Căn cứ Luật Giáo dục 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Chức năng 3: Chức năng giáo dục và phát triển người học



tải về 1.12 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.12 Mb.
#1899
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

1.3. Chức năng 3: Chức năng giáo dục và phát triển người học.

Chức năng giáo dục và phát triển của quá trình đánh giá kết quả học tập thể hiện bản chất nhân bản và tiến bộ của một nền giáo dục. Thực hiện được chức năng này, đánh giá có thể góp phần hình thành động cơ học tập cho người học và phát triển nhân cách của người học.



Động viên người học: Động viên người học là tạo động lực thúc đẩy học sinh học tập ngày càng hứng thú và hiệu quả hơn. Tâm lý học sư phạm chia động lực thành hai loại chính: Động lực bên ngoài (thuộc khách quan) và động lực bên trong (thuộc chủ quan người học). Việc cho điểm, nhận xét hay xếp hạng, xếp loại học sinh trong đánh giá kết quả học tập được xếp vào loại hoạt động khích lệ, là nhân tố thúc đẩy bên ngoài. Trên thực tế, việc quá đề cao các biện pháp khích lệ này hoặc áp dụng chúng thái quá sẽ dẫn đến hậu quả là người học sẽ điều chỉnh mục đích hoạt động học tập của mình. Lúc này họ có thể sẽ học vì điểm số hay vì muốn được xếp hạng cao, và tai hại hơn khi họ xem điểm số là mục tiêu quan trọng bậc nhất của sự học. Điều bản chất là thông qua nhân tố bên ngoài này giáo viên hãy giúp học sinh có thể hiểu rõ hơn về bản thân họ: Năng lực và những phẩm chất học tập hiện tại, khả năng phát triển trong tương lai. Nhờ vậy, các em dần dần tự tin hơn vào bản thân, tham gia vào việc học với mục đích rõ ràng hơn, tự trọng hơn và phát triển động cơ học tập (lòng mong muốn học tập cho sự phát triển của bản thân). Muốn như vậy, hoạt động kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên và thông tin làm căn cứ cho đánh giá phải đa dạng, khách quan.

Đánh giá góp phần phát triển toàn diện để chuẩn bị cho người học vào đời: Mục tiêu đánh giá và sự rõ ràng của các chuẩn mực cũng như tiêu chí đánh giá ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của việc học tập. Giáo dục và phát triển toàn diện cho người học là mục tiêu hàng đầu và tổng quát của chương trình giáo dục Tiểu học. Do vậy, khi đánh giá học sinh ở Tiểu học cần nhận thức sâu sắc về quan điểm giáo dục toàn diện này. Muốn cho việc đánh giá có thể góp phần phát triển toàn diện cho người học, thì cần phải thực hiện một cách hệ thống và nhất quán những điều dưới đây:

- Quá trình dạy học phải xác định được khối lượng học tập hợp lý cho học sinh để không đẩy các em vào thế học thuộc lòng, hay học đối phó, học chỉ để có điểm, chỉ để Biết chứ không để HiểuÁp dụng.

- Kết quả học tập cần được đánh giá một cách hiệu quả, đáng tin cậy để có tác dụng hướng dẫn và khuyến khích các phương pháp học tập tích cực, ủng hộ các thói quen học tập có giá trị.

- Phương pháp, công cụ đánh giá cần đa dạng (trắc nghiệm, tự luận, học nhóm, làm đề án, trò chơi, bài tập giải quyết vấn đề...) để khích thích người học tự bổ sung, phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống cũng như nghề nghiệp về sau. Ngoài các kỹ năng học tập, việc đánh giá kết quả học tập cũng cần góp phần phát triển cho người học những kỹ năng và phẩm chất xã hội như kỹ năng giao tiếp, làm việc hợp tác, ý thức cộng đồng, lòng tự trọng... Đây là những nhân tố quan trọng đối với con người trong xã hội hiện nay, giúp cho học sinh biết cách sống, cách làm việc với những người xung quanh.


II. NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC:

Việc đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học phải tuân thủ 7 nguyên tắc sau đây:



2.1. Nguyên tắc khách quan: Là những quy tắc cần được thực hiện trong khi kiểm tra và đánh giá để bảo đảm cho kết quả thu thập được ít chịu ảnh hưởng từ những yêu tố khác với mục tiêu và nội dung cần đánh giá. Sau đây là một số quy tắc thực hiện nguyên tắc khách quan:

- Kết hợp kiểm tra định tính với kiểm tra định lượng.

- Kết hợp nhiều kỹ thuật đánh giá khác nhau (đánh giá truyền thống với đánh giá hiện đại) nhằm hạn chế tối đa các nhược điểm của một loại hình đánh giá.

- Bảo đảm môi trường, cơ sở vật chất không ảnh hưởng đến việc thực hiện các bài tập đánh giá của học sinh.

- Kiểm soát các yếu tố khác ngoài khả năng thực hiện bài tập đánh giá của học sinh có thể ảnh hưởng đến kết quả làm bài hay thực hiện hoạt động của học sinh. Các yếu tố khác đó có thể là trạng thái sức khoẻ, tâm lý lúc làm bài hay thực hiện hoạt động; ngôn ngữ diễn đạt trong bài kiểm tra; độ dài bài kiểm tra; sự quen thuộc với bài kiểm tra (làm 1 bài kiểm tra mà trước đây học sinh đã được làm hoặc đã được ôn tập) - việc đã được chuẩm bị kỹ trước khi kiểm tra.

- Những phán đoán giá trị và quyết định về việc học của học sinh phải được xây dựng trên ba cơ sở sau:

+ Kết quả học tập thu thập được một cách hệ thống trong quá trình dạy học;

+ Các tiêu chí đánh giá với các mức độ đạt được một cách rõ ràng;

+ Sự kết hợp và sự cân bằng giữa hai loại đánh giá: Thường xuyên và tổng kết, hay nói cách khác là đánh giá quá trình và đánh giá sản phẩm học tập.

2.2. Nguyên tắc công bằng: Là hệ thống các quy tắc cần được thực hiện trong đánh giá kết quả học tập nhằm bảo đảm rằng những học sinh thực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực trong học tập sẽ nhận được những đánh giá kết quả như nhau. Sau đây là một số quy tắc nhằm bảo đảm tính công bằng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập:

- Mọi học sinh được làm việc đều đặn trên các nhiệm vụ hay bài tập bổ trợ và năng cao để giúp mỗi em có thể tích cực vận dụng phát triển kiến thưc và kỹ năng đã học.

- Đề bài kiểm tra phải cho mọi học sinh cơ hội chứng tỏ khả năng áp dụng những kiến thức, kỹ năng mà các em đã học vào đời sống hàng ngày và giải quyết vấn đề.

- Đối với những bài kiểm tra nhằm thu thập những thông tin để đánh giá xếp loại học sinh, giáo viên cần phải bảo đảm rằng hình thức bài kiểm tra là quen thuộc với mọi học sinh. Ví dụ: Hình thức kiểm tra lựa chọn hoặc điền vào chỗ trống chỉ nên sử dụng khi mọi học sinh đã biết cách làm các dạng bài đó. Mặt khác, ngôn ngữ sử dụng trong bài kiểm tra phải đơn giản, rõ ràng, phù hợp với trình độ của học sinh. Nếu có hình ảnh, hoặc sơ đồ, bảng biểu thì chúng cần được thể hiện sáng rõ và bài kiểm tra không nên chứa những hàm ý đánh đố học sinh. Những yêu cầu này nhằm tạo điều kiện bảo đảm cho các kết quả kiểm tra thu nhận được sẽ thể hiện đúng mục tiêu cần đánh giá chứ không phải thể hiện khả năng học sinh có vượt qua được những trở ngại do cách trình bày của bài kiểm tra tạo ra.

- Đối với các bài kiểm tra kiểu thực hành hay tự luận, thang điểm hay thang đánh giá cần được xây dựng cẩn thận sao cho việc chấm điểm hay xếp loại cũng như ghi nhận xét kết quả phản ánh đúng khả năng làm bài của người học.
2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện: Là hệ thống các quy tắc cần được thực hiện trong quá trình đánh giá thành quả học tập của học sinh Tiểu học nhằm đảm bảo kết quả học sinh đạt được qua kiểm tra phản ánh được các mặt đức - trí - thể - mỹ của các em cũng như nhiều mức độ nhận thức khác nhau trong hoạt động học tập của học sinh. Sau đây là một số quy tắc nhằm bảo đảm tính toàn diện trong đánh giá thành quả học tập của học sinh:

- Nội dung kiểm tra cần bao quát được các trọng tâm của phần học, phần chương trình hay bài học mà ta muốn đánh giá.

- Công cụ đánh giá cần đa dạng.

- Mục tiêu đánh giá cần bao quát các kết quả học tập với những mức độ nhận thức từ đơn giản đến phức tạp: Nhớ/nhận biết, hiểu, vận dụng, phân tích - tổng hợp - đánh giá.

- Các bài tập hoặc hoạt động đánh giá không chỉ đánh giá kiến thức, kỹ năng môn học mà còn đánh giá các phẩm chất trí tuệ và tình cảm cũng như những kỹ năng xã hội.
2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống: Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống trong quá trình đánh giá kết quả học tập đòi hỏi:

- Việc xác định và làm rõ các mục tiêu, tiêu chí đánh giá phải được đặt ở mức ưu tiên cao hơn công cụ và tiến trình đánh giá.

+ Không bao giờ được thực hiện đánh giá khi chưa xác định nội dung và mục đích đánh giá vì giá trị của các kết quả đạt được không chỉ phụ thuộc vào mặt kỹ thuật của việc thiết kế và sử dụng các công cụ đánh giá, mà trước hết là phụ thuộc vào việc xác định rõ cần phải đánh giá cái gì và tại sạo.

+ Chuẩn bị đánh giá phải phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của chương trình dạy học trong từng thời gian cụ thể.

+ Chuẩn đánh giá phải phù hợp với mọi đối tượng học sinh (mạc dù con đường đạt chuẩn của từng đối tượng có thể có những đặc điểm khác nhau).

+ Chuẩn đánh giá phải phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể của số đông các trường bình thường.

- Kỹ thuật đánh giá phải được lựa chọn dựa trên mục đích đánh giá. Rất nhiều khi một kĩ thuật đánh giá được lựa chọn chỉ vì nó thuận tiện, dễ sử dụng, hoặc quen thuộc với người đánh giá, tất cả những điều này đều quan trọng, nhưng điều quan trọng nhất trong việc lựa chọn một kĩ thuật đánh giá phù hợp là xem xét kĩ thuật ấy có đo lường được một cách hiệu quả nhất những gì mà ta cần đánh giá hay không. Bởi vì, một công cụ hay kĩ thuật đánh giá chỉ thích hợp nhất cho một vài mục đích cụ thể.

- Đánh giá phải phản ánh đúng giá trị của người học, về việc học. Tiến trình đi từ việc thu thập tư liệu, thông tin đến việc đưa ra những kết luận về việc học của học sinh cần phải được tường minh.

- Đánh giá là công việc thường xuyên trong quá trình dạy học và giáo dục. Mục tiêu và phương pháp đánh giá phải tương thích với mục tiêu và phương pháp giảng dạy... Chẳng hạn, để người học có thể thành công trong các bài kiểm tra hay các hoạt động đánh giá đòi hỏi người học phải biết áp dụng kiến thức hoặc biết tự xây dựng các giải pháp riêng cho mình khi giải quyết vấn đề, thì trong lúc học, người học phải được khuyến khích, được tạo điều kiện tìm tòi, xây dựng và phát hiện ý nghĩa của các khái niệm, của các kiến thức.

- Kết hợp kiểm tra thường xuyên với kiểm tra định kỳ.

- Độ khó của các bài tập hay hoạt động đánh giá phải ngày càng cao theo sự phát triển cấp lớp.
2.5. Nguyên tắc bảo đảm tính công khai: Đánh giá phải là một tiến trình công khai. Theo yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm tính công khai, các tiêu chuẩn và yêu cầu đánh giá các nhiệm vụ hay bài tập, bài kiẻm tra, bài thi cần được công bố đến học sinh trước khi họ thực hiện. Các yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá này có thể được thông báo miệng, hoặc được thông báo chính thức qua những văn bản hướng dẫn làm bài. Học sinh cũng cần biết cách tiến hành các nhiệm vụ để đạt được tốt các tiêu chuẩn và yêu cầu đã định. Việc công khai các yêu cầu hoặc tiêu chí đánh giá các hoạt động hoặc bài tập tạo điều kiện cho người học nhận ra rõ ràng hướng phấn đấu để đạt thành công trong khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mặt khác, việc công khai các tiêu chí đánh giá tạo điều kiện cho người học có cơ sở để xem xét tính chính xác, tính thích hợp của các đánh giá của giáo viên, cũng như tham gia đánh giá kết quả học tập của bạn học và của bản thân. Nhờ vậy, việc bảo đảm tính công khai sẽ góp phần làm cho hoạt động kiểm tra, đánh giá trong nhà trường khách quan và công bằng hơn.
2.6. Nguyên tắc bảo đảm tính giáo dục: Đánh giá nhất thiết phải góp phần nâng cao việc học tập và khả năng tự học, tự giáo dục của học sinh. Học sinh có thể học từ những đánh giá của giáo viên và từ những điều đã học được, học sinh định ra cách tự điều chỉnh hành vi học tập về sau của bản thân. Ví dụ: nếu trọng tâm của đánh giá là cách diễn đạt ý tưởng mạch lạc, là cách dùng các từ nối một cách hợp lí...thì người học có thể học được cái gì đó về cách diễn đạt ý tưởng mạch lạc và sử dụng các từ nối thích hợp sau khi các em nhận được bài tập làm văn có lời nhận xét của giáo viên liên quan đến trọng tâm ấy. Muốn vậy, giáo viên cần làm cho bài kiểm tra sau khi được chấm điểm trở nên có ích đối với học sinh bằng cách ghi lên bài kiểm tra những ghi chú về:

- Hoạt động.

- Ngày tháng.

- Những gì người học đã làm được.

- Những gì người học có thể làm được.

- Những gì người học có thể hỗ trợ thêm.

- Những gì học sinh cần làm thêm.

Nhờ vậy, nhìn vào bài làm của mình, học sinh nhận thấy được sự tiến bộ của bản thân, những gì cần cố gắng hơn trong môn học, cũng như nhận thấy sự khẳng định của giáo viên về khả năng của họ. Điều này có một tác dụng động viên người học rất lớn, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chức năng giáo dục và phát triển của đánh giá giáo dục.



2.7. Nguyên tắc bảo đảm tính phát triển: Xét về bản chất nhân bản của giáo dục, có thể nói dạy học là phát triển. Nói cách khác, giáo dục là quá trình giúp những cá nhân trong xã hội phát triển những tiềm năng của mình để trở thành người có ích.

Trong dạy học, để giúp cho việc đánh giá kết quả học tập có tác dụng phát triển các năng lực của người học một cách bền vững, cần thực hiện tốt các điều sau:

- Công cụ đánh giá tạo điều kiện cho học sinh khai thác vận dụng các kiến thức, kĩ năng liên môn và xuyên môn.

- Phương pháp và công cụ đánh giá góp phần kích thích lối dạy phát huy tinh thần tự lực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập, chú trọng thực hành, rèn luyện và phát triển kĩ năng.

- Đánh giá hướng đến việc duy trì sự phấn đấu và tiến bộ của người học cũng như góp phần phát triển động cơ học tập đúng đắn trong người học.

- Qua những phán đoán, nhận xét về việc học tập của học sinh, người giáo viên nhất thiết phải giúp cho các em nhận ra chiều hướng phát triển trong tương lai của bản thân, nhận ra những tiềm năng của mình, nhờ vậy thúc đẩy các em phát triển lòng tự tin, tự trọng và ý hướng phấn đấu học tập, hình thành năng lực tự đánh gía cho học sinh.


III. NỘI DUNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:
Chương trình giáo dục phổ thông - cấp tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) xác đinh rõ về đánh giá kết quả giáo dục tiểu học như sau:
1. Đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo duc toàn diện, động viên, khuyến khích học sinh chăm học và tự tin trong học tập.
2. Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp học cần phải:

+ Bảo đảm tính toàn diện, khoa hoc, khách quan, trung thực.

+ Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, ở toàn cấp học để xây dựng công cụ đánh giá thích hợp.

+ Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ; giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.

+ Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự uận và các hình thức đánh giá khác.
3. Các môn học Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên; các môn học và hoạt động giáo dục khác được đánh giá bằng nhận xét của giáo viên.
Chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học cũng xác định: "Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiẻu về kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Chuẩn kiến thức, kỹ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học. Yêu cầu về thái độ được xác định cho từng lớp và cho cả cấp học. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giáo dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của chương trình Tiểu học; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục."

Các căn cứ hướng dẫn khác:

+ Công văn số 624/BGDĐT-GDTH, ngày 05/02/2009 của Bộ Giáo dục và đào tạo V/v: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở TH

+ Tài liệu tập huấn "Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng" (tháng 12/2008 của Vụ GDTH, Bộ Giấo dục và Đào tạo).

+ Tài liệu, Công văn hướng dẫn ra đề KTĐK,...

Đề kiểm tra (giữa kỳ, cuối kỳ, cuối năm) đối với các môn đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét:

+ Thực hiện theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung đề kiểm tra bám sát Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình;

+ Đảm bảo tính phân hoá, cá thể hoá tới từng đối tượng, từng mặt hoạt động của học sinh;

+ Khuyến khích tinh thần tự học và ý thức sáng tạo của học sinh, giảm yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng, nhớ máy móc nhiều sự kiện, số liệu, câu văn, bài văn mẫu.

+ Kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận và trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá, tránh lạm dụng hình thức trắc nghiệm.


IV. VĂN BẢN QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HỌC SINH TIỂU HỌC:
Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay không phải là một chủ chương hoàn toàn mới về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học mà là kết quả của một lộ trình bắt đầu từ năm học 2002-2003. Cùng với việc triển khai đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông, từ năm học 2002-2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thí điểm đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học ở một số tỉnh, thành phố. Từ thực tế thí điểm đó, Bộ đã lần lượt ra các quyết định tạm thời quy định việc đánh giá, xếp loại tương ứng với lớp triển khai chương trình mới, cụ thể như:
- Năm học 2002-2003:

+ Lớp 1: Thực hiện theo Quyết định số 37/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 03/9/2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Về việc ban Quy định tạm thời về đánh giá, xếp loại học sinh lớp 1.

+ Lớp 2, 3, 4, 5: Thực hiện theo qui định Thông tư số: 15/GD-ĐT, ngày 02/8/1995 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Về việc hướng dẫn đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.

- Năm học 2003-2004:

+ Lớp 1, 2: Thực hiện theo Quyết định số 44/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 26/9/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Về việc ban Quy định tạm thời về đánh giá, xếp loại học sinh lớp 1, lớp 2.

+ Lớp 3, 4, 5: Thực hiện theo qui định Thông tư số: 15/GD-ĐT, ngày 02/8/1995 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Về việc hướng dẫn đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.

- Năm học 2004-2005:

+ Lớp 1, 2, 3: Thực hiện theo Quyết định số 29/2004/QĐ-BGD&ĐT, ngày 01/9/2004 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Về việc ban Quy định tạm thời về đánh giá, xếp loại học sinh lớp 1, lớp 2, 3.

+ Lớp 4, 5: Thực hiện theo qui định Thông tư số: 15/GD-ĐT, ngày 02/8/1995 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Về việc hướng dẫn đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.

- Năm học 2005-2006:

+ Lớp 1, 2, 3, 4: Thực hiện theo Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT, ngày 30/9/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Về việc ban Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.

+ Lớp 5: Thực hiện theo qui định Thông tư số: 15/GD-ĐT, ngày 02/8/1995 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Về việc hướng dẫn đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.

- Năm học 2006-2007 cho đến năm học 2008-2009: Thực hiện theo Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT, ngày 30/9/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Về việc ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.

Những điểm mới cơ bản của các quy định tạm thời và trong Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT, ngày 30/9/2005 so với quan điểm đánh giá trước đây (mà tiêu biểu là Thông tư số: 15/GD-ĐT, ngày 02/8/1995 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Về việc hướng dẫn đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học):

- Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện.

- Đảm bảo tính phân hoá, cá thể hoá tới từng đối tượng, từng mặt hoạt động của học sinh.

- Động viên, khuyến khích, nhẹ nhàng, không gây áp lực trong đánh giá (như không yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng, nhớ máy móc nhiều sự kiện, số liệu, câu văn, bài văn mẫu).

Việc đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh đã giúp giáo viên, học sinh và các bậc cha mẹ giảm áp lực tâm lý nặng nề về điểm số, về “thành tích” học tập, đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên chủ động, linh hoạt đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động học tập nhẹ nhàng, tự nhiên, phù hợp với từng cá nhân học sinh.

Từ lộ trình này có thể thấy, quan điểm về đổi mới đánh giá kết quả học tập học sinh tiểu học đã được quán triệt ngay từ khi triển khai thực hiện Chương trình Tiểu học mới và từ năm học 2009-2010 thực hiện theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học là sự hoàn thiện quan điểm đổi mới đó. Sự cần thiết phải xây dựng Thông tư quy định đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học thay thế Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT, ngày 30/9/2005 vì những lý do cơ bản sau:

- Sự thay đổi cơ sở pháp lý:

+ Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT là sự triển khai một cách cụ thể các quy định của các văn bản quy phạm phám luật: Luật Giáo dục 1998; Chương trình Tiểu học ban hành theo Quyết định số 43/2001/QĐ-BGDĐT ngày 09/11/2001; Điều lệ trường tiểu học ban hành theo Quyết định số 22/2000/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2000.

+ Đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở phám lý cho Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT đã thay đổi bằng: Luật Giáo dục 2005; Chương trình giaos dục phổ thông cấp Tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006; Điều lệ trường tiểu học ban hành theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007.

- Phạm vi, đối tượng áp dụng của Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT chưa bao quát hết lĩnh vực và đối tượng của giáo dục tiểu học, như:

+ Chưa có quy định về việc xét hoàn thành Chương trình Tiểu học;

+ Việc đánh giá đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt được đề cập trong Quyết định còn sơ lược, thiếu tính hệ thống.

- Còn tồn tại một số điểm chưa phù hợp sau:

+ Học sinh tiểu học có 5 nhiệm vụ chứ không phải chỉ có 4 nhiệm vụ;

+ Điểm xét lên lớp không đồng nhất với điểm học lực môn năm;

+ Việc xét lên lớp của học sinh không tính đến kết quả rèn luyện về hạnh kiểm…

Việc điều chỉnh cách đánh giá học sinh sau một thời gian thực hiện là một việc làm bình thường. Sau 5 năm thực hiện Chương trình sách giáo khoa mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với các địa phương đã xem xét lại toàn bộ quá trình triển khai: Chương trình SGK; phương pháp dạy học; đánh giá, xếp loại học sinh. Thêm vào đó, cuộc vận động thực hiện “Hai không” của ngành dduqa ra yêu cầu phải dạy thật - học thật – đánh giá thật. Đổi mới đánh giá là một khâu trong quá trình đổi mới giáo dục tiểu học nên cũng cần có sự điều chỉnh. Về cơ bản Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2009 được xây dựng theo tinh thần thống nhất với Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT, ngày 30/9/2005 về nguyên tắc, các yêu cầu và cách đánh giá:

+ Đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục;

+ Đánh giá qua sự tiến bộ của học sinh qua mỗi giai đoạn học tập;

+ Đánh giá bằng điểm số kết hợp với đánh giá bằng nhận xét…

Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2009 có một số điều chỉnh để việc đánh giá nhẹ nhàng hơn, thực chất và toàn diện hơn. Một số điểm mới đó là:

+ Về cấu trúc bổ sung thêm 2 nội dung: Quy định về xét, công nhận hoàn thành chương trình tiểu học; Quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.

+ Về nội dung đánh giá rèn luyện hạnh kiểm: Thay 4 nhiệm vụ của học sinh tiểu học bằng 5 nhiệm vụ như quy định của Điều lệ trường tiểu học.

+ Về nội dung xét lên lớp, tính điểm học lực môn năm: Có căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm và điểm học lực môn năm (HLM. N). Điểm KTĐK cuối năm học (KTĐK.CN) cũng chính là điểm học lực môn năm (HLM. N). Nhưng Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT việc xét lên lớp tính theo điểm KTĐK cuối học kỳ II, trong khi đó điểm HLM. N là điểm trung bình cộng của HLM. KI và HLM. KII và không xét đến xếp loại hạnh kiểm.

+ Về tiêu chuần xếp loại học sinh tiên tiến: Tiêu chuần học sinh tiên tiến là tất cả các môn đánh giá bằng điểm số được đánh giá loại khá (cũ phái có một môn đánh giá bằng điểm số xếp loại giỏi).

+ Việc kiểm tra bổ sung cho những học sinh chưa đạt trung bình ở bài kiểm tra định kỳ cuối năm học (nhiều nhất là 3 lần) là tạo cơ hội giúp các em ôn tập để đạt được yêu cầu chất lượng và được lên lớp một cách xứng đáng. Đó chính là đảm bảo quyền lợi chính đáng của học sinh - quyền được học tập và tiếp thu kiến thức.

Điểm mới cơ bản nhất của Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2009 là: Lấy điểm kiểm tra định kỳ cuối năm học (KTĐK. CN) là điểm để xét lên lớp, đồng thời cũng là điểm học lực môn năm (HLM. N). Cơ sở của sự điều chỉnh này dựa trên đặc điểm nội dung Chương trình giáo dục Tiểu học. Đặc điểm nội dung Chương trình tiểu học cấu trúc theo “đường thẳng”, nên kiến thức, kỹ năng thể hiện trong bài kiểm tra cuối năm học là điều kiện cần và đủ để dánh giá khả năng nắm vững yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng của học sinh ở mỗi lớp học. Đây cũng chính là việc thực hiện nguyên tắc đánh giá trên cơ sở coi trọng sự tiến bộ của học sinh.

Từ lộ trình trên có thể thấy, quan điểm về đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh tiểu học đã được quán triệt ngay từ khi triển khai thực hiện Chương trình Tiểu học mới và từ năm học 2009-2010 thực hiện theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học là sự hoàn thiện quan điểm đổi mới đánh giá kết quả học tập học sinh tiểu họccuo

- Công văn số 717/BGDĐT-GDTH, ngày 11/02/2010 V/v hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT Quy định đánh giá và xếp loại HSTH



Каталог: gddt -> sites -> default -> files
files -> Ubnd tỉnh lạng sơn sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Ubnd tỉnh lạng sơn sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Ubnd tỉnh lạng sơn sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Ubnd tỉnh lạng sơn sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Ubnd tỉnh lạng sơn sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 28
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ- sở TÀi chíNH
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 430 /bgdđt-ngcbqlgd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương