Chuyện Phiếm Đạo Đời II



tải về 1.23 Mb.
trang3/16
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.23 Mb.
#25317
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16
Sinh viên: Dạ, thưa chưa.
Giáo sư:Thế, em có nghe Chúa nói chuyện bao giờ không?
Sinh viên: Dạ, không.
Giáo sư: Có khi nào em sờ thấy Chúa, nếm được Chúa và ngửi mùi thơm của Chúa không? Có bao giờ em có cảm giác đại loại như thế về Chúa, không?
Sinh viên: Dạ, không. Chưa bao giờ em được như thế.
Giáo sư: Nhưng, em vẫn tin có Chúa chứ?
Sinh viên: Dạ, đúng thế.
Giáo sư: Theo qui ước, thì những gì đã thực nghiệm được, nếm được và chứng minh được, khoa học lâu nay vẫn bảo: Chúa không có thật. Em thấy thế nào về nhận định này của khoa học?
Sinh viên: Dạ, không thấy gì hết. Chỉ tin thôi.
Giáo sư: Đúng. Tin. Niềm tin. Chính đó mới là vấn đề mà khoa học đang gặp.
Sinh viên: Thưa Giáo sư, em xin hỏi nóng có thật không?
Giáo sư: Có, chứ em.
Sinh viên:Thưa Giáo sư,có thứ gì gọi được là lạnh không?
Giáo sư: Có chứ.
Sinh viên: Không, thưa Giáo sư. Những thứ ấy, không có thật. (Tới đây, giảng đường bỗng im phăng phắc, cả thầy lẫn trò không ai nói điều gì).
Sinh viên: Thưa Giáo sư, ngôn ngữ chúng ta nói đến rất nhiều thứ nóng: có cả những cái rất nóng, siêu nóng, thiên nóng vạn nóng, nóng trung trinh, nóng chút đỉnh hoặc chẳng nóng gì hết. Nhưng lại chẳng có thứ gì gọi là lạnh, hết. Ta có thể đạt thấp xuống tới 485 độ âm. Như thế có nghĩa là: ở đó không có nóng, nhưng ta lại không thể đi sâu xuống độ lạnh hơn thế. Thật sự mà nói, chẳng có gì gọi là “lạnh” hết. Lạnh, chỉ là từ ngữ ta dùng để mô tả sự vắng mặt của cái gọi là “nóng”, thôi. Ta không thể đo lường được “lạnh”. Nóng, là năng lượng. Còn, thưa giáo sư, “lạnh” lại đối nghịch với nóng. Nó chỉ là sự vắng bóng của nóng, mà thôi. (Giảng đường bỗng lặng im như tờ...)
Sinh viên: Thưa giáo sư, giáo sư nói thế nào về tăm tối? Có tăm tối không?
Giáo sư: Có chứ. Thế, đêm là gì, nếu không phải là tối tăm.
Sinh viên: Thưa Giáo sư, Giáo sư lại sai nữa rồi. Tăm tối là sự vắng mặt của một thứ gì đó. Giáo sư có thể có sáng riu riu, sáng bình thường, sáng quắc, sáng nhấp nháy, vv.. Nhưng, nếu không thấy ánh sáng liên tục, Giáo sư sẽ không thấy gì hết và điều đó gọi là tăm tối. Thưa, có phải thế không ạ? Nhưng, trên thực tế, tăm tối không có thật. Bởi, nếu có, thì bản thân Giáo sư, Giáo sư có thể làm cho tăm tối trở nên tối tăm hơn, có phải không ạ?
Giáo sư: Vậy thì, quan điểm của em là ở chỗ nào, hỡi bạn sinh viên trẻ?
Sinh viên: Dạ thưa giáo sư, quan điểm của em là thế này: Giáo sư đã triết lý và lập luận một cách sai bét.
Giáo sư: Sai bét ư? Em cứ giải thích, rồi ta xem.
Sinh viên: Dạ thưa giáo sư. Cho đến giờ, giáo sư lập luận theo kiểu lưỡng nguyên. Giáo sư cho rằng: đã có sự sống. Rồi, cũng có sự chết. Có Chúa tốt lành và có thần linh xấu. Giáo sư có trong đầu cái quan niệm cho rằng Đức Chúa là cái gì hữu hạn. Là, những gì ta có thể đo lường. Em xin thưa với Giáo sư, là: khoa học không thể nào giải thích được, dù chỉ là tư tưởng. Nó sử dụng điện năng và từ trường, nhưng chẳng bao giờ nhìn thấy được những thứ ấy. Và, cũng chẳng tài nào hiểu được một trong hai thứ. Nếu nghĩ cái chết là thứ gì đối nghịch lại sự sống, tức là mình đã u mê không rõ được sự thể là: cái chết không hiện hữu như sự vật hiện hình. Chết, không phải là cái gì đối nghịch lại sự sống: mà chỉ là vắng bóng sự sống, thôi. Đến đây, em xin phép được hỏi Giáo sư một câu: có phải Giáo sư từng dạy cho các sinh viên học trò của Giáo sư biết, là: họ tiến hóa từ con khỉ, có phải thế không?
Giáo sư: Nếu em muốn nói đến cuộc tiến hóa tự nhiên, thì đương nhiên là như thế. Đúng là, thầy đã từng nói với các Sinh viên của thầy như thế.
Sinh viên: Dạ thưa Giáo sư, có bao giờ Giáo sư quan sát sự tiến hóa của con người bằng chính con mắt của Giáo sư không?(Giáo sư lắc đầu kèm theo một nụ cười mỉm, khá ái ngại. Không biết tranh luận sẽ đi về đâu…)
Sinh viên: Bởi lẽ, chưa có ai chứng kiến tận mắt công cuộc tiến hóa ngay tại chỗ. Và cũng chẳng có ai dám quyết đoán tiến hoá này là sự tăng trưởng vẫn còn đang diễn tiến. Nên, không biết là Giáo sư có dạy cho các sinh viên biết lập trường của mình không, thưa Giáo sư? Có đúng, Giáo sư không phải là nhà khoa học, mà chỉ là Giáo sư giảng dạy thôi, phải không? (Đến đây, cả giảng đường bỗng có tiếng xầm xì...)
Sinh viên: Xin hỏi, có ai trong giảng đường này từng được thấy tận mắt bộ óc nhũn nhẽo của Giáo sư thầy mình không?(Giảng đường bỗng phá lên cười ầm)
Sinh viên: Ai trong chúng ta từng được nghe bộ óc của ông thầy mình, từng sờ thấy, từng có cảm giác hoặc ngửi thấy óc nhũn nhẽo của Giáo sư thầy mình, không? Xem ra, chưa từng có ai làm được như thế, phải không nào. Vậy thì, theo qui luật về những gì đã thực nghiệm được, những gì khá vững chắc, và có thể chứng minh được, khoa học vẫn bảo rằng: thưa giáo sư yêu dấu, giáo sư thật ra không có óc, gì hết. Với tất cả lòng tôn kính sẵn mà các sinh viên học trò đây dành cho thầy mình, thì thưa giáo sư, làm sao tụi em có thể tin vào những điều giáo sư đang dạy được? (Giảng đường lại im lặng. Giáo sư nhìn trừng trừng vào người sinh viên vừa phát biểu. Mặt ông gồng cứng, thất thần...)
Giáo sư: Thì, thầy thiết nghĩ, em cứ việc đem tất cả những thứ ấy mà đưa vào lòng tin của mình mà thôi, hỡi người bạn trẻ.
Sinh viên: Đúng là như thế, thưa giáo sư… Và, sợi giây liên kết giữa người với Chúa, với Trời là NIỀM TIN, mà thôi. Chỉ có NIỀM TIN mới tồn tại làm cho mọi sự, mọi việc cứ thế mà chuyển động. Cứ thế mà có thật thôi.
Truyện kể ở trên vẫn nhẹ nhàng. Chỉ có thế. Nhè nhẹ và làng nhàng, như bất cứ chuyện phiếm những kể lể. Tức, chỉ làng nhàng, kể lại để nghe cho vui. Chứ tuyệt nhiên không có ý muốn thuyết phục ai. Và, cũng chẳng có ý giảng và thuyết như một bài chia sẻ, ở nhà thờ. Giảng về niềm tin. Thuyết về niềm riêng. Có thương và có yêu. Nói cho cùng, mỗi lần phiếm, bạn và tôi không kỳ vọng coi đó như bài giảng, để thuyết phục người đọc. Chí ít, là như bài dạy của vị giáo sư trong truyện.
Phiếm loanh quanh nhè nhẹ, chỉ để mua vui với bầu bạn một đôi phút. Những mong bầu bạn sẽ cùng bần đệ, ta cứ tiếp tục phiếm nhẹ như thế, trong mai ngày. Rất cầu và cũng rất mong.

Trần Ngọc Mười Hai,


vẫn cứ cầu mong
được phiếm nhẹ
với bầu bạn ở khắp nơi.

An ninh, an bình và bất an


(Lc 21: 34)

“Cầu chúc mọi người có được bình an của Chúa,nhất là trong giai đọan này”.

Lời chúc trên đây, là chuyện thường ngày, ở khắp nơi. Chí ít, là tại các quốc gia hiện có những người thuộc giáo phái cực đoan nào đó. Nhưng, an bình và bất an là hai phạm trù lúc nào cũng đối chọi nhau, như thuyết nhị nguyên. Tức, hai mặt của cùng một thực tế, rất đời thường.

Nhìn vào cuộc sống hôm nay, tại nơi ăn chốn ở rất thân và rất thương của mình, người người đều thấy chuyện này quả thật: rất đúng. Chẳng cần nhắc lại chuyện xa xôi thời Cựu Ước, mà làm chi. Chỉ cần liên tưởng đến những năm tháng gần đây, với các biến cố, như: 9/11, cuộc chiến Afghanistan, nội chiến Irắc, và các vụ nổ ở những nơi tưởng-như-an-toàn, ta vẫn nơm nớp lo sợ sẽ xảy ra ngay bên mình một tự sát ôm bom vì …đạo, hay vì thứ gì khác. Tóm lại, hơn bao giờ hết, người người cảm thấy trần gian không còn an toàn như thuở nào, nữa.


Và, nhiều người cũng có ý định truy tầm nguyên do, để dựa vào đó mà phòng ngừa mọi bất trắc, có thể xảy đến. Trong truy tìm, ta nhận ra là: bất trắc xảy đến, không chỉ mới đây, do ngẫu nhiên. Nhưng, từ ngàn xưa, vào thời Đức Kitô, cũng đã có những dặn dò từ Đức Chúa, tựa như:

“Anh em hãy cảnh giác và đề phòng.”


(Lc 21: 34)
Hoặc:
“Anh em hãy tỉnh thức vì không biết ngày nào,
giờ nào chủ nhà sẽ đến.”
(Mc 13: 35)
Thật ra, có tỉnh thức hay vẫn còn nằm mơ, thì bất an vẫn cứ “rồi đến rồi đi”, chẳng hẹn hò. Tựa như Yu-đa Is-ca-riốt, rõ ràng là anh ta đã được báo trước để cảnh giác. Nhưng, anh vẫn xúc tiến sự việc để “bất an” xảy đến hầu thử tài ứng biến của Thầy. Cả đến vị tông đồ “trưởng thượng” là thánh Phê-rô cũng vậy. Dù được Thầy “cảnh báo” rất căng về hành vị chối Chúa sắp vi phạm, thánh nhân vẫn một mực thanh minh:

“Thưa Thầy,


con sẵn sàng đến chốn tù tội,
chết cũng được”
(Lc 22: 34)

Xem như thế, vấn đề cần đặt ra, là: tại sao nhiều vị đã từng đề cao cảnh giác và tỉnh thức từ khuya, nhưng sao sự ác/khổ đau vẫn cứ xảy đến? Thậm chí, có vị vấn nạn cả Thượng Đế, khi khổ đau/sự ác cứ xuất hiện và tăng tiến. Như vụ 9/11 chẳng hạn, tại sao biến cố “ác độc” như thế lại xảy đến với những người hiền lành, vô tội chỉ biết đến sở, để đi làm? Câu hỏi này, đã được Anne Graham (con gái nhà thuyết giảng nổi tiếng Billy Graham), đã bày tỏ ý kiến vào năm đó, ngay sau biến cố:

“Tôi tin là, Thiên Chúa rất đau buồn về chuyện này. Cũng hệt như chúng ta vậy. Đã, từ lâu, chúng ta cứ muốn Thiên Chúa phải ra khỏi trường học và guồng máy chính quyền, các nước. Và, chúng ta không còn muốn Chúa có mặt trong cuộc đời nữa. Tôi nghĩ, vốn là Bậc Chính nhân Quân tử, tự khắc Ngài cũng lẳng lặng mà rút lui. Ngài đã ra khỏi những nơi ta đòi Ngài xa lánh. Chuyện này thật đơn giản và dễ hiểu.

Thử nghĩ mà xem, tại sao ta mong đợi Ngài chúc phúc ơn lành xuống cho ta, và che chở ta thoát khỏi các biến cố thất lợi như: thiên tai, mất mùa,giặc giã, chiến tranh, chém giết hoặc ôm bom tự sát, vv.. trong khi đó, ta mời Ngài đi chỗ khác chơi để ta rảnh tay hành động theo ý mình.

Như Madeline O’Hare chẳng hạn, cô lên tiếng không cho tôn giáo dính dự với trường học. Cụ thể, cô không đồng ý cho học sinh được phép đọc kinh trước giờ học. Và, ta cũng đồng ý.

Thậm chí, có người nói: “Không nên đem Kinh thánh vào nhà trường. Kể cả những chương đoạn nào có ghi lời khuyên nhủ của Đức Chúa, như: Chớ giết người”, ‘chớ lấy của người khác”, “hãy yêu thương người đồng loại như chính mình, vv…” Và, ta cũng đồng ý nốt với những người ấy. Đồng ý, để rồi ta thôi không cho Kinh thánh lọt vào nhà trường nữa.

Có ông được tâng làm tiến sĩ, tên Benjamin Spock, còn khăng khăng bảo: không nên la mắng, khiển trách con cái, cả vào lúc chúng hư đốn, mất cảnh giác. Tôi nghĩ, làm như thế là ta đã gây thương tổn nhân vị và niềm tự tin của chúng. Thầy cô và giám hiệu tại trường cũng về phe với những người có lập trường quái đản như ông, còn thêm rằng: ta không được quyền đánh đập hoặc kỷ luật với con em như thế. Dù, chúng có sai quấy hoặc nghịch phá trường ốc. Và rồi, hầu như chúng ta cũng nhất loạt đồng ý với những người ấy.

Có người cho rằng: hãy để cho con dâu, con gái tha hồ phá thai nếu họ muốn. Dù, họ có thổ lộ với cha mẹ mình hay không. Chúng ta cũng đồng ý tuốt luốt chuyện đó.


Một số thành viên trong ban quản trị nhà trường có quyết định rằng: cứ để cho nam học sinh dù lớn hay bé sử dụng bao cao su ngừa thai thoải mái. Có như thế, chúng mới chịu khó ở lại trường mà học hành với bạn bè. Rồi nữa, với tư cách là nhà giáo, ta cũng chẳng buồn báo cáo cho cha mẹ chúng biết để có biện pháp chế tài, răn đe. Cứ thế, ta thống nhất ý kiến bằng phiếu bầu đồng loạt.

Một số chức sắc cao cấp có nói: họ chẳng thấy có vấn đề gì, nếu có ai làm điều không hay hoặc không phải ở nơi công cộng, miễn họ chu toàn trách nhiệm ta giao phó, là được. Và, về trường hợp cựu tổng thống Bill Clinton, nhiều người còn thêm: với tôi, ông ấy có lăng nhăng lít nhít chuyện trai gái ngay trong Tòa Bạch Ốc đi nữa, tôi chẳng bận tâm. Miễn sao nền kinh tế nước nhà khấm khá hơn, là tốt rồi.

Cứ thế, ngành truyền thông giải trí vẫn tiếp tục làm nhiều băng hình, phim ảnh hoặc chương trình biểu diễn phơi bày những cảnh lố lăng, giết chóc, bạo lực, phô trương xác thịt một cách trắng trợn, gây gương mù gương xấu cho con trẻ, vv...Trong khi đó, âm nhạc cộng thêm với thuốc lắc, thuốc kích dâm khuyến kích hãm hiếp, chích choác xì ke ma túy, tự tử, đều là những chuyện được mọi giới nhắm mắt, làm ngơ.

Nói tóm, toàn những cảnh đồi phong bại tục theo kiểu quỷ quái. Và, ta vẫn bảo vệ, cho rằng: những chuyện như thế là để giải khuây sau giờ làm việc mệt nhọc; không ảnh hưởng gì đến xã hội cả. Chẳng ai coi đó là chuyện nghiêm trọng, nên cứ thế tiếp tục.

Mãi đến hôm nay, mọi người mới thắc mắc không hiểu sao bọn trẻ thời nay không còn lương tâm đạo đức nữa. Chúng như đần độn đến nỗi không phân biệt được thế nào phải thế nào trái. Chúng coi nhẹ luân thường, đạo lý, cho rằng chuyện ấy là của các cụ già. Thậm chí, có em mới nứt mắt ra, đã biết cầm súng, giết người. Chẳng kể gì đến nạn nhân là ai, bạn bè hoặc thầy cô giáo.

Suy cho cùng, theo tôi thì “gieo gió gặt bão” là chuyện thường tình. Mới đây, nghe nói có cậu học sinh nhỏ viết bức thư ngỏ gửi Chúa của cậu như sau:

“Lạy Chúa, sao lúc này Chúa không ra tay cứu vớt cô bé hiền lành kia?. Cô ta có làm gì đâu, mà lại bị bắn chết vô lý như thế? Cô ta rõ ràng là đang ngồi học bài mà cũng bị giết đấy.”

Ít hôm sau, cậu nhận được thư hồi âm từ một người:

“Này cậu bé biết lo cho người khác, Ta không được phép có mặt vào trường của cậu nữa rồi. Nhưng Ta cảm ơn cậu đã viết thư cho Ta để thăm hỏi lý do.
Ký tên: Chúa của con”

Xem như thế, ngày nay, dân chúng tỏ ra ngây thơ hạch sách Thiên Chúa đủ điều. Nhưng hãy tự hỏi lòng mình xem tại sao thế giới của mình đi dần đến chỗ diệt vong, sa hỏa ngục? Thật nực cười khi ta chỉ tin vào những gì báo chí truyền thông nói đến, nhưng lại vẫn muốn đọc kinh thánh xem trong đó nói gì, để còn chỉ trích, chê bai. Thật là lố bịch, khi ta biết rằng người nào cũng muốn lên Thiên Đường hết; nhưng, lại chẳng tin ai, chẳng tin tưởng điều gì. Chẳng làm những điều kinh thánh dạy.

Nực cười hơn, có người còn nói họ tin vào Chúa Mẹ; nhưng mặt khác, vẫn theo vết chân kẻ xấu, làm chuyện tồi bại ác độc không thua ai. Chẳng khác gì Sa-tăng quỷ dữ. Vì, Sa-tăng xưa cũng tin vào Chúa nhưng khi hành động lại trái nghịch hẳn điều Chúa dạy…

Vâng. Ý kiến của cô Anne Graham còn nhiều hơn nữa. Nhưng, nói cho nhiều, cô cũng chẳng trả lời được hết các vấn nạn mà đời thường vẫn đưa ra. Vấn nạn về khổ đau. Về sự dữ/ác thần vẫn xảy ra hằng ngày, như cơm bữa. Cuối cùng, thì Anne Graham hay người nào đi nữa, cũng chỉ gộp chung điều này: Sự xấu/ác độc xảy ra là do con người.


Thời ban sơ, người Do Thái hình dung chuyện này bằng hình ảnh ‘con rắn ở vườn Địa Đàng’. Hoặc, chuyện Ca-in giết em mình, chỉ vì ganh ghét, xúc phạm. Và cứ thế, hàng loạt những biến cố, sự kiện khác nhau nối tiếp xảy đến cả ở ngoài đời, lẫn nơi những kẻ cùng trong nhà Đạo. Cả trong Cựu Ước lẫn Tân Ước, đều thấy kể.

Thời nào cũng vậy, các triết gia đã quả quyết: khổ đau/sự ác luôn đi kèm với tự do của con người. Sự ác là hậu quả do con người tạo ra. Có triết gia còn nói: con người thoạt lúc ban đầu, bản tính rất thiện, sở dĩ diễn biến thành xấu/ác, khổ đau là vì có đời sống xã hội, tập quần. Tân Ước, cũng diễn tả Giáo hội thời ban sơ đã kinh qua những bất an/trắc trở, đầy ác tính: “Ta đến không phải để đem bình an đến với mọi người, mà là tình cảnh cha xa con, vợ xa chồng”.

Lâu nay, mỗi lần thấy có sự ác/khổ đau xảy đến, nhiều vị cố tìm cách trả lời về nguyên nhân dẫn đến. Nhưng thật ra, thì từ khi con người có mặt trên đời, thì đau khổ/sự ác đã có sẵn hoặc xuất hiện cùng lúc nhân gian. Có lẽ vì thế mà, tiếng nói đầu tiên của bé em khi chào đời là tiếng khóc. Khóc trước nỗi vui của cha mẹ đang đón chờ.

Thành thử, có làm gì và hỏi gì đi nữa, thì khổ đau/sự ác vẫn luôn có mặt cạnh con người. Vấn đề là, đừng tìm hiểu nguyên nhân/diễn biến. Chỉ nên đáp ứng phải chăng trước các tình huống xấu nhất, mà thôi. Bởi, dù có hỏi nhiều cũng chẳng giải quyết. Chỉ gây thêm tranh cãi, bất bình. Chi bằng, ta trở về với Lời cảnh báo, khuyên nhủ của Đấng từng chấp nhận khổ đau, để ta được cứu rỗi.

Và đây, là bằng chứng:

“Phúc cho ai chịu ưu phiền, đau khổ,


vì họ sẽ được ủi an”.
(Mt 5: 5)

”Nếu ai muốn theo Tôi,


hãy chối bỏ chính mình,
vác lấy thập giá (khổ đau) của mình và hãy theo Tôi.”
(Mt 17: 24)

Hoặc:


”Khi thấy những điều này xảy đến,
các con hãy biết là Nước Trời đã gần kề.”

*

Với lời cảnh báo và khuyên nhủ trên, những ai từng kinh nghiệm về khổ đau/sự ác hãy biết cho rằng: rồi ra mọi người sẽ được ủi an, chúc phúc. Hãy chối bỏ mình mà theo Ngài. Vì, có dấn bước theo Ngài, ta mới hy vọng đạt Nước Trời. Nơi, hạnh phúc diễn ra ngay ở chốn dương gian cuộc đời, nơi ta sống.



Trần Ngọc Mười Hai
có những suy nghĩ
khi bản thân
cũng giáp mặt với khổ đau.

“DÌU NHAU ĐI CHUNG MỘT


NIỀM THƯƠNG”
( Lc 6: 20 - 23 )
“Hãy vui sướng trong ngày ấy,
hãy nhảy mừng vì này:
phần thưởng các ngươi sẽ lớn ở trên trời”
Trong những khoảnh khắc kéo dài cả cuộc đời, người dân thị thành thường vẫn có những thắc mắc và vấn nạn về cuộc sống của chính mình. Thắc mắc về chuyện Đạo. Về giữ Đạo cho đúng nghĩa tên gọi của nhà Đạo. Của đường đời đi Đạo. Trong quá trình đi Đạo và giữ Đạo, có những lúc người tín hữu rất chăm đã có không ít hoài nghi về điều mình nghe, biết. Ở vào giây phút rất căng ấy, có khi mình cũng đã hoài nghi cả những gì mình đang rao truyền, nữa.
Dẫn chứng các trường hợp kể trên, bạn cũng như tôi, nếu nỗ lực một chút rồi cũng tìm ra thôi. Nó nhan nhản trên sách vở, báo chí, truyền thông, đủ cả. Nhưng, vào dạo gần đây, với phương tiện truyền thông/kỹ thuật như các trang nhà, điện thư, chit chat… bạn và tôi cũng nhận ra điều ấy, thật không khó. Cụ thể như bức điện thư mà phận hèn bọn tôi vừa nhận được là những giòng chảy rất thân và cũng rất thương từ bạn bè thân quen ngày trước. Điện thư là dòng tâm sự sầu buồn, như sau:

“Sau một thời gian dài nguyện cầu và xin cầu nguyện rất hăng, mà vẫn chưa hoặc không được Chúa nhận lời, nhiều lúc tôi cứ nghĩ các cụm từ như “thử thách”, Thánh Giá Chúa gửi” v.v... Chỉ để an ủi lòng mình, mà thôi. Tôi thực tâm đã có lúc muốn ngã lòng….

Trong sống thực ở đời, khi dạy Giáo Lý hay khi nói chuyện, khi viết lách, trao đổi… tôi vẫn chủ trương đề cao tình yêu cao sang, tuyệt đối của Thiên Chúa. Đồng thời, gạt bỏ quan niệm cho rằng “ấy là hình phạt Chúa gửi”... Thế nhưng, tự thâm tâm, trước những “im lặng dễ sợ” của Thiên Chúa trong đáp ứng lời khẩn khoản cầu xin, tôi đã có lần suy nghĩ… hay Chúa lại đã dùng hình phạt đối với tôi?

Nhiều lần nghe bè bạn nói tôi thấy cũng rất đúng, chẳng gia đình nào là hoàn toàn hạnh phúc, hết ! Trăm phần trăm hạnh phúc, như nhiều người vẫn vọng tưởng. Nhưng đối với gia đình người Công giáo có hiểu biết, thì thường có sự độ lượng, và cái-gọi-là chín bỏ làm mười”…

Như thế là, qua cụm từ Chúa đã phạt tôi..”, “đều là thử thách”, “Thánh Giá Chúa gửi”, “thực sự có lúc ngã lòng”…bạn và tôi cũng muốn hàm ngụ một điều, rằng: nhiều lúc mình thấy cũng có sự lung lạc nơi niềm tin đang lĩnh nhận ? Thật ra, ở vào một số trường hợp, không hẳn là như thế ! Tuy nhiên, điều dễ thấy nơi một số Giáo Dân bình thường ngoan đạo, thì khi gặp khó khăn hoặc sự cố xảy đến với chính họ; nhất là, khi có mất mát, chia lìa những gì thân thương, mật thiết, thì lung lạc niềm tin cứ thấy xuất hiện.
Thắc mắc hay tự nhủ thật ra cũng là điều dễ hiểu thôi. Dễ hiểu, vì các biến cố xảy đến với mình, với người nếu không là mất mát hao hụt điều mình sở hữu, cũng đều là tình huống lung lay, dễ làm ta lung lạc. Lung lay, và thầm hỏi: đi Đạo ta vẫn cứ đi, nhưng nào thấy vui trong bụng…
Thành thử, thắc mắc hỏi rằng: đã thấy vui chưa đời đi Đạo? chính là vấn đề. Chính đó là điều, mà bạn và tôi vẫn cứ hay gặp. Mà, đã là vấn đề, thì bạn và tôi, ta cứ phiếm. Phiếm cho nhiều. Tản mạn cho sâu cho sát. Chỉ để mua vui. Dù chỉ vui dăm phút, lại về chốn cũ…

Thoạt kỳ thủy, từ lúc bước chân vào đời “đi Đạo”, bạn và tôi đã thấy mình phần nào có dấn thân. Cái dấn bước đưa thân, đã đẩy tôi và bạn tiếp cận lời vàng lành thánh, mà có người đã cả gan nôm na gọi bằng những lời lẽ rất thi tứ, như: Lời buồn thánh”, hoặc “Phúc Âm buồn”.


Vâng, nghiêm chỉnh mà nói, thì ngay từ đầu, Mẹ Thánh Giáo Hội đã chuyển đến bạn và tôi những lời Vàng-lành-thánh-mà-sao-vẫn-cứ-buồn, như sau:
“Vui lên đi nào, thiếu nữ Xi-on”
(Xh 3, 14)
hoặc:
“Mừng vui lên đi,
Giê-ru-sa-lem hỡi!
Hân hoan lên mà hưởng nguồn an ủi chan hòa.”

Tiếp đến, tôi và bạn còn thấy Lu-ca thánh sử vẫn cứ luôn nhắc nhở mọi người:


“Này Da-ca-ri-a ông đừng sợ!
Ông sẽ mừng vui hoan hỉ.”
(Lc: 1, 13- 14)

Và rồi, cả đến Đức Ma-ri-a cũng nhận được lời hưng phấn khích lệ như thế:

“Mừng vui lên đi, hỡi Đấng đầy ơn phúc.”
(Lc: 1, 28)

Đáp lại, Đức Ma-ri-a cũng tỏ lộ niềm riêng kia:

"Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng, vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”

(Lc: 1, 46 - 47)


Và, cứ thế rồi lại cứ thế, bàng bạc trong Tin Mừng Nhất Lãm với 4 tác giả của Lịch Sử Thánh, bạn sẽ thấy xuất hiện những cụm từ rất “vui lên!” Thay vì, như vị nào đó đính kèm thêm hình dung từ “buồn” vào các cụm từ trên, bạn cũng như tôi, ta chỉ thấy các từ ngữ vui như: “hân hoan”, “mừng vui lên”, “tin vui”, “an bình”, “vui lên đi”… Như vậy có phải vì buồn quá nên mới được bảo ban khuyến khích: vui lên ?

Nhưng, nếu có ai đó vẫn thấy băn khoăn chưa dứt hoặc chưa đủ sức thuyết phục, thì hỡi bạn, những người anh-em-ngoài-Đạo của tôi ơi, ta hãy nghe lời khẳng định của một tác giả mà uy tín của ông cả về Đạo lẫn đời đã không phải là nhỏ, như sau:
“Đạo Ki-tô là Tin Mừng, Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu, Tin Mừng theo Thánh Mác-cô, Tin Mừng theo Thánh Lu-ca, Tin Mừng theo Thánh Gio-an. Tin Mừng và Tin Mừng. Tiên vàn là Tin Mừng, và chung cuộc là Tin Mừng. Có Tin Mừng mới có Ki-tô giáo. Còn là Tin Mừng Đạo Chúa Ki-tô mới còn. Ki-tô giáo giả sử hết là Tin Mừng thì dẫu có là đạo lý cao siêu tốt lành đến đâu đi nữa, thì cùng lắm cũng chỉ đáng cất tủ kiếng giữ gìn như một di tích lịch sử, không đáng loan báo, rao giảng làm gì.” (Nguyễn Ngọc Lan, Chủ Nhật Hồng Giữa Mùa Tím, tr. 317).

Vâng. Đúng thế. Đạo là “niềm-vui-tuy-vậy”. Là sự vui mừng.


Nhưng làm thế nào để nhận ra được sự hân hoan, niềm-vui-tuy-vậy trong những lần loan báo Tin Mừng, như thế ?

Thì đây, bạn ạ. Mời bạn và tôi, ta cứ dấn bước thăng trầm mà tìm hiểu Lời vàng lành thánh kia, bằng cả tâm hồn của một “kẻ hèn mọn”. Vì ngay như Đấng “Đầy-Ơn-Phúc”, tức đầy những sự vui và mừng như Đức Ma-ri-a, Mẹ của Chúa, cũng đã tự cho mình là kẻ mọn hèn, cơ mà. Có mừng và có vui như chúng ta, Ngài mới hiểu được sự nghịch lý, nghịch thường trong văn bản mà ta gọi là “Tuyên ngôn vui” về Đất Nước của những “niềm-vui-tuy-vậy” trong Sách đầy những Lời Vàng lành thánh, sau đây:


“Phúc cho những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của các ngươi. Phúc cho những kẻ phải đói bây giờ, vì các ngươi sẽ được no đầy ! Phúc cho những kẻ phải khóc bây giờ, vì các ngươi sẽ được vui cười ! Phúc cho các ngươi, khi thiên hạ oán ghét các ngươi, khi họ loại các ngươi đi cùng sỉ mạ, và khử trừ tên các ngươi như đồ xấu xa vì cớ Con Người. Hãy vui sướng trong ngày ấy, hãy nhảy mừng vì này: phần thưởng các ngươi sẽ lớn ở trên Trời. Vì cũng cách ấy, cha ông chúng đã đối xử với các tiên tri.” (Lc: 6, 20- 23).

Quả là nghịch lý. Đúng là chuyện ngược đời. Với những kẻ sầu buồn đang đói, nghèo, khóc lóc hoặc bị ghét bỏ, hạ nhục, khử trừ đủ điều, mà lại bảo: Hãy vui lên, vì như thế là có phúc, thì thật là khó lòng. Rất khó để mà tin.


Nhưng, vấn đề là ở chỗ: Ai thấy đuợc sự mừng vui trong khi, thực tế cuộc đời cho thấy dẫy đầy sự hiện diện của ác thần, của sự dữ, của những đau buồn. Thậm chí, còn gây nhiều cảnh chết chóc, khóc than nữa. Giải thích làm sao về những hiện tượng đang xảy ra như thế ?
Trả lời vấn nạn này, thiết nghĩ ta cũng nên trở lại với Lời vàng của Đấng từng đưa ra “niềm vui 8 điểm”. Nếu cho rằng, việc tuyên bố “Phúc cho ai…” là chuyện vui đáng mừng rực rỡ, thì hẳn người người sẽ phải đồng ý coi lời tuyên bố trên đây như hiến chương hiến pháp của Nước Trời ở trần gian. Vả lại, ngay trong lời tuyên bố đầu đời, Đức Chúa cũng khẳng định lý do của sự mừng và vui kia.
Để giúp người đọc Kinh thánh hiểu thêm về “tuyên bố 8 điểm” này, cố giáo sư Kinh Thánh, cha Nguyễn Thế Thuấn, DCCT, có nói:
“Những lời chúc phúc của Chúa Giê-su là ‘tuyên bố’, là ‘lời hứa’, Nước Thiên Chúa được tuyên bố hứa cho hạng nghèo khó như là ‘sở hữu’ của họ. Bởi tính cách ‘tuyên bố’,’hứa’ đó của các lời chúc phúc, thì các lời chúc phúc trở nên ‘mặc khải’ của Chúa Giê-su về chính mình Ngài. Ngài là Đấng được sai đến cho để loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó.” (Nguyễn Thế Thuấn, Tin Mừng Nhất Lãm, tr. 179).


tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương