Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003



tải về 209.45 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu01.01.2018
Kích209.45 Kb.
#35282
1   2   3
Điều 28. Cho vay đầu tư

1. Đối tượng cho vay

a) Đối tượng cho vay là các dự án đầu tư thuộc danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của Thành phố theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Điều lệ này.

b) Căn cứ vào danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của UBND Thành phố theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Quỹ Đầu tư lựa chọn, thẩm định và quyết định cho vay các dự án cụ thể nếu đáp ứng các điều kiện cho vay quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP.

2. Điều kiện cho vay

Quỹ Đầu tư chỉ cho vay khi chủ đầu tư bảo đảm có đủ các điều kiện sau đây:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;

c) Có phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh có lãi và phương án bảo đảm trả được nợ;

d) Có cam kết mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc tại một công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam;

e) Chủ đầu tư là các tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

3. Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của từng dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa là 15 (mười lăm) năm. Trường hợp đặc biệt vay trên 15 (mười lăm) năm do UBND Thành phố quyết định.

4. Lãi suất cho vay

a) Nguyên tắc xác định: lãi suất cho vay không thấp hơn lãi suất huy động bình quân của các nguồn vốn huy động, đảm bảo bù đắp phí quản lý, các chi phí khác có liên quan đến hoạt động cho vay và bảo toàn, phát triển nguồn vốn chủ sở hữu.

b) Hàng năm hoặc trong từng thời kỳ, Tổng Giám đốc tính toán, trình HĐQL phê duyệt và báo cáo UBND Thành phố ra quyết định ban hành mức lãi suất cho vay tối thiểu.

c) Cấp nào quyết định cho vay, cấp đó quyết định mức lãi suất cho vay đối với từng dự án cụ thể, nhưng không được thấp hơn mức lãi suất cho vay tối thiểu do UBND Thành phố quyết định.

d) Trường hợp UBND Thành phố quyết định cho vay với lãi suất thấp hơn mức lãi suất cho vay tối thiểu quy định tại điểm b khoản 4 Điều này, UBND Thành phố chịu trách nhiệm cấp bù phần chênh lệch giữa mức lãi suất cho vay tối thiểu với lãi suất chỉ định cho vay đối với dự án đó.

đ) Trường hợp UBND Thành phố quyết định chương trình hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với một dự án cụ thể thì phải đảm bảo các Điều kiện sau:

- Đối tượng được nhận hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là chủ đầu tư vào dự án thuộc Danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều này.

- UBND Thành phố ban hành quyết định hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với từng dự án cụ thể, trong đó phải quy định rõ: Đối tượng được nhận hỗ trợ; phương thức, thời điểm và mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thẩm định dự án và giải ngân hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; nghĩa vụ, trách nhiệm của đối tượng được nhận hỗ trợ và của các bên có liên quan khác.

- UBND Thành phố có trách nhiệm bố trí đầy đủ nguồn cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho Quỹ Đầu tư theo quy định, đảm bảo không ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động của Quỹ Đầu tư.

e) Đối với dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế có quy định về lãi suất cho vay khác với quy định của điểm b khoản 4 Điều này thì thực hiện theo các quy định tại thỏa thuận đã ký kết với nhà tài trợ.

f) Đối với nợ quá hạn: lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân của Sở giao dịch các Ngân hàng thương mại Nhà nước cùng thời điểm.

5. Giới hạn cho vay

a) Giới hạn cho vay đối với một dự án không được vượt quá 20% vốn chủ sở hữu tại thời điểm thực hiện và không vượt quá 80% tổng vốn đầu tư của dự án. Trường hợp đặc biệt, UBND Thành phố xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

b) Trường hợp Quỹ Đầu tư thực hiện đồng thời đầu tư trực tiếp và cho vay đối với một dự án thì tổng giới hạn đầu tư trực tiếp và cho vay không được vượt quá 30% vốn chủ sở hữu của Quỹ Đầu tư tại thời điểm thực hiện.

c) Tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn chủ sở hữu tại thời điểm thực hiện.

d) Đối với dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế có quy định về giới hạn cho vay khác với quy định của Nghị định số 37/2013/NĐ-CP và Điều lệ này thì thực hiện theo các quy định tại thỏa thuận đã ký kết với nhà tài trợ.

6. Thẩm quyền quyết định cho vay đầu tư

a) Mức vốn cho vay đối với một dự án nhỏ hơn hoặc bằng 10% vốn chủ sở hữu, nhưng không vượt quá 350 tỷ đồng do Tổng Giám đốc quyết định.

b) Mức vốn cho vay đối với một dự án lớn hơn 10% đến nhỏ hơn hoặc bằng 15% vốn chủ sở hữu, hoặc từ trên 350 tỷ đồng đến nhỏ hơn hoặc bằng 700 tỷ đồng do HĐQL Quỹ quyết định.

c) Mức vốn cho vay đối với một dự án lớn hơn 15% vốn chủ sở hữu, hoặc trên 700 tỷ đồng do UBND Thành phố quyết định.

d) Thẩm quyền quyết định cho vay đầu tư được UBND Thành phố xem xét, điều chỉnh trên cơ sở nguồn vốn và kết quả hoạt động của Quỹ tại từng thời điểm.

7. Bảo đảm tiền vay

a) Tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể, Quỹ Đầu tư được sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và các thỏa thuận bổ sung với chủ đầu tư về quản lý, theo dõi tài sản khác của chủ đầu tư để đảm bảo thu hồi vốn vay.

b) Trường hợp đặc biệt, để phục vụ các dự án cấp thiết, khi cho vay không đủ hoặc không có tài sản bảo đảm, UBND Thành phố xem xét, quyết định.

8. Cho vay hợp vốn.

a) Quỹ Đầu tư làm đầu mối cho vay hợp vốn hoặc cùng hợp vốn với các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương khác, tổ chức tín dụng và tổ chức khác để cho vay dự án.

b) Việc cho vay hợp vốn phải lập thành hợp đồng và tuân theo các quy định về hoạt động cho vay đầu tư tại Điều lệ này.

c) Trường hợp thực hiện cho vay hợp vốn (cùng Quỹ Đầu tư khác) đối với dự án không thuộc địa bàn thành phố Hà Nội thì việc cho vay hợp vốn phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Dự án phải thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của địa phương nơi cho vay;

- Dự án có tính chất hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội liên vùng, bao gồm cả địa bàn thành phố Hà Nội;

- Được Chủ tịch UBND cấp tỉnh của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương cho vay hợp vốn chấp thuận;

- Lãi suất cho vay hợp vốn do các Quỹ Đầu tư, tổ chức tín dụng và tổ chức khác cho vay hợp vốn tự quyết định, được thể hiện trong hợp đồng và phải đảm bảo không thấp hơn mức lãi suất cho vay tối thiểu của từng Quỹ Đầu tư.

9. Phân loại nợ, xử lý rủi ro

a) Việc phân loại nợ, trích dự phòng xử lý rủi ro đối với hoạt động cho vay đầu tư thực hiện theo quy định pháp luật áp dụng cho tổ chức tín dụng và được tính vào chi phí hoạt động theo quy định tại cơ chế quản lý tài chính Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Bộ Tài chính ban hành.

b) Xử lý rủi ro:

Rủi ro xảy ra cho các dự án vay vốn do nguyên nhân khách quan được xử lý như sau:

- Trường hợp do chính sách Nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của dự án, dẫn đến việc chủ đầu tư gặp khó khăn trong trả nợ vay thì chủ đầu tư được xem xét gia hạn nợ; xóa, giảm lãi tiền vay; khoanh nợ.

- Trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn do nguyên nhân khách quan gây thiệt hại tài sản, chủ đầu tư không trả được nợ và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận thì việc xử lý rủi ro thực hiện theo trình tự sau:

+ Sử dụng các nguồn tài chính của chủ đầu tư theo quy định để thu hồi nợ;

+ Tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có);

+ Được xem xét, xóa nợ một phần hoặc toàn bộ số nợ vay còn lại theo thẩm quyền được quy định tại Điều lệ này.

c) Thẩm quyền xử lý rủi ro:

- Cấp nào quyết định cho vay thì quyết định gia hạn nợ. Thời gian gia hạn nợ tối đa không vượt quá 1/3 thời hạn của khoản vay.

- HĐQL quyết định việc giảm và xóa nợ lãi.

- Chủ tịch UBND Thành phố quyết định việc khoanh nợ, xóa nợ gốc. Trường hợp xóa nợ, sau khi quyết định, Chủ tịch UBND Thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố.

Điều 29. Góp vốn thành lập tổ chức kinh tế

1. Hình thức góp vốn

Quỹ Đầu tư được góp vốn thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động đầu tư vào các công trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được UBND Thành phố ban hành.

2. Giới hạn góp vốn thành lập tổ chức kinh tế

Giới hạn đầu tư góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế nhỏ hơn hoặc bằng 20% vốn chủ sở hữu tại thời điểm thực hiện. Trường hợp đặc biệt, UBND Thành phố xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Thẩm quyền quyết định góp vốn

a) Mức vốn góp đối với một doanh nghiệp nhỏ hơn hoặc bằng 5% vốn chủ sở hữu tại thời điểm thực hiện, nhưng không vượt quá 250 tỷ đồng do Tổng Giám đốc quyết định.

b) Mức vốn góp đối với một doanh nghiệp lớn hơn 5% đến nhỏ hơn hoặc bằng 10% vốn chủ sở hữu tại thời điểm thực hiện, hoặc từ trên 250 tỷ đồng đến nhỏ hơn hoặc bằng 400 tỷ đồng do HĐQL quyết định.

c) Mức vốn góp đối với một doanh nghiệp lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu tại thời điểm thực hiện, hoặc trên 400 tỷ đồng do UBND Thành phố quyết định.

d) Thẩm quyền quyết định góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế được UBND Thành phố xem xét, điều chỉnh trên cơ sở nguồn vốn và kết quả hoạt động tại từng thời điểm.

e) Người có thẩm quyền quyết định cử người tham gia đại diện phần vốn góp tại doanh nghiệp không được là người có mối quan hệ liên quan với người được cử tham gia quản lý phần vốn tại doanh nghiệp đó (như: cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi, anh chị em ruột của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý; Trưởng ban, thành viên Ban Kiểm soát; Tổng Giám đốc; Phó Tổng Giám đốc; Kế toán trưởng).

Điều 30. Ủy thác và nhận ủy thác

1. Nhận ủy thác

a) Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn đầu tư, cho vay đầu tư và thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tư cho các công trình, dự án từ ngân sách nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác hoặc văn bản ủy thác giữa Quỹ Đầu tư với tổ chức, cá nhân ủy thác. Được tiếp nhận các nguồn vốn ủy thác khác do UBND Thành phố giao.

b) Nhận ủy thác quản lý hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; quỹ phát triển nhà ở, quỹ phát triển đất, quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã và các quỹ tài chính địa phương khác do UBND Thành phố thành lập. Việc ủy thác được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

c) Thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền của UBND Thành phố để huy động vốn cho ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.

d) Được hưởng phí dịch vụ nhận ủy thác. Mức phí cụ thể được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng nhận ủy thác hoặc văn bản ủy thác.

2. Ủy thác

a) Ủy thác cho các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện cho vay và thu hồi nợ một số dự án thuộc đối tượng vay vốn thông qua hợp đồng ủy thác giữa Quỹ Đầu từ với tổ chức nhận ủy thác.

b) Các tổ chức nhận ủy thác được hưởng phí dịch vụ ủy thác. Mức phí cụ thể được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng ủy thác.

Chương V

NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ

Điều 31. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ

Nguồn vốn hoạt động gồm có vốn chủ sở hữu và vốn huy động.

1. Vốn chủ sở hữu của Quỹ gồm:

- Vốn điều lệ thực có: là số vốn do UBND Thành phố thực cấp;

- Quỹ dự phòng tài chính; quỹ đầu tư phát triển;

- Các nguồn vốn hợp pháp khác của UBND Thành phố theo quy định của pháp luật.

2. Vốn huy động: là vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP, Nghị định số 37/2013/NĐ-CP và cơ chế quản lý tài chính Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Bộ Tài chính ban hành.

Điều 32. Nguồn hình thành vốn điều lệ của Quỹ

1. Vốn Điều lệ hiện có (thực cấp)

- Được bố trí trong dự toán chi ngân sách hoặc nguồn tăng thu ngân sách Thành phố hàng năm.

- Được bổ sung từ nguồn quỹ đầu tư phát triển theo quy định.

- Được bổ sung từ các nguồn vốn khác của Thành phố (nếu có).

2. Việc thay đổi vốn điều lệ do UBND Thành phố quyết định theo phân cấp thẩm quyền và thông báo với Bộ Tài chính.

Điều 33. Vốn nhận ủy thác

Vốn nhận ủy thác theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Điều lệ này không được tính vào vốn hoạt động, vốn nhận ủy thác và tài sản hình thành từ vốn nhạn ủy thác (nếu có) được hạch toán và quản lý tách biệt với vốn hoạt động và tài sản.

Chương VI

CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN CỦA QUỸ

Điều 34. Chế độ tài chính

1. Chế độ tài chính thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Bộ Tài chính ban hành và quy định tại Điều lệ này.

2. Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

3. Cơ chế trả lương, chi thưởng và xếp hạng thực hiện theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 37/2013/NĐ-CP.

4. Chế độ tiền lương (xếp lương, điều chỉnh lương, phụ cấp lương) cho Ban Giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng và người lao động gồm: mức lương tối thiểu chung; các bảng lương; các chế độ phụ cấp lương; chế độ nâng bậc lương được áp dụng như đối với chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức.

5. Giới hạn và thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định:

a) Được sử dụng tối đa 10% vốn chủ sở hữu để đầu tư xây dựng mới, mua sắm và sửa chữa tài sản cố định;

b) Mức vốn đầu tư, xây dựng, mua sắm và sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn hoặc bằng 2% vốn chủ sở hữu, nhưng không vượt quá 100 tỷ đồng do Tổng Giám đốc quyết định;

c) Mức vốn đầu tư, xây dựng, mua sắm và sửa chữa tài sản cố định lớn hơn 2% đến nhỏ hơn hoặc bằng 7% vốn chủ sở hữu, hoặc từ trên 100 tỷ đồng đến nhỏ hơn hoặc bằng 250 tỷ đồng do HĐQL quyết định;

d) Mức vốn đầu tư, xây dựng, mua sắm và sửa chữa tài sản cố định lớn hơn 7% đến 10% vốn chủ sở hữu, hoặc trên 250 tỷ đồng do UBND Thành phố quyết định;

đ) Trường hợp mua sắm tài sản mà Nhà nước có quy định khác, cụ thể thì thực hiện theo quy định đó, không phụ thuộc vào mức quy định trên;

e) Trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mua sắm tài sản phải thực hiện theo các quy định của Nhà nước về xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mua sắm tài sản.

6. Kết quả hoạt động và phân phối chênh lệch thu chi theo cơ chế quản lý tài chính Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Bộ Tài chính ban hành và các Quy chế của Quỹ Đầu tư.

Điều 35. Chế độ kế toán, kiểm toán của Quỹ

1. Quỹ Đầu tư tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê, báo cáo; chế độ kế toán; cơ chế quản lý tài chính theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Báo cáo tài chính hàng năm của Quỹ Đầu tư phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 138/2007/NĐ-CP.

3. Quỹ Đầu tư thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

Chương VII

XỬ LÝ TRANH CHẤP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ

Điều 36. Xử lý tranh chấp

Mọi tranh chấp giữa Quỹ Đầu tư với pháp nhân và thể nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của Quỹ Đầu tư được xử lý theo pháp luật hiện hành.

Điều 37. Tổ chức lại, giải thể

1. Việc tổ chức lại, sáp nhập, thành lập mới các đơn vị, phòng ban nghiệp vụ trực thuộc bộ máy quản lý, điều hành của Quỹ do HĐQL Quỹ quyết định theo đề nghị của Tổng Giám đốc Quỹ, trên cơ sở phương thức tổ chức bộ máy quản lý đã được UBND Thành phố phê duyệt.

2. Việc tổ chức lại hoặc giải thể Quỹ Đầu tư do UBND Thành phố quyết định theo đề nghị của HĐQL Quỹ và quy định của pháp luật.

Chương VIII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 38. Tổ chức thực hiện



Trong quá trình thực hiện, Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố có trách nhiệm tổng kết hoạt động, đề xuất, báo cáo HĐQL trình UBND Thành phố quyết định, sửa đổi, bổ sung Điều lệ này (nếu cần thiết).

Điều lệ này là cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, Tổng Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Điều lệ này./.
Каталог: data -> 2015
2015 -> Danh mục năng lực thử nghiệm năM 2015 viện nghiên cứu công nghệ sinh học và MÔi trưỜng mẫu câY, NÔng sảN, thực phẩM
2015 -> Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí
2015 -> VỀ việc ban hành bảng giá TỐi thiểu tính lệ phí trưỚc bạ CÁc loại xe ô TÔ; xe hai, ba bánh gắn máY; xe máY ĐIỆn và phưƠng tiện thủy nộI ĐỊA
2015 -> Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014
2015 -> Danh mục năng lực thử nghiệm năM 2015 viện nghiên cứu công nghệ sinh học và MÔi trưỜNG
2015 -> BỘ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2015 -> 1. Tên hàng theo khai báo: Chất hoạt động bề mặt (Silkool-P70) npl sx thuốc
2015 -> On promulgation of list of oriental medicines, herbal medicines and traditional ingredients covered by health insurance
2015 -> Bộ trưởng Bộ y tế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Dược thuộc Bộ y tế

tải về 209.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương