoài, thực hiện sau 8 tuần.



5.2. Trường hợp tai đã phẫu thuật khoét rỗng đá chũm trước đó

- Rạch da sau tai, đường rạch da tối thiểu 4cm.

- Mở lại hốc mổ cũ, lấy sạch bệnh tích. Xác định cửa sổ tròn (nếu đã mất hết xương con).

- Đặt thiết bị Vibrant Soundbridge áp sát vào phần màng cửa sổ tròn.

- Cố định bộ phận tiếp âm.

- May da 03 lớp.

- Lắp đặt bộ xử lý âm thanh gắn bên ngoài, thực hiện sau 8 tuần.

VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU MỔ

- Người bệnh nằm đầu cao (Fowler) trong phòng yên tĩnh.

- Thay băng, chăm sóc vết mổ mỗi ngày.

- Cắt chỉ vết mổ ngày thứ 7 sau mổ.

- Xuất viện vào ngày thứ 8, ngày thứ 10 sau mổ.

- Lắp đặt bộ xử lý âm thanh gắn bên ngoài, thực hiện sau 8 tuần.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Liệt VII ngoại biên: thường xuất hiện 10 ngày đầu, hồi phục với điều trị corticoid liều cao.

- Nhiễm trùng vết mổ, viêm mê đạo, viêm màng não: kháng sinh, kháng viêm tích cực.

- Rò dịch não tủy: phẫu thuật đóng lỗ rò.


TẠO HÌNH HẸP ỐNG TAI KHÔNG HOÀN TOÀN

I. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật phục hồi lại ống tai ngoài, cả phần mềm và phần xương đến tận màng nhĩ.



II. CHỈ ĐỊNH

- Chít hẹp ống tai bẩm sinh không hoàn toàn.

- Chít hẹp ống tai sau chấn thương.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Chít hẹp ống tai hoàn toàn bẩm sinh cả phần mềm và phần xương hai bên tai.

- Chít hẹp ống tai phần xương kết hợp với thiểu sản xương chũm trên phim chụp cắt lớp vi tính.

- Chít hẹp ống tai hoàn toàn kết hợp với thiểu sản vành tai.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai đã được đào tạo về kỹ thuật này.



2. Phương tiện

Bộ dụng cụ phẫu tích, dụng cụ vi phẫu, kính hiển vi phẫu thuật.



3. Người bệnh

Được chuẩn bị như trong phẫu thuật xương chũm.



4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định chung.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

Gây mê toàn thân.



2. Kỹ thuật

Giống như trong phẫu thuật tạo hình ống tai kiểu trâu lá đa. Bao gồm các bước sau:



Thì 1: Rạch phần mềm

- Rạch da dọc theo thành trước trên ống tai từ trong ra ngoài đi qua rãnh trên bình.

- Bóc tách tổ chức dưới da 2 bên đường rạch từ ngoài vào trong để tạo ra 2 vạt ghép.

- Bộc lộ toàn bộ ống tai xương bị hẹp.



Thì 2: Khoan xương

- Dùng khoan cắt (3 mm) mở rộng ống tai xương về phía sau và đi sâu đến gần màng nhĩ.

- Lấy tổ chức hoại tử, cholesteatoma hình thành bên trong chỗ hẹp.

- Rửa sạch ống tai và ghép da vào hốc mổ, có thể sử dụng thêm các mảnh da ghép tự do lấy ở rãnh sau tai để ghép vào ống tai xương sau khi đã lạng mỏng.



Thì 3: Mở rộng ống tai

- Mở rộng ống tai về phía trước bằng cách: lấy bớt tổ chức sụn ở mép trước của đường rạch, khâu 2 mép trước của đường rạch trước để biến đường rạch thành hình chữ T bằng chỉ 4.0.

- Mở rộng ống tai về phía sau:

+ Lấy bớt tổ chức sụn ở mép sau của đường rạch da ống tai.

+ Dùng chỉ 2.0 luồn từ rãnh sau tai ra trước xuyên qua mép sau của đường rạch ra ở 2 điểm đối diện nhau (chỗ gấp khúc của đường rạch). Sợi chỉ lại luồn ngược về phía sau đến sát mũi chỉ ở rãnh sau tai.

+ Buộc thắt nút chỉ sao cho mép ra của đường rạch sau được kéo về phía sau để mở rộng cửa tai và che kín phần sụn ở bên dưới (kỹ thuật trâu lá đa).



Thì 4: Chèn bấc hốc mổ

- Lấy các mảnh gelaspon có tẩm huyết thanh đặt cố định các mảnh da ghép trong ống tai.

- Chèn gelaspon khô phía ngoài.

- Đặt cuộn bấc tròn có tẩm Betadin cố định kích thước ống tai.



VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT

- Kháng sinh toàn thân chống nhiễm khuẩn.

- Giảm đau, chống phù nề.

- Nhỏ Betadin hàng ngày vào bấc cửa tai để chống nhiễm trùng.

- Ngày thứ 7 tháo bấc cửa tai và cắt chỉ, thay cuộn bấc bằng mecrocel hàng tuần cho đến khi da ghép đã liền và phủ kín ống tai.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu: thường do tổn thương nhánh của động mạch thái dương do viêm nhiễm thứ phát ở vùng cửa tai. Cần mở lại hốc mổ và buộc thắt mạch máu.

- Viêm sụn vành tai: thường do để lộ sụn trong lúc phẫu thuật chỉnh hình của tai. Mức độ nhẹ, tiêm vitamin C dưới da vành tai và rửa vết mổ bằng Betadin hàng ngày, phối hợp kháng sinh kỵ khí trong điều trị kháng sinh toàn thân. Nếu viêm sụn vẫn không rút lui, cần rạch da phía sau vành tai, nạo vét sụn viêm hoại tử, đặt dẫn lưu, băng ép.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VÀNH TAI BẰNG SỤN SƯỜN

I. ĐẠI CƯƠNG

- Tạo hình vành tai bằng sụn sườn là một quy trình gồm nhiều phẫu thuật lồng ghép với nhau; được tiến hành tuần tự theo nhiều thì - mỗi thì cách nhau một khoảng thời gian 3-6 tháng.

- Kỹ thuật mổ Brent - kỹ thuật được coi là cơ bản và thông dụng nhất trong các kỹ thuật mổ tạo hình vành tai bằng sụn sườn. Kỹ thuật Brent gồm có 4 thì mổ:

Thì 1: Phẫu thuật lấy mảnh sụn sườn làm vật liệu ghép, tạo hình khung sụn vành tai, đặt vùi khung sụn vành tai dưới da (tại vị trí giải phẫu tương xứng của vành tai tương lai).

Thì 2: Phẫu thuật tạo hình dái tai.

Thì 3: Phẫu thuật tạo hình thái cấu trúc giải phẫu không gian ba chiều của vành tai.

Thì 4: Phẫu thuật tạo hình gờ bình tai, hố xoăn tai.

II. CHỈ ĐỊNH

- Thiểu sản vành tai bẩm sinh độ 2, 3.

- Tổn thương mắc phải gây mất chất vành tai: vùng mất chất có kích thước lớn (> 1/2 kích thước vành tai) và mất toàn bộ da, sụn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh đang có bệnh lý hô hấp cấp, các bệnh lý nội khoa khác không đủ điều kiện gây mê toàn thân.

- Trẻ em dưới 6 tuổi (do sụn sườn chưa phát triển đầy đủ).

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Các bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng từ chuyên khoa I trở lên, đã được đào tạo về phẫu thuật lấy sụn sườn làm vật liệu ghép và tạo hình vành tai bằng sụn sườn.



2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật lấy sụn sườn làm vật liệu ghép.

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình vành tai.

3. Người bệnh

- Đo, vẽ tạo hình khuôn mẫu kích thước vành tai:

+ Sử dụng tấm phim nhựa trong suốt để đo, vẽ, tạo hình khuôn mẫu kích thước vành tai.

+ Nếu người bệnh bị tổn thương một bên tai thì khuôn mẫu kích thước được đo vẽ theo đặc điểm vành tai bên đối diện.

+ Nếu người bệnh là trẻ em, bị tổn thương một bên thì khuôn mẫu vành tai sẽ được đo theo đặc điểm vành tai bên đối diện nhưng kích thước lớn hơn vành tai bình thường đang có khoảng 1,25 lần.

+ Nếu người bệnh là trẻ em, bị tổn thương cả hai tai thì khuôn mẫu vành tai sẽ được đo theo khuôn mẫu vành tai của bố hoặc mẹ.

- Làm xét nghiệm đầy đủ:

+ Công thức máu

+ Đông máu cơ bản.

+ Chức năng gan, thận.

- Khám trước mổ: bác sĩ gây mê hồi sức.

- Giải thích về quy trình phẫu thuật, tai biến có thể xảy ra.

- Cắt ngắn tóc tại vùng thái dương bên tai sẽ phẫu thuật tạo hình.

4. Hồ sơ bệnh án

Hoàn thiện hồ sơ bệnh án theo như quy chế bệnh viện.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Phẫu thuật thì 1

(Lấy sụn sườn làm vật liệu ghép + tạo hình khung sụn vành tai + vùi khung sụn xuống dưới da).



1.1. Kiểm tra hồ sơ

1.2. Kiểm tra người bệnh

1.3. Vô cảm

Phẫu thuật phải được thực hiện dưới gây mê toàn thân.



1.4. Tư thế

- Người bệnh nằm ngửa, đầu kê gối tròn. Sát khuẩn toàn bộ vùng ngực, vùng đầu.

- Vẽ, đánh dấu vị trí các xương sườn và vị trí sẽ lấy các đoạn sụn sườn 6,7,8,9. Nên ưu tiên lấy sụn sườn bên phải để dành khung sụn bên trái bảo vệ cho tim.

- Vẽ, đánh dấu vị trí vành tai tương lai (tương xứng vị trí với vành tai bên đối diện, khóe mắt, khóe mép cùng bên) và đường rạch da tạo hốc mổ vùi khung sụn vành tai.

- Phẫu thuật viên chính đứng bên sẽ lấy sụn sườn, người phụ đứng bên đối diện và cạnh phẫu thuật viên chính.

1.5. Kỹ thuật

- Tiêm tê dưới da tại các điểm dọc theo đường rạch da

- Rạch da theo đường chếch, đi vắt qua các sụn sườn 6, 7, 8, 9 - sát tới xương ức. Bóc tách vạt, bộc lộ các cơ ngực và các xương sườn 6, 7, 8, 9.

- Cắt qua các cơ ngực và màng sụn, dọc theo trục sụn sườn, bộc lộ các đoạn sụn sườn - chú ý hạn chế gây tổn thương không cần thiết cho các cơ để giảm thiểu đau vùng ngực sau mổ.

- Cắt lấy sụn sườn 8, khớp nối liên sụn sườn 6-7. Khớp nối liên sụn sườn 6-7 được sử dụng tạo hình nền của khung sụn vành tai và gờ đối luân. Sụn sườn 8 được sử dụng tạo hình gờ luân nhĩ. Có thể lấy thêm một phần của sụn sườn 9 và 6 để sử dụng trong các thì phẫu thuật sau hoặc để tạo hình vành tai bên còn lại ở những người bệnh bị tổn thương cả hai bên tai.

- Sau khi cắt lấy đoạn sụn cần chú ý kiểm tra xem có bị thủng màng phổi hay không.

- Cắt, gọt tạo hình khung sụn vành tai theo khuôn mẫu đã vẽ. Các đoạn sụn thừa cần được giữ lại để sử dụng trong các thì phẫu thuật sau.

- Khâu nối các đầu cơ ngực đã cắt. Đặt các đoạn sụn thừa vào hốc phẫu thuật (phía ngoài bình diện các cơ ngực). Đặt dẫn lưu kín - Áp lực âm hút liên tục. Khâu đóng thành ngực (hai lớp). Đặt băng vô khuẩn.

- Tiêm tê và rạch da vùng thái dương theo đường đã vẽ. Bóc tách tạo hốc vùi khung sụn vành tai - yêu cầu: lớp da phải được tách biệt khỏi mô mỡ dưới da, không gây thủng da, hốc vùi vừa đủ rộng cho khung sụn.

- Vùi khung sụn, đặt vào vị trí tương ứng của vành tai tương lai.

- Đặt dẫn lưu kín - Áp lực âm, hút liên tục. Khâu đóng da.

- Yêu cầu: da phải áp sát một cách tự nhiên vào bề mặt sụn, hình thành rõ nét các rãnh cấu trúc của vành tai - da không được quá căng, không được nhợt màu tại vị trí trên bề mặt các gờ sụn luân nhĩ, đối luân.



1.6. Theo dõi và chăm sóc sau mổ

- Chăm sóc hộ lý cấp 1 trong 3 ngày đầu tiên sau mổ.

- Kiểm tra dẫn lưu, phải đảm bảo hút liên tục, duy trì áp lực âm, không để hình thành ổ tụ dịch tại các hốc mổ. Rút dẫn lưu sau 3 ngày.

- Chú ý điều trị giảm đau sau mổ thật tốt.



1.7. Tai biến và xử trí

- Chảy máu: mở lại hốc mổ, cầm máu kỹ lưỡng.

- Thủng màng phổi: Khâu màng phổi ngay trong mổ. Theo dõi biến chứng tràn khí màng phổi và hội chẩn chuyên khoa Ngoại-Lồng ngực nếu cần thiết.

- Viêm sụn: điều trị bằng kháng sinh.

- Phơi lộ khung sụn: cắt bỏ rìa da hoại tử, bóc tách vạt, khâu đóng da che phủ khung sụn.

- Sẹo lồi: tiêm thuốc chống sẹo lồi

- Thay đổi hình dáng lồng ngực tại vị trí lấy sụn sườn.

2. Phẫu thuật thì 2: Tạo hình dái tai

2.1. Kiểm tra hồ sơ

2.2. Kiểm tra người bệnh

2.3. Vô cảm

Phẫu thuật được thực hiện dưới gây tê tại chỗ.



2.4. Tư thế

Người bệnh nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện. Đo, vẽ vị trí dái tai của vành tai tương lai.



2.5. Kỹ thuật

- Tiêm thuốc tê dưới da.

- Rạch da theo rìa chân bám của phần cấu trúc vành tai bẩm sinh người bệnh có. Bóc bỏ phần cốt sụn (nếu có).

- Rạch da tại vị trí tương ứng phần thấp nhất của khung sụn vành tai đã vùi ở thì 1.

- Xoay chuyển vị trí của khối da và mô mềm làm dái tai, khâu nối vào vị trí dái tai của vành tai tương lai.

- Khâu đóng các đường rạch da.



2.6. Theo dõi và chăm sóc sau mổ

Người bệnh có thể ra viện trong ngày hoặc ngày hôm sau



3. Phẫu thuật thì 3: Tạo hình thái cấu trúc không gian ba chiều của vành tai

3.1. Kiểm tra hồ sơ

3.2. Kiểm tra người bệnh

3.3. Vô cảm

Phẫu thuật được thực hiện dưới gây tê tại chỗ.



3.4. Tư thế

- Người bệnh nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện. Bộc lộ vùng ngực đã vùi các đoạn sụn thừa trong phẫu thuật thì 1. Bộc lộ da vùng bẹn cùng bên. Sát khuẩn kỹ lưỡng.

- Đo các chỉ số thẩm mỹ của vành tai bên đối diện. Đo, tính toán, vẽ diện tích vùng da bẹn sẽ lấy làm mảnh ghép tự do.

3.5. Kỹ thuật

- Tiêm tê dưới da vùng ngực. Rạch da, bóc tách bộc lộ và lấy ra ngoài các đoạn sụn đã vùi lấp tại vùng ngực ở thì 1. Cầm máu kỹ lưỡng. Khâu đóng hốc mổ. Đặt gạc che vết mổ.

- Tiêm tê dưới da vùng da sau tai tương lai. Rạch da theo đường song song với bờ rìa của gờ luân nhĩ vành tai tương lai, cách bờ sụn khoảng 5mm. Bóc tách bộc lộ mặt trong của khung sụn.

- Đánh giá các chỉ số thẩm mỹ của vành tai bên đối diện, cắt tỉa khối sụn sườn làm đoạn chêm, đặt vùi đoạn sụn sườn chêm vào khoảng giữa cân cơ thái dương và khung sụn vành tai. Yêu cầu vành tai tương lai đạt được các chỉ số thẩm mỹ, kích thước không gian tương xứng tai bên đối diện.

- Tiêm tê vào dưới cân cơ thái dương. Rạch bóc tách lấy vạt cân cơ thái dương sau tai.

- Quặt vạt cân cơ thái dương sau tai về trước, phủ lên đoạn sụn chêm.

Đặt một sonde nhỏ dẫn lưu tại khoảng giữa sụn chêm, khung sụn vành tai và vạt cân cơ thái dương - đảm bảo dẫn lưu kín, hút liên tục. Khâu nối mép vạt cân cơ với mô dưới da tại đường rạch da sau tai. Yêu cầu đoạn sụn chêm và khung sụn vành tai được che kín hoàn toàn; vạt cân cơ thái dương phải áp sát vào bề mặt sụn.

- Tiêm tê dưới da vùng da bẹn. Rạch da theo đường đã đo vẽ. Bóc tách lấy phần da. Yêu cầu không có mỡ dưới da tại vạt da đã lấy.

- Bóc tách hai bên mép da. Khâu đóng đường rạch da bẹn. Đặt gạc che vết mổ.

- Cắt lọc, làm sạch vạt da đã lấy làm mảnh ghép tự do. Yêu cầu không để sót lại mô mỡ, các nang lông.

- Đặt mảnh ghép da tự do - tạo hình da mặt sau vành tai tương lai. Khâu mũi rời.

3.6. Theo dõi và chăm sóc sau mổ

Chú ý giảm đau sau mổ thật tốt. Rút dẫn lưu sau 3 ngày.



3.7. Tai biến và xử trí

Hoại tử vạt da: gỡ bỏ vạt da hoại tử, làm sạch bề mặt cân cơ thái dương, lấy da, làm sạch, mỏng và đặt lại mảnh ghép da tự do.



Каталог: quy-trinh
quy-trinh -> Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-cp ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> Khoa công nghệ thực phẩm bài tiểu luậN

tải về 1.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương