Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-cp ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội



tải về 76.7 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích76.7 Kb.
#6274

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------


Số: 1305/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔNG THỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2010-2015



BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020”;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2011-2015 (Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Các cơ quan, đơn vị liên quan theo nhiệm vụ, trách nhiệm được giao và kế hoạch tổng thể này triển khai lập, phê duyệt kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện Đề án Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2011-2015 đảm bảo mục tiêu, tiến độ đã đề ra; gửi kế hoạch chi tiết về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp, theo dõi.

Điều 3. Cục Bảo trợ xã hội chịu trách nhiệm đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện đề án, tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo Bộ theo quy định.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (Để báo cáo);
- TT Thường trực Nguyễn Sinh Hùng (Để báo cáo);
- Bộ trưởng (Để báo cáo);
- Các Bộ, ngành liên quan (Để phối hợp thực hiện);
- UBND các tỉnh, thành phố (Để phối hợp thực hiện);
- Sở LĐ-TBXH các tỉnh, thành phố thuộc TW (Để thực hiện);
- Như Điều 4;
- Lưu VP, Vụ KHTC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trọng Đàm


 

KẾ HOẠCH

TỔNG THỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2010-2015


(Kèm theo Quyết định số 1305/QĐ-LĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2010 ca Bộ trưng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

A. Khái quát tình hình thực hiện Đề án 32 đến 2010

Thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (gọi tắt là Đề án 32), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện một số hoạt động sau:

1. Công tác chuẩn bị thực hiện: Tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg; xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố; xây dựng Thông tư Liên tịch hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020.

2. Thực hiện các nội dung, hoạt động của Đề án

- Nội dung xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật: xây dựng, ban hành mã số ngạch, chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội; ban hành tiêu chuẩn chăm sóc tối thiểu trong các cơ sở bảo trợ xã hội; hướng dẫn sử dụng viên chức, nhân viên, cộng tác viên và cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội các cấp; nghiên cứu, áp dụng ngạch bậc lương đối với các ngạch viên chức công tác xã hội.

- Nội dung xây dựng và hoàn thiện chương trình khung, nội dung đào tạo và dạy nghề công tác xã hội: nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo công tác xã hội trình độ trung cấp hệ vừa học, vừa làm cho nhân viên công tác xã hội;

Trên cơ sở mục tiêu của giai đoạn 2010-2015 và khối lượng công việc thực hiện trong năm 2010, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 32 giai đoạn 2011-2015 như sau:

B. Kế hoạch thực hiện Đề án 32 giai đoạn 2011-2015

I. Mục tiêu

1. Xây dựng và ban hành mã ngạch, chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội; tiêu chuẩn đạo đức viên chức, nhân viên công tác xã hội; tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội; áp dụng ngạch, bậc lương đối với các ngạch viên chức công tác xã hội;

2. Đề xuất xây dựng, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất để phát triển nghề công tác xã hội;

3. Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội trong cả nước, phấn đấu đến năm 2015 tăng khoảng 10%. Trong đó, mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định;

4. Xây dựng thí điểm tối thiểu 10 mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại một số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cho các khu vực, vùng, miền trong phạm vi toàn quốc;

5. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 50% số cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn; các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội các cấp;

6. Xây dựng, hoàn chỉnh chương trình, nội dung đào tạo và dạy nghề trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học chuyên ngành công tác xã hội; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội;

7. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội.

II. Kế hoạch thực hiện

1. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội

1.1. Ban hành tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội

a) Nội dung: Xây dựng và ban hành quy định về đạo đức nghề nghiệp mà cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội phải tuân thủ trong quá trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

- Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành liên quan và địa phương, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

1.2. Ban hành mã số ngạch, chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội

a) Nội dung:

- Xây dựng và ban hành mã số, chức danh các ngạch viên chức công tác

- Xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với viên chức công tác xã hội, gồm:

+ Tiêu chuẩn nghiệp vụ cho nhân viên công tác xã hội không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội xã, phường, thị trấn.

+ Tiêu chuẩn nghiệp vụ cho các nhân viên công tác xã hội làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo các chuyên ngành chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV/AIDS…;

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm

- Cơ quan chủ trì:

+ Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng mã số, chức danh các ngạch cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội.

+ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng tiêu chuẩn - nghiệp vụ cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội;

- Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành liên quan và địa phương.

1.3. Áp dụng ngạch, bậc lương viên chức công tác xã hội

a) Nội dung: Xây dựng và ban hành hướng dẫn việc áp dụng ngạch, bậc lương cho cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề.

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

1.4. Ban hành tiêu chuẩn, qui trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội

a) Nội dung: Xây dựng và ban hành quy định tiêu chuẩn, qui trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tại cộng đồng.

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

- Cơ quan phối hợp: Một số Bộ, ngành, địa phương và cơ sở trợ giúp xã hội.

1.5. Đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy định vai trò, nhiệm vụ của viên chức, nhân viên công tác xã hội

a) Nội dung:

- Nghiên cứu, rà soát một số Bộ luật, Luật: Bộ Luật lao động, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới để đánh giá các quy định đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

- Đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm quy định vai trò, nhiệm vụ và trình tự giải quyết của viên chức, nhân viên công tác xã hội trong việc đáp ứng nhu cầu của cá nhân, gia đình, nhóm hoặc cộng đồng có vấn đề; hoặc tước quyền chăm sóc tạm thời, chăm sóc vĩnh viễn của cha mẹ, gia đình hoặc người chồng trong trường hợp phụ nữ và trẻ em bị xâm hại, bị đánh đập gây hậu quả nghiêm trọng.

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành liên quan và các tổ chức quốc tế.

1.6. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm mở rộng các dịch vụ công tác xã hội

a) Nội dung:

- Nghiên cứu, rà soát các văn bản hiện hành có liên quan đến cơ chế, chính sách đối với việc phát triển hệ thống dịch vụ công tác xã hội;

- Xây dựng, sửa đổi và ban hành các văn bản tạo cơ chế, chính sách, nhằm mở rộng các dịch vụ công tác xã hội theo hướng linh hoạt và gia tăng mức trợ giúp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm

- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

- Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành liên quan và các tổ chức quốc tế.

2. Củng cố và phát triển công tác xã hội và đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội

2.1. Phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội

a) Nội dung:

- Điều tra, khảo sát hiện trạng các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội;

- Quy hoạch mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo hướng đổi mới và gắn kết giữa các cơ sở bảo trợ xã hội với các trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội cấp huyện, nhà xã hội, nhà bán trú và hệ thống bảo trợ xã hội;

- Xây dựng các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và củng cố, cơ cấu lại các cơ sở bảo trợ xã hội, các trung tâm giáo dục lao động xã hội... theo hướng cung cấp dịch vụ xã hội.

- Nghiên cứu phát triển các dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng.

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm

- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Nội vụ, các tổ chức quốc tế.

- Cơ quan thực hiện: Các Bộ, ngành liên quan, các địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội



2.2. Xây dựng thí điểm một số mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội

a) Nội dung:

- Nghiên cứu, ban hành các văn bản và tài liệu hướng dẫn triển khai thí điểm mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

- Phấn đấu triển khai thí điểm 20 mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm

- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành liên quan và tổ chức chính trị-xã hội.

- Cơ quan thực hiện: Các Bộ, ngành liên quan, các địa phương



2.3. Phát triển đội ngũ viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội

a) Nội dung:

- Rà soát và kiện toàn đội ngũ viên chức và cộng tác viên công tác xã hội làm việc ở các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội từ Trung ương đến tỉnh, huyện và cấp xã, các trường đại học có đào tạo về công tác xã hội và nhân viên công tác xã hội hoạt động độc lập

- Bổ sung viên chức, công tác viên công tác xã hội cho những nơi còn thiếu, yếu. Trước mắt, tập trung tăng viên chức, nhân viên làm việc ở cấp huyện, cấp xã, các trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội, ưu tiên những người đã có bằng cấp, chứng chỉ nghề công tác xã hội và hình thức làm việc kiêm nhiệm.

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm

- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

- Cơ quan phối hợp: Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức chính trị-xã hội.

- Cơ quan thực hiện: Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội.



2.4. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội

a) Nội dung hoạt động:

- Đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo ở từng cấp trình độ để xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội

- Nghiên cứu, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo hệ vừa học, vừa làm trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học và chương trình tập huấn ngắn hạn;

- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại theo hệ vừa học, vừa làm cho cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học.

- Tổ chức đào tạo chính quy trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học.

- Tổ chức tập huấn kỹ năng cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội.

- Tổ chức các chuyến nghiên cứu, học tập kinh nghiệm phát triển nghề công tác xã hội cho cán bộ của các Bộ, ngành liên quan;

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Các tổ chức quốc tế.

- Cơ quan thực hiện: Các Bộ, ngành có liên quan, các tỉnh, thành phố, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ sở có đào tạo công tác xã hội.



3. Xây dựng, hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo và dạy nghề công tác xã hội

3.1. Xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề công tác xã hội

a) Nội dung hoạt động:

- Tổ chức xây dựng và ban hành chương trình khung đào tạo nghề công tác xã hội theo 2 cấp trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề;

- Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo và giáo trình trên cơ sở chương trình khung đã được ban hành cho nghề công tác xã hội theo 2 cấp trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề;

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNICEF.

- Cơ quan thực hiện: Các cơ sở có đào tạo công tác xã hội.



3.2. Xây dựng, hoàn thiện chương trình, giáo trình đào tạo cử nhân, sau đại học về công tác xã hội

a) Nội dung hoạt động:

- Tổ chức xây dựng/hoàn thiện và ban hành chương trình khung đào tạo cử nhân, sau đại học về công tác xã hội phù hợp với nhu cầu hội nhập quốc tế, đạt yêu cầu ngang bằng chuẩn đào tạo của các nước trong khu vực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về công tác xã hội;

- Tổ chức xây dựng chương trình chi tiết và giáo trình trên cơ sở chương trình khung đã được ban hành đối với trình độ cử nhân và sau đại học về công tác xã hội.

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan, và các tổ chức quốc tế.

- Cơ quan thực hiện: Các trường đại học có đào tạo chuyên ngành công tác xã hội



3.3. Hỗ trợ các cơ sở có đào tạo công tác xã hội

a) Nội dung: Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan

- Cơ quan thực hiện: Các cơ sở đào tạo có khoa công tác xã hội

3.4. Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội

a) Nội dung:

- Tổ chức rà soát, đánh giá số lượng, trình độ đội ngũ giảng viên công tác xã hội ở các cơ sở đào tạo, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực.

- Hỗ trợ đào tạo chuyên ngành công tác xã hội ở bậc sau đại học (thạc sỹ) để cung cấp nguồn nhân lực giảng dạy về công tác xã hội cho các trường cao đẳng và đại học khác trong cả nước.

- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, giảng viên đào tạo công tác xã hội;

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài cho giảng viên về công tác xã hội ở các trường trung cấp, cao đẳng và đại học để học tập kinh nghiệm ở các nước.

- Hợp tác quốc tế về đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ về công tác xã hội với một số nước.

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan phối hợp: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan và các tổ chức quốc tế

- Cơ quan thực hiện: Các cơ sở có đào tạo công tác xã hội.

4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về nghề công tác xã hội

a) Nội dung:

- Xây dựng Kế hoạch truyền thông ở cấp quốc gia, các cấp, các ngành trên các phương tiện truyền thông;

- Truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về vai trò vị trí của công tác xã hội, đặc biệt là các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan đến phát triển nghề công tác xã hội: Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tòa án nhân dân, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, trường học, trường giáo dưỡng, các cơ sở bảo trợ xã hội, Ủy ban nhân dân các cấp.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về hoạt động công tác xã hội;

- Tổ chức các chuyến khảo sát học hỏi kinh nghiệm các nước trong khu vực và thế giới;

- Xây dựng sổ tay hướng dẫn hoạt động công tác xã hội cho cấp cơ sở và viên chức, nhân viên công tác xã hội.

- Thiết lập các kênh thông tin đa chiều để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phát triển nghề công tác xã hội kể cả trong nước và quốc tế, đặc biệt là chương trình, nội dung đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội; phát triển mạng lưới viên chức, nhân viên và mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm:

- Cơ quan chủ trì thực hiện: Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan, các địa phương và các cơ quan thông tấn, báo chí, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức quốc tế, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

5. Điều tra, thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển nghề công tác xã hội



a) Nội dung:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu: đội ngũ viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; mạng lưới cơ sở có đào tạo công tác xã hội; đội ngũ giảng viên công tác xã hội;

- Nâng cao năng lực thu thập, xử lý thông tin về nghề công tác xã hội, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ yêu cầu chỉ đạo, quản lý các cấp, các ngành.

b) Nhiệm vụ, trách nhiệm

- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: các tổ chức quốc tế.

- Cơ quan thực hiện: các Bộ, ngành liên quan và các địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội.

6. Giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án

a) Nội dung:

- Thiết lập hệ thống tiêu chí giám sát, đánh giá theo các nội dung và mục tiêu của Đề án, phù hợp với tình hình của từng địa phương, Bộ, Ngành.

- Tổ chức theo dõi, giám sát đánh giá thực hiện Đề án từ cấp Trung ương và địa phương;

- Tổ chức đánh giá giữa kỳ giai đoạn 2011-2015 việc thực hiện Đề án.



b) Nhiệm vụ, trách nhiệm

- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

- Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên và các địa phương.

III. Kinh phí thực hiện

a) Ngân sách Nhà nước: Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 1.294,4 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương bố trí: 497,3 tỷ đồng

- Ngân sách địa phương: 1.120 tỷ đồng



b) Vốn ODA và các nguồn viện trợ quốc tế: 65 tỷ đồng./.

tải về 76.7 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương