Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015


Điều 10. Quy trình thu nộp thuế tại quầy giao dịch của ngân hàng phối hợp thu, ngân hàng ủy nhiệm thu, cơ quan kho bạc nhà nước



tải về 318.92 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích318.92 Kb.
#2248
1   2   3

Điều 10. Quy trình thu nộp thuế tại quầy giao dịch của ngân hàng phối hợp thu, ngân hàng ủy nhiệm thu, cơ quan kho bạc nhà nước

1. Người nộp thuế lập 01 (một) liên bảng kê nộp thuế theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư này, gửi ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước (trường hợp nộp thuế bằng tiền mặt trực tiếp tại cơ quan kho bạc nhà nước).

2. Trường hợp nộp thuế theo quyết định/ thông báo của cơ quan thuế, người nộp thuế có thể thay thế việc lập bảng kê nộp thuế bằng việc nộp bản quyết định/ thông báo gửi ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước nơi người nộp thuế thực hiện giao dịch. Ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước căn cứ thông tin trên quyết định/thông báo của cơ quan thuế để làm thủ tục thu thuế, cấp giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (mẫu số C1-02/NS ban hành kèm theo Thông tư này) cho người nộp thuế. Quyết định/thông báo của cơ quan thuế được lưu cùng giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước tại ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước.

3. Căn cứ bảng kê nộp thuế do người nộp thuế lập hoặc quyết định, thông báo của cơ quan thuế, ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước nhập thông tin mã số thuế vào chương trình thu thuế của ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước để truy xuất trên ứng dụng hoặc trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế dữ liệu về người nộp thuế và dữ liệu về khoản thuế.

a) Trường hợp sai khác về thông tin tên người nộp thuế, mã số thuế thì ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước đề nghị người nộp thuế kê khai lại cho khớp đúng với thông tin có trong dữ liệu của ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước.

Trường hợp tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế không có thông tin của người nộp thuế, ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước sử dụng mã số thuế tạm “0106680443”, đồng thời ghi mã số thuế do người nộp thuế khai báo trên bảng kê nộp thuế vào cuối phần tên người nộp thuế để phục vụ tra soát.

Trường hợp sai khác về thông tin địa chỉ: Ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước ghi nhận theo thông tin của người nộp thuế và hướng dẫn người nộp thuế thông báo lại địa chỉ mới với cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế.

b) Trường hợp sai khác các thông tin liên quan đến khoản nộp ngân sách nhà nước như tên khoản nộp (người nộp thuế kê khai tại cột “Nội dung khoản nộp NSNN” trên bảng kê nộp thuế), số tiền: Ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước ghi nhận theo thông tin của người nộp thuế.

Để bảo đảm cho việc hoàn thiện thông tin của các khoản nộp ngân sách nhà nước, ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước thực hiện đối chiếu tên các khoản nộp trong bảng kê nộp thuế với danh mục tên các khoản nộp trong danh mục mã tiểu mục, trường hợp phát hiện thông tin sai khác và không có khả năng kết nối giữa khoản nộp với mã tiểu mục của mục lục ngân sách nhà nước thì ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước đề nghị người nộp thuế xác nhận hoặc giải thích lại nội dung khoản nộp và điều chỉnh, bổ sung thông tin trong bảng kê nộp thuế để ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước ghi nhận đúng nội dung khoản nộp.

c) Đối với các thông tin khác thông tin hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này, ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước ghi nhận theo kê khai của người nộp thuế trên bảng kê nộp thuế.

4. Ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước đối chiếu số dư tài khoản trích tiền nộp thuế hoặc số tiền mặt nộp trực tiếp. Nếu đủ số tiền để thực hiện nộp thuế, ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước thực hiện trích tiền từ tài khoản hoặc thu tiền mặt, hoàn thiện chứng từ nộp thuế và cấp cho người nộp thuế 01 (một) liên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (mẫu số C1-02/NS ban hành kèm theo Thông tư này). Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước cấp cho người nộp thuế phải có đầy đủ thông tin người nộp thuế đã kê khai trên bảng kê nộp thuế hoặc thông tin trên quyết định/ thông báo của cơ quan thuế; thông tin ngày nộp thuế; chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt chứng từ nộp thuế.

Trường hợp số tiền trên tài khoản hoặc số tiền mặt của người nộp thuế nhỏ hơn số tiền ghi trên bảng kê nộp thuế thì ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước thông báo cho người nộp thuế biết để lập lại bảng kê nộp thuế với số tiền nộp phù hợp với số tiền trong tài khoản hoặc tiền mặt hiện có của người nộp thuế.

5. Trường hợp người nộp thuế đề nghị cơ quan kho bạc nhà nước trích tài khoản của người nộp thuế mở tại kho bạc nhà nước để nộp thuế, người nộp thuế lập chứng từ theo mẫu quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này. Căn cứ mã số thuế trên chứng từ do người nộp thuế lập, cơ quan kho bạc nhà nước truy xuất dữ liệu về người nộp thuế và dữ liệu về khoản thuế trên chương trình thu thuế của Kho bạc Nhà nước hoặc trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Trường hợp sai khác về thông tin tên người nộp thuế, mã số thuế, số tiền, các thông tin khác: Cơ quan kho bạc nhà nước thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

Đối với các nội dung khác, cơ quan kho bạc nhà nước thực hiện theo hướng dẫn về phương pháp ghi chép và quy trình luân chuyển chứng từ tại Thông tư số 08/2013/TT-BTCngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Điều 11. Quy trình thu nộp thuế tại quầy giao dịch của ngân hàng chưa phối hợp thu

1. Người nộp thuế lập chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo mẫu chứng từ giao dịch của ngân hàng, trong đó ghi đầy đủ các thông tin về người nộp thuế (tên, mã số thuế), cơ quan kho bạc nhà nước nơi nhận khoản thu ngân sách nhà nước (tên cơ quan kho bạc nhà nước, tên tài khoản thu, tên ngân hàng ủy nhiệm thu), chi tiết nội dung khoản nộp ngân sách nhà nước.

2. Ngân hàng đối chiếu số dư tài khoản trích tiền nộp thuế hoặc số tiền mặt nộp trực tiếp. Nếu đủ số tiền để nộp thuế, ngân hàng thực hiện trích tiền từ tài khoản hoặc thu tiền mặt, hoàn thiện chứng từ nộp thuế và cấp cho người nộp thuế 01 (một) liên chứng từ giao dịch. Chứng từ cấp cho người nộp thuế phải có đầy đủ thông tin người nộp thuế đã kê khai; thông tin ngày nộp thuế; chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt chứng từ giao dịch.

Trường hợp số tiền trên tài khoản hoặc số tiền mặt của người nộp thuế nhỏ hơn số tiền ghi trên chứng từ do người nộp thuế kê khai thì ngân hàng thông báo cho người nộp thuế biết để lập lại chứng từ giao dịch với số tiền nộp phù hợp với số tiền trong tài khoản hoặc tiền mặt hiện có của người nộp thuế.



Mục 3. XỬ LÝ THÔNG TIN THU NỘP, CHUYỂN TIỀN VÀO TÀI KHOẢN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 12. Xử lý thông tin thu nộp và chuyển tiền thuế vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại ngân hàng chưa phối hợp thu

1. Ngân hàng chưa phối hợp thu có trách nhiệm chuyển đầy đủ, chính xác thông tin do người nộp thuế kê khai trên chứng từ nộp thuế sang ngân hàng ủy nhiệm thu thông qua các kênh thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thông tin của từng chứng từ nộp thuế phải bao gồm:

(1) Tên, mã số thuế, địa chỉ của người nộp thuế.

(2) Tài khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Tài khoản thu hồi hoàn thuế GTGT.

(3) Tên Kho bạc Nhà nước nơi nhận khoản thu ngân sách nhà nước.

(4) Tên cơ quan quản lý thu.

(5) Thông tin liên quan đến khoản nộp ngân sách nhà nước:

- Số và ngày quyết định, số và ngày thông báo, tên cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, thông báo đối với khoản nộp;

- Kỳ thuế; tên loại thuế, tên khoản nộp; địa chỉ căn nhà, lô đất (nếu có); loại phương tiện, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy của máy bay, tàu thuyền, ôtô, xe máy (nếu có).

(6) Số tiền chi tiết của từng khoản nộp ghi nhận theo tiền VND hoặc ngoại tệ và tỷ giá.

(7) Ngày nộp thuế.

Ngoài 07 (bảy) loại thông tin bắt buộc nêu trên, ngân hàng chưa phối hợp thu có thể truyền các thông tin khác liên quan đến chứng từ nộp tiền phù hợp với nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng.

Ngân hàng chưa phối hợp thu không phải xác định thông tin mã chương, mã tiểu mục và mã tài khoản thu ngân sách theo nội dung khoản nộp trên chứng từ chuyển tiền.

2. Ngân hàng chưa phối hợp thu có trách nhiệm chuyển số tiền người nộp thuế đã nộp vào tài khoản của cơ quan kho bạc nhà nước mở tại ngân hàng ủy nhiệm thu và truyền thông tin người nộp thuế như sau:

a) Hạch toán và truyền thông tin nộp thuế cho ngân hàng ủy nhiệm thu ngay trong ngày làm việc đối với giao dịch nộp thuế thực hiện trong giờ làm việc của ngày làm việc đó.

b) Hạch toán và truyền thông tin nộp thuế cho ngân hàng ủy nhiệm thu chậm nhất là 9 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo đối với giao dịch nộp thuế thực hiện sau giờ làm việc hoặc trong các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động.

c) Đối với ngày cuối năm, ngân hàng chưa phối hợp thu có trách nhiệm phối hợp với ngân hàng ủy nhiệm thu để đảm bảo việc hạch toán số liệu khớp đúng ngay trong ngày cuối năm.

Điều 13. Xử lý thông tin thu nộp và chuyển tiền thuế vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại ngân hàng phối hợp thu

1. Ngân hàng phối hợp thu có trách nhiệm hoàn thiện, bổ sung thông tin chứng từ nộp thuế trên hệ thống phối hợp thu ngân sách theo thông tin tại danh mục dùng chung, dữ liệu về người nộp thuế và dữ liệu về khoản thuế được cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Các thông tin cần bổ sung, hoàn thiện bao gồm:

a) Bổ sung mã cơ quan kho bạc nhà nước nơi nhận khoản thu ngân sách nhà nước

Ngân hàng căn cứ tên cơ quan kho bạc nhà nước do người nộp thuế kê khai trên chứng từ nộp thuế và danh mục kho bạc nhà nước trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để thực hiện bổ sung mã cơ quan kho bạc nhà nước.

b) Bổ sung mã cơ quan quản lý thu

Ngân hàng căn cứ tên cơ quan quản lý thu do người nộp thuế kê khai trên chứng từ nộp thuế hoặc dữ liệu về khoản thuế và danh mục cơ quan thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để thực hiện bổ sung mã cơ quan quản lý thu.

c) Bổ sung mã tài khoản thu ngân sách

Ngân hàng căn cứ thông tin do người nộp thuế kê khai trên chứng từ nộp thuế hoặc dữ liệu về khoản thuế và danh mục mã tài khoản thu ngân sách nhà nước trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để thực hiện bổ sung mã tài khoản thu ngân sách.

d) Bổ sung mã chương

Trường hợp người nộp thuế nộp đúng các khoản phải nộp đã có trong dữ liệu về khoản thuế của người nộp thuế, ngân hàng lấy theo mã chương trong dữ liệu về khoản thuế.

Trường hợp người nộp thuế nộp các khoản chưa có trong dữ liệu về khoản thuế của người nộp thuế, ngân hàng lấy mã chương của khoản nộp là mã chương của người nộp thuế trong dữ liệu về người nộp thuế.

Trường hợp nộp các khoản thuế thu nhập cá nhân chưa có trong dữ liệu về khoản thuế của người nộp thuế, ngân hàng bổ sung mã chương của khoản nộp là “557” tương ứng với cơ quan quản lý thu là Cục Thuế, bổ sung mã chương của khoản nộp là “757” tương ứng với cơ quan quản lý thu là Chi cục Thuế.

Trường hợp nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chưa có trong dữ liệu về khoản thuế của người nộp thuế, ngân hàng bổ sung mã chương của khoản nộp là “026” đối với thông báo nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo Quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bổ sung mã chương của khoản nộp là “426” đối với thông báo nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Sau khi đã thực hiện các trường hợp nêu trên mà chưa xác định được mã chương, ngân hàng sử dụng mã chương tạm “999” để bổ sung thông tin mã chương cho khoản nộp.

đ) Bổ sung mã tiểu mục

Trường hợp người nộp thuế nộp đúng các khoản phải nộp đã có trong dữ liệu về khoản thuế của người nộp thuế, ngân hàng lấy theo mã tiểu mục trong dữ liệu về khoản thuế.

Trường hợp người nộp thuế nộp các khoản chưa có trong dữ liệu về khoản thuế của người nộp thuế, ngân hàng căn cứ nội dung các khoản nộp ngân sách do người nộp thuế kê khai và danh mục mã nội dung kinh tế (mã tiểu mục) trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để xác định mã tiểu mục tương ứng.

Sau khi đã thực hiện các trường hợp nêu trên mà chưa xác định được mã tiểu mục, ngân hàng sử dụng mã Tiểu mục tạm “9999” để bổ sung thông tin mã tiểu mục cho khoản nộp.

2. Ngân hàng phối hợp thu có trách nhiệm chuyển đầy đủ, chính xác thông tin do người nộp thuế kê khai trên chứng từ nộp thuế và thông tin bổ sung theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này sang ngân hàng ủy nhiệm thu. Thông tin của từng chứng từ nộp thuế phải bao gồm:

(1) Tên, mã số thuế, địa chỉ của người nộp thuế.

(2) Tài khoản thu ngân sách nhà nước, hoặc Tài khoản thu hồi hoàn thuế GTGT.

(3) Tên Kho bạc Nhà nước nơi nhận khoản thu ngân sách nhà nước.

(4) Mã và tên cơ quan quản lý thu.

(5) Thông tin liên quan đến khoản nộp ngân sách nhà nước:

- Số và ngày quyết định, số và ngày thông báo, tên cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, thông báo đối với khoản nộp.

- Kỳ thuế; tên loại thuế, tên khoản nộp; địa chỉ căn nhà, lô đất (nếu có); loại phương tiện, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy của máy bay, tàu thuyền, ôtô, xe máy (nếu có); mã chương, mã tiểu mục của từng loại thuế, khoản nộp.

- Mã chương, mã tiểu mục của từng loại thuế, khoản nộp.

(6) Số tiền chi tiết của từng khoản nộp ghi nhận theo tiền VND hoặc ngoại tệ và tỷ giá.

(7) Ngày nộp thuế.

Ngoài 07 (bảy) loại thông tin bắt buộc nêu trên, ngân hàng phối hợp thu có thể truyền các thông tin khác liên quan đến chứng từ nộp tiền phù hợp với nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng.

3. Ngân hàng phối hợp thu có trách nhiệm chuyển số tiền người nộp thuế đã nộp vào tài khoản thu ngân sách của cơ quan kho bạc nhà nước mở tại ngân hàng ủy nhiệm thu và truyền thông tin nộp thuế như sau:

a) Hạch toán và truyền thông tin nộp thuế cho ngân hàng ủy nhiệm thu ngay trong ngày làm việc đối với giao dịch nộp thuế thực hiện trong giờ làm việc của ngày làm việc đó.

b) Hạch toán và truyền thông tin nộp thuế cho ngân hàng ủy nhiệm thu chậm nhất là 9 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo đối với giao dịch nộp thuế thực hiện sau giờ làm việc hoặc trong các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động.

c) Đối với ngày cuối năm, ngân hàng phối hợp thu có trách nhiệm phối hợp với ngân hàng ủy nhiệm thu để đảm bảo việc hạch toán số liệu khớp đúng ngay trong ngày cuối năm.



Điều 14. Xử lý thông tin thu nộp và chuyển tiền thuế vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại ngân hàng ủy nhiệm thu

1. Ngân hàng ủy nhiệm thu hoàn thiện thông tin thu nộp ngân sách như sau:

a) Đối với giao dịch nộp tiền vào ngân sách nhà nước do người nộp thuế thực hiện trực tiếp với ngân hàng ủy nhiệm thu, ngân hàng hoàn thiện thông tin thu nộp ngân sách nhà nước theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

b) Đối với giao dịch nộp tiền vào ngân sách nhà nước do ngân hàng khác chuyển sang, ngân hàng ủy nhiệm thu thực hiện:

- Kiểm tra các thông tin về khoản nộp ngân sách. Nếu thiếu hoặc sai khác một trong các thông tin theo hướng dẫn tại Điều 12, Điều 13 Thông tư này hoặc sai khác về thông tin chuyển tiền so với số tiền chuyển vào tài khoản của cơ quan kho bạc nhà nước thì ngân hàng ủy nhiệm thu gửi thư tra soát với ngân hàng chuyển tiền để bổ sung, điều chỉnh thông tin cho phù hợp.

- Bổ sung thông tin đối với các khoản thu do ngân hàng chưa phối hợp thu chuyển sang, bao gồm: Mã cơ quan kho bạc nhà nước nhận khoản thu, mã cơ quan quản lý thu, mã tài khoản thu ngân sách, mã chương, mã tiểu mục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

2. Ngân hàng ủy nhiệm thu hạch toán chuyển tiền vào tài khoản của cơ quan kho bạc nhà nước và truyền thông tin thu nộp ngân sách nhà nước sang cơ quan kho bạc nhà nước như sau:

a) Đối với giao dịch nộp thuế hoặc giao dịch chuyển tiền trước giờ "cut off time" của ngày làm việc, ngân hàng hạch toán số tiền vào tài khoản của cơ quan kho bạc nhà nước ngay tại thời điểm phát sinh thực tế và truyền thông tin nộp ngân sách nhà nước sang cơ quan kho bạc nhà nước trong ngày làm việc.

b) Đối với giao dịch nộp thuế hoặc giao dịch chuyển tiền sau giờ "cut off time" của ngày làm việc hoặc trong ngày nghỉ theo quy định của pháp luật, ngân hàng hạch toán số tiền vào tài khoản của cơ quan kho bạc nhà nước ngay tại thời điểm phát sinh thực tế và truyền thông tin nộp ngân sách nhà nước sang cơ quan kho bạc nhà nước chậm nhất là 9 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo.

c) Đối với ngày cuối năm, ngân hàng ủy nhiệm thu có trách nhiệm phối hợp với cơ quan kho bạc nhà nước để bảo đảm việc hạch toán số liệu khớp đúng ngay trong ngày cuối năm.

d) Nội dung thông tin thu nộp ngân sách chuyển sang cơ quan kho bạc nhà nước thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

Điều 15. Xử lý thông tin thu nộp ngân sách nhà nước tại cơ quan kho bạc nhà nước

1. Đối với các khoản nộp ngân sách nhà nước thực hiện tại quầy giao dịch của cơ quan kho bạc nhà nước, cơ quan kho bạc nhà nước thực hiện:

a) Hoàn thiện thông tin thu nộp ngân sách nhà nước theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này đối với trường hợp nộp thuế bằng tiền mặt, hoặc theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này đối với trường hợp đề nghị trích tài khoản của người nộp thuế mở tại cơ quan kho bạc nhà nước để nộp thuế.

b) Hạch toán số tiền phát sinh vào tài khoản thu ngân sách hoặc tài khoản tương ứng theo quy định.

2. Đối với thông tin và số tiền do ngân hàng ủy nhiệm thu chuyển sang, cơ quan kho bạc nhà nước thực hiện kiểm tra các thông tin về khoản nộp ngân sách nhà nước. Nếu thiếu một trong các thông tin theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này thì cơ quan kho bạc nhà nước gửi thư tra soát với ngân hàng ủy nhiệm thu để bổ sung, điều chỉnh thông tin cho phù hợp.

3. Cơ quan kho bạc nhà nước tập hợp thông tin thu nộp ngân sách nhà nước để truyền sang cơ quan thuế bảng kê chứng từ nộp ngân sách nhà nước (mẫu số 04/BK-CTNNSban hành kèm theo Thông tư số 32/2014/TT-BTC ngày 11/03/2014 của Bộ Tài chính) bằng phương thức điện tử chậm nhất là 10 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo.

Nội dung từng khoản nộp ngân sách nhà nước truyền sang cơ quan thuế phải bảo đảm đầy đủ các thông tin sau:

(1) Tên, mã số thuế, địa chỉ của người nộp thuế.

(2) Tài khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Tài khoản thu hồi hoàn thuế GTGT.

(3) Cặp tài khoản kế toán ngân sách nhà nước hạch toán Nợ/ Có đối với khoản thu.

(4) Số và ngày quyết định, số và ngày thông báo, tên cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, thông báo đối với khoản nộp.

(5) Kỳ thuế; tên loại thuế, tên khoản nộp; địa chỉ căn nhà, lô đất (nếu có); loại phương tiện, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy của máy bay, tàu thuyền, ôtô, xe máy (nếu có); mã chương, mã tiểu mục của từng loại thuế, khoản nộp.

(6) Số tiền, loại tiền VND hoặc ngoại tệ (nguyên tệ và tỷ giá).

(7) Ngày nộp thuế.

4. Cơ quan kho bạc nhà nước nơi hạch toán khoản thu có trách nhiệm truyền bảng kê chứng từ nộp ngân sách nhà nước (mẫu số 04/BK-CTNNS ban hành kèm theo Thông tư số 32/2014/TT-BTC ngày 11/03/2014 của Bộ Tài chính) cho các cơ quan quản lý thu tương ứng với thông tin kê khai trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước.

5. Đối với các khoản thu nội địa không do cơ quan thuế quản lý thu, cơ quan kho bạc nhà nước có trách nhiệm tập hợp riêng theo từng cơ quan quản lý khoản thu trên bảng kê chứng từ nộp ngân sách nhà nước (mẫu số 04/BK-CTNNS ban hành kèm theo Thông tư số 32/2014/TT-BTC ngày 11/03/2014 của Bộ Tài chính) và chuyển sang cơ quan thuế đồng cấp để cơ quan thuế hạch toán số thu nội địa trên địa bàn.



Điều 16. Tiếp nhận, xử lý thông tin thu nộp ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế

1. Cơ quan thuế tiếp nhận thông tin thu nộp ngân sách từ cơ quan kho bạc nhà nước chuyển sang, kiểm tra chữ ký điện tử và thông tin chi tiết trên bảng kê chứng từ nộp ngân sách nhà nước, tiếp nhận vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế để hạch toán số thu ngân sách và số đã nộp của người nộp thuế.

2. Cơ quan thuế thực hiện tra soát, xử lý sai sót và điều chỉnh thông tin các khoản thu nộp ngân sách nhà nước với cơ quan kho bạc nhà nước, người nộp thuế theo hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư này.

3. Định kỳ ngày 15 hàng tháng hoặc ngày làm việc tiếp theo nếu ngày 15 là ngày nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan thuế thông báo các khoản nộp ngân sách trong tháng trước đã được ghi nhận trong hệ thống quản lý thuế cho người nộp thuế qua tài khoản giao dịch thuế điện tử do Tổng cục Thuế cấp cho người nộp thuế.



Điều 17. Xử lý sai sót, tra soát, điều chỉnh thông tin thu nộp thuế

1. Nguyên tắc xử lý sai sót

a) Sai sót phát sinh hoặc được phát hiện tại đơn vị nào thì đơn vị đó phải chủ động xác định nguyên nhân sai sót, khắc phục hậu quả, đồng thời gửi văn bản tra soát hoặc thông báo đến các đơn vị liên quan để phối hợp, xử lý theo quy định.

Việc xử lý sai sót phải được thực hiện ngay trong ngày phát hiện sai sót, trường hợp đã hết thời gian điều chỉnh trong ngày thì chậm nhất phải xử lý trong ngày làm việc tiếp theo ngày phát hiện sai sót.

b) Các khoản tiền chuyển thừa, chuyển thiếu được xử lý theo quy định về xử lý sai sót trong thanh toán của ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

c) Trường hợp phát sinh sai sót thông tin trong hạch toán thu nộp ngân sách nhà nước, ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước không được hoàn lại tiền cho người nộp thuế. Ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước có trách nhiệm thực hiện tra soát, hoàn thiện thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước theo quy định xử lý sai sót trong thanh toán, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc ghi nhận các khoản nộp ngân sách cho người nộp thuế.

d) Trường hợp thông tin thu nộp ngân sách nhà nước đã được cơ quan kho bạc nhà nước truyền sang cơ quan thuế, thông tin điều chỉnh chứng từ hoặc trả lại chứng từ có liên quan đều phải truyền cho cơ quan thuế để theo dõi, xử lý điều chỉnh cho phù hợp.

đ) Trường hợp người nộp thuế thực hiện trùng giao dịch nộp thuế điện tử từ 02 (hai) lần trở lên cho 01 (một) khoản nộp trong một ngày thì người nộp thuế liên hệ với ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước phục vụ người nộp thuế để đề nghị điều chỉnh lại còn một lần nộp thuế. Trường hợp số thuế của giao dịch trùng đã được hạch toán nộp vào ngân sách nhà nước, người nộp thuế được lựa chọn để số tiền đó nộp cho các khoản nghĩa vụ còn phải nộp hoặc đề nghị hoàn theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

e) Việc tra soát liên quan đến điều chỉnh thông tin đã được cơ quan kho bạc nhà nước hạch toán thu ngân sách nhà nước thực hiện như sau:

- Trường hợp cơ quan thuế phát hiện sai sót, cơ quan thuế lập giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước (mẫu số C1-07/NS ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTCngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện điều chỉnh.

- Trường hợp cơ quan kho bạc nhà nước phát hiện sai sót, cơ quan kho bạc nhà nước có trách nhiệm điều chỉnh thông tin và gửi thông báo sang cơ quan thuế để cơ quan thuế điều chỉnh thông tin thu nộp ngân sách nhà nước. Cơ quan kho bạc nhà nước có trách nhiệm lập thư tra soát đối với các khoản đã hạch toán vào tài khoản chờ xử lý các khoản thu của cơ quan thuế để cơ quan thuế bổ sung thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước.

- Trường hợp tra soát với người nộp thuế, các cơ quan phát hiện sai sót sử dụng thư tra soát (mẫu số C1-11/NS ban hành kèm theo Thông tư này).

g) Ngân hàng, cơ quan kho bạc nhà nước, cơ quan thuế có trách nhiệm giải quyết nội dung tra soát trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được đề nghị tra soát hoặc điều chỉnh.

2. Thực hiện tra soát và điều chỉnh thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước

a) Đối với người nộp thuế

Trường hợp người nộp thuế phát hiện khai không chính xác các thông tin trên chứng từ nộp thuế, người nộp thuế phối hợp với ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước phục vụ người nộp thuế để xử lý sai sót trong việc nộp tiền vào ngân sách.

Trường hợp người nộp thuế phát hiện sai sót liên quan đến khoản nộp ngân sách nhà nước đã được cơ quan thuế hạch toán và thông báo, người nộp thuế lập thư tra soát (mẫu số C1-11/NS ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo chứng từ nộp thuế hoặc thông tin liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh sai sót gửi cơ quan thuế.

b) Đối với ngân hàng chưa phối hợp thu hoặc ngân hàng phối hợp thu

Khi nhận được thư tra soát từ người nộp thuế, ngân hàng chưa phối hợp thu hoặc ngân hàng phối hợp thu có trách nhiệm thực hiện tra soát và điều chỉnh sai sót theo quy định về xử lý sai sót trong thanh toán. Trường hợp đã chuyển tiền và thông tin nộp ngân sách sang ngân hàng ủy nhiệm thu, nếu phát hiện sai sót thì ngân hàng chưa phối hợp thu hoặc ngân hàng phối hợp thu lập thư tra soát với ngân hàng ủy nhiệm thu để thực hiện tra soát và điều chỉnh sai sót theo quy trình thanh toán giữa các ngân hàng.

c) Đối với ngân hàng ủy nhiệm thu

Khi nhận được thư tra soát từ ngân hàng chưa phối hợp thu hoặc từ ngân hàng phối hợp thu, ngân hàng ủy nhiệm thu có trách nhiệm thực hiện tra soát và điều chỉnh sai sót theo quy định về xử lý sai sót trong thanh toán; đồng thời gửi thông tin đã điều chỉnh cho cơ quan kho bạc nhà nước (nếu chứng từ đã được truyền sang cơ quan kho bạc nhà nước) để điều chỉnh sai sót liên quan đến hạch toán khoản nộp tại cơ quan kho bạc nhà nước.

Trường hợp chuyển thừa tiền (so với số tiền khách hàng nộp), ngân hàng gửi thư tra soát sang cơ quan kho bạc nhà nước. Căn cứ nội dung tra soát của ngân hàng, cơ quan kho bạc nhà nước trả lại tiền thừa cho ngân hàng. Trường hợp chuyển thiếu tiền, ngân hàng thực hiện chuyển bổ sung cho đủ số tiền phải nộp ngân sách nhà nước về tài khoản của cơ quan kho bạc nhà nước, bảo đảm các thông tin hạch toán khớp đúng thông tin đã hạch toán trước đó.

d) Đối với cơ quan kho bạc nhà nước

Khi đã hạch toán thu ngân sách nhà nước và chuyển thông tin thu ngân sách nhà nước sang cơ quan thuế, nếu phát hiện sai sót thì cơ quan kho bạc nhà nước có trách nhiệm điều chỉnh thông tin và gửi thông báo sang cơ quan thuế để cơ quan thuế điều chỉnh thông tin quản lý.

Khi nhận được thư tra soát từ người nộp thuế/ cơ quan thuế/ ngân hàng thì cơ quan kho bạc nhà nước có trách nhiệm tra soát, điều chỉnh thông tin và thông báo với các cơ quan liên quan để điều chỉnh thông tin thu nộp ngân sách nhà nước.

Cơ quan kho bạc nhà nước có trách nhiệm lập thư tra soát bằng phương thức điện tử đối với các khoản đã hạch toán vào tài khoản chờ xử lý các khoản thu của cơ quan thuế để cơ quan thuế bổ sung thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước.

đ) Đối với cơ quan thuế

Khi nhận được thư tra soát từ người nộp thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm tra soát thông tin thu nộp và lập giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước (mẫu số C1-07/NS ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) gửi cơ quan kho bạc nhà nước để thực hiện điều chỉnh; sau khi cơ quan kho bạc nhà nước đã điều chỉnh, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết.

Khi nhận được đề nghị tra soát của cơ quan kho bạc nhà nước, cơ quan thuế có trách nhiệm xác nhận hoặc bổ sung thông tin hạch toán thu ngân sách gửi cơ quan kho bạc nhà nước để làm căn cứ điều chỉnh thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước tại cơ quan kho bạc nhà nước.

Căn cứ thông tin tra soát, xác nhận, điều chỉnh của ngân hàng hoặc cơ quan kho bạc nhà nước, cơ quan thuế điều chỉnh số tiền chậm nộp phù hợp với ngày nộp thuế thực tế phát sinh.



Каталог: Uploaded -> phungthithuhuyen
phungthithuhuyen -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
phungthithuhuyen -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
phungthithuhuyen -> BỘ TÀi chính số: 57 /2014 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
phungthithuhuyen -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
phungthithuhuyen -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
phungthithuhuyen -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
phungthithuhuyen -> BỘ TÀi chính số: 1079 /QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
phungthithuhuyen -> BỘ TÀi chính số: 133/2014/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
phungthithuhuyen -> BỘ TÀi chính bộ TƯ pháP
phungthithuhuyen -> Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

tải về 318.92 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương