Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006


Điều 10. Hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm



tải về 328.05 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích328.05 Kb.
#15563
1   2   3   4

Điều 10. Hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm

1. Hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề là 01 bộ, bao gồm:

1.1. Văn bản đề nghị thành lập trung tâm của cơ quan chủ quản đối với trung tâm dạy nghề công lập (theo mẫu số 5a ban hành kèm theo Thông tư này); Đơn đề nghị của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân đối với trung tâm dạy nghề tư thục (theo mẫu số 5b ban hành kèm theo Thông tư này).

1.2. 07 quyển Đề án thành lập trung tâm dạy nghề, trong đó xác định rõ sự cần thiết thành lập trung tâm, mục tiêu đào tạo, tổ chức bộ máy và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trung tâm, kế hoạch và tiến độ thực hiện đề án, hiệu quả kinh tế - xã hội (theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này).

1.3. Dự kiến số lượng giáo viên đảm bảo phù hợp với quy mô, trình độ cho từng nghề đào tạo của trung tâm.

1.4. Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.

1.5. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất hoặc văn bản thỏa thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương giao đất để xây dựng trung tâm, trong đó xác định rõ về diện tích, mốc giới, địa chỉ của khu đất xây dựng trung tâm.

1.6. Đối với trung tâm dạy nghề trực thuộc Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội phải có văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận về việc thành lập trung tâm tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi trung tâm đặt trụ sở.

1.7. Đối với trung tâm dạy nghề tư thục, hồ sơ cần bổ sung

a) Văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại (nơi tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề mở tài khoản) về số dư tiền gửi của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và cam kết chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng trung tâm và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trung tâm sau khi được thành lập.

Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập trung tâm.

b) Đối với trung tâm dạy nghề tư thục có từ 02 thành viên góp vốn trở lên, hồ sơ còn phải bổ sung:

- Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trung tâm của các thành viên góp vốn;

- Danh sách các thành viên Ban sáng lập thành lập trung tâm;

- Danh sách và hình thức góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn thành lập trung tâm;

- Danh sách, biên bản góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn.

2. Hồ sơ thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm dạy nghề thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này.

Điều 11. Thủ tục thành lập, cho phép thành lập trung tâm dạy nghề

1. Đối với các trung tâm dạy nghề trực thuộc Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội

a) Cơ quan được giao quản lý công tác dạy nghề thuộc Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề trực thuộc trước khi gửi Hội đồng thẩm định.

Trường hợp hồ sơ thành lập trung tâm không hợp lệ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được giao quản lý công tác dạy nghề thuộc Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan được giao quản lý công tác dạy nghề thuộc Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội gửi hồ sơ thành lập trung tâm tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định;

c) Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Thông tư này;

d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề do cơ quan được giao quản lý công tác dạy nghề thuộc Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề.

Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề không đủ điều kiện, cơ quan được giao quản lý công tác dạy nghề thuộc Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do.

đ) Căn cứ vào kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập trung tâm hoàn chỉnh hồ sơ thành lập trung tâm gửi cơ quan được giao quản lý công tác dạy nghề thuộc Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội;

e) Thời hạn, thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình về việc thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm của Người đứng đầu cơ quan được giao quản lý công tác dạy nghề thuộc Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Bộ trưởng, Người đứng đầu cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội ra quyết định thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm dạy nghề trực thuộc.

2. Đối với trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trung tâm lập hồ sơ quy định tại Điều 10 của Thông tư này và gửi tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn.

Trường hợp hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trung tâm không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do.

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ thành lập trung tâm tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định;

d) Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định được thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 8 của Thông tư này;

đ) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề.

e) Căn cứ vào kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm hoàn chỉnh hồ sơ thành lập trung tâm gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề không đủ điều kiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và nêu rõ lý do.

f) Thời hạn, thẩm quyền quyết định thành lập và cho phép thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình về việc thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm dạy nghề của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh hoặc cho phép thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm, người có thẩm quyền quy định tại điểm e khoản 1 và điểm f khoản 2 Điều 11 của Thông tư này có trách nhiệm gửi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm, phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thuộc trung tâm về Tổng cục Dạy nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, quản lý.

Chương 3.

CHIA, TÁCH, SÁP NHẬP, GIẢI THỂ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ, TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ VÀ TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

Điều 12. Chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề

1. Việc chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề (sau đây gọi chung là trường) và trung tâm dạy nghề (sau đây gọi chung là trung tâm) phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề của Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Bảo đảm quyền lợi của cán bộ, giảng viên, giáo viên và người học nghề;

c) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề.

2. Hồ sơ chia, tách, sáp nhập trường, trung tâm:

Hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập trường, trung tâm là 01 bộ, bao gồm:

a) Công văn của cơ quan chủ quản (đối với trường, trung tâm công lập); công văn của Hội đồng quản trị, cá nhân sở hữu trường/tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm (đối với trường, trung tâm tư thục), trong đó nêu rõ lý do, mục đích của việc chia, tách, sáp nhập trường, trung tâm; trụ sở chính, phân hiệu/cơ sở đào tạo của trường, trung tâm sau khi sáp nhập và trụ sở mới của trường, trung tâm sau khi chia, tách;

b) Biên bản họp của Hội đồng quản trị trường/tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm về việc chia, tách, sáp nhập trường, trung tâm (đối với trường, trung tâm tư thục);

c) Đề án chia, tách, sáp nhập trường, trung tâm, trong đó làm rõ phương án sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, giáo viên dạy nghề, nhân viên, người lao động của trường, trung tâm; kế hoạch, thời gian dự kiến, lộ trình thực hiện việc chia, tách, sáp nhập; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp.

3. Thủ tục, thẩm quyền chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề:

a) Thủ tục chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề

Thủ tục chia, tách, sáp nhập trường, trung tâm để thành lập trường, trung tâm mới thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 8 và Điều 11 của Thông tư này.

b) Thẩm quyền chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề

- Việc chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng nghề hoặc sáp nhập các trường, trung tâm để thành lập, cho phép thành lập trường cao đẳng nghề mới do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định;

- Việc chia, tách, sáp nhập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập thuộc Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội để thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề mới do Bộ trưởng, Người đứng đầu cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội quyết định;

- Việc chia, tách, sáp nhập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn để thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề mới do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Điều 13. Giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề

1. Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trường, trung tâm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

b) Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động dạy nghề mà vẫn chưa khắc phục xong vi phạm;

c) Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường, trung tâm không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường, trung tâm;

đ) Trường, trung tâm hết thời hạn hoạt động được ghi trong quy chế, điều lệ (nếu có).

2. Hồ sơ giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề:

Hồ sơ giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề là 01 bộ, bao gồm:

a) Kết luận của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về dạy nghề hoặc cơ quan thực hiện chức năng thanh tra dạy nghề về kết quả thanh tra tình trạng thực tế của trường/trung tâm hoặc công văn đề nghị của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường, trung tâm trong đó nêu rõ lý do, mục đích giải thể của trường, trung tâm;

b) Phương án giải quyết quyền lợi của cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên dạy nghề, nhân viên, người lao động, người học nghề và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật. Việc giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề phải làm rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền lợi của cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên dạy nghề, nhân viên, người lao động, người học nghề, nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.

3. Thẩm định hồ sơ giải thể trường, trung tâm

a) Thẩm định hồ sơ giải thể trường cao đẳng nghề

Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề thẩm định hồ sơ giải thể trường cao đẳng nghề, trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định giải thể, cho phép giải thể trường cao đẳng nghề.

b) Thẩm định hồ sơ giải thể trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề

Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan được giao quản lý công tác dạy nghề thuộc Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định hồ sơ giải thể trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trình người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề xem xét, quyết định giải thể, cho phép giải thể trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề.

c) Trong quyết định giải thể, cho phép giải thể trường, trung tâm cần ghi rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên dạy nghề, nhân viên, người lao động, người học nghề; có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về phương án giải quyết các tài sản của trường, trung tâm và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề

1. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể cơ sở dạy nghề.

2. Thanh tra, kiểm tra việc thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể cơ sở dạy nghề.

3. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 5; khoản 3 Điều 12; khoản 3 Điều 13 của Thông tư này.



Điều 15. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề trên địa bàn.

2. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8; khoản 2, khoản 3 Điều 11; khoản 3 Điều 12; khoản 3 Điều 13 của Thông tư này.

3. Định kỳ 06 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo Tổng cục Dạy nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề trên địa bàn.



Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan được giao quản lý công tác dạy nghề thuộc Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội

1. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề trực thuộc.

2. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 8; khoản 1, khoản 3 Điều 11; khoản 3 Điều 12; khoản 3 Điều 13 của Thông tư này.

3. Định kỳ 06 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo Tổng cục Dạy nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề trực thuộc.



Điều 17. Trách nhiệm của trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề

Sau thời hạn 02 năm (đủ 24 tháng), kể từ ngày có quyết định thành lập, cho phép thành lập đối với trường cao đẳng nghề và sau thời hạn 01 năm (đủ 12 tháng) đối với trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, nếu trường, trung tâm không chuẩn bị được các điều kiện cần thiết về: cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học nghề; đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; chương trình dạy nghề và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác để tổ chức hoạt động dạy nghề theo quy định, thì cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập trường, trung tâm thu hồi quyết định thành lập, cho phép thành lập đối với trường, trung tâm.



Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 4 tháng 11 năm 2011 và bãi bỏ Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

2. Trong quá trình thực hiện, những vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc (nếu có) cần phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, bổ sung, chỉnh sửa./.

 


 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBVHGDTNTN&NĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Phi


 

Mẫu số 1a: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

(1)
-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


Số: ……../……….
V/v: Đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề …..

……., ngày …. tháng …. năm 20 ….

 

Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Lý do thành lập trường: .....................................................................................

...........................................................................................................................

- Tên trường cao đẳng nghề: ................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ...........................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ..........................................................................................

- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): ......................................................................

- Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: ......................

- Nhiệm vụ chủ yếu của trường: ............................................................................

- Nghề đào tạo và trình độ đào tạo: ........................................................................

- Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh: ............................................

- Diện tích đất sử dụng: …………….. Diện tích xây dựng: .......................................

- Vốn đầu tư: ......................................................................................................

- Thời hạn hoạt động: ...........................................................................................

(Kèm theo đề án thành lập trường cao đẳng nghề)

Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét quyết định.

 


 

(2)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

____________

(1) Tên Bộ, cơ quan trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề.

(2) Chức danh người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề.

 

Mẫu số 1b: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày       tháng      năm 20….



ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Họ và tên người đại diện tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị thành lập trường:

..........................................................................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh: .....................................................................................

- Số chứng minh thư nhân dân, ngày, tháng cấp, nơi cấp: .....................................

- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (nếu là cá nhân): ...............................................

- Tên trường cao đẳng nghề: ................................................................................

- Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ..........................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ..........................................................................................

- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): .....................................................................

- Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: .....................

- Nhiệm vụ chủ yếu của trường: ...........................................................................

- Nghề đào tạo và trình độ đào tạo: .......................................................................

- Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh: ............................................

- Diện tích đất sử dụng: …………….. Diện tích xây dựng: ......................................

- Vốn đầu tư: ......................................................................................................

- Thời hạn hoạt động: ..........................................................................................

(Kèm theo đề án thành lập trường cao đẳng nghề)

Tôi xin chấp hành đúng những quy định về dạy nghề và pháp luật có liên quan của Nhà nước.

Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét quyết định.

 


 

(1)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

____________

(1) Chức danh của người đại diện tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề tư thục.

 

Mẫu số 2: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.



Каталог: PortalFolders -> ImageUploads -> TTHCUBND -> 1917
1917 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
1917 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
1917 -> Mẫu số 10 Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/tt-blđtbxh ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội CƠ quan có thẩm quyền công ty
1917 -> Nghị định của Chính phủ số 107/2004/NĐ-cp ngày 01 tháng 4 năm 2004 quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp
1917 -> BỘ XÂy dựng
1917 -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 75/2006/NĐ-cp ngàY 02 tháng 8 NĂM 2006 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật giáo dụC
1917 -> BỘ TÀi chính
1917 -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
1917 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
1917 -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2006/tt-bxd ngàY 18 tháng 8 NĂM 2006 HƯỚng dẫn thực hiện quy chế khu đÔ thị MỚi ban hàNH

tải về 328.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương