Căn cứ Luật Tổ chức chính phủ số 76/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015


Điều 13. Đường sắt có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 100 km/h giao nhau với đường bộ; đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp IV trở xuống



tải về 2.67 Mb.
trang2/28
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích2.67 Mb.
#37490
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28

Điều 13. Đường sắt có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 100 km/h giao nhau với đường bộ; đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp IV trở xuống

1. Chủ đầu tư xây dựng công trình mới có trách nhiệm đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo và tổ chức quản lý, bảo trì, vận hành đường ngang này.

2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân sử dụng đường ngang có trách nhiệm quản lý sử dụng, khai thác, bảo vệ và bảo trì công trình đường ngang thuộc phạm vi quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đường sắt đi qua chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân để giải tỏa hành lang an toàn giao thông tại đường ngang theo quy định.



Mục 4

XỬ LÝ CÁC LỐI ĐI TỰ MỞ QUA ĐƯỜNG SẮT VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Điều 14. Nội dung quản lý lối đi tự mở

Các lối đi tự mở qua đường sắt hiện nay phải được tổ chức quản lý như sau:

1. Khảo sát, điều tra, thống kê, phân loại các lối đi.

2. Lập hồ sơ và quản lý lối đi tự mở.

3. Tổ chức thực hiện các biện pháp để kiềm chế không phát sinh lối đi tự mở, thu hẹp, từng bước và tiến tới xóa bỏ toàn bộ lối đi tự mở qua đường sắt hiện nay.

4. Theo dõi, cập nhật và lưu trữ hồ sơ lối đi tự mở.



Điều 15. Hồ sơ quản lý lối đi tự mở qua đường sắt

1. Mỗi lối đi tự mở qua đường sắt hiện nay phải được lập thành một hồ sơ để phục vụ quản lý. Hồ sơ các lối đi tự mở được lập theo yêu cầu nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đường sắt đi qua chủ trì, phối hợp với Cơ quan quản lý nhà nước quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức lập và thống nhất quản lý hồ sơ đi tự mở đường sắt tương ứng.

Điều 16. Tổ chức thực hiện các biện pháp để kiềm chế không phát sinh lối đi tự mở, thu hẹp, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt.

1. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trong hoạt động giao thông đường sắt và an toàn giao thông.

2. Lập kế hoạch và lộ trình thực hiện thu hẹp bề rộng lối đi, xóa bỏ lối đi tự mở theo quy định của Nghị định này.

3. Tăng cường các điều kiện đảm bảo an toàn giao thông tại lối đi tự mở:

a) Tổ chức giao thông phù hợp với mạng lưới giao thông khu vực, thực hiện các biện pháp hạn chế số lượng và tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ trước khi đi vào lối đi tự mở;

b) Thu hẹp bề rộng các lối đi tự mở qua đường sắt không cho phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ qua lại trừ mô tô hai bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện);

c) Duy trì đầy đủ các biển báo tại khu vực lối đi tự mở theo quy định.

4. Giảm số lượng, xóa bỏ các lối đi tự mở

a) Thực hiện xóa bỏ ngay các lối đi tự mở được xác định là điểm đen tai nạn giao thông đường sắt quy định tại Nghị định này.

b) Thực hiện theo lộ trình xóa bỏ các lối đi tự mở được xác định là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt hoặc cải tạo, nâng cấp các lối đi này thành các vị trí đường sắt giao nhau với đường bộ phù hợp với quy hoạch liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Xây dựng đường gom và hàng rào bảo vệ nối vào các đường ngang, các vị trí giao nhau khác mức để giảm số lượng lối đi tự mở qua đường sắt hiện nay.

5. Tổ chức thực hiện kiềm chế không phát sinh lối đi tự mở, thu hẹp bề rộng, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đường sắt đi qua chủ trì, phối hợp với Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức có trách nhiệm:

Thu hẹp bề rộng lối đi, xóa bỏ lối đi tự mở trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt của công trình đường sắt;

Thực hiện các quy định nêu tại khoản 1, khoản 2; điểm c khoản 3 Điều này.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra phát sinh lối đi tự mở qua đường sắt thuộc địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.

b) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đường sắt đi qua và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm:

Thu hẹp bề rộng lối đi, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt của công trình đường sắt thuộc phạm vi quản lý, khai thác, sử dụng.

Thực hiện các quy định nêu tại khoản 1, khoản 2; điểm a, c khoản 3 Điều này theo quy định của pháp luật.

c) Cơ quan quản lý nhà nước quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt phối hợp với các chủ thể nêu tại điểm a, b khoản 4 Điều này thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy định của luật Đường sắt.



Điều 17. Kinh phí thực hiện việc quản lý, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở, các đường ngang được xác định là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt

1. Kinh phí để quản lý, giảm, xóa bỏ đối với phần lối đi tự mở trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, các đường ngang trên đường sắt quốc gia được xác định là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt quy định tại Nghị định này được đảm bảo từ ngân sách nhà nước ở trung ương.

2. Kinh phí để quản lý, giảm, xóa bỏ đối với phần lối đi tự mở trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, các đường ngang trên đường sắt chuyên dùng hoặc các đường ngang do tổ chức, cá nhân sử dụng được xác định là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt quy định tại Nghị định này do Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm.

3. Kinh phí để quản lý, giảm, xóa bỏ đối với phần lối đi tự mở trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt do ngân sách địa phương chịu trách nhiệm. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương đảm bảo nguồn kinh phí này.

4. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở, các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt.

Điều 18. Lộ trình thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở, các đường ngang được xác định là điểm nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt

Lộ trình thu hẹp, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở, các đường ngang được xác định là điểm nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắtphải được duy trì liên tục thực hiện hàng năm bảo đảm lộ trình thực hiện như sau:

1. Đến năm 2020:

a) Hoàn thành việc phân loại, xác định các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Nghị định này;

b) Hoàn thành xây dựng hồ sơ quản lý đối với các lối đi tự mở, các đường ngang được xác định là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Nghị định này;

c) Hoàn thành việc giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt tại vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt;

d) Hoàn thành việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tại các đường ngang nguy hiểm; các biện pháp để tăng cường điều kiện đảm bảo an toàn giao thông tại lối đi tự mở theo quy định của Nghị định này;

đ) Hoàn thành xóa bỏ các điểm đen tai nạn giao thông đường sắt;

e) Kiểm tra rà soát các lối đi tự mở và các dự án liên quan đến an toàn giao thông đường sắt, đường bộ để điều chỉnh, lập kế hoạch thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở này.

g) Tập trung hoàn thành xóa bỏ các lối đi tự mở trên địa bàn khu vực đông dân cư thuộc các khu đoạn đường sắt có tốc độ và mật độ chạy tàu cao;

h) Hoàn thành thu hẹp chiều rộng xuống dưới 03 mét đối với toàn bộ các lối đi tự mở có chiều rộng từ 03m trở lên.

2. Đến năm 2025:

a) Hoàn thành xóa bỏ các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt;

b) Hoàn thành xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự mở còn lại.



Chương III

DANH MỤC PHỤ KIỆN, PHỤ TÙNG, VẬT TƯ, THIẾT BỊ DÙNG CHO ĐƯỜNG SẮT; NIÊN HẠN SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Điều 19. Danh mục phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt

Danh mục phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.



Điều 20. Niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt

1. Đối với đầu máy, và toa xe chở khách chạy trên chính tuyến của đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị: Không quá 35 năm.

2. Đối với toa xe hàng chạy trên đường sắt chính tuyến của đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng: không quá 40 năm.

3. Đối với các đầu máy dồn dịch trong ga, trong đề - pô, trong nội bộ nhà máy và các phương tiện chuyên dùng: Không quy định niên hạn sử dụng.

4. Đối với phương tiện nhập khẩu đã qua sử dụng: không quá 10 năm đối với toa xe khách, đầu máy, toa xe đường sắt đô thị và không quá 15 năm đối với toa xe hàng.

5. Trong một số trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

6. Thời điểm tính niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt được tính từ năm phương tiện đóng mới được cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tổ chức đăng kiểm.

Điều 21. Lộ trình thực hiện niên hạn của phương tiện giao thông đường sắt

1. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng trước ngày 31/12/2018 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2020.

2.Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ 01/01/2019 đến trước ngày 31/12/2019 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2021.

3. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ 01/01/2020 đến trước ngày 31/12/2020 sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2022.

4. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 01/01/2021 sẽ không được kéo dài thời gian hoạt động.

Chương IV

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT

Điều 22. Điều kiện kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt

Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

2. Có bộ phận phụ trách công tác an toàn và xây dựng quy trình quản lý an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt;



3. Điều kiện về nhân lực:

a) Có ít nhất 01 người quản lý, điều hành doanh nghiệp có trình độ đại học về chuyên ngành xây dựng công trình đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trực tiếp về quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt;

b) Người phụ trách bộ phận an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt có trình độ đại học về chuyên ngành xây dựng công trình đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trực tiếp về quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt;

c) Các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu do doanh nghiệp quản lý hoặc đi thuê của doanh nghiệp khác phải có bằng, chứng chỉ đạo tạo chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhận.



4. Điều kiện đối với phương tiện giao thông đường sắt: Các phương tiện giao thông đường sắt thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp đi thuê phải có đủ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt còn hiệu lực.

5. Kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc quản lý của doanh nghiệp phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng còn hiệu lực đã công bố.

Điều 23. Điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt.

3. Điều kiện đối với nhân lực:

a) Có ít nhất 01 người phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt;

b) Các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phải bảo đảm tiêu chuẩn và phải được huấn luyện nghiệp vụ an toàn lao động theo quy định của pháp luật;

c) Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm về khai thác vận tải đường sắt.

4. Các phương tiện giao thông đường sắt thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp đi thuê phải có đủ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trườnghoặc giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt còn hiệu lực.

5. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt phải có hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

Điều 24. Điều kiện kinh doanh đường sắt đô thị

Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

2. Hệ thống đường sắt đô thị khi kinh doanh, khai thác phải có chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định của pháp luật;



3. Có bộ phận phụ trách công tác an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt, công tác an toàn vận tải đường sắt;

4. Điều kiện về nhân lực

a) Có ít nhất 02 người quản lý, điều hành doanh nghiệp trong đó có 01 người có trình độ đại học về chuyên ngành xây dựng công trình đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trực tiếp về quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt; 01 người có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt;

b) Người phụ trách bộ phận an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt có trình độ đại học về chuyên ngành xây dựng công trình đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trực tiếp về quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt;

c) Cán bộ phụ trách bộ phận an toàn vận tải đường sắt có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt;

d) Các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu do doanh nghiệp quản lý hoặc đi thuê của doanh nghiệp khác phải có bằng, chứng chỉ đạo tạo chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhận.

5. Các phương tiện giao thông đường sắt thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp đi thuê phải có đủ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.

6. Có hợp đồng bảo hiểm hành khách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

Chương V

MIỄN, GIẢM GIÁ VÉ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI KHI ĐI TÀU

Điều 25. Đối tượng được miễn, giảm giá vé

1. Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945.

2. Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

3. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

4. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

5. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng.

6. Trẻ em dưới 6 tuổi;

7. Người cao tuổi.



Điều 26. Miễn, giảm giá vé cho từng đối tượng chính sách xã hội

1. Miễn vé áp dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi đi cùng người lớn. Trẻ em được miễn vé phải sử dụng chung chỗ của người lớn đi cùng. Mỗi người lớn được kèm không quá 02 (hai) trẻ em miễn vé đi cùng.

2. Giảm giá vé áp dụng cho các đối tượng sau đây:

a) Mức giảm 90% giá vé áp dụng cho người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng;

b) Mức giảm 30% giá vé áp dụng cho các đối tượng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; nạn nhân chất độc hóa học;

c) Giảm giá vé cho đối tượng là người khuyết tật đặc biệt nặng; người khuyết tật nặng; người cao tuổi thực hiện theo quy định của pháp luật về người khuyết tật và người cao tuổi.

3. Việc giảm giá vé quy định tại khoản 2 Điều này được áp dụng theo giá vé bán thực tế của loại chỗ, loại tàu mà đối tượng sử dụng.

4. Việc miễn, giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội quy định tại Điều 25 khi đi tàu khách liên vận quốc tế được thực hiện theo các quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.



Điều 27. Các quy định khác về miễn, giảm giá vé

1. Căn cứ điều kiện và thời gian cụ thể, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng đường sắt có thể mở rộng đối tượng được miễn, giảm giá vé và điều chỉnh mức giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội cho phù hợp nhưng bảo đảm không thấp hơn mức quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định này.

2. Trường hợp đối tượng chính sách xã hội đi tàu được hưởng từ 02 (hai) chế độ giảm giá vé trở lên thì chỉ được hưởng một chế độ giảm giá vé cao nhất.

3. Người được miễn, giảm giá vé tàu phải xuất trình giấy chứng nhận thuộc đối tượng quy định cùng giấy tờ tùy thân khi mua vé và khi đi tàu.

4. Việc miễn giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội quy định tại Điều 25 của Nghị định này khi đi tàu đường sắt đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có kinh doanh đường sắt đô thị quy định cụ thể.

Chương VI

DANH MỤC HÀNG NGUY HIỂM VÀ VẬN TẢI HÀNG NGUY HIỂM TRÊN ĐƯỜNG SẮT

Mục 1

HÀNG NGUY HIỂM

Điều 28. Phân loại hàng nguy hiểm

1. Căn cứ tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm được phân thành 09 loại và được chia thành các nhóm) sau đây:

a) Loại 1: Chất nổ. Bao gồm các nhóm

- Nhóm 1.1: Chất nổ.

- Nhóm 1.2: Vật liệu nổ công nghiệp.

b) Loại 2: Chất khí dễ cháy, độc hại. Bao gồm các nhóm

- Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.

- Nhóm 2.2: Khí ga độc hại.

c) Loại 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhậy.

d) Loại 4: Chất rắn dễ cháy. Bao gồm các nhóm

- Nhóm 4.1: Chất đặc dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ đặc khử nhậy.

Nhóm 4.2: Chất dễ tự bốc cháy.

Nhóm 4.3: Chất khi gặp nước tạo ra khí dễ cháy.

đ) Loại 5: Chất ô xy hóa. Bao gồm các nhóm

- Nhóm 5.1: Chất ô xy hóa.

- Nhóm 5.2: Hợp chất ô xit hữu cơ.

e) Loại 6: Chất độc hại, lây nhiễm. Bao gồm các nhóm

- Nhóm 6.1: Chất độc hại.

- Nhóm 6.2: Chất lây nhiễm.

g) Loại 7: Chất phóng xạ.

h) Loại 8: Chất ăn mòn.

i) Loại 9: Chất và hàng nguy hiểm khác.

2. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm (trừ trường hợp bao bì, thùng chứa loại chở ga, chất lỏng, dễ cháy cấp 1 và thể tích nhỏ hơn 0,5m3) chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi đã lấy hết hàng nguy hiểm cũng được coi là hàng nguy hiểm tương ứng.

Điều 29. Danh mục hàng nguy hiểm

1. Danh mục hàng nguy hiểm được phân theo loại, nhóm kèm theo mã số và số hiệu nguy hiểm do Liên hợp quốc quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

2. Mức độ nguy hiểm của mỗi chất trong danh mục hàng nguy hiểm được biểu thị bằng số hiệu nguy hiểm với một nhóm có từ hai đến ba chữ số quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này.

3. Danh mục hàng nguy hiểm do Chính phủ ban hành, Chính phủ điều chỉnh danh mục hàng nguy hiểm trong từng thời kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế trên cơ sở đề nghị của các cơ quan quy định tại Điều 31 Nghị định này.



Điều 30. Đóng gói, bao bì, thùng chứa, nhãn hàng, biểu trưng hàng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm

1. Hàng nguy hiểm thuộc loại bắt buộc đóng gói phải được đóng gói trước khi vận chuyển trên đường sắt. Việc đóng gói hàng nguy hiểm phải thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam và quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải đúng tiêu chuẩn và phải được dán biểu trưng hàng nguy hiểm. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng hàng nguy hiểm thực hiện theo quy định tại điểm 1 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.

3. Việc ghi nhãn hàng nguy hiểm thực hiện theo quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Trên hai bên thành phương tiện vận tải hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau thì phải dán đủ các biểu trưng của các loại hàng nguy hiểm đó. Trường hợp trên phương tiện có chở container hoặc xi-téc có chứa hàng nguy hiểm thì biểu trưng hàng nguy hiểm còn phải được dán trực tiếp lên container hoặc xi-téc đó.

5. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi mã số của Liên hợp quốc (mã số UN). Kích thước báo hiệu nguy hiểm quy định tại điểm 2 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng hàng nguy hiểm.

6. Việc đóng gói, bao bì, thùng chứa, nhãn hàng, biểu trưng hàng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm đối với việc vận chuyển chất phóng xạ còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ.

Điều 31. Trách nhiệm xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy định về hóa chất, hàng nguy hiểm

Trách nhiệm xây dựng, sửa đổi, bổ sung trình Chính phủ ban hành theo thẩm quyền quy định về danh mục hàng nguy hiểm, tiêu chuẩn đóng gói, bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm và những lưu ý cần thiết khi xếp, dỡ, vận tải hàng nguy hiểm được quy định như sau:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về các loại thuốc bảo vệ thực vật.

2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm về hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

3. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về các loại xăng dầu, khí đốt, hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm về chất phóng xạ.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm về các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.

Mục 2

VẬN TẢI HÀNG NGUY HIỂM

Điều 32. Quy định chung

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt phải tuân theo quy định của Luật Đường sắt và các luật khác có liên quan cùng Nghị định hướng dẫn.

2. Việc chạy tàu, lập tàu, dồn tàu trong quá trình vận tải hàng nguy hiểm phải tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, về tín hiệu đường sắt, về chạy tàu và công tác dồn đường sắt.

3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.



Điều 33. Vận tải hàng nguy hiểm trong trường hợp đặc biệt, phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh

Thủ tướng Chính phủ quyết định việc vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt trong các trường hợp sau đây:

1. Hàng phục vụ yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa.

2. Hàng quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế mà Việt Nam không là thành viên của Điều ước quốc tế với các nước, tổ chức quốc tế đó.



Điều 34. Điều kiện của người tham gia vận tải hàng nguy hiểm

1. Nhân viên điều độ chạy tàu, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, nhân viên tổ dồn (trưởng dồn; nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe; gác ghi), nhân viên hóa vận ga, lái tàu điều khiển phương tiện vận tải hàng nguy hiểm, thủ kho, người xếp, dỡ hàng nguy hiểm tại các ga, bãi hàng định kỳ một năm phải được tập huấn nghiệp vụ vận tải hàng nguy hiểm ít nhất một lần do các cơ quan quy định tại Điều 31 Nghị định này chủ trì và phối hợp với Bộ giao thông vận tải tổ chức.

2. Nội dung tập huấn liên quan đến từng nhóm hàng, loại hàng vận chuyển bao gồm:

a) Các đặc điểm và tính chất lý học, hóa học của hàng nguy hiểm;

b) Các quy định về dồn tàu, lập tàu, chạy tàu trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, về chạy tàu và công tác dồn đường sắt, về tín hiệu đường sắt liên quan đến từng loại hàng, nhóm hàng nguy hiểm;

c) Các yêu cầu về đảm bảo an toàn về lưu kho, xếp dỡ, bảo quản hàng nguy hiểm tại ga đường sắt và vận chuyển trên đường;

d) Xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình lưu kho, xếp dỡ, bảo quản và vận chuyển hàng nguy hiểm;



tải về 2.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương