Chuyển dich cơ CẤu lao đỘng nông thôn ciem-mispa viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ưƠNG


CHƯƠNG BA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN



tải về 2.73 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích2.73 Mb.
#39100
1   2   3   4   5

CHƯƠNG BA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN




I. SỐ LIỆU DÙNG CHO PHÂN TÍCH


Số liệu sử dụng cho các phân tích ở phần này được lấy từ nguồn Điều tra mức sống dân cư do Tổng cục Thống kê cung cấp. Cho đến nay đã có bốn cuộc điều tra mức sống dân cư khác nhau, thực hiện vào các thời điểm 1992/1993, 1997/1998, 2001/2002 và 2004. Đây là những cuộc điều tra lớn được thiết kế nhằm tìm hiểu về tình hình thu nhập, chi tiêu, việc làm của hộ gia đình ở cả nông thôn và thành thị. Với số hộ gia đình được điều tra khá lớn và nội dung bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau về kinh tế hộ gia đình, bộ số liệu Điều tra mức sống dân cư được coi là nguồn thông tin đáng tin cậy và có thể được sử dụng cho nhiều mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Một đặc điểm đáng chú ý nữa là ngoài điều tra về hộ gia đình cuộc điều tra này còn bao gồm cả điều tra xã, phường nơi hộ gia đình được điều tra đang sinh sống, trong đó các thông tin về môi trường cho phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm nông thôn được đặc biệt coi trọng.

Điều tra năm 1993/1994 có số mẫu 4800 hộ và của năm 1997/1998 là khoảng 6000 hộ tại tất cả các tỉnh trong cả nước, trong đó trên 4000 hộ điều tra lặp lại của năm 1993. Việc lặp lại mẫu có ý nghĩa rất quan trọng khi xem xét chuyển dịch cơ cấu lao động của hộ gia đình theo hai khoảng thời gian khác nhau. Điểm yếu của hai cuộc điều tra 1993 và 1997 là mẫu không đủ đại diện cho các tỉnh, vì vậy ít có ý nghĩa thống kê khi phân tích cho từng tỉnh.

Cuộc điều tra năm 2001 có mẫu lớn nhất với 75 ngàn hộ gia đình, được xác định đại diện cho cả nước, tỉnh và vùng. Trong điều tra năm 2004 số mẫu được giảm đi một nửa, tuy nhiên vẫn đảm bảo đủ cho đại diện theo tỉnh và theo vùng. Về cơ bản, bảng hỏi của năm 2001 và 2004 là giống nhau. Số lượng mẫu được lặp lại giữa hai cuộc điều tra là khoảng 21 ngàn hộ gia đình. Phiếu hỏi cho hai cuộc điều tra sau nhìn chung được rút gọn đi nhiều, tuy nhiên vẫn đảm bảo độ chi tiết khi phân tích về lao động và việc làm của hộ. Phiếu hỏi xã/phường với trên 2500 xã, phường bao hàm rất nhiều nội dung khác nhau về cơ sở hạ tầng của xã, các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, các chỉ tiêu kinh tế xã hội cơ bản của xã/phường.

Trên góc độ phân tích chuyển dịch cơ cấu lao động của hộ gia đình, điểm mạnh của bộ số liệu này thể hiện ở ba điểm: (1) có sự trùng lặp mẫu điều tra và vì vậy có thể phân tích chính xác về chuyển dịch cơ cấu lao động của hộ theo hai khoảng thời gian khác nhau; (2) có nhiều thông tin chi tiết đến cá nhân từng người lao động vì vậy có thể dùng để phân tích về đặc điểm cá nhân và ảnh ưởng tới việc chuyển dịch lao động của từng cá nhân hơn là của từng hộ gia đình; (3) có các thông tin về cộng đồng (xã, phường) nơi hộ gia đình, cá nhân được điều tra, vì vậy có thể giúp phân tích được các ảnh hưởng của đặc điểm cộng đồng trong việc quyết định chuyển dịch lao động của hộ và của từng cá nhân. Ngoài ra do phiếu hỏi xã/phường còn có cả thông tin về chương trình, dự án hỗ trợ phát triển phi nông nghiệp nên việc phân tích ảnh hưởng của các chính sách khuyến khích tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn cũng có thể được thực hiện thông qua việc so sánh giữa các cá nhân, hộ gia đình giữa các cộng đồng này với nhau.

Hạn chế quan trọng trong bốn cuộc điều tra là không có sự lặp lại mẫu giữa điều tra 1998 và điều tra 2001, chính vì thế không xác định được sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở giai đoạn này. Một hạn chế khác là phiếu hỏi có quá nhiều câu hỏi do được thiết kế với nhiều nội dung khác nhau nên có thể giảm đáng kể độ chính xác của thông tin. Đồng thời một số vấn đề quan trọng liên quan đến nghiên cứu này ví dụ như lý do chuyển dịch lao động, di cư của người lao động, rủi ro trong sản xuất nông nghiệp… không được đề cập. Những thông tin chi tiết hơn về chọn mẫu và các đặc điểm khác của bộ số liệu có thể tham khảo qua các nguồn số liệu của Tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới.

Nguồn số liệu thứ hai được sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu điều tra Lao động và Việc làm do Bộ Lao động thương binh xã hội và Tổng cục thống kê phối hợp thực hiện vào 1/7 hàng năm. Đây là một cuộc điều tra lớn, được thiết kế cho riêng vấn đề lao động và việc làm. Nội dung chính của cuộc điều tra nhằm vào các đặc trưng cơ bản của dân số như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động, thực trạng việc làm và cơ cấu việc làm theo các tiêu thức khác nhau, thực trạng của lao động thất nghiệp và thời gian sử dụng lao động ở nông thôn… những thông tin trong điều tra lao động việc làm các năm đưa ra bức tranh khá toàn diện về thực trạng cơ cấu lao động việc làm ở cả nông thôn và thành thị. Tùy theo từng năm, mẫu điều tra có khác nhau nhung nhìn chung giao động trong khoảng trên 100 ngàn hộ gia đình. Thông tin từ các cuộc điều tra năm 1996 đến 2005 được sử dụng cho phân tích trong báo cáo này, thông tin được sử dụng chủ yếu cho việc phân tích thực trạng lao động việc làm, vẽ bàn đồ về chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm ở nông thôn.

Điều tra về lao động di cư của Tổng cục thống kê được sử dụng cho phần phân tích về di cư trong bào cáo này. Điều tra di cư năm 2004 là cuộc điều tra đầu tiên về lao động di cư ở Việt nam. Trong Điều tra mức sống dân cư năm 1997 vấn đề lao động di cư cũng đã được đặt ra tuy nhiên việc sử dụng số liệu Điều tra mức sống dân cư cho phân tích di cư của báo cáo có hạn chế do thông tin không cập nhật. Điều tra mức sống dân cư năm 2004 cũng có một số nội dung nhằm xác định người di cư, tuy nhiên thông tin không đủ để phân tích về yếu tố tác động đến di cư ở nông thôn. Vì vậy số liệu điều tra di cư của Tổng cục thống kê được sử dụng cho phân tích. Cuộc điều tra được thiết kế bao gồm các loại hình và luồng di cư khác nhau. Đặc biệt, điều tra tập trung vào những khu vực có tỷ trọng cao người di cư có đăng ký hộ khẩu tạm thời hoặc không có đăng ký hộ khẩu. Những khu vực lựa chọn cho cuộc điều tra cũng được phân bố trên toàn bộ lãnh thổ, bao gồm cả thành thị và nông thôn. Có khoảng 10 ngàn người được phỏng vấn trực tiếp trong đó 5000 người là di cư và 5000 là không di cư. Cuộc điều tra tập trung vào vùng có mật độ di cư cao bao gồm các tỉnh: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai.

Ngoài 3 bộ số liệu trên, cuộc khảo sát tại bốn tỉnh bao gồm: Hà Tây, Hưng Yên, Quảng Nam và An Giang như đã nêu của nhóm nghiên cứu với việc phỏng vấn sâu 30 hộ gia đình tại mỗi tỉnh để đưa ra các trường hợp điển hình (case study) và làm rõ một số chỉ tiêu không sẵn có các bộ số liệu kể trên.



II. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG XÁC ĐỊNH YẾU TỐ CHUYỂN DỊCH


Như đã phân tích ở phần lý thuyết, mô hình kinh tế hộ có thể được sử dụng để phân tích về các yếu tố tác động đến quyết định của hộ gia đình dịch chuyển lao động vào hoạt động phi nông nghiệp. Có hai điểm quan trọng ở đây là:

- Ngoài phương trình xác định các yếu tố chuyển dịch, mô hình kinh tế hộ còn cho phép phân tích ảnh hưởng của việc tham gia hoạt động phi nông nghiệp đến các mặt khác của hộ gia đình, ví dụ như sản xuất nông nghiệp của hộ, thời gian cho họat động nông nghiệp…có thể diễn tả bằng phương trình kinh tế lượng dạng rút gọn như sau:

(a) Phương trình tham gia hoạt động phi nông nghiệp:

i* = ’Zi + u1

(b1) Phương trình kết quả trong trường hợp có hoạt động phi nông nghiệp

Y1 = X + u1i

(b2) Phương trình kết quả trong khi không có hoạt động phi nông nghiệp

Y2 = X + u2i


Mặc dù phương trình của sự tham gia i* không quan sát được nhưng ta biết dấu hiệu của nó. Khi i* dương ta có thể quan sát kết quả của hộ với hoạt động phi nông nghiệp Y1, ngược lại i* bằng 0 ta có thể quan sát Y2. Y1 và Y2 là ký hiệu chỉ cho một kết quả, ví dụ, thời gian lao động nông nghiệp (Tf), nhưng trong các trường hợp khác nhau: hộ có hoạt động phi nông nghiệp và hộ không có hoạt động phi nông nghiệp. Một vấn đề kỹ thuật quan trọng khi ước lượng đồng thời hệ ba phương trình trên là giải quyết mối quan hệ giữa các phần dư u1 và u2 của hai phương trình sau. Trong khuôn khổ phân tích của nghiên cứu này, chúng tôi chỉ sử dụng phương trình đầu tiên – phương trình xác định chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp để ước lượng các yếu tố tác động đến sự chuyển dịch mà không đi vào phân tích tác động của việc chuyển dịch vì vậy chúng tôi không đề cập đến phần kỹ thuật khắc phục mối quan hệ giữa các phần dư này. Thông tin về mô hình ước lượng có thể tham khảo trong Mandalla (1983) về mô hình kinh tế lượng chuyển dịch (switching regression model)

Quay trở lại các phương trình hành vi được đạo hàm từ phần lý thuyết, hàm đầu tiên là hàm tham gia thể hiện sự tham gia của hộ nông nghiệp vào các hoạt động phi nông nghiệp thông qua mối quan hệ giữa tiền lương của khu vực phi nông nghiệp và tiền lương bóng của thời gian.

i*(Hn,,Zn,Hf, Zh,T,V)  wn(Hn, Zn)-w0(Zf,Hf,p,Zh,T,V)

Trong kinh tế, phương trình này có nghĩa rằng người lao động quyết định tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp khi và chỉ khi thu nhập phi nông nghiệp biên ban đầu là cao hơn so với giá bóng của thời gian, do đó, ta có: Tn >0 nếu i*>0 và Tn = 0 nếu i* 0.

Giá trị của i* không quan sát được trực tiếp, tuy nhiên, ta có thể nhận biết dấu của nó. i* có thể là dương hoặc không dương phụ thuộc vào mối tương quan giữa thu nhập biên của lao động phi nông nghiệp và/hoặc các biến khác mà có tác động đến thời gian lao động phi nông nghiệp với tiền công “bóng” hay chi phí cơ hội của lao động phi nông nghiệp. Nói cách khác, hàm tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp là phụ thuộc cả vào họat động nông nghiệp và phi nông nghiệp, đặc tính của hộ, cá nhân người lao động chuyển dịch và của cộng đồng nơi hộ gia đình đang sinh sống

i* = i*( Hn,,Zn,Hf, Zh,T,V, p)

Hàm này có thể được thể hiện dưới dạng hàm tuyến tính rút gọn dưới đây:

i* = X +  (a)

trong đó i* là biến phụ thuộc có giá trị của 0 (không chuyển dịch) và 1 (có chuyển dịch); X là các biến giải thích,  là véc tơ tham số và  là sai số:

Mô hình hồi quy Probit được xây dựng để ước lượng phương trình trên. Probit là một hàm phi tuyến cho phép xác định mức độ tác động của các yếu tố Xi tới xác suất xuất hiện của hiện tượng i khi X đã xảy ra. Trong mô hình tham gia họat động phi nông nghiệp, hàm Probit bao gồm vế trái là biến phụ thuộc có các giá trị 0 nếu lao động không chuyển dịch sang phi nông nghiệp và 1 nếu là lao động có chuyển dịch. Vế phải của phương trình gồm 3 nhóm biến số khác nhau:

P=f(đặc điểm cá nhân, đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm cộng đồng)

Cụ thể khi triển khai các biến cụ thể vào mô hình có thể viết lại như sau:



P=


Trong mô hình tuyến tính trên P là biến phụ thuộc, nhận giá trị là 1 nếu người lao động chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và 0 nếu ngược lại. Mô hình được ước lượng cho 2 giai đoạn khác nhau 1993-1997 và 2001-2004. Ở giai đoạn 1993-1997, người lao động nếu năm 1993 là lao động nông nghiệp và năm 1997 là lao động phi nông nghiệp thì được xác định là có chuyển dịch. Tương tự như vậy với giai đoạn 2001 và 2004. Việc xác định lao động là nông nghiệp hay phi nông nghiệp dựa trên số giờ lao động thực tế trong năm. Ở đây, người được coi là lao động phi nông nghiệp nếu tổng thời gian lao động phi nông nghiệp (tính bằng giờ lao động) trong năm lớn hơn tổng số giờ lao động nông nghiệp cùng năm đó. Như vậy trên thực tế có thể có một số người có tham gia vào họat động phi nông nghiệp nhưng có số giờ ít hơn lao động nông nghiệp, những người này được coi là lao động nông nghiệp. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ. Với những người có số giờ lao động phi nông nghiệp bằng không ở các năm 1993 và 2001 nhưng có số giờ lao đông phi nông nghiệp từ 300 giờ trở lên ở các năm 1997 và 2004 đều được coi là có chuyển dịch lao động mặc dù có thể tổng giờ lao động nông nghiệp lớn hơn giờ phi nông nghiệp. Chúng tôi đưa ra một số ngoại lệ như vậy do chú trọng vào các yếu tố khiến người lao động bắt đầu quá trình họat động phi nông nghiệp. Với những người đã tham gia họat động phi nông nghiệp rồi việc thay đổi thời gian phi nông nghiệp có thể còn do các yếu tố khác ngoài mô hình đã được xác định

Vế phải của mô hình gồm các biến độc lập, bao gồm 3 nhóm biến khác nhau như đã nêu ở phần trên. Chú ý là giá trị của các biến độc lập là của năm bắt đầu giai đoạn. Ví dụ trong mô hình của giai đoạn 1993-1997 thì việc chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp được xác định là do các yếu tố của năm 1993 quy định. Việc xác định mô hình như vậy sẽ giảm được mối quan hệ giữa các biến độc lập trong mô hình. Và vì vậy mô hình sẽ đơn giản hơn và không cần thiết phải áp dụng kỹ thuật ước lượng dùng biến công cụ (instrument variable).

Đặc đặc điểm cá nhân của lao động bao gồm các biến tuổi, giáo dục và giới tính của người lao động. TUOI của người lao động tính theo năm. Trong số liệu chúng tôi chỉ tính những người có độ tuổi từ 13 đến 75, được xác định là có khả năng lao động. Mặc dù trong thực tế, ở nông thôn tỷ lệ sử dụng lao động trẻ em là khá cao, tuy nhiên do nghề nghiệp chính thức của những lao động này là đi học vì vậy tất cả những người có mã số nghề nghiệp là học sinh đều được loại bỏ với những người có độ tuổi từ dưới 18 trong số liệu này là những người thực tế đã không còn học ở một trường nào nữa mà đã trực tiếp tham gia vào lực lượng lao động. Chúng tôi cho rằng tuổi của người lao động có quan hệ trực tiếp tới khả năng chuyển dịch tuy nhiên mối quan hệ này sẽ thay đổi theo độ tuổi. Theo quan sát thông thường của chúng tôi ở độ tuổi 13 đến khoảng 35 thì tuổi càng cao khả năng chuyển dịch sang phi nông nghiệp càng lớn do yếu tố kinh nghiệm làm việc và sức khỏe của người lao động được phát huy. Tuy nhiên ở mức tuổi cao hơn nữa thì lại giảm đi. Nói cách khác mối quan hệ giữa tuổi và khả năng chuyển dịch có thể là quan hệ bậc hai. Vì vây trong khi ước lượng biến tuổi được chia làm hai biển TUOI và TUOI2 là giá trịnh bình phương của tuổi người lao động

Biến GIAODUC được tính bằng số năm đi học của lao động. Với lao động đã qua đào tạo có bằng cấp trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ, số năm học được tính bằng tổng số năm học phổ thông + tổng thời gian đào tạo bậc cao hơn. Như vậy trong dãy số liệu số năm học dao động từ 0 (mù chữ) tới 19. Trong thực tế trình độ giáo dục của chủ hộ nhiều khi có tính quyết định rất cao trong họat động sản xuất và sinh họat của gia đình, tuy nhiên khi xem xét vấn đề chất lượng của người lao động khi chuyển dịch sang họat động phi nông nghiệp chúng tôi tạm thời loại bỏ quan hệ này. Chúng tôi cho rằng về lâu dài để lao động chuyển dịch ổn định sang họat động phi nông nghiệp thì trình độ giáo dục của chính người lao động quyết định họ sẽ tham gia họat động phi nông nghiệp chứ không phải là đặc tính đó của chủ hộ.

Biến GIOITINH là biến giả nhận giá trị là 1 nếu lao động là nam và 0 nếu lao động là nữ. Biến GIOITINH được đưa vào phương trình nhằm xác định xem trong thực tế có sự khác bịêt về giới trong chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp hay không. Thực tế vấn đề có thể phức tạp hơn và sự khác bịêt về giới tính có thể xuất hiện ở một số ngành cụ thể, có nghĩa là khi xem xét vịêc chuyển dịch theo nhóm ngành có thể có xuất hiện giá trị có ý nghĩa thống kê của biến số này tuy nhiên do giới hạn về thời gian chúng tôi không đi sâu tìm hiểu vấn đề này.

Nhóm biến số thể hiện đặc tính của hộ bao gồm các biến số về đất đai, tỷ lệ có sổ đỏ, quy mô hộ, đặc tính nhân chủng học của hộ, chi tiêu và thu nhập của hộ gia đình mà người lao động đang sinh sống. Biến DATSODO là tỷ lệ đất được cấp sử dụng lâu dài (với năm 1993) và có sổ đỏ (với năm 2001). Biến này được đưa vào nhằm xác định khả năng về tạo vốn của người lao động thông qua khả năng thế chấp tín dụng. Thực tế việc xác định vốn có thể còn thông qua tỉ lệ tiết kiệm của hộ gia đình tuy nhiên do số liệu trong phần tiết kiệm tương đối ít (đặc biệt là của năm 1993-1997) nên chúng tôi chỉ sử dụng biến đất đai này. Biến DATSODO cũng giúp xác định được ảnh hưởng của chính sách đất đai của Nhà nước hiện nay, đặc biệt là việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người nông dân có tác động như thế nào đến khả năng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp của người nông dân.

Biết DATSX là quy mô đất nông nghiệp trung bình/nhân khẩu của hộ gia đình. Giả thuyết cần kiểm định ở đây là liệu những hộ có quy mô đất nông nghiệp lớn thì có sẵn sàng chuyển dịch họăc hạn chế chuyển dịch lao động sang phi nông nghiệp hay không?. Đây là một giả thuyết rất quan trọng có ngụ ý chính sách cao khi Nhà nước đang khuyến khích quá trình tích tụ, tập trung đất để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Có hai khả năng có thể xảy ra: thứ nhất, với quy mô đất càng lớn người lao động càng có khả năng kiếm được vốn lớn cho họat động phi nông nghiệp thông qua tích lũy từ sản xuất nông nghiệp họăc quan hệ tín dụng với ngân hàng và vì vậy xác suất chuyển dịch sẽ càng lớn. Thứ hai, với quy mô đất nông nghiệp càng lớn thì người lao động càng tập trung vào sản xuất nông nghiệp do tính lợi ích kinh tế theo quy mô trong sản xuất nông nghiệp có thể làm sản xuất nông nghiệp có lợi nhuận cao hơn họăc dễ dàng chuyển dịch cơ cấu cây trồng hơn…Điều đó có nghĩa là biến DATSX có thể có dấu âm họăc dương. Tuy nhiên vịêc xác định quan hệ giữa quy mô đất có thể không hoàn toàn tuyến tính, vì vậy khi ước lượng mô hình chúng tôi sử dụng phương pháp phân tổ, ước luợng mô hình ở các nhóm hộ có quy mô đất bình quân khác nhau nhằm xem xét sự thay đổi của các biến số khác cũng như biến đất đai trong mô hình như thế nào. Việc xác định các điểm cắt khi phân tổ dựa trên phương pháp đồ thị.

Biến THANHVIEN là tổng số thành viên của hộ gia đình, kết hợp với biến TILELAMVIEC là tỷ lệ người ăn theo trong tổng số người thực tế làm việc của hộ. Các biến này được đưa vào vì chúng tôi muốn xem xét đặc điểm nhân chủng học của hộ gia đình có tác động như thế nào tới xác suất chuyển dịch lao động phi nông nghiệp. Như đã phân tích ở phần lý thuyết, đặc điểm nhân chủng học của hộ đóng vai trò quan trọng trong quyết định chuyển dịch. Thứ nhất với quy mô hộ lớn khả năng để chuyên môn hóa của từng lao động sẽ cao hơn và như thế sẽ có một số lao động có khả năng chuyển dịch sang phi nông nghiệp cao hơn. Tương tự như thế khi tỷ lệ người ăn theo trên người làm việc cao lên, sức ép về thu nhập sẽ làm cho người lao động phải tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp nhiều hơn và họ dễ có khả năng tham gia vào họat động phi nông nghiệp hơn các hộ khác do công việc nông nghiệp và việc nhà có thể sử dụng lao động ngoài độ tuổi lao động.

Biến chi tiêu phi lương thực thực phẩm CHITIEUPHILTTP trong mô hình được tính bằng tổng chi tiêu phi lương thực thực phẩm bình quân/người. Chi tiêu phi lương thực thực phẩm bao gồm toàn bộ các chi tiêu về giáo dục, y tế, quần áo, giải trí và các họat động khác ngoài chi tiêu cho ăn uống của hộ gia đình. Thực tế cho thấy chi tiêu phi lương thực thực phẩm thường chiếm tỷ lệ cao ở những hộ gia đình có thu nhập cao và ngược lại. Mối quan hệ giữa chi tiêu phi lương thực thực phẩm và chuyển dịch cơ cấu lao động thể hiện ở sức ép về chi tiêu tiền mặt đối với người lao động. Nếu như lao động nông nghiệp có thể đảm bảo được chi tiêu lương thực thực phẩm ví dụ như những gia đình sản xuất tự cấp tự túc thì chi tiêu về phi lương thực thực phẩm, kể cả khi có mức chi tiêu ít hơn chi tiêu lương thực thực phẩm, lại có sức ép về việc làm phi nông nghiệp nhiều hơn. Các khoản chi tiêu như cho giáo dục, y tế… là những khoản chi tiêu bắt buộc bằng tiền mặt thường là sức ép lớn về chi tiêu cho hộ gia đình nông dân hiện nay. Có nhiều người cho rằng ngay cả khi thu nhập của họat động nông nghiệp bằng với thu nhập phi nông nghiệp thì người nông dân vẫn dễ dàng chuyển sang họat động phi nông nghiệp hơn do sự hấp dẫn về thu nhập bằng tiền mặt. Như vậy có thể coi chi tiêu bằng tiền mặt vừa là yếu tố kéo vừa là yếu tố đẩy người nông dân vào sản xuất phi nông nghiệp. Và nếu mức chi tiêu này càng lớn thì sức kéo hoặc đẩy này càng lớn.

Ngoài các khoản thu nhập từ họat động nông nghiệp và phi nông nghiệp, hộ gia đình thường có các khoản thu nhập khác từ tiền gửi, cho, biếu, tặng, cho thuê tài sản, đất đai-tóm lại là tất cả các khoản thu nhập không phải do lao động tạo ra. Biến số THUNHAPKHAC trong mô hình bao hàm các khoản thu nhập như vậy, tính bình quân/người. Rõ ràng khi các khoản thu nhập này càng cao thì sức ép về thu-chi càng giảm đi và vì vậy sức ép buộc lao động phải tham gia họat động phi nông nghiệp càng ít đi. Ở một khía cạnh khác thu nhập này càng cao có thể tạo ra nguồn vốn ban đầu càng lớn cho họat động phi nông nghiệp và như thế sẽ làm cho xác suất chuyển dịch càng lớn. Mặc dù về mặt logic chúng ta phải tính đến độ ổn định của nguồn thu nhập này trong mối quan hệ với họat động sản xuất phi nông nghiệp nhưng do không có số liệu đầy đủ nên chúng tôi sử dụng số liệu của 1 năm làm biến số cho phương trình chuyển dịch.

Biến số TAISAN là giá trị tài sản lâu bền của hộ gia đình tính bình quân đầu người. Giá trị tài sản thực tế có thể sử dụng để xác định hộ khá giả hay không và có thể sử dụng để làm biến xác định khả năng tạo vốn khi tham gia họat động phi nông nghiệp. Tương tự như thế biến thu nhập nông nghiệp của hộ gia đình (THUNHAPNN) được tính là thu nhập bình quân từ họat động nông nghiệp/nhân khẩu sẽ xác định khả năng tích lũy từ nông nghiệp cho họat động phi nông nghiệp.

Biến thời gian nông nhàn (NONGNHAN) trong mô hình là biến thể hiện thời gian dư thừa của hộ gia đình bình quân/người. Biến này được tính bằng tổng thời gian sẵn có trừ đi thời gian nghỉ ngơi (tính chung bình quân 10 tiếng/người) và việc nhà, trừ đi thời gian lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp của hộ. Thực tế có thể việc tính toán biến này không hoàn toàn chính xác do số liệu không đầy đủ và độ chính xác không cao khi hỏi hộ gia đình chi tiết về thời gian lao động, tuy nhiên chúng tôi vẫn sử dụng biến này như là một đại lương gần đúng xác định thời gian nông nhàn của hộ. Giả thuyết cần kiểm định là thời gian nông nhàn càng cao thì sức ép cho họat động phi nông nghiệp càng lớn, nói cách khác hệ số của biến này được xác định là dương.

Ba biến số liên quan đến các chương trình dự án được thực hiện trên địa bàn xã bao gồm: dự án tạo việc làm (DUANTAOVIECLAM) dự án xóa đói giảm ngheo (DUANXOADOIGIAMNGHEO) dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (DUANHATANG) được đưa vào mô hình để đánh giá tác động của các chương trình, dự án có quan hệ trực tiếp tới họat động phi nông nghiệp của hộ gia đình. Các biến số này được lấy từ phiếu hỏi của xã và là những biến số thể hiện đặc điểm của cộng đồng. Đây là những biến giả có giá trị là 1 nếu như xã có các dự án kể trên và 0 nếu ngược lại. Việc thiết lập mô hình như vậy để đánh giá chính sách có thể tương đối đơn giản tuy nhiên do thông tin chi tiết về các chương trình này không có sẵn trong phiếu hỏi xã nên việc đánh giá tác động của các chính sách trên chỉ được xem xét trong khung khổ của biến giả trong mô hình. Các biến này khi ước lượng được cho rằng có giá trị dương nếu như có tác động tới xác suất chuyển dịch lao động phi nông nghiệp của hộ.

Biến NHAMAY là biến số thể hiện số nhà máy trong vòng bán kính 10km có thu hút lao động của xã. Biến này có ý nghĩa quan trọng trong phân tích về chính sách công nghiệp hóa và chuyển dịch lao động. Mặc dù hiện nay các phân tích về việc làm phi nông nghiệp ít quan tâm tới việc phân chia lao động làm thuê cho các nhà máy và lao động tự tạo việc làm, nhưng theo chúng tôi việc phân loại là hết sức cần thiết. Số lượng nhà máy thể hiện khả năng chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang lao động làm thuê phi nông nghiệp, đồng thời còn có thể dùng để phân tích khả năng chuyển đổi từ lao động phi nông nghiệp tự tạo việc làm sang lao động phi nông nghiệp làm thuê. Xuất hiện các nhà máy sẽ có thể có hai tác động, làm tăng số lao động làm thuê đồng thời làm tăng số lao động phi nông nghiệp tự làm thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho các nhà máy này. Tuy nhiên tác động làm tăng số lao động làm thuê có thể rõ ràng hơn. Cần chú ý trong xây dựng mô hình cho năm 1993-1997 do không có thông tin về số lượng nhà máy mà chỉ có thông tin về có hay không có nhà máy lên biến SONHAYMAY trong mô hình chuyển dịch của giai đoạn 1993-1997 chỉ là biến giả có giá trị 0 và 1, và như vậy cần chú ý khi so sánh mô hình ở hai giai đoạn khác nhau này.

Biến LANGNGHE có ý nghĩa khác với biến NHAMAY. Biến LANGNGHE là biến giả thể hiện trong xã có ngành nghề thủ công nào không. Biến này giúp xác định khả năng chuyển dịch của lao động phi nông nghiệp ở những vùng có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Có rất nhiều phân tích hiện nay đánh giá cao vai trò của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong việc giúp hộ gia đình chuyển dịch cơ cấu lao động tuy nhiên cũng nhiều ý kiến không đánh giá cao vai trò của ngành nghề tiểu thủ công. Nhiều nguời cho rằng do những đặc điểm về bí quyết nghề nghiệp, thị trường tiêu thụ… khả năng mở rộng làng nghề tiểu thủ công nghiệp là hạn chế và vì vậy việc thúc đẩy chuyển dịch phải dựa nhiều vào phát triển nhà máy, doanh nghiệp. Việc kết hợp cả hai biến này cho phép mô hình phân tích được các chiến lược công nghiệp hóa nông thôn hiện nay.

Các biến số về DIEN, GIAOTHONG là những biến thể hiện thực trạng cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Việc đưa vào mô hình kết hợp với biến số về DUANHATANG nhằm đánh giá tác động của việc cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn như thế nào tới khả năng chuyển dịch cơ cấu lao động. Biến DIEN là biến giả có giá trị là 1 nếu xã có điện lưới và giá trị là 0 nếu ngược lại. Biến GIAOTHONG có giá trị là 1 nếu xã có đường giao thông lớn chạy qua. Hai biến này có vai trò quan trọng trong mô hình của năm 1993-1997, tuy nhiên khi xem xét số liệu cho gia đoạn sau 2001-2004 thì hai biến này ít có giá trị do những cơ sở hạ tầng như vậy hầu như đều đã có ở tất cả các xã và vì vậy khi ước lượng mô hình đã được bỏ qua. Việc phân tích về vai trò của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ở giai đoạn sau chủ yếu dựa trên biến DUANHATANG. Một chú ý nữa là do số liệu của năm 1993 không có các thông tin về các dự án này nên trong mô hình cho năm 1993-1997 thông tin của năm 1997 được đưa vào thay cho 1993. Ngoài ra còn có thêm một biến XOADOIGIAMNGHEO, TAOVIECLAM là biến giả cho biến xã có các dự án/chương trình về xóa đói giảm nghèo hoặc tạo việc làm, có giá trị là 1 nếu xã có các loại dự án này và 0 nếu ngược lại.

Biến VUNG là biến giả thể hiện cho 7 vùng địa lý nhằm kiểm soát yếu tố địa lý khi xem xét xác suất chuyển dịch. Biểu 20. dưới đây tóm tắt ý nghĩa các biến sử dụng trong mô hình


  1. Các biến số sử dụng trong mô hình




Tên biến

Ý nghĩa/cách tính

Dấu

(mong đợi)






tuoi

Tuổi của lao động

+/-




giaoduc

Số năm học

+




gioitinh

Giới tính của lao động, nam=1, nữ=0

?




datsodo

Tỷ lệ đất có sổ đỏ hoặc được giao sử dụng lâu dài

+/-




datsx

Đất sản xuất bình quân/người (m2)

+/-




thanhvien

Số nhân khẩu trong hộ

+




tylelamviec

Tổng số nhân khẩu/số người lao động

+




chitieuphilttp

Chi tiêu phi lương thực thực phẩm bình quân/người (1000đ)

+




thunhapkhac

Thu nhập từ họat động phi sản xuất (1000đ)

+/-




taisan

Giá trị tài sản lâu bền tính bình quân/người

+




thunhapnn

Thu nhập bình quân/người từ họat động phi nông nghiệp (1000 đ)

+




nongnhan

Thời gian nông nhàn của hộ (bình quân/người)

+




duantaovielam

Xã có dự án tạo việc làm không (có=1; không=0)

+




duanxoadoigiamngheo

Xã có dự án xóa đói giảm nghèo không không (có=1; không=0)

+




duanhatang

Xã có dự án xây dựng CSHT không (có=1; không=0)

+




sonhamay

Số nhà máy trong vòng 10km có thu hút lao động của xã

+




thucong

Xã có nghề tiểu thủ công không (có=1; không=0)

+




dien

Xã có điện lưới quốc gia không (có=1; không=0)

+




giaothong

Xã có đường giao thông chay qua không (có=1; không=0)

+




luongphinn

Mức lương bình quân các nhà máy trả cho lao đông (1000đ/tháng)

+




Vungi

6 biến giả thể hiện cho 7 vùng

?

Mô hình được ước lượng cho vùng nông thôn của cả nước và theo từng địa hình. Đối với yếu tố địa hình, ngoài việc đưa các biến giả về vùng nhằm kiểm soát yếu tố địa lý, chúng tôi còn phân chia theo đồng bằng và miền núi và ước lượng riêng. Lý do ở đây là việc phân chia 7 vùng hiện nay có thể không đảm bảo được hết tác động của địa hình do tính đa dạng giữa các vùng miền ở Việt nam, vì ngay trong 1 tỉnh có thể đã có vùng miền núi và vùng đồng bằng.

Mô hình cũng được ước lượng theo quy mô đất nông nghiệp của hộ. Chúng tôi chia làm bốn nhóm khác nhau: Nhóm có quy mô đất bình quân/người nhỏ hơn 1000 m2, từ 1000-3000m2, từ 3000-5000m2 và trên 5000m2. Việc tìm các điểm cắt dựa trên việc phân tích mối quan hệ giữa đất đai và giờ lao động phi nông nghiệp và được xác định bằng phương pháp đồ thị. Tuy nhiên có thể quy mô trên sẽ khác nhau giữa miền núi và đồng bằng. Do hạn chế về thời gian, chúng tôi chỉ tạm thời sử dụng một quy mô chung cho toàn bộ phân tích.

Ngoài việc ước lượng mô hình cho hình thức chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, chúng tôi tiếp tục ước lượng mô hình trên cho các hình thức chuyển dịch khác nhau bao gồm:

Chuyển từ nông nghiệp – lao động phi nông nghiệp làm thuê

Chuyển từ nông nghiệp – lao động phi nông nghiệp tự làm

Chuyển từ nông nghiệp – lao động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

Chuyển từ nông nghiệp – lao động dịch vụ



III. KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH VÀ Ý NGHĨA PHÂN TÍCH

Kết quả mô hình được xem xét trên từng biến hoặc nhóm biến số. Ở mỗi biến hoặc nhóm biến số như vậy, chúng tôi đi vào phân tích vai trò của biến theo loại hình chuyển dịch, địa hình, và quy mô đất đai. Như đã phân tích ở trong phần xây dựng mô hình, có 3 nhóm biến số giải thích cho sự tham gia của người dân vào họat động phi nông nghiệp: (1) nhóm biến số về đặc điểm cá nhân của người tham gia chuyển dịch (2) nhóm biến số về đặc điểm gia đình mà người lao động đang sống và; (3) nhóm biến số về cộng đồng mà gia đình đó đang sinh sống.

Hệ số Pseudo-R2 của các mô hình đều tương đối thấp (dao động từ 0.08-0.32). Có hai nguyên nhân giải thích cho điều này. Thứ nhất, số liệu VLSS là dãy số liệu lớn với rất nhiều quan sát, đồng thời thông tin giữa các biến số và trong cùng một biến có sự khác nhau rất nhiều, rất da dạng, nói cách khác phương sai của biến khá lớn và số quan sát lớn vì vậy làm cho mức độ giải thích của các biến là thấp. Các nghiên cứu khác sử dụng số liệu VLSS đều cho thấy hệ số R2 ở mức thấp. Cần chú ý là trong mô hình Probit, Pseudo-R2 không hoàn toàn giải thích cho sự phù hợp của mô hình, các nhà phân tích thường sử dụng tỷ lệ dự đoán đúng (correct predicted ratio) của mô hình thay cho giá trị R2 khi nhận xét về sự phù hơp của các mô hình. Trong nghiên cứu này khi tính toán tỷ lệ dự đoán đúng cho thấy ở mức 40-60%, cao hơn khi so sánh với R2. Tuy nhiên, ngay cả khi tính đến tỷ lệ dự đoán đúng, kết quả của các mô hình cho thấy là trong thực tế còn rất nhiều biến khác giải thích cho sự chuyển dịch lao động ở nông thôn mà trong khuôn khổ số liệu VLSS không thể giải thích hết được, đây là điểm hạn chế rất đáng chú ý khi sử dụng kết quả của nghiên cứu này.

Đánh giá ban đầu về kết quả mô hình đó là cả ba nhóm biến số trên đều có tác động đến kết quả chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tuy nhiên ở mỗi hình thức và quy mô khác nhau, vai trò của các nhóm biến số có sự khác nhau nhất định.

Kết quả ước lượng cho thấy không có sự thay đổi, khác biệt, hoặc tương đồng mang tính hệ thống của cùng một hệ số khi so sánh ở các hình thức chuyển dịch khác nhau, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tự làm, sang làm thuê, sang tiểu thủ cộng nghiệp hoặc sang dịch vụ phi nông nghiệp. Điều này cho thấy việc chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là một quá trình khá phức tạp và có nhiều nhóm yếu tố khác nhau và vì vậy một khung khổ chính sách đơn thuần tác động vào một vài yếu tố nào đó sẽ khó có được kết quả như mong muốn. Điều này cũng cho thấy khi thiết kế chính sách nếu không xem xét đặc thù của các quá trình chuyển dịch lao động là loại hình chuyển dịch gì mà chỉ với mục tiêu chuyển dịch nông nghiệp-phi nông nghiệp chung chung thì rất khó có được kết quả như mong đợi do các yếu tố đóng góp rất khác nhau vào các hình thức chuyển dịch khác nhau.

Phần dưới đây chúng tôi tiến hành phân tích từng yếu tố hoặc từng nhóm yếu tố riêng biệt và phân riêng theo từng lọai hình chuyển dịch.


3.1. Nhóm yếu tố về đặc điểm của cá nhân người chuyển dịch


Kết quả ước lượng của nhóm yếu tố về đặc điểm cá nhân của người chuyển dịch được trình bày trên Biểu 21. Ở biểu này, chúng tôi trình bày kết quả ước lượng của cả hai giai đoạn 1993-1998 và 2002-2004. Ở mỗi giai đoạn, hệ số của các biến được sắp xếp theo hình thức chuyển dịch nông nghiệp-phi nông nghiệp nói chung và trình bày ở cột đầu tiên, tiếp đó là chuyển dịch từ nông nghiệp thuần sang làm thuê phi nông nghiệp, nông nghiệp thuần sang phi nông nghiệp tự làm. Hai cột cuối cùng của mỗi gian đoạn chúng tôi phân chia theo tính chất công việc từ là hệ số của các biến trong trường hợp hộ chuyển dịch từ nông nghiệp thuần sang tiểu thủ công nghiệp và từ nông nghiệp thuần sang dịch vụ.

Đáng giá chung trong số bốn yếu tố thể hiện đặc điểm của người lao động bao gồm đào tạo, giáo dục, giới tính, tuổi, các yếu tố về đào tạo và giới tính có đóng góp nhiều hơn so với các yếu tố còn lại. Điều này thể hiện qua hệ số của các biến đào tạo và giới tính có giá trị tuyệt đối và mức ý nghĩa thống kê ở 1-5% cao hơn. Tuy nhiên đóng góp của các yếu này không rõ ràng ở giai đoạn 2002/2004 so với giai đoạn trước.

3.1.1. Giáo dục và đào tạo: Tính chung cho cả nước ở thời kỳ 1993-1998, trình độ giáo dục thể hiện bằng số năm đi học của lao động nông thôn có ảnh hưởng tích cực tới khả năng chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp do hệ số của biến GIAODUC có mức ý nghĩa cao và giá trị dương cao hơn so với các biến khác trong cùng mô hình. Điều này có nghĩa là người lao động có số năm đi học càng cao tại thời điểm năm 1993 thì có cơ hội chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp càng lớn trong giai đoạn 1993-1997. Tuy nhiên, tác động của giáo dục lại thấp hơn ở vùng đồng bằng, cao hơn ở vùng núi. Kết quả này có thể do xu hướng tác động biên giảm dần của yếu tố giáo dục. Ở các vùng miền núi tỷ lệ người có trình độ giáo dục cao thường thấp vì vậy họ dễ dàng chuyển đổi nghề hơn. Ngược lại ở các vùng đồng bằng do nhiều người có tỷ lệ giáo dục cao nên yếu tố này có thể có tác động giảm đi. Điều này có thể thấy rõ hơn nếu xem xét giữa hai giai đoạn 1993/1997 và 2002/2004. Yếu tố giáo dục thể hiện rất mờ nhạt ở các giai đoạn sau, thấp hơn cả về hệ số và mức độ ý nghĩa về mặt thống kê.

Đối với lao động ở những hộ có diện tích đất nông nghiệp nhỏ hơn 1000m2, yếu tố về giáo dục này là nhỏ và không có ý nghĩa thống kê. Điều đó cho thấy thực tế là khi đất nông nghiệp hạn hẹp ở một mức độ nhất định thì sự khác nhau về trình độ văn hoá của lao động không tạo ra được sự khác biệt lớn về khả năng chuyển dịch lao động.



Một điểm chú ý là yếu tố giáo dục có tác động nhiều hơn ở hình thức chuyển dịch từ nông nghiệp thuần sang phi nông nghiệp làm thuê hơn là sang tự làm. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa ở giai đoạn 2002/2004. Kết luận này có một ngụ ý rất quan trọng trong họach định chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động. Nếu hướng các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn ở quy mô nhỏ sang quy mô lớn hơn hay nói cách khác hướng các họat động từ phi nông nghiệp tự làm nhỏ lẻ lên quy mô lớn hơn, thu hút nhiều lao động làm thuê hơn thì yếu tố giáo dục cần đặc biệt coi trọng. Kết luận này cũng cho thấy các họat động khuyến khích người dân phát triển các lọai hình phi nông nghiệp tại gia đình (họat động tự làm) thông qua yếu tố nâng cao số năm giáo dục của người dân sẽ ít phát huy được hiệu quả. Mặc dù kết luận này đi ngược với cảm nhận của nhiều người nhưng thực tế khảo sát tại các địa phương cũng cho kết luận như vậy. Ví dụ tại Hà Tây, khi khảo sát các làng nghề nơi họat động phi nông nghiệp diễn ra chủ yếu ở quy mô hộ và là các họat động tự làm, trình độ giáo dục chung của người dân không hề được cải thiện, rất nhiều trẻ em thay vì đến trường lại tập trung vào phụ giúp gia đình làm nghề. Rõ ràng trong suy nghĩ của họ, nếu chỉ tham gia vào các họat động nhỏ lẻ, thủ công thì yếu tố kinh nghiệm và học thông qua truyền nghề mới là quan trọng.



  1. Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của người lao động

 

 

1993-1998

2002-2004

 

 

nn-phi

nn-l.thue

nn-tulam

nn-ttcn

nn-dv

nn-phi

nn-lamthue

nn-tulam

nn-ttcn

nn-dv

Dao tao

Chung

0.3606***

0.4626***

0.1049

0.1328**

0.0583*

0.0684*

0.036

0.2063

0.0473

0.1271

Dao tao

Dong Bang

0.3345***

0.4971***

0.0229*

0.04*

0.0463***

0.1318*

0.0976

0.1582

0.1301*

0.0482

Dao tao

Mien nui

0.3538***

0.3184***

0.3295**

0.4402**

-0.0392

-0.2793

-0.0509

0.2246

-0.12

-0.2168

Dao tao

<1000m2

.0015

0.3743**

0.7785***

1.0594***

0.7360***

1.5009*

-0.4756

0.3593

0.3363*

0.3373*

Dao tao

1000-3000m2

0.3865***

0.5746***

-0.0994

-0.1388

-0.0765

-0.1572

-0.1571

0.4489*

-0.34

-0.116

Dao tao

3000-5000m2

0.4742***

0.4558***

0.4198**

0.5918***

0.0525

0.7218**

0.9732***

0.1876

0.4606

0.7005**

Dao tao

>5000m2

0.3561***

0.3294**

0.3237**

0.3496*

0.1307

-0.3028

-0.2711

-0.1535

-0.0038

-0.4391**

Giáo dục

Chung

0.0348***

0.0506***

0.0086

-0.0102

0.0077

0.0113

-0.0104

-0.0167

0.0274*

-0.0058

Giáo dục

Dong Bang

0.0318***

0.0483***

0.007

0.0029

-0.0007

0.0023

-0.0159

-0.0069

0.0231

0.0262

Giáo dục

Mien nui

0.0240*

0.0351**

0.002

-0.0647**

0.041

0.0171

-0.0113

-0.0537

0.0193

-0.0071

Giáo dục

<1000m2

-0.0097

-0.0037

0.0084

0.0131

0.0442

0.3015***

-0.068

0.0058

0.1895**

0.2222**

Giáo dục

1000-3000

0.0270**

0.0358**

0.0111

0.0206

0.0079

0.0069

0.0368

0.0887**

0.0312

-0.019

Giáo dục

3000-5000

0.0312**

0.0678***

-0.0172

-0.0702**

-0.0139

0.0454

0.0994**

0.0024

0.0038

0.0785**

Giáo dục

>5000

0.0465***

0.0630***

0.0119

0.0008

0.0002

0.0397**

-0.0013

0.0236

0.0463*

0.0182

Gioi tinh

Chung

0.2713***

0.3748***

0.1015*

0.1589**

-0.0086

0.0889

0.2968***

0.2473***

-0.0946

0.1240*

Gioi tinh

Dong Bang

0.3537***

0.5139***

0.1199*

0.1734**

0.004

0.0908

0.2517**

0.1725

-0.1637*

0.2046**

Gioi tinh

Mien nui

0.2934***

0.2716***

0.2782**

0.3687**

0.196

0.1882*

0.4300***

0.5719***

0.0089

0.0664

Gioi tinh

<1000m6

0.2080*

0.2794**

0.1018

-0.1228

0.2446

1.0170***

0.5063

0.62

-0.1436

0.2280**

Gioi tinh

1000-3004

0.3803***

0.4252***

0.3048***

0.3567***

0.1949*

0.0815

0.0962

0.1188

-0.1356

0.1163

Gioi tinh

3000-5004

0.3472***

0.4385***

0.1937*

0.4382***

0.047

0.2285

0.3915**

0.7032***

0.1113

0.2219

Gioi tinh

>5004


0.2473***

0.4648***

-0.0808

0.007

-0.2548*

-0.0315

0.6114***

0.1791

-0.1734

0.0482

Tuoi

Chung

-0.0019

-0.0012

-0.0007

0.0147

-0.0063

-0.0139

-0.0318**

0.0241

-0.0021

-0.0162

Tuoi

Dong Bang

0.0302***

0.0310**

0.0287**

0.0336*

0.0222*

-0.0145

-0.0545***

0.0471**

0.0153

-0.0187

Tuoi

Mien nui

0.0036

0.0041

0.019

0.0353

0.0103

-0.0229

0.0117

-0.0162

-0.0337

-0.014

Tuoi

<1000m5

0.0169

0.0091

0.0609**

0.0457

0.1562**

-0.0784

0.0005

-0.0738

-0.0193

-0.1600**

Tuoi

1000-3003

0.0382**

0.0303*

0.0539***

0.0783**

0.0407*

-0.0576**

0.0005*

0.0561*

0.0212

-0.0557**

Tuoi

3000-5003

0.0081

0.022

0.0097

0.0354

-0.0069

-0.0939**

0.0002

-0.0441

-0.0564

-0.0083

Tuoi

>5003

0.0198

0.0389*

0.0011

-0.0089

0.0193

0.0166

0.0002

0.0228

-0.0206

0.0041

Tuoi2

Chung

-0.0002*

-0.0003*

-0.0001

-0.0003

0.00

0.0001

0.0004**

-0.0003

0.0001

0.0001

Tuoi2

Dong Bang

-0.006***

-0.0007***

-0.0005***

-0.0006**

-0.0004**

0.0001

0.0006***

-0.0006**

-0.0001

0.0001

Tuoi2

Mien nui

-0.0003

-0.0004*

-0.0003

-0.0006*

-0.0001

0.0003

0.00

0.0003

0.0006**

0.0001

Tuoi2

<1000m4

-0.0003

-0.0004

-0.0006**

-0.0007

-0.0013*

0.0009

-0.0579

0.0013

0.0001

0.0021**

Tuoi2

1000-3002

-0.008***

-0.0008***

-0.0009***

-0.0012***

-0.0006*

0.0005

-0.0496*

-0.0008**

-0.0001

0.0004

Tuoi2

3000-5002

-0.0004*

-0.0007**

-0.0004

-0.0006

-0.0001

0.0011**

0.0033

0.0006

0.0008*

0.0002

Tuoi2

>5002

-0.0005**

-0.0008**

-0.0002

-0.0001

-0.0004

-0.0002

-0.0227

-0.0002

0.0003

0.00

Nguồn: Kết quả tính toán từ mô hình

Ở trong mô hình ước lượng DAOTAO là biến giả, thể hiện người lao động đã từng tham gia một lớp đào tạo nghề nào chưa từ 3 tháng trở lên. Tác động của biến này cũng tương tự như biến giáo dục, rất rõ ở giai đoạn đầu và giảm dần ở giai đoạn sau, rất rõ ở hình thức làm thuê và giảm dần ở hình thức tự làm.

Theo quy mô của đất nông nghiệp, kết quả ước lượng cho thấy không có xu hướng rõ ràng của các biến giáo dục và đào tạo khi ước lượng theo quy mô đất. Tuy nhiên xu hướng đóng góp của các biến này giảm đi đối với lao động làm thuê hoặc khi lao động chuyển sang hình thức lao động tiểu thủ công nghiệp. Điều này cho thấy người lao động có xu hướng ở lại với nông nghiệp nhiều hơn khi họ đã tích lũy được đất họăc khi có họat động nông nghiệp có tính bền vững hơn.

Sự đóng góp của giáo dục và đào tạo thấp dần theo thời gian, ngoài việc thể hiện quy luật chung về lợi ích giảm dần, có thể còn có một nguyên nhân nữa đó là sự yếu kém của hệ thống giáo dục và đào tạo hiện nay, nhất là xét trên khía cạnh phù hợp giữa ngành nghề được đào tao với nhu cầu công việc. Thực tế khảo sát ở các địa phương cũng cho thấy nhận định này. Hệ thống đào tạo nghề sau một thời gian dài trì trệ được khôi phục lại, mỗi tỉnh đều đã có truờng nghề, đại đa số các huyện đều có trung tâm dạy nghề. Tuy nhiên nhiều địa phương lúng túng trong vận hành và quản lý hệ thống này. Tại Hưng yên cho biết hiện nay tỉnh cũng rất khó định hướng được các trường nghề lên dạy những nghề gì. Ngay cả truờng hợp với đối tượng lao động nông nghiệp dôi dư từ đền bù giải tỏa khi xây dựng các khu công nghiệp được tỉnh cam kết đưa đi đào tạo nhưng thực tế tỉnh cũng không giải quyết được, câu hỏi là đào tạo nghề gì cho phù hợp hiện nay dường như đều bị bỏ ngỏ, cả cấp quản lý, trường nghề, và người lao động đều lúng túng. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lại cho rằng thực tế họ phải tự đào tạo nhiều hơn vì ngay cả thu nhận công nhân đã qua đào tạo khi về doanh nghiệp đều phải đào tạo lại, nhiều doanh nghiệp ở Hưng Yên cho rằng họ cũng không cần công nhân có trình độ giáo dục quá cao vì các dây truyền lắp ráp hiện nay không đòi hỏi như vậy, chỉ cần công nhân có sức khỏe, sau một thời gian doanh nghiệp đào tạo thì đều có thể làm việc được.

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, vai trò mờ nhạt của yếu tố giáo dục không đồng nghĩa với việc phủ nhận đóng góp của yếu tố giáo dục và đào tạo với việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Vấn đề đặt ra là giáo dục ở mức nào, đào tạo gì và sử dụng như thế nào thì cần phải xem xét. Có thể nói rằng hiện nay vai trò của giáo dục và đạo tạo thấp có phần đóng góp của cả hai phía, hệ thống đào tạo và thực tế công việc.

3.1.2. Giới tính của người lao động: Biến GIOITINH được đưa vào mô hình với mục đích xém xét có sự phân biệt về giới nào không khi lao động nông nghiệp muốn chuyển dịch sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Rất ngạc nhiên là có sự khác biệt về khả năng chuyển dịch theo giới do biến GIOITINH có ý nghĩa thống kê cao và đóng góp khá nhiều so với các biến khác trong nhóm các biến về đặc điểm của người lao động. Điều này có nghĩa là nam giới dường như có khả năng chuyển dịch cao hơn so với nữ giới. Kết quả này có khác biệt so với một số nghiên cứu trong giai đọan 1993-1997 về chuyển dịch trong đó cho rằng nữ giới dễ đa dạng họat động sản xuất của họ hơn, nếu xét trên góc độ thời gian sử dụng cho họat động phi nông nghiệp. Trong mô hình của chúng tôi, nếu xác định người chuyển dịch lao động là phi nông nghiệp khi và chỉ khi thời gian lao động phi nông nghiệp lớn hơn thời gian nông nghiệp thì kết luận này là phù hợp vì nam giới chuyên môn hóa hơn vào ngành nghề phi nông nghiệp, trong khi nữ lại có thể đa dạng họat động sản xuất của mình, kết hợp cả nông nghiệp và phi nông nghiệp và đại đa số họ có thời gian nông nghiệp lớn hơn mặc dù thực tế họ có tham gia phi nông nghiệp. Tuy nhiên, xu hướng này có thay đổi vào giai đoạn sau (2001-2004) khi biến về giới tính ít có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác là sự phân biệt nam và nữ trong tiếp cận với nghề nghiệp phi nông nghiệp đã giảm đi, mặc dù điều này vẫn còn khá rõ ở miền núi.

Biến giới tính có xu hướng tăng lên khi ước lượng ở các quy mô đất đai khác nhau, mặc dù chỉ đúng với chuyển dịch sang phi nông nghiệp làm thuê. Về mặt kinh tế lượng điều đó có nghĩa là có sự phân bịêt về giới cao hơn ở nhóm lao động có quy mô đất cao hơn. Nói cách khác, nam giới có xu hướng dễ dàng tham gia vào họat động phi nông nghiệp ở các gia đình có quy mô đất lớn. Điều này phản ánh đúng thực trạng hiện nay là hầu hết các họat động nông nghiệp là do nữ giới đảm nhiệm. Khi quy mô đất lớn hơn, họat động nông nghiệp có thể có thu nhập nhiều hơn vì thế phụ nữ sẽ chuyên môn hóa hơn vào họat động nông nghiệp và nam giới có điều kiện tốt hơn để tham gia vào họat động phi nông nghiệp.

Kết quả ước lượng cũng phản ánh đúng thực trạng khi cho rằng trong họat động dịch vụ ở nông thôn, không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Tuy nhiên sự phân biệt này lại thấy hiện hữu ở giai đoạn 2002/2004. Có thể cho rằng ở giai đoạn sau, sự chuyên môn hóa và nhiều loại hình mới trong các họat động dịch vụ đã xuất hiện, không chỉ là các họat động thuơng mại nhỏ như những năm đầu 1990s mà đã có nhiều họat động khác hơn đòi hỏi cả nam giới tham gia. Nói cách khác thị trường lao động dịch vụ đã xuất hiện sự phân mảng theo giới. Thực tế khảo sát cho thấy, có những họat động dịch vụ như sửa chữa xe máy, cơ khí, xây dựng… hầu như chỉ nam giới mới có cơ hội tham gia, các họat động này cũng trở lên ngày càng phổ biến trong nông thôn hiện nay.

Xét về tuổi của lao động, biến TUOI có giá trị âm cho thấy tuổi của người lao động có quan hệ nghịch với khả năng tham gia phi nông nghiệp, điều này đúng do tuổi càng cao thì khả năng chuyển đổi nghề của lao động càng kém đi. Kết quả này cho thấy nếu các chính sách về tạo việc làm tập trung vào độ tuổi trẻ hơn sẽ có tác động nhiều hơn tới chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Cũng giống như biến giới tính, biến TUOI không có ý nghĩa nhiều ở giai đoạn sau, lý do có thể là trong giai đoạn sau cơ hội nghề nghiệp nhiều hơn và lao động cao tuổi hơn cũng có thể tham gia vào họat động phi nông nghiệp. Ở quy mô đất đai khác nhau, hệ số của biến tuổi không có quy luật nhất định, tuy nhiên đều có giá trị âm, điều này tái khẳng định rằng lao động trẻ tuổi hơn có xác suất tham gia vào họat động phi nông nghiệp cao hơn, không phụ thuộc vào các cơ hội họat động nông nghiệp do quy mô đất nông nghiệp tạo ra.

3.2. Các yếu tố về hộ gia đình


Trong mô hình này các yếu tô về đặc điểm hộ gia đình có ảnh hưởng tới khả năng dịch chuyển lao động ở nông thôn bao gồm các yếu tố sau: (1) đất sản xuất; (2) tỷ lệ đất được cấp sổ đỏ/tổng diện tích; (3) thời gian nông nhàn của hộ gia đình/người; (4) tỷ lệ người ăn theo trên tổng số người làm việc; (5) giá trị tài sản lâu bền của hộ gia đình; (6) quy mô của hộ gia đình tính bằng tổng số thành viên có trong hộ tại thời điểm điều tra; (7) thu nhập phi lao động của hộ, bao gồm các khoản chuyển giao, cho biếu tặng, tiền gửi, tiền bán tài sản đất đai…; (8) thu nhập từ nông nghiệp tính bình quân/người và (9) chi tiêu phi lương thực thực phẩm. Có thể trong thực tế còn nhiều yếu tố khác của hộ gia đình có ảnh hưởng trực tiếp họăc gián tiếp đến khả năng chuyển dịch của các cá nhân trong hộ, ví dụ như họat động phi nông nghiệp của người thân, bạn bè, hàng xóm, mức độ họat động của thị trường lao động và thị trường các yếu tố sản xuất khác… tuy nhiên Điều tra Mức sống Dân cư không có sẵn các thông tin này vì vậy chúng đã bị bỏ qua khi ước lượng, và thể hiện trong phần dư của mô hình6.

Biểu 22 trình bày kết quả ước lượng các yếu tố thuộc về đặc điểm của hộ gia đình. Kết cấu của Biểu tương tự Biểu 21, các hệ số được sắp xếp theo hình thức chuyển dịch và theo từng nhóm để tiện so sánh.

3.2.1. Đất sản xuất của hộ gia đình: Bao gồm hai biến thể hiện quy mô đất của hộ và tỷ lệ đất có sổ đỏ. Trong mô hình lý thuyết có một biến về chất lượng đất nhằm thể hiện lên mức độ màu mỡ của đất và vì vậy liên quan đến lợi nhuận mà đất nông nghiệp mang lại, coi đó như một tác nhan dẫn đến việc tham gia phi nông nghiệp, tuy nhiên trong nghiên cứu này biến chất lượng đất không được đưa vào do hai lý do: (1) số liệu không sẵn có ở các năm điều tra 2002-2004; (2)có sự tương quan khá cao (53.2%) giữa biến chất lượng đất và biến thu nhập nông nghiệp khi tính toán cho năm 1993-1997. Việc đưa hai biến có hệ số tương quan cao vào trong cùng một phương trình sẽ làm cho mức độ chính xác của hệ số ước lượng bị ảnh hưởng. Theo chúng tôi, ở một mức độ nhất định, năng suất đất có thể thể hiện qua mức thu nhập nông nghiệp và vì thế biến này được đưa vào mô hình.

Kết quả ước lượng của biến DAIDAI-thể hiện qui mô đất của hộ gia đình (bình quân/người)- cho thấy nhìn chung ở hầu hết các loại hình chuyển dịch lao động và cả đồng bằng và miền núi biến đất đai có giá trị âm và giá trị tuyệt đối tương đối nhỏ. Hệ số của biến tăng lên chút ít khi so sánh giữa vùng đồng bằng và vùng miền núi. Hệ số âm cho thấy quy mô đất càng ít thì xác suất chuyển dịch càng cao. Kết quả ước lượng phù hợp với giả thuyết đưa ra, đất sản xuất ít là lực đẩy khiến người dân tham gia vào hoạt động nông nghiệp và ngược lại quy mô đất tăng lên sẽ giữ chân người nông dân ở lại với nông nghiệp. Lý do chính có thể liên quan đến năng suất lao động trung bình trên đất. Theo tính toán của chúng tôi, năng suất lao động nông nghiệp (tính bằng 1000đ/giờ lao động) không hề quá thấp so với các họat động phi nông nghiệp khác. Năng suất của nông nghiệp là khoảng 3,67 ngàn đồng/giờ, của họat động làm công ăn lương trung bình là 3,72 và của họat động tự làm là khoảng 3,12 ngàn đồng. Như vậy thu nhập thấp của nông nghiệp chủ yếu là do số giờ làm nông nghiệp ít chứ không phải do thu nhập bình quân/giờ thấp. Mặc dù hệ số của biến đất đai có ý nghĩa, tuy nhiên so vớicác yếu tố khác, đất đai không đóng vai trò lớn trong việc đẩy nguời dân vào với họat động phi nông nghiệp, mặc dù có bằng chứng để cho thấy vai trò đó có thể tăng lên chút ít ở các vùng miền núi.



Hộp 7: Nếu có đủ ruộng, làm nông nghiệp cũng tốt
Ông Phạm Văn Trắng, 51 tuổi, ở ấp Hoà Phú 2, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An giang là một người luôn miệt mài với nghề nông. Không chỉ có ông mà vợ và các con ông cũng đều xoay quanh công việc đồng áng và chăn nuôi. Cả gia đình trình độ văn hoá chỉ hết lớp 5/12, riêng bà Kiệt vợ ông chỉ học hết lớp 3. Nhà ông Trắng có 7000m2 ruộng, đều là đất trồng lúa, và khá thuận tiện cho sản xuất.

Với 7 “công” đất, một năm gia đình ông có thu nhập (sau khi trừ chi phí) từ trồng trọt được gần 13 triệu đồng, thu nhập từ chăn nuôi cũng được 18 triệu đồng/năm. Như vậy với thu nhập cả năm 31 triệu, gia đình ông với 7 nhân khẩu có thể tạm yên tâm với một mức sống khá ở nông thôn. Nếu không có gì biến động lớn và gia đình không có người ốm đau, hộ nhà ông chỉ chi tiêu hết khoảng 1-1,1 triệu đồng/tháng. Chính vì vậy, gia đình ông đã có tích luỹ phần nào. Trong thời gian tới đây ông đã có thể nghĩ đến việc đầu tư một phần vốn “tự có” của mình. Nguyên với số lãi của việc nuôi heo, ông đang nghĩ đến khả năng đầu tư mua 3-4 con bò giống để “đa dạng hoá” chăn nuôi. Ông cũng có ý định cho cậu út đi học nghề, nhưng ông cũng muốn chọn cho con một nghề “nhẹ nhàng, không quá vất vả” (theo lời ông), rồi sau đó xin làm ở một nhà máy gần nhà. Đó bởi vì theo ông nghĩ nếu ở khu công nghiệp và nhà máy mà quá vất vả thì “theo tôi nếu ruộng nhiều thì làm nông nghiệp cũng được. Một năm chỉ làm hai vụ thì cũng không vất vả, nếu đất nhiều nữa thì có thể thuê người làm thêm”. Ông nói




Nguồn: Thông tin từ khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu

Các phân tích về tác động của quy mô đất nông nghiệp cho thấy nếu các giải pháp về tích tụ ruộng đất được đẩy mạnh có thể làm cho một bộ phận dân cư có quy mô đất tăng lên và một bộ phận dân cư có quy mô đất nhỏ đi. Với bộ phận dân cư đất tăng lên họ sẽ tập trung vào sản xuất nông nghiệp, và ngược lại với hộ nông dân ít đất đi sẽ có nhiều cơ hội hơn tập trung vào sản xuất phi nông nghiệp. Kết luận này trùng hợp với các nghiên cứu khác khi đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động tuy nhiên điểm chú ý là nó cho thấy rằng tác động của yếu tố đất đai không lớn như mong đợi. Chính sách thúc đẩy dồn điền đổi thửa hiện nay có tác động làm giảm chi phí sản xuất nông nghiệp nhiều hơn là tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động sang phi nông nghiệp.

3.2.2. Tỷ lệ đất nông nghiệp có sổ đỏ: Được coi là biến số quan trong trong khung khổ phân tích này do liên quan trực tiếp đến chính sách đất đai hiện hành của nhà nước. So với biến quy mô đất đai, tỷ lệ đất có sổ đỏ của hộ gia đình có tác động lớn hơn nhiều trong chuyển dịch cơ cấu lao động. Do thực tế việc triển khai cấp sổ đỏ cho nông dân trước đây là khá thấp cũng như do thị trường tài chính kém phát triển, không có gì ngạc nhiên khi biến số này không có ý nghĩa cho chuyển dịch lao động ở giai đoạn 1993-1997 và ở cả giai đoạn sau đối với khu vực miền núi.

Ước lượng mô hình ở các loại hình chuyển dịch khác nhau cho thấy hệ số của biến có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức độ 5% ở hình thức chuyển từ nông nghiệp sang làm thuê và không có ý nghĩa thống kê ở hình thức tự làm. Ngược lại, lại có giá trị dương ở hình thức chuyển đổi từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và không có ý nghĩa ở hình thức chuyển dịch nông nghiệp sang dịch vụ. Ở giai đoạn 2002-2004 biến số này có giá trị âm ở hình thức chuyển dịch từ nông nghiệp sang làm thuê và ở hình thức nông nghiệp sang dịch vụ.

Về ý nghĩa kinh tế, giá trị dương của biến cho biết tỷ lệ cấp sổ đỏ càng cao thì xác suất của việc chuyển dịch càng cao, và ngược lại thì sẽ làm cản trở quá trình chuyển dịch. Kết quả ước lượng của biến cho thấy thực tế là việc cấp sổ đỏ lâu dài có tác động cả hai chiều, và điều này phù hợp với khung khổ lý thuyết đã thảo luận ở phần trên. Cấp sổ đỏ có tác dụng làm nông dân yên tâm hơn với sản xuất nông nghiệp, vì vậy làm giảm khả năng chuyển dịch sang phi nông nghiệp (hệ số âm), tuy nhiên, cấp sổ đỏ cũng còn tạo điều kiện để nông dân có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng tốt hơn và vì thế có nhiều cơ hội hơn để đa dạng hóa sang họat động phi nông nghiệp (hệ số có giá trị dương).

Kết quả ước lượng cũng cho thấy nếu xem xét tất cả các hình thức chuyển dịch nói chung thì biến sổ đỏ có tác động làm giảm quá trình chuyển dịch sang họat động phi nông nghiệp. Điều này nói lên rằng một mục tiêu quan trọng của chính sách giao đất lâu dài cho hộ gia đình, cung cấp sổ đỏ như một phương tiện để nông dân tiếp cận với tín dụng để đa dạng hóa họat động phi nông nghiệp đã không đạt được như mong muốn. Nguyên nhân có thể có nhiều, tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi thấy rằng, nghịch lý lớn nhất là trong khi các địa phương đều thúc đẩy quá trình cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp thì các ngân hàng-những người cung cấp tín dụng lại không sẵn sàng tiếp nhận sổ đỏ của đất nông nghiệp như một vật thế chấp. Lý do ở phía ngân hàng là đất nông nghiệp có giá trị thấp, tính thanh khoản- hay khả năng chuyển hoán thành tiền mặt của tài sản- thấp hơn nhiều so với đất thổ cư. Rất nhiều hộ gia đình ở Hà Tây, Quảng Nam, và An Giang cho rằng ngân hàng ít chấp nhận thế chấp bằng đất nông nghiệp, hoặc kể cả khi thế chấp được thì khoản tín dụng được vay cũng không đáng kể do quy định tín dụng cho vay không vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp, trong khi đó giá của 1 sào ruộng lại chỉ được tính theo khung giá đất nông nghiệp của Nhà nước vài chục ngàn đồng/m2.

Phân tích thêm về quan hệ của tỷ lệ đất sổ đỏ với các hình thức chuyển dịch cho thấy trong khi tỷ lệ đất sổ đỏ có tác động âm ở chuyển dịch từ nông nghiệp sang làm thuê phi nông nghiệp, từ nông nghiệp sang họat động dịch vụ, tác động tích cực lại được tìm thấy ở các trường hợp chuyển dịch từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp ở vùng đồng bằng và có xu hướng tăng lên khi quy mô đất của hộ tăng lên. Nói cách khác, nếu giả sử rằng hộ trực tiếp sản xuất tiểu thủ công nghiệp cần nhiều vốn hơn để chuyển đổi so với hộ làm thuê hoặc họat động dịch vụ nhỏ lẻ ở nông thôn thì tác động tích cực của sổ đỏ với họat động tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là không thể hoàn toàn phủ nhận. Cần chú ý là kết luận về tác động tích cực này chỉ đúng với trường hợp chuyển dịch từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp mà thôi. Với các trường hợp khác sổ đỏ vẫn làm cho nông dân “bền bỉ” hơn với sản xuất nông nghiệp. Như vậy, măc dù có tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch tuy nhiên còn nhiều vấn đề còn phải xem xét kỹ hơn về trật tự ưu tiên trong cấp sổ đỏ cho dân, thời gian trước mắt cần hoàn thiện nhanh quá trình cấp sổ đỏ cho đất thổ cư hơn là đất nông nghiệp.


  1. Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của hộ gia đình

 

 


 

 


1993-1998

2002-2004

nn-phi

nn-l.thue

nn-tulam

nn-ttcn

nn-dv

nn-phi

nn-l.thue

nn-tulam

nn-ttcn

nn-dv

datsx

Cả nước

-0.0001*

0.00

0.00

0.0001

-0.0001***

-0.0000***

-0.0001***

-0.0001

-0.0000*

-0.0000**

datsx

Đồng bằng

0.00

0.00

0.00

0.0001**

-0.0001*

0.00

-0.0001

0.0001

0.0001

-0.0001

datsx

Miền núi

-0.0001

-0.0001*

0.00

0.0001

-0.0002*

-0.0001***

-0.0001***

-0.0002***

-0.0002***

-0.0000**

datnnsodo

Cả nước

-0.0524

-0.1568**

0.1296

0.3500***

0.0984

-0.2649***

-0.1822

0.2901**

0.2846**

-0.3463***

datnnsodo

Đồng bằng

-0.1247

-0.2497**

0.0794

0.2405*

0.0469

-0.4067***

-0.3050**

0.3294**

0.4067***

-0.7207***

datnnsodo

Miền núi

0.1411

0.1244

0.1312

0.2699

0.219

-0.0009

0.1882

-0.0479

-0.1853

0.119

datnnsodo

Đất<1000

-0.2779

-0.4976*

0.2102

0.9359**

-1.1423**

0.4258

-1.6437**

4.5956*

1.8379***

-1.4299**

datnnsodo

1000_3000

-0.0469

-0.1007

0.0273

0.2472

-0.0917

-0.4910***

-0.0936

-0.0053

0.3312*

-0.5704***

datnnsodo

3000_5000

0.147

0.0137

0.3905*

0.5531*

0.4274*

-0.6615***

-0.1811

0.5601

0.5968**

-0.4779**

datnnsodo

Đất>5000

0.0842

0.0848

0.0997

0.2403

0.0179

0.2527

-0.1056

0.345

0.1952

0.2212

nongnhan

Cả nước

0.00

-0.0001

0.0002***

0.0001

0.0002***

0.0001**

0.0001

0.00

0.00

0.0002***

nongnhan

Đồng bằng

-0.0001*

-0.0001**

0.00

0.00

0.0001

0.00

0.0001

0.0001

0.0002**

0.0001

nongnhan

Miền núi

-0.0003***

-0.0004***

-0.0001

0.0001

0.00

0.0001

0.0002

-0.0002

0.00

0.0002

nongnhan

Đất<1000m2

0.0001

0.0002*

0.00

0.0001

0.00

-0.0016***

-0.0002

-0.001

-0.0008**

-0.0006*

nongnhan

1000_3000m2

-0.0001**

-0.0002***

0.00

0.0001

0.0001

0.0001

0.000

0.0001

0.0001

0.0003***

nongnhan

3000_5000m2

-0.0001*

-0.0002***

0.0001

-0.0001

0.0002*

0.0002*

0.0001

0.00

0.00

0.0002*

nongnhan

Đất>5000m2

-0.0003***

-0.0003***

-0.0001

0.00

-0.0001

0.0002**

0.0001

-0.0001

-0.0002*

0.0002***

songuoiantheo

Cả nước

0.2268**

-0.0959

0.6698***

0.3414*

0.6961***

0.1810***

0.1446**

0.2332***

-0.0536

0.1472**

Songuoiantheo

Đồng bằng

0.0232

-0.1641

0.2797**

0.1222

0.3128*

0.1788**

0.0297

0.2800***

-0.0562

0.2514***

Songuoiantheo

Miền núi

-0.1297

0.6745***

0.8237***

0.5649*

0.5264*

0.2862***

-0.3843***

0.2529**

-0.1877

0.3004***

Songuoiantheo

Đất<1000m2

-0.0572

-0.0823

-0.0447

-0.8084

0.2134

-2.1827***

0.3903

-2.1791**

1.0574***

-0.1258

Songuoiantheo

1000_3000m2

-0.1087

0.5982***

0.6718***

0.1741

0.7460***

0.4358***

-0.3384**

-0.182

0.2158**

0.1081

Songuoiantheo

3000_5000m2

0.2169

-0.2041

0.6980**

0.7901*

0.4904

0.0383

0.3634**

-0.3309**

0.0085

0.0284

songuoiantheo

Đất>5000m2

0.2902

0.0324

0.6826***

0.3476

0.6692**

0.1047

-0.2219*

-0.2114

-0.1948*

0.2152**

taisanlauben

Cả nước

0.00

-0.0001

0.0001

0.00

0.00

0.00

0.00

0.0000***

0.00

0.00

taisanlauben

Đồng bằng

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.0000***

0.00

0.0000**

taisanlauben

Miền núi

0.00

-0.0001

0.0001

0.0001

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

taisanlauben

Đất<1000m2

0.0001

0.00

0.0002

0.0011**

0.0002

0.00

0.0002

0.0011

0.0003*

0.0004***

taisanlauben

1000_3000m2

0.0002**

0.0001

0.0002**

0.0002

0.0002**

0.0001**

0.00

0.0001***

0.00

0.00

taisanlauben

3000_5000m2

0.00

-0.0001

0.0001

0.0003

0.00

0.0000**

0.00

0.0001**

0.00

0.0000*

taisanlauben

Đất>5000m2

-0.0001

-0.0001

-0.0002

0.00

-0.0003

0.0000**

0.00

0.0000***

0.00

0.0000**

thanhvien

Cả nước

-0.0008

0.0096

-0.0135

-0.0105

-0.0193

0.0548**

-0.0320

0.0166

0.0215

-0.0408*

thanhvien

Đồng bằng

0.0210*

0.0036

-0.0475***

-0.0535**

-0.0328

0.0653**

-0.0951***

-0.0089

0.0423

0.1472**

thanhvien

Miền núi

-0.003

-0.0099

0.0152

0.0438

-0.011

-0.0715*

0.052

0.0845*

-0.0147

0.00

thanhvien

Đất<1000m2

0.0323

0.0513

-0.0378

0.0722

-0.1147*

0.7813***

0.2819

2.0957*

1.0976***

0.00

thanhvien

1000_3000m2

-0.0136

0.0122

-0.0666**

-0.0846*

-0.0493

0.1378***

0.0049

-0.0514

0.1160**

0.00

thanhvien

3000_5000m2

-0.0072

-0.0297

0.0015

-0.0307

0.0179

0.1326*

-0.2318***

0.1166

0.1486**

0.0079

thanhvien

Đất>5000m2

-0.0087

-0.0043

-0.0073

0.0028

-0.0168

0.0582*

0.0282

-0.0012

0.0925**

0.0452

thunhapkhac

Cả nước

0.00

0.00

-0.0001*

-0.0003

-0.0001

0.00

0.000

0.00

0.00

0.00

thunhapkhac

Đồng bằng

0.00

0.0001**

-0.0001

-0.0003

-0.0001

0.00

0.000

0.00

0.00

0.00*

thunhapkhac

Miền núi

-0.0001

-0.0001

0.00

0.00

0.00

0.00

0.000

0.00

0.00

0.00

thunhapkhac

Đất<1000m2

-0.0001

0.00

-0.0002

-0.0009

0.00

0.00

0.0001***

0.00

-0.0001

0.0001*

thunhapkhac

1000_3000m2

0.00

0.00

-0.0001

0.00

0.00

0.00

0.000

0.00

0.00

-0.000

thunhapkhac

3000_5000m2

0.00

0.0002**

-0.0006*

-0.0006

-0.0004

0.00

-0.0001*

-0.0001***

0.0001

-0.000

thunhapkhac

Đất>5000m2

-0.0002**

-0.0003*

-0.0001

-0.0001

-0.0001

0.0000**

0.000

0.00

0.00

-0.000*

thunhapnongnghiep

Cả nước

-0.0001***

-0.0001***

0.00

-0.0002***

0.0001**

-0.0000**

-0.0001***

-0.0000**

-0.0001***

-0.000

thunhapnongnghiep

Đồng bằng

-0.0001***

-0.0001***

0.00

-0.0002***

0.0000*

-0.0000**

-0.0001***

-0.0001**

-0.0001***

-0.000*

thunhapnongnghiep

Miền núi

-0.0003***

-0.0002***

-0.0002*

-0.0002

0.00

-0.0001***

0.00

-0.0001

0.00

0.0001*

thunhapnongnghiep

Đất<1000m2

-0.0002**

-0.0002

-0.0002

-0.0002

-0.0001

-0.0002

-0.0001

-0.0028**

-0.0002

-0.000

thunhapnongnghiep

1000_3000m2

0.00

-0.0002***

0.0001***

-0.0002

0.0001***

0.00

-0.0001**

-0.0001**

-0.0001***

0.000

thunhapnongnghiep

3000_5000m2

-0.0001**

-0.0002**

-0.0001

-0.0003**

0.00

-0.0001*

-0.0002*

-0.0003***

-0.0002***

-0.000

thunhapnongnghiep

Đất>5000m2

-0.0001***

-0.0001***

-0.0001

-0.0001**

0.00

-0.0000**

-0.0001**

0.00

-0.0000*

-0.000

chitieuphilttp

Cả nước

0.0002*

0.0002**

0.00

0.00

0.0001

0.000***

0.0002***

0.0001***

0.00

0.000

chitieuphilttp

Đồng bằng

0.0002**

-0.0002

-0.0002

-0.0003

-0.0001

0.000****

0.0002***

0.0001***

0.00

-0.000

chitieuphilttp

Miền núi

0.0007***

0.0008***

0.0004**

0.0006**

0.0003

0.0001**

0.0001

0.0002**

-0.0001*

0.0001*

chitieuphilttp

Đất<1000m2

-0.0002

-0.0002

-0.0004

-0.0003

0.0005

0.0001

0.0002

0.0032**

-0.0002

0.0006*

chitieuphilttp

1000_3000m2

0.0002*

0.00

-0.0005***

-0.0012***

-0.0003*

-0.0001

0.0002***

-0.0001

-0.0001**

0.000

chitieuphilttp

3000_5000m2

0.0003

0.0002

0.0003

0.0001

0.0002

0.00

0.0001

0.0004***

-0.0002*

0.000

chitieuphilttp

Đất>5000m2

0.0004**

0.0004*

0.0003

0.0002

0.0003

0.00001*

0.0003***

0.0001*

0.0001

0.00

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

3.2.3.Yếu tố về nhân khẩu học của hộ gia đình: Hai biến đại diện về nhân khẩu học của hộ gia đình trong mô hình này là quy mô hộ gia đình-thể hiện bằng biến THANHVIEN và tỷ lệ số người ăn theo trên tổng số người làm việc-thể hiện bằng biến SONGUOIANTHEO. Trong mô hình lý thuyết quy mô hộ gia đình là lực đẩy đối với chuyển dịch lao động. Với hộ gia đình có quy mô lớn hơn có thể có nhiều điều kiện hơn về lao động và vì thế dễ dàng chuyển đổi hơn, đồng thời quy mô hộ lớn trong sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với sức ép về việc làm lớn hơn cho hộ gia đình vì vậy buộc hộ gia đình phải đa dạng hóa sang phi nông nghiệp. Tương tự như vậy, số người ăn theo là tỷ lệ giữa tổng nhân khẩu của hộ chia cho số lao động thực tế đang làm việc, tỷ lệ này càng lớn thì sức ép cho chuyển dịch cũng càng lớn. Kết quả ước lượng cho thấy nhìn chung các ước lượng phù hợp với lý thuyết, hầu hết các biến có giá trị dương thể hiện sức ép của yếu tố nhân khẩu học lên việc làm phi nông nghiệp. Sức ép này cũng ngày càng lớn thể hiện qua việc các biến ít có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn đầu nhưng lại có ý nghĩa thống kê cao ở giai đoạn sau. So với các biến khác, tỷ lệ người ăn theo có tác động khá lớn, đặc biệt tác động ở miền núi lại lớn hơn ở đồng bằng, ở hình thức chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tự làm lớn hơn ở làm thuê; và chuyển dịch sang dịch vụ lớn hơn sang tiểu thủ công nghiệp. Khi ước lượng theo quy mô đất, giá trị của biến tỉ lệ người ăn theo lại có giá trị âm ở quy mô đất nhỏ nhất. Có thể do đây là những gia đình nghèo có con cái đông, các điều kiện khác để chuyển dịch thường bị hạn chế.

Những phân tích về nhóm yếu tố nhân khẩu học của hộ gia đình cho thấy việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp có đóng góp không nhỏ của các yếu tố nội tại từng gia đình. Gia đình đông con thường có sức ép chuyển dịch lớn hơn tuy nhiên phải kết hợp với các điều kiện khác, đông con nhưng nghèo, ít đất lại trở thành những lực cản không nhỏ, khiến người nông dân không dễ gì thoát ra khỏi nông nghiệp được.

3.2.4.Sức ép về chi tiêu: biến số về tỉ lệ người ăn theo cũng đã một phần phản ánh sức ép về chi tiêu hộ gia đình, tuy nhiên một biến số chính xác hơn được đưa vào trong mô hình đó là tỉ lệ chi tiêu phi lương thực thực phẩm bình quân/người. Về mặt kỹ thuật ước lượng, việc đưa hai biến số này có thể gây lên hiện tượng đa tương quan (multi-collinearity) khi ước lượng và làm cho các hệ số không được chính xác tuy nhiên sau khi kiểm định hệ số tương quan giữa hai biến cho thấy hệ số tương quan là khá thấp (-0.0383) vì vậy có thể đưa vào cùng một mô hình7. Cần chú ý là chi tiêu phi lương thực thực phẩm được tính bình quân/người và là giá trị xác định tại thời điểm khởi đầu của mỗi giai đoạn chuyển dịch vì vậy được hy vọng là không có hiện tượng các biến tự xác định lẫn nhau (endogeneity) trong mô hình.

Kết quả ước lượng cho thấy, mức chi tiêu cho các khoản phi lương thực – thực phẩm có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các uớc lượng và trong cả hai giai đoạn. Điều này cho thấy, nhu cầu về chi tiêu tiền mặt có vai trò “đẩy” quan trọng đối với hộ gia đình khi tham gia vào lĩnh vực phi nông nghiệp. Ở một góc độ khác, biến số này có thể coi là biến số “kéo”, nó thể hiện sức hẫp dẫn về thu nhập tiền mặt của họat động phi nông nghiệp với người nông dân. Nhiều nghiên cứu trên thế giới (Reardon, 1997) cho rằng ngay cả khi thu nhập của nông nghiệp bằng với phi nông nghiệp thì thu nhập của phi nông nghiệp do thể hiện bằng tiền mặt vẫn có sức hấp dẫn đối với người nông dân, kết quả ước lượng cho thấy điều này cũng đúng với bối cảnh của Việt nam. Tuy nhiên, rất đáng chú ý là giá trị tuyệt đối của các biến tương đối thấp, cho thấy mức đóng góp của yếu tố chi tiêu phi lương thực thực phẩm là thấp hơn so với các yếu tố khác. Các kết quả phân tích cũng cho thấy với hình thức tự làm thì biến số này có giá trị cao hơn và có ý nghĩa thống kê rõ ràng hơn. Điều này có thể liên quan đến tính ổn định và chủ động của nguồn thu nhập khi so sánh giữa làm thuê và tự làm. Xem xét hệ số của biến với quy mô đất của hộ cho thấy quy mô đất sản xuất càng lớn thì đóng góp của yếu tố chi tiêu phi lương thực thực phẩm càng lớn. Điều này rất khó giải thích ngoại trừ trường hợp với hộ có quy mô đất lớn thì thường khá giả hơn và nhu cầu chi tiêu phi lương thực thực phẩm cũng cao hơn do đó tác động biên của biến này có giá trị lớn hơn. Một điểm cần chú ý nữa là hệ số của hai yếu tố này ở thời kỳ 1993-1998 có giá trị tuyệt đối cao hơn. Nói một cách khác, sức ẽp chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ phi lương thực – thực phẩm không còn nhiều ý nghĩa bằng trước đây đối với việc chuyển dịch lao động thời kỳ 2001-2004. Kết luận này không hoàn toàn đồng nhất với một số nhận định về sức ép chi tiêu và vai trò của thu nhập tiền mặt với việc tham gia vào họat động phi nông nghiệp. Qua khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy vai trò to lớn của yếu tố này khiến người dân buộc phải đa dạng hóa họat động kinh tế. Lý do duy nhất có thể giải thích được cho kết luận trên là việc kinh tế thị trường cũng đã khá phát triển ở nông thôn và việc chuyển từ thu nhập bằng hiện vật trong sản xuất nông nghiệp sang tiền mặt cũng đã trở lên dễ dàng hơn nhiều giữa hai thời kỳ 1993/1997 và 2001/2004. Giải thích này cũng phù hợp với kết quả ước luợng khi so sánh hệ số của biến ở vùng miền núi và vùng đồng bằng với giả sử rằng thị trường hàng hóa ở các vùng đồng bằng phát triển hơn so với miền núi.

.

Hộp 8: Sức ép của chi tiêu
Ông Phạm Văn Xếp, 58 tuổi ở phường Hiến Nam, thị xã Hưng Yên đã về hưu và ở tại địa phương. Gia đình ông có 5 nhân khẩu nhưng diện tích đất nông nghiệp hiện còn rất ít, chỉ còn lại 2 sào vì đất nhà ông trước đây nằm trong vùng qui hoạch. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (cả trồng trọt và chăn nuôi) của hộ nhà ông khoảng 3,4 triệu đồng/năm. Đất thổ cư nhà ông khá rộng với 825m2 nhưng số vốn “cố định” này gia đình ông định dành để khi giá đất được giá sẽ bán đi để cho các con học hành và chữa bệnh cho vợ chồng ông khi về già. Thu nhập nông nghiệp không đủ sống, vợ ông – bà Thu, nhờ con ông chú ruột ở Hà nội giúp kinh doanh buôn bán. Từ tháng 1/2004 bà bắt đầu lên Hà nội bán hàng rau quả. Nguồn vốn bắt đầu kinh doanh của bà chỉ 2 triệu đồng do có cơ sở người nhà ở Hà nội giúp đỡ nên cần ít vốn hơn. Hàng năm bà Thu ở Hà nội khoảng 6 tháng để kinh doanh. Theo ước tính của ông Xếp, mỗi tháng thu nhập thuần do bà Thu bán hàng khi ở Hà nội đem lại là 600.000 đồng.

Con gái ông bà - chị Thảo sau khi tốt nghiệp PTTH, làm nông nghiệp rồi xin làm công nhân ở Công ty may 2, thị xã Hưng Yên từ tháng 1/2002 với mức lương 400.000 đ/tháng. Tuy vậy đến tháng 09/2003, công việc ở Công ty không nhiều nên chị phải tạm thời nghỉ việc. Sức ép thu nhập làm bà Thu vẫn quyết tâm kinh doanh buôn bán. Ông bà đã quyết định vay vốn của ngân hàng chính sách với số tiền 7 triệu đồng trong thời hạn 2 năm và lãi suất ưu đãi 0,5%/tháng để tiếp tục kinh doanh, đồng thời mở rộng chăn nuôi, trồng trọt thêm và một phần cũng dành để cho các con ăn học.



Nguồn: Thông tin từ khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu
3.2.5.Tiềm lực kinh tế của hộ gia đình: Có ba yếu tố được đưa vào trong mô hình khi xem xét tiềm lực ban đầu của hộ thuần nông đóng vai trò như thế nào với xác suất chuyển dịch lao động phi nông nghiệp, bao gồm: (1) giá trị tài sản lâu bền của hộ (bình quân/người) thể hiện bằng biến TAISANLAUBEN; (2) thu nhập phi lao động (bình quân/người) từ các nguồn cho thuê tài sản, tiền gửi từ lao động di cư, tiền cho, biếu tặng….(biến THUNHAPKHAC) và; (3) thu nhập từ nông nghiệp bình quân/người (biến THUNHAPNONGNGHIEP). Các yếu tố này ngoài việc thể hiện hộ khá giả hay không còn thể hiện khả năng đầu tư cho họat động phi nông nghiệp.

Kết quả ước lượng cho thấy nhìn chung tác động của nhóm yếu tố này tương đối thấp so với các nhóm yếu tố khác. Đặc biệt thu nhập phi lao động hầu như không có tác động hoặc tác động dương rất không đáng kể có thể cho thấy một thực tế là các khoản tiền gửi, cho biếu, tặng… của hộ gia đình thường được dùng cho tiêu dùng hơn là cho sản xuất. Giá trị tài sản lâu bền của hộ gia đình hầu như không đóng góp gì cho xác suất chuyển dịch ở tất cả các lọai hình chuyển dịch trong giai đoạn 1993/1997 và rất nhỏ ở giai đoạn tiếp theo (giá trị của biến hầu hết nhỏ hơn giá trị 0.0001**). Mặt khác biến cũng chỉ có ý nghĩa thống kê ở các hộ gia đình vùng đồng bằng và đối với loại hình phi nông nghiệp tự làm. Theo quy mô đất, hệ số của biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5% với quy mô đất từ trên 1000m2 trở lên và giá trị tuyệt đối có xu hướng giảm đi.

Lý do cho tác động hạn chế của yếu tố này có thể do giá trị tuyệt đối của tài sản của hộ gia đình nông dân thường thấp, không đáng kể trong giai đoạn 1993/1997 và được cải thiện hơn chút ít ở giai đoạn sau. Cũng có thể tài sản của hộ thường có tính thanh khoản thấp; mặt khác, cũng có thể do thị trường ở giai đoạn sau đã họat động tốt hơn khiến cho việc chuyển tài sản thành vốn tốt hơn. Chúng tôi cho rằng trong thực tế có lẽ tồn tại cả ba lý do này. Việc hệ số của biến chỉ có ý nghĩa ở loại hình phi nông nghiệp tự làm là đương nhiên do nhu cầu vốn của loại hình này lớn hơn so với làm thuê. Tín hiệu tốt ở đây là theo thời gian vai trò của tài sản của hộ gia đình đã cao hơn trong việc thúc đẩy người nông dân tham gia phi nông nghiệp, nó cũng nói lên rằng thị trường ở nông thôn đã phát triển hơn, thói quen biến tài sản thành vốn kinh doanh đã hình thành, mặc dù chưa rõ nét ở các hộ nghèo, ít đất, các hộ ở miền núi.

Thu nhập trong nông nghiệp của hộ gia đình nông dân có hai ý nghĩa: thứ nhất nó có thể là lực cản người nông dân chuyển sang phi nông nghiệp, nghĩa là nếu thu nhập nông nghiệp càng cao thì người nông dân sẽ ít chuyển sang phi nông nghiệp hơn (hệ số của biến lúc đó sẽ âm), thứ hai nó có thể là lực đẩy thu nhập nông nghiệp cao hơn sẽ tạo tiền đề để đầu tư cho phi nông nghiệp. Mô hình quan hệ giữa nông và công nghiệp dựa trên lý thuyết hai khu vực (Dualism theory) đã được phân tích ở phần lý thuyết, về mặt vĩ mô người ta thường cho rằng lợi nhuận trong nông nghiệp sẽ được đưa vào đầu tư trong công nghiệp và chỉ có như vậy mới làm cho tăng trưởng cao hơn do khu vực công nghiệp luôn là khu vực có năng suất cao hơn. Tuy nhiên đó là góc độ vĩ mô, và áp dụng cho toàn nền kinh tế, ở khu vực nông thôn và ở hành vi của từng hộ gia đình có thể sẽ khác. Việc đưa biến thu nhập nông nghiệp vào mô hình sẽ góp phần kiểm chứng luận thuyết trên trên góc độ hành vi của hộ gia đình nông thôn.

Kết quả ước lượng cho thấy biến THUNHAPNONGNGHIEP hầu hết có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%, điều đó có nghĩa là thu nhập nông nghiệp bình quân/người của hộ càng cao thì càng làm giảm khả năng tham gia sản xuất phi nông nghiệp. Giá trị tuyệt đối của biến giảm đi ở giai đoạn 2001/2004 cho thấy rằng thu nhập nông nghiệp cao hơn ở thời kỳ 2001/2004 không “giữ” người lao động ở lại với sản xuất nông nghiệp bằng thời kỳ 1993/1999. So sánh giá trị giữa nhóm làm thuê và tự làm cũng cho thấy thu nhập nông nghiệp ít có tác dụng giữ chân ngươi nông dân khi họ chuyển sang tự làm so với họat động làm thuê, và tương tự như thế ở họat động dịch vụ so với tiểu thủ công nghiệp. So sánh giữa miền núi và đồng bằng cũng cho thấy với các hộ ở miền núi thu nhập nông nghiệp có tác dụng giữ chân nhiều hơn so với các hộ ở đồng bằng. Rất đáng chú ý là những nhận định như vậy đúng cho cả hai thời kỳ ước luợng. Mặc dầu vậy, do các hệ số của biến rất thấp, dao động xung quanh -0.0001 đến -0.003 lên có thể khẳng định là tác động không nhiều so với các yếu tố khác.

Tác động âm và có ý nghĩa thống kê của biến thu nhập nông nghiệp cho thấy một thực tế là ngoài yếu tố tâm lý “an toàn” của nông dân có thể tính ổn định cũng như lợi ích của họat động phi nông nghiệp vẫn chưa đủ ở mức vượt trội so với nông nghiệp khiến người dân bỏ hoàn toàn sản xuất nông nghiệp để tập trung vào nông nghiệp, đặc biệt là ở họat động phi nông nghiệp làm thuê. Kết quả khảo sát ở 4 tỉnh trong khung khổ nghiên cứu này cũng cho thấy thực tế như vậy, đặc bịêt ở các tỉnh phía Nam như An giang và Quảng Nam, họat động làm thuê có tính thất thường cao và thu nhập/giờ của lao động có thể nói còn thấp hơn so với nông nghiệp. Rất nhiều công nhân ở các khu công nghiệp thường bỏ về quê trong thời gian thu họach hoặc chuẩn bị gieo trồng để làm nông nghiệp do mức lương trong nông nghiệp ở các thời điểm đó thường khoảng 40-50 ngàn đồng/ngày công cao hơn rất nhiều so với mức lương khoảng 25-30 ngàn/ngày ở các khu công nghiệp. Đặc biệt kết quả điều tra 120 hộ gia đình cho thấy hầu như không có hộ gia đình nào bỏ hoàn toàn đất nông nghiệp để đầu tư vào phi nông nghiệp.



Kết quả ướng lượng theo quy mô đất nông nghiệp cũng cho thấy dường như hệ số tác động có xu hướng giảm dần theo quy mô đất của hộ gia đình, thể hiện rất rõ ở ước lượng đối với họat động làm thuê hơn là tự làm. Điều nay cho thấy với những hộ ít đất, thu nhập thấp khi tham gia vào phi nông nghiệp thường tham gia vào họat động làm thuê hơn là tự làm nông nghiệp. Kết luận này có ngụ ý chính sách rất quan trọng. Trong khi các giải pháp xóa đói giảm nghèo thường tập trung vào các kỹ năng của hộ sản xuất độc lập (ví dụ cho vay vốn, khuyến nông, cung cấp đất sản xuất, đào tạo thêm nghề tiểu thủ công….) thì xu hướng chính của các hộ đó khi đa dạng hóa thu nhập lại là họat động làm thuê chứ không phải là tự sản xuất. Kết luận này trùng hợp với nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới về xóa đói giảm nghèo ở ĐB Sông cửu long (Ausaid, 2004).

3.3. Các yếu tố thuộc về cộng đồng


Có nhiều biến số khác nhau được đưa vào trong mô hình này nhằm phản ảnh yếu tố môi trường kinh tế xã hội mà hộ gia đình đang sinh sống nhằm xem xét các yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng chuyển dịch lao động. Các yếu tố này bao gồm: (1) điện lưới; (2) đường giao thông; (3) dự án hạ tầng; (4) dự án tạo việc làm; (5) dự án xóa đói giảm nghèo; (6) số nhà máy trong vòng bán kính 10 km; (7) làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Hai yếu tố đầu nhằm đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng nông thôn có ảnh hưởng như thế nào trong cải thiện việc làm. Nhóm yếu tố về dự án nhằm xem xét tác động của các dự án, chương trình mục tiêu đã và đang được triển khai tới chuyển dịch lao động nông thôn. Hai biến số cuối cùng thể hiện việc phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề nông thôn.


  1. Kết quả mô hình với các biến vế đặc điểm của cộng đồng




 

 

1993-1998

2002-2004

 

 

nn-phi

nn-lamthue

nn-tulam

nn-ttcn

nn-dv

nn-phi

nn-lamthue

nn-tulam

nn-ttcn

nn-dv

dienluoi

Cả nước

0.1459***

0.1725***

0.0662

0.0044

0.1037

0.036*

0.3899

0.3779

.0072***

0.5756***

dienluoi

Đồng bằng

0.023

0.0223

0.0369

0.0301

0.0329

0.9534

 

-0.0094

0.6332

0.9896**

dienluoi

Miền núi

0.2287**

0.2460**

0.1475

0.0537

0.1308

0.1993**

0.7557**

 

0.3109***

0.5834*

dienluoi

Đất<1000m2

0.0787

0.1438

0.5785**

0.6854*

0.315

0.2929***

-

 

0.007***

 

dienluoi

1000_3000m2

0.0208

-0.0313

0.1499

0.1846

0.1191

0.7573**

-

0.5938

0.3109***

0.4202***

dienluoi

3000_5000m2

0.2024*

0.1943

0.1647

-0.0257

0.1541

0.0313

-

 

0.6332

0.8269**

dienluoi

Đất>5000m2

0.0639

0.1478

-0.093

-0.1924

-0.0408

 

-0.0006**

 

0.2743***

0.256

giaothong

Cả nước

0.1082**

-0.025

0.240***

0.423***

-0.0515

-0.0021

0.2282*

0.4335**

0.1783

-0.1179

giaothong

Đồng bằng

0.0625

-0.0489

0.0996

0.1989**

0.0054

0.1021

-0.0106

0.3198*

0.0467

0.1535

giaothong

Miền núi

0.0786

0.2326**

0.2316*

0.486***

0.0343

-0.422

0.2815

 0.0003

0.5678

-0.9116***

giaothong

Đất<1000m2

-0.0044

0.0787

0.1943

0.6475**

-0.4816*

-0.0716

-1.4043**

 0.001

-0.2296

-0.9066

giaothong

1000_3000m2

0.1197

-0.116

0.1767*

0.2626**

0.0028

0.0781

0.3053

0.6393**

0.6842***

-0.4718**

giaothong

3000_5000m2

0.2067**

-0.0489

0.4589***

0.661***

-0.3153**

-0.4878

0.4315

-0.0568

0.0544

0.207

giaothong

Đất>5000m2

0.0377

0.1591

-0.1735

0.457***

0.0506

0.252

0.4201*

0.5466**

0.3174*

0.1212

duanhatang

Cả nước

0.0302

0.0910*

0.0665

-0.0688

-0.0197

0.1148*

0.2565*

0.1562*

0.1415*

0.1588**

duanhatang

Đồng bằng

-0.0396

-0.033

0.0471

-0.1391

0.0401

0.2023**

0.0069

0.1939*

0.0969

0.3859*

duanhatang

Miền núi

0.0735

0.1369

0.1059

0.1289

0.2985*

0.0428

0.6247*

-0.2712

0.111

0.2034*

duanhatang

Đất<1000m2

0.148

0.3049**

0.1199

-0.1909

0.5859***

0.7129

0.4583

1.1198

0.4747

0.6566

duanhatang

1000_3000m2

0.0731

0.2172**

0.1699*

0.3647**

0.0003

0.0569

0.3794***

0.3460**

0.0591

0.1624

duanhatang

3000_5000m2

0.0546

0.0807

0.0391

0.1165

0.1699

0.2277

-0.2674

0.1463

-0.0411

0.3782**

duanhatang

Đất>5000m2

0.0557

0.1563

-0.0994

0.2733

-0.3716**

0.0761

0.4626***

-0.2438

0.2498*

0.0689

taovieclam

Cả nước

0.0319

0.057

0.1664**

-0.1091

0.1294

-0.0092

0.0379

0.0434

0.0964

0.0079

taovieclam

Đồng bằng

0.0791

0.0586

0.2803***

-0.1922*

0.2277**

-0.0223

0.046

0.0483

0.1325

-0.0149

taovieclam

Miền núi

0.03

0.0081

0.0237

-0.043

0.1589

0.0506

-0.2444

-0.3122*

0.3130**

0.1385

taovieclam

Đất<1000m2

0.0641

-0.02

-0.1034

-0.5048

0.1741

2.0526***

1.4430***

-1.0695

0.5338

0.7575*

taovieclam

1000_3000m2

-0.1375

-0.0033

-0.3401**

-0.2263

-0.3025*

-0.0941

-0.1016

-0.0407

-0.1168

-0.0285

taovieclam

3000_5000m2

0.0036

0.0601

-0.0912

0.1688

-0.2903*

-0.075

0.3447

0.0581

-0.0431

-0.0429

taovieclam

Đất>5000m2

0.0548

0.187

-0.1795

-0.1875

-0.1592

-0.0539

0.0145

-0.0319

-0.1905

-0.0936

duanxdgn

Cả nước

0.0959

0.0753

0.1209

0.2933***

-0.0449

-0.0117

0.1723*

-0.1481

0.065

0.0452

duanxdgn

Đồng bằng

0.1976***

0.1048

0.2901***

0.4241***

0.1273

0.1424

0.4188***

-0.1472

0.0249

0.2561**

duanxdgn

Miền núi

0.0566

0.0457

0.1449

0.0437

0.406***

-0.1636

0.3208*

-0.1906

-0.0312

0.0358

duanxdgn

Đất<1000m2

0.3598*

0.7688***

 ----

--- 

--- 

1.1304**

2.7254***

1.2593

-0.164

0.8362

duanxdgn

1000_3000m2

0.1072

0.1204

0.1096

0.5784***

-0.1838

-0.1259

0.7478***

-0.0781

0.0912

0.0993

duanxdgn

3000_5000m2

0.166

0.102

0.2039

0.2714

0.1708

-0.1175

-0.3523

0.073

0.0587

-0.3276

duanxdgn

Đất>5000m2

0.0596

0.0273

0.0617

-0.2114

0.2687

-0.0917

0.1795

0.1546

0.0581

-0.0306

sonhamay

Cả nước

0.0542***

0.0610***

0.0433**

0.0576**

0.0285

0.0012

-0.0004

-0.0018

0.001

0.0005

sonhamay

Đồng bằng

0.0409***

0.0484***

0.0248

0.0348

0.0175

-0.0008

0.0079**

-0.0047

0.0009

-0.0016

sonhamay

Miền núi

0.1251**

0.1598***

0.0653

-0.0879

0.2314**

0.0107**

0.0130**

0.0075

0.0089

0.0140***

sonhamay

Đất<1000m2

0.1222***

0.0979**

0.1358**

0.2148***

0.0677

0.0737***

0.0448**

-0.006

-0.0028

0.0369***

sonhamay

1000_3000m2

0.0302

0.0388

0.0266

0.0275

0.0476

-0.0015

-0.0085

0.0022

-0.0011

-0.004

sonhamay

3000_5000m2

0.0307

0.0679**

-0.0197

0.0377

-0.0436

0.0027

0.0207***

0.0135**

0.0058

0.0013

sonhamay

Đất>5000m2

0.0536*

0.0827**

0.0154

0.0189

-0.0308

-0.0004

0.0002

-0.0041

0.0013

0.0027

Lang nghe

Cả nước

0.1680***

0.1362**

0.1743**

0.1226

0.2142**

0.2003**

0.2595**

0.1102

0.0147

0.2624***

Lang nghe

Đồng bằng

0.0223

-0.0564

0.1126

0.1409

0.0474

0.1687

0.2279*

0.1219

0.0059

0.2109

Lang nghe

Miền núi

0.2743***

0.3099***

0.1445

-0.1311

0.5695***

0.1872

0.1847

0.4196

0.3531

0.6182***

Lang nghe

Đất<1000m2

0.3607**

0.4347***

0.2799

0.149

0.1827

0.0053

1.9276**

1.0362

0.2221

0.661

Lang nghe

1000_3000m2

0.2052***

0.1136

0.2075*

-0.0221

0.2635**

0.1691

0.3034*

0.3288*

-0.1219

0.2068

Lang nghe

3000_5000m2

0.1602*

0.0834

0.2349*

0.2356

0.2541*

0.7616***

0.6311**

0.6305**

-0.2055

0.6808***

Lang nghe

Đất>5000m2

0.2116*

0.3123**

0.0414

0.0197

0.2799

0.3810*

0.3489

0.2039

0.5472**

0.2835

Chú thích: Một số ô trống trong bảng do khi ước lượng các biến có cùng một giá trị vì thế bị loại bỏ, cụ thể do thời kỳ 2001-2004 hầu hết các xã trong điều tra VLSS đều đã có điện lưới vì thế các quan sát trong mẫu ước lượng đều có giá trị là 1 lên bị loại bỏ

Nguồn: tính tóan của nhóm tác giả

3.3.1. Cơ sở hạ tầng:

Các thông tin về cơ sở hạ tầng của địa phương được lấy trong phiếu hỏi xã của cuộc điều tra mức sống dân cư. Có hai câu hỏi liên quan là xã có điện lưới quốc gia hay không và xã có trục đường giao thông chính đi qua hay không?. Đây là những câu hỏi định tính và bao quát chung cho toàn xã nơi hộ điều tra sinh sống. Chính vì vậy có thể có những hạn chế nhất định khi xem xét tác động của các công trình này tới việc chuyển dịch lao động của hộ gia đình. Ví dụ xã có điện lưới nhưng không hoàn toàn đồng nghĩa với việc hộ chuyển dịch lao động có tiếp cận với nguồn điện đó. Tuy nhiên trên bình diện của cả nước với mẫu điều tra lớn của VLSS chúng tôi cho rằng về đại thể những biến định tính trên có thể phản ảnh tác động của các công trình hạ tầng tới chuyển dịch lao động của hộ gia đình.

Kết quả cho thấy hầu hết các biến có tác động thuận chiều tới xác suất chuyển dịch lao động, có nghĩa là những hộ tiếp cận được với các công trình hạ tầng trên sẽ có khả năng chuyển dịch lao động lớn hơn những hộ không được tiếp cận. Cần chú ý là hai biến trên không chỉ phản ảnh về cơ cấu hạ tầng, mà có thể được sử dụng để phản ảnh mức độ phát triển kinh tế xã hội chung của cộng đồng. Các nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy việc cải thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu như hệ thống giao thông và điện lưới đều kéo theo sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và xã hội của các cộng đồng dân cư. Việc có điện ở các xã miền núi có tác động lớn tới chuyển dịch lao động của dân cư tại đó trong khi có điện lại ít ảnh hưởng tới các hộ vùng đồng bằng. Nguyên nhân có thể là do hầu hết các xã ở đồng bằng đã có điện lưới lên việc chuyển dịch sẽ chịu tác động bởi yếu tố khác nhiều hơn. Tương tự, việc có điện và đường giao thông ảnh hưởng nhiều đến họat động chuyển dịch từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp hơn là chuyển sang họat động dịch vụ, ảnh hưởng tới họat động tự làm hơn là họat động làm thuê. Những kết luận như vậy không hoàn toàn phù hợp ở giao đoạn 2002/2004. Lý do cũng có thể do các công trình này xuất hiện nhiều ở giai đoạn sau vì thế không tạo lên sự khác biệt trong khả năng chuyển dịch. Một kết luận nữa có thể tìm thấy ở biểu trên là không có một xu hướng rõ ràng trong mối quan hệ giữa tác động chuyển dịch cơ cấu lao động của các công trình hạ tầng với quy mô đất của hộ.

Như vậy ở giai đoạn đầu các công trình hạ tầng như điện và hệ thống giao thông có tác động làm tăng khả năng chuyển dịch lao động ở nông thôn khá rõ ràng, tuy nhiên những tác động đó ở giai đoạn sau lại không lớn. Điều này cho thấy hiện nay việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn mở chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Tuy nhiên đây vẫn là các điều kiện tiên quyết đối với hộ ở miền núi.

3.3.2. Chương trình mục tiêu

Thực tế Nhà nước đã có khá nhiều chương trình mục tiêu nhằm phát triển nông thôn trong thời gian qua. Tổng kết báo cáo từ các chương trình đó cho thấy những con số rất ý nghĩa về tác động tới phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo ở các địa phương. Ở trong khung khổ phân tích này, chúng tôi đưa vào 3 biến đại diện cho 3 chương trình/dự án lớn của đã triển khai trong thời gian qua, bao gồm: chương trình/dự án phát triển hạ tầng nông thôn, chương trình/dự án xóa đói giảm nghèo, chương trình/dự án tạo việc làm nông thôn. Ngoại trừ chương trình hạ tầng nông thôn, 2 chương trình/dự án còn lại là những chính sách tổng hợp gồm nhiều hạng mục khác nhau hỗ trợ cho phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm, những chương trình này nhiều khi chồng chéo về giải pháp ví dụ chương trình xóa đói giảm nghèo bao gồm cả xây dựng hạ tầng, vay vốn tín dụng, đào tạo, khuyến nông. Tương tự như vậy, chương trình tạo việc làm cũng bao gồm tín dụng, đào tạo…Vì vậy thực tế việc tách bạch tác động của từng chương trình là rất khó. Những kết quả phân tích trong nghiên cứu này chỉ mang tính tương đối, để có câu trả lời rõ ràng cần có những khung khổ phân tích chính sách sâu hơn. Một hạn chế nữa là khung khổ phân tích ở đây hoàn toàn tập trung vào phân tích tác động của các chương trình dự án trên tới việc chuyển một lao động từ hoàn toàn thuần nông sang họat động phi nông nghiệp dưới các dạng khác nhau, trong khi tác động của chương trình/dự án trên có thể liên quan cả đến việc mở rộng, phát triển họat động phi nông nghiệp hiện có, tức là các lao động đã là phi nông nghiệp rồi nay phát triển hơn lên. Những tác động đó cũng không được thể hiện trong khung khổ phân tích này.

Nhìn chung so với giai đoạn 1993/1997, việc xã có dự án xây dựng hạ tầng có tác động rõ nét hơn tới chuyển dịch lao động. Các hệ số của biến DUANHATANG có giá trị tuyệt đối lớn hơn và có ý nghĩa thống kê. Như vậy có sự khác biệt rõ hơn trong khả năng chuyển dịch giữa các hộ sống ở các xã có dự án hạ tầng và các hộ sống ở các xã không có dự án hạ tầng. Tuy nhiên sự khác biệt đó là không rõ ràng giữa hộ ở miền núi. Mặt khác dường như chỉ đối với hình thức chuyển dịch từ nông nghiệp sang họat động tự làm mới có sự khác biệt như vậy. Thực tế trên có thể giải thích rằng các hộ ở đồng bằng có các điều kiện khác tốt hơn, vì vậy khi hạ tầng được cải thiện hộ dễ chuyển đổi hơn so với các hộ miền núi. Ở các vùng miền núi còn cần nhiều điều kiện khác, không chỉ vấn đề hạ tầng đã giải quyết được chuyển dịch cơ cấu lao động. Việc chuyển dịch lao động ở các hộ có ít đất hơn thể hiện rõ hơn so với hộ nhiều đất khi hạ tầng được cải thiện. Điều này một lần nữa khẳng định rằng hoạt động phi nông nghiệp vẫn không đủ sức hẫp dẫn đối với hộ có thu nhập nông nghiệp khá hơn.

Kết quả của chương trình dự án tạo việc làm lại không rõ ràng và không như mong đợi. Các hệ số ước lượng của biến có giá trị tuyệt đối và mức ý nghĩa thống kê không ổn định theo quy mô đất cũng như theo loại hình chuyển dịch hoặc theo địa hình. Ở một số ước lượng hệ số còn có dấu âm ngoài mong đợi. Ngoài ra hệ số hầu như cũng chỉ có ý nghĩa đối với hộ chuyển đổi từ thuần nông sang phi nông nghiệp tự làm. Điều này có thể giải thích được do các hình thức họat động của chương trình đều theo hướng nhìn nhận hộ như hộ sản xuất hơn là hộ làm thuê.

Kết quả không rõ ràng của chính sách tạo việc làm không hoàn toàn phủ nhận vai trò của chính sách này trong thực tiễn. Các báo cáo tổng kết các chương trình này ở các địa phương khảo sát đều đưa ra những con số đầy ý nghĩa về ai trò của chương trình trong tạo việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng có thể kết quả của chương trình có thể rõ nét ở một vài địa phương nào đó, nhưng về mặt tổng thể khi ước lượng chung cho cả nước thì vai trò của chương trình là tương đối mờ nhạt trong chuyển dịch cơ cấu lao. Kết quả ước lượng cũng cho thấy cần có một cách tiếp cận khác hơn, đồng bộ hơn, ví dụ như tăng công việc làm công ăn lương ở nông thôn thông qua việc cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, đầu tư cho mục tiêu phát triển doanh nghiệp đi đôi với thúc đẩy phát triển họat động tự sản xuất của hộ như hiện nay đang làm

Tương tự như vậy, chương trình/dự án xóa đói giảm nghèo thể hiện vai trò tương đối mờ nhạt, không rõ ràng. Các hệ số ước lượng có giá trị tuỵêt đối khá cao nhưng ít có ý nghĩa vê mặt thống kê. Dấu hiệu tích cực là biến này có ý nghĩa và tác động khá lớn ở nhóm hộ thuần nông, ít đất (diện tích nhỏ hơn 1000m2/người), cho thấy mục tiêu cơ bản của các chương trình xóa đói giảm nghèo đã đạt được. Tuy nhiên hầu như không thấy dấu hiện tích cực của các chương trình dự án này ở đối với nhóm hộ ở miền núi. Việc các chương trình/dự án xóa đói giảm nghèo có tác động rõ hơn ở đồng bằng là một dấu hiệu rất đáng quan tâm. Hiện nay chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt nam vẫn nhìn nhận các tỉnh miền núi, vùng xâu vùng xa là những địa bàn quan trọng trong chính sách xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây (xem Kokko, 2006) lại chỉ ra rằng do các tỉnh này có mật độ dân cư thưa thớt, mặc dù tỷ lệ đói nghèo đếm đầu cao nhưng tổng số người nghèo lại cao nhất ở vùng ĐBSH. Vì vậy nếu như chính sách tập trung ở các tỉnh có mật độ người nghèo cao có thể sẽ góp phần làm giảm tổng số người nghèo ở Việt nam đi rất nhiều. Kết quả ước lượng trong nghiên cứu này cũng cho thấy hiệu quả tạo việc làm phi nông nghiệp của các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo ở đồng bằng rõ ràng hơn miền núi. Lý do có thể do miền núi còn cần nhiều điều kiện khác nữa để chương trình phát huy tác dụng.

Kết quả ước lượng cũng cho thấy, ngay cả ở vùng đồng bằng, hệ số của biến cũng chỉ có ý nghĩa cao ở loại hình chuyển dịch từ nông nghiệp thuần sang làm thuê hơn là tự làm. Điều này gợi lên những cân nhắc trong họach định chính sách xóa đói giảm nghèo. Liệu người nghèo có thể tự tạo việc làm được cho chính họ thông qua hỗ trợ hay không? Xóa đói giảm nghèo có nhất thiết phải tập trung vào sản xuất của người nghèo không? Mục tiêu tạo việc làm phi nông nghiệp cho người nghèo liệu có thể đạt được thông qua dành một phần hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, những người khá giả hơn, những người tạo thêm được nhiều việc làm thuê cho cộng đồng?

3.3.3. Công nghiệp hóa nông thôn

Công nghiệp hóa nông thôn có nhiều nội dung khác nhau, tuy nhiên ở đây chúng tôi tập trung vào hai nội dung chính, phát triển doanh nghiệp và làng nghề nông thôn. Hai biến số được lấy làm đại diện (proxy) là số lượng nhà máy trong vòng bán kính 10km xung quanh xã và một biến giả về việc có hay không có làng nghề tiểu thủ công trong xã.

Kết quả ước lượng cho thấy, số nhà máy trong vòng bán kính 10km của xã có ảnh hưởng tích cực đến việc chuyển dịch ở cả hai thời kỳ 1993-1998 và 2001-2004, tuy nhiên ở giai đoạn sau mờ nhạt hơn. Hệ số ước lượng của biến đều có dấu dương và có ý nghĩa thống kê cao. Điều này nói lên rằng yếu tố đầu tư ở khu vực công nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch lao động nông thôn.

Về mặt lý thuyết, việc xuất hiện các nhà máy trên địa bàn có nhiều kênh tác động đến việc làm. Có những tác động âm và tác động dương. Các nhà máy trực tiếp thu hút lao động của dân cư quanh vùng, tạo thêm nhiều vịêc làm trực tiếp và gián tiếp thông qua các kênh cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm…Tuy nhiên trong một vài trường hợp cũng có thể không tác động gì nhiều tùy thuộc vào ngành nghề của nhà máy và việc lao động địa phương có đáp ứng được đòi hỏi của nhà máy hay không? Trường hợp tiêu cực nhất là sản phẩm của nhà máy có thể cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của hộ sản xuất nhỏ lẻ, tiểu thủ công trên địa bàn, do vậy làm triệt tiêu lao động phi nông nghiệp ở địa phương. Tuy nhiên tác động kiểu này ít thấy xảy ra trong quá trình khảo sát 4 tỉnh mà nhóm nghiên cứu tiến hành. Lý do có thể là sự khác biệt về cơ cấu sản phẩm do khu vực hộ gia đình và khu vực nhà máy sản xuất.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số lượng các nhà máy chỉ quản hệ với lao động làm thuê mà không quan hệ với hình thức chuyển sang lao động tự làm. Điều này có lẽ là hiển nhiên nếu đơn thuần xét trên góc độ quan hệ lao động. Tuy nhiên kết quả này gợi lên một vấn đề quan trọng khác đó là dường như quan hệ, liên kết sản xuất giữa nhà máy và hộ gia đình là tương đối yếu ví dụ những mối quan hệ về cung cấp nguyên liệu hoặc tiêu thụ sản phẩm. Lập luận này đuợc tái khẳng định khi kiểm tra hệ số tương quan. Hệ số tương quan giữa số lượng nhà máy và thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân là 0.0893 và -0.0135 và hệ số tương quan giữa số nhà máy và họat động dịch vụ của hộ là 0.0509 và -0.0095 tương ứng với các giai đoạn 1993/1997 và 2002/2004.

Kết quả ước lượng theo quy mô đất cho thấy, hầu như các hộ có quy mô đất nhỏ sẽ có xu hướng chuyển dịch cao hơn khi số lượng nhà máy tăng lên. Kết quả này một lần nữa khẳng định về sự tương quan giữa thu nhập nông nghiệp và thu nhập làm thuê. Thu nhập làm thuê vẫn không hoàn toàn vượt trội (nếu tính trên giờ lao động) và vì vậy hộ ít đất sẽ có xu hướng chuyển dịch cao hơn hộ nhiều đất.

Việc đưa biến làng nghề vào cùng với biến số nhà máy có một ý nghĩa quan trọng trong hoạch định chiến lược công nghiệp hóa nông thôn. Những nghiên cứu gần đây về công nghiệp hóa nông thôn vẫn tranh cãi xung quanh câu hỏi tập trung cho nhà máy hay phát triển làng nghề. Kết quả ước lượng cho thấy những hộ thuần nông ở các làng nghề có xu hướng chuyển dịch cao hơn những hộ không sống ở làng nghề. Hệ số ước lượng có giá trị khá cao và có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên hệ số có ý nghĩa cao hơn ở giai đoạn 1993/1997. Biến làng nghề cũng có ý nghĩa cả đối với tất cả các nhóm hộ có quy mô đất khác nhau, có ý nghĩa đối với việc chuyển dịch sang làm thuê và việc chuyển dịch sang họat động dịch vụ. Các dấu hiệu tương tự cũng được tìm thấy ở giai đoạn sau mặc dù với mức ý nghĩa thống kê thấp hơn nhiều.

Kết quả ước lượng cho giai đoạn chuyển dịch 1993-1997 cho thấy trong những năm đầu và giữa thập kỷ 90s làng nghề đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm ở nông thôn. Các hộ không chuyên nghề có thể chuyển sang làm thuê cho các hộ có nghề hoặc tham gia vào các dịch vụ phục vụ cho việc sản xuất của làng nghề. Những công việc như vậy vẫn có ý nghĩa ở giai đoạn sau tuy nhiên có những bằng chứng rõ ràng là vai trò tạo thêm công ăn việc làm của làng nghề qua các kênh như vậy đang bị giảm đi. Khảo sát tại các làng nghề tại Hà Tây cũng cho biết một thực tế như vậy, các hộ gia đình thường tận dụng lao động trẻ em và người già cho họat động của mình, việc thuê thêm lao động khác không tăng được bao nhiều do thị trường của làng nghề hiện đã tương đối ổn định. Các hộ chủ yếu thuê thêm lao động cho họat động nông nghiệp khi mà họ không muốn dành thời gian cho nông nghiệp nữa nhưng vẫn muốn giữ đất để sản xuất.

IV. TỔNG KẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM


Trong khoảng một thập kỷ qua, chuyển dịch về cơ cấu lao động diễn ra nhanh hơn mặc dù không đồng hành với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có rất nhiều yếu tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và cơ chế tác động của các yếu tố này đến quá trình chuyển dịch lao động cũng rất phức tạp. Suy cho cùng thì chuyển dịch của cơ cấu lao động cần được xem xét và đánh giá như là một hệ quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mặc dù đến lượt nó sự thay đổi về cơ cấu lao động có tác động ngược trở lại tới quá trình phát triển kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nói riêng.

Phân tích các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn về thực chất là xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến cả cung và cầu về lao động và tác động qua lại của hai nhân tố này. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động cụ thể đối với một quốc gia nhất định ở một thời điểm nhất định là kết quả của hành vi chuyển dịch hay không chuyển dịch của từng cá nhân người lao động trong thời kỳ đó. Vì vậy, về mặt bản chất, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chuyển dịch lao động (cụ thể ở đây là lao động nông thôn) cũng chính là các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu lao động ở tầm vĩ mô.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là cách nói chung và vắn tắt của nhiều quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động khác nhau ở khu vực nông thôn do bản thân “cơ cấu lao động nông thôn” bao gồm rất nhiều loại cơ cấu lao động theo các tiêu chí khác nhau. Loại chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn quan trọng nhất và có nhiều ý nghĩa nhất là chuyển dịch cơ cấu lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp và được xem xét kỹ lưỡng nhất trong nghiên cứu này. Các yếu tố ảnh hưởng trong đó có các ảnh hưởng về chính sách đến loại chuyển dịch lao động này là đối tượng chính của phân tích. Ngoài ra các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình chuyển dịch lao động ở khu vực nông thôn như: chuyển dịch cơ cấu lao động giữa lao động nông nghiệp sang lao động làm thuê, sang lao động tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn và sang lao động các hoạt động SX dịch vụ ở nông thôn cũng được xem xét. Ảnh hưởng cụ thể của một số yếu tố chính trong thời kỳ nghiên cứu có thể được tổng hợp như sau:

Trong chương này, mô hình probit được sử dụng để phân tích các yếu tố xác định việc chuyển dịch từ lao động thuần nông sang các họat động phi nông nghiệp, trong đó chia làm các loại hình làm thuê và tự làm, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Mô hình cũng được ước lượng riêng cho khu vực miền núi và đồng bằng đồng thời theo quy mô đất nông nghiệp khác nhau.

Kết quả phân tích mô hình ước lượng cho thấy trong thực tế có nhiều yếu tố khác nhau giải thích cho sự tham gia của người dân vào các họat động phi nông nghiệp. Đóng góp của các yếu tố này cho khả năng chuyển dịch lao động là khác nhau theo thời gian và không gian. Nói cách khác các yếu tố xác định chuyển dịch luôn “động” hơn là “tĩnh”. Ở một thời điểm và quy mô nhất định có thể là yếu tố đẩy song ở thời điểm hoặc quy mô khác lại có thể là yếu tố cản trở việc chuyển dịch. Và vì vậy khó có thể có một chính sách đơn nhất nào đó có tác động tới việc chuyển dịch trong cả một thời gian dài cũng như đúng cho mọi nơi.

Trong mô hình ước lượng này, việc chuyển dịch từ lao động thuần nông sang phi nông nghiệp được xác định bởi 3 nhóm yếu tố khác nhau liên quan đến đặc điểm của bản thân cá nhân người chuyển dịch, đặc điểm của hộ gia đình của người đó và đặc điểm của địa phương nơi hộ gia đình đó đang sinh sống. Kết quả ước lượng cho thấy cả 3 nhóm yếu tố đều đóng góp vào xác suất chuyển dịch cơ cấu lao động của hộ gia đình.



Đánh giá riêng cho từng yếu tố, kết quả phân tích cho thấy như sau:

1.Trình độ giáo dục và đào tạo của bản thân người lao động có tác động to lớn tới kết quả chuyển dịch, tuy nhiên tác động này giảm đi ở giai đoạn 2001/2004 so với giai đoạn 1993/1997. Tuy nhiên ở cả hai giai đoạn tác động của giáo dục và đào tạo có vai trò lớn trong chuyển dịch lao động từ thuần nông sang họat động làm thuê hơn là sang họat động tự làm và có tác động lớn hơn ở vùng đồng bằng đối với loại chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp. Kết luận này có một ngụ ý rất quan trọng trong họach định chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động. Nếu hướng các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn ở quy mô nhỏ sang quy mô lớn hơn hay nói cách khác hướng các họat động từ phi nông nghiệp tự làm nhỏ lẻ lên quy mô lớn hơn, thu hút nhiều lao động làm thuê hơn thì yếu tố giáo dục cần đặc biệt coi trọng. Vai trò thấp hơn của yếu tố giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2001-2004 không đồng nghĩa với việc phủ nhận đóng góp của yếu tố giáo dục và đào tạo với việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Các phân tích cũng chỉ ra rằng vấn đề đặt ra là giáo dục ở mức nào, đào tạo gì và sử dụng như thế nào thì cần phải xem xét. Có thể nói rằng hiện nay vai trò của giáo dục và đạo tạo thấp có phần đóng góp của cả hai phía, hệ thống đào tạo và thực tế công việc.

2.Tuổi của người lao động. Kết quả phân tích cho người trẻ tuổi hơn có khả năng chuyển đổi nghề lớn hơn, tuy nhiên cũng như yếu tố giáo dục, độ tuổi của người lao động chỉ có tác động lớn đối với loại hình lao động làm thuê hơn là lao động tự làm và loại hình chuyển sang tiểu thủ công nghiệp hơn là loại hình dịch vụ. Kết quả này cho thấy nếu các chính sách về tạo việc làm tập trung vào độ tuổi trẻ hơn sẽ có tác động nhiều hơn tới chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

3. Giới tính của người lao động: Cũng có tác động thậm chí là tương đối lớn so với các yếu tố khác, điều này cho thấy thị trường lao động nông thôn có độ phân mảnh cao theo giới tính. Nam giới dường như có nhiều khả năng chuyển dịch lao động hơn nữ giới trong thời gian qua và đối với hầu hết các loại hình chuyển dịch. Tuy nhiên đối với các loại hình lao động tự làm quy mô hộ gia đình ít có sự phân bịêt về giới khi quyết định khả năng tham gia của người dân. Đối với loại hình chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp khả năng chuyển dịch của nam giới lớn hơn ở thời kỳ 1993-1998 nhưng biểu hiện lại không rõ trong thời kỳ 2001-2004.

4. Quy mô đất nông nghiệp của hộ gia đình: Trái với mong đợi, kết quả của mô hình phân tích cho thấy: so với các yếu tố khác quy mô đất của hộ gia đình không ảnh hưởng nhiều tới vịêc tham gia họat động phi nông nghiệp. Chính sách thúc đẩy dồn điền đổi thửa hiện nay có tác động làm giảm chi phí sản xuất nông nghiệp nhiều hơn là tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động sang phi nông nghiệp.

5. Tỷ lệ đất sổ đỏ: Kết quả ước lượng cũng cho thấy nếu xem xét tất cả các hình thức chuyển dịch nói chung thì biến sổ đỏ có tác động làm cản trở quá trình chuyển dịch sang họat động phi nông nghiệp, nói cách khác có thể cho là khi có sổ đỏ đất nông nghiệp người dân yên tâm hơn với sản xuât nông nghiệp. Mục đích thứ hai của sổ đỏ-tạo vốn cho sản xuất phi nông nghiệp thông qua việc cung cấp phương tiện cho thế chấp tín dụng- không đạt được như mong muốn. Lý do chính là sổ đỏ đất nông nghiệp ít có giá trị so với đất thổ cư, trong khi tỷ lệ đất thổ cư được cấp sỏ đỏ lại rất thấp

6. Những phân tích về nhóm yếu tố nhân khẩu học của hộ gia đình cho thấy việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp có đóng góp không nhỏ của các yếu tố nội tại từng gia đình. Gia đình đông con thường có sức ép chuyển dịch lớn hơn tuy nhiên phải kết hợp với các điều kiện khác, đông con nhưng nghèo, ít đất lại trở thành những lực cản không nhỏ, khiến người nông dân không dễ gì thoát ra khỏi nông nghiệp được. Tuy nhiên đóng góp của yếu tố này không lớn.



7. Thu nhập nông nghiệp, thu nhập phi lao động và tài sản của hộ: a) Kết quả mô hình cho thấy thu nhập nông nghiệp bình quân/người của hộ có tác động tương đối lớn đến khả năng chuyển dịch lao động. Mức thu nhập này càng cao thì lựa chọn chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp càng thấp và ngược lại. Mặc dù có một lực “đẩy” khác là thu nhập nông nghiệp cao đến một mức độ nhất định sẽ có tác dụng tạo vốn cho họ chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp với tỷ suất lợi nhuận cao hơn; b) Kết quả ước lượng về thu nhập phi lao động cho thấy nhìn chung tác động của nhóm yếu tố này tương đối thấp so với các nhóm yếu tố khác. Đặc biệt thu nhập phi lao động hầu như không có tác động hoặc tác động dương rất không đáng kể có thể cho thấy một thực tế là các khoản tiền gửi, cho biếu, tặng… của hộ gia đình thường được dùng cho tiêu dùng hơn là cho sản xuất. c) Giá trị tài sản lâu bền của hộ gia đình hầu như không đóng góp gì cho xác suất chuyển dịch ở tất cả các lọai hình chuyển dịch trong giai đoạn 1993/1997 và rất nhỏ ở giai đoạn tiếp theo.

8. Hệ thống hạ tầng (điện, đường giao thông): Các phân tích cho thấy, ở giai đoạn đầu các công trình hạ tầng như điện và hệ thống giao thông có tác động làm tăng khả năng chuyển dịch lao động ở nông thôn khá rõ ràng, tuy nhiên những tác động đó ở giai đoạn sau lại không lớn. Việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn mở chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Tuy nhiên đây vẫn là các điều kiện tiên quyết đối với hộ ở miền núi.

9. Các chương trình mục tiêu (xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn).

Có sự khác biệt tương đối rõ trong khả năng chuyển dịch giữa các hộ sống ở các xã có dự án hạ tầng và các hộ sống ở các xã không có dự án hạ tầng. Tuy nhiên sự khác biệt đó là không rõ ràng giữa hộ ở miền núi. Mặt khác dường như chỉ đối với hình thức chuyển dịch từ nông nghiệp sang họat động tự làm mới có sự khác biệt như vậy. Thực tế trên có thể giải thích rằng các hộ ở đồng bằng có các điều kiện khác tốt hơn, vì vậy khi hạ tầng được cải thiện hộ dễ chuyển đổi hơn so với các hộ miền núi. Ở các vùng miền núi còn cần nhiều điều kiện khác, không chỉ vấn đề hạ tầng đã giải quyết được chuyển dịch cơ cấu lao động.

Tương tự như vậy, các dự án xóa đói giảm nghèo, các dự án tạo việc làm thể hiện vai trò rõ hơn trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở vùng đồng bằng, đặc biệt là khi chuyển dịch sang hình thức làm thuê.

10. Công nghiêp hóa nông thôn (số nhà máy xung quanh xã, làng nghề của xã): Kết quả ước lượng cho thấy, số nhà máy trong vòng bán kính 10km của xã có ảnh hưởng tích cực đến việc chuyển dịch ở cả hai thời kỳ 1993-1998 và 2001-2004. Điều này nói lên rằng yếu tố đầu tư ở khu vực công nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch lao động nông thôn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số lượng các nhà máy chỉ quản hệ với lao động làm thuê mà không quan hệ với hình thức chuyển sang lao động tự làm. Điều này có lẽ là hiển nhiên nếu đơn thuần xét trên góc độ quan hệ lao động. Tuy nhiên kết quả này gợi lên một vấn đề quan trọng khác đó là dường như quan hệ, liên kết sản xuất giữa nhà máy và hộ gia đình là tương đối yếu ví dụ những mối quan hệ về cung cấp nguyên liệu hoặc tiêu thụ sản phẩm. Lập luận này đuợc tái khẳng định khi kiểm tra hệ số tương quan.

Ở một khía cạnh khác, xem xét vai trò của các yếu tố trong mỗi hình thức chuyển dịch cho thấy trong khi yếu tố về bản thân người lao động (giáo dục đào tạo, tuổi, giới tính) đóng vai trò quan trọng nhất tới chuyển dịch lao động từ thuần nông sang làm thuê thì ở hình thức chuyển dịch sang tự làm lại là nhóm yếu tố về hộ gia đình có vai trò quan trọng nhất. Sức ép về chi tiêu của hộ gia đình là một trong những yếu tố đóng vai trò to lớn đẩy người dân vào các họat động phi nông nghiệp làm thuê trong khi vai trò của nó lại giảm đi nhiều đối với họat động phi nông nghiệp tự làm. Tương tự như vậy, số nhà máy và làng nghề-biểu hiện của công nghiệp hóa nông thôn- đóng vai trò quan trọng trong thu hút người dân vào các họat động sản xuất phi nông nghiệp làm thuê hơn là tự làm phi nông nghiệp. Ngược lại, những yếu tố về điều kiện hạ tầng lại thúc đẩy mạnh mẽ họat động sản xuất phi nông nghiệp tự làm hơn là họat động phi nông nghiệp làm thuê. Có thể nói rằng các yếu tố thuộc về bản thân người lao động và gia đình của họ có vai trò thúc đẩy người lao động chuyển dịch sang làm thuê nhiều hơn là tự làm phi nông nghiệp. Ngược lại, các yếu tố liên quan đến môi trường cộng đồng lại đóng vai trò quan trọng hơn trong thúc đẩy các họat động phi nông nghiệp tự làm. Điều này khẳng định những chính sách thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn của Việt nam trong thời gian qua là phù hợp, tuy nhiên kết quả kiểm định cũng cho thấy rằng còn cần nhiều những giải pháp mang tính đồng bộ cao hơn nữa mới khuyến khích đuợc người dân chuyển đổi cơ cấu lao động của họ. Kết quả phân tích cũng cho thấy, nếu xếp theo thứ tự ưu tiên yếu tố về cá nhân người lao động có vai trò quan trọng nhất, tiếp đó là các yếu tố về cộng đồng và môi trường sản xuất, bao gồm cả các yếu tô về hạ tầng, các giải pháp chính sách của nhà nước… các yếu tố về hộ gia đình ít có vai trò quan trọng hơn hai nhóm yếu tố trên, mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng đây cũng là một lực quan trọng trọng trong việc đẩy người dân ra khỏi nông nghiệp. Nhận định này cho thấy các giải pháp chính sách trong thời gian tới cần tập trung vào hai nhóm yếu tố trên, nói cách khác các chính sách của nhà nước nên tập trung vào tạo môi trường họat động phi nông nghiệp tốt hơn cũng như cải thiện năng lực của bản than người lao động, đặc biệt cần có thứ tự ưu tiên rõ ràng theo ừng nhóm cá nhân hơn là chỉ chung chung lao động nông thôn.



CHƯƠNG BỐN

KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TÍCH CỰC QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VIỆT NAM

I. CÁC KẾT LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU


Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ở Việt nam đã diễn ra nhiều biến động về kinh tế và xã hội. Việt nam luôn có tốc độ tăng tr­ưởng kinh tế cao và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Cơ cấu kinh tế đã có những thay đổi đáng kể. Mặc dù bản thân ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng, tỷ trọng GDP nông nghiệp trong tổng GDP của cả nền kinh tế đã giảm dần trong thập kỷ qua từ mức 27,18% năm 1995, xuống 24,37% năm 2000 và đến năm 2004 chỉ còn 21,76%. Một mặt chuyển dịch về cơ cấu lao động, đặc biệt là cơ cấu lao động nông thôn là hệ quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặt khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn lại mang những nét riêng không hoàn toàn tỷ lệ thuận với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hơn 3/4 lực lượng lao động của Việt Nam đến thời điểm năm 2004 vẫn còn ở khu vực nông thôn với khoảng 32,7 triệu người. Tỷ lệ của lao động nông thôn trong tổng lực lượng lao động cả nước chỉ giảm được 2,4% trong vòng 8 năm qua từ năm 1996-2004.

Trong khi đó, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn cao hơn ở khu vực thành thị trong khi tốc độ tăng việc làm ở nông thôn chậm hơn đã dẫn đến ngày càng làm tăng sức ép về mặt này ở khu vực nông thôn. Một sức ép khác là đất đai nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp hơn do các nhu cầu về phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị và năng suất lao động trong nông nghiệp thấp, càng làm cho thời gian nông nhàn tăng lên và vấn đề việc làm ở nông thôn càng trở nên khó khăn gay gắt. Đi liền với tình trạng thiếu việc làm là một loạt các vấn đề xã hội nảy sinh, đòi hỏi có những quyết sách phù hợp. Việc tìm ra các nguyên nhân hay các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch lao động nông thôn vì vậy được đặt ra khá cấp bách. Trong khi chưa có một nghiên cứu nào từ trước tới nay phân tích một cách sâu sắc và có hệ thống các yếu tố tác động này, đặc biệt là đối với cơ cấu lao động nông thôn cho thời gian 10 năm trở lại đây, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đóng góp phần nào cho việc đáp ứng một cách hiệu quả đòi hỏi cấp bách của thực tiễn nông thôn hiện nay. Nghiên cứu đã đánh giá một cách toàn diện thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ giữa thập kỷ 1990 đến nay, phân tích định tính và định lượng các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch để từ đó đề ra các giải pháp chính sách nhằm tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam. Có thể tổng kết một số kết luận chính từ nghiên cứu như sau:


1.1. Về thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn


- Cơ cấu lao động nông nghiệp trong tổng lực lượng lao động xã hội đã giảm xuống kể từ giữa thập kỷ 1990 đến nay nhưng hiện vẫn còn chiếm tới gần 58% lực lượng lao động cả nước tại thời điểm năm 2004, giảm 11% so với năm 1996. Trong khi đó lao động của các ngành công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 11% lên 17,3% trong thời kỳ 1996-2004 và lao động dịch vụ đã tăng từ 20,1% lên 24,7% trong cùng kỳ.

- Tuy chiếm tỷ lệ cao trong tổng lực lượng lao động xã hội, lực lượng lao động nông thôn còn rất thấp về chất lượng và còn tồn tại một khoảng cách lớn về trình độ văn hoá cũng như trình độ kỹ thuật so với lực lượng lao động ở thành thị.

- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động không hoàn toàn tương ứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới do năng suất lao động ở những ngành phi nông nghiệp thường lớn hơn trong khu vực nông nghiệp và bản thân lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng tốt đòi hỏi về mặt chất lượng của thị trường lao động của các ngành khác vì vậy khả năng gia nhập thị trường lao động phi nông nghiệp vẫn sẽ còn bị hạn chế.

- Có sự chuyển dịch không đồng đều về cơ cấu lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp giữa các vùng của cả nước trong 10 năm qua. Tốc độ thay đổi cơ cấu lao động theo hình thức này nhanh nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Các vùng có tốc độ chuyển dịch chậm hoặc thậm chí có những vùng hoặc tỉnh có sự “chuyển dịch ngược” với tỷ lệ lao động nông nghiệp tăng lên như Tây nguyên các tỉnh Hà giang, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng bình, Bình phước, Trà Vinh, Cà mau v.v....

- Có xu hướng chuyển dịch diễn ra khá mạnh theo hướng tỷ lệ lao động tự làm phi nông nghiệp tăng lên trong tổng lao động tự tạo việc làm mặc dù lao động tự làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ áp đảo so với lao động tự làm phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn trong 10 năm qua và cho đến hiện nay. Tính chung cả nước tỷ lệ lao động tự làm phi nông nghiệp đã tăng từ 11% năm 1997 lên 20,4% năm 2004.

- Cơ cấu lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp trong số lao động làm thuê ở nông thôn ít thay đổi trong thập kỷ vừa qua nhưng tỷ lệ lao động làm thuê phi nông nghiệp luôn chiếm phần áp đảo (với 90% năm 2004). Điều này trái ngược hoàn toàn với cơ cấu lao động tự tạo ở nông thôn. Tuy nhiên, cơ cấu về lao động làm thuê khá khác nhau giữa các vùng trong nước. Tỷ lệ lao động làm thuê nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc thấp hơn đáng kể so với các tỉnh phía Nam trong thời gian 10 năm vừa qua.

- Tính trên phạm vi cả nước, số lao động di cư xuất phát từ nông thôn chiếm tới 73% và tình hình di cu lao động diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 10 năm qua và đặc biệt là những năm gần đây. Tỷ lệ lao động di cư đi khỏi vùng của vùng Duyên hải Nam trung bộ chiếm một tỷ lệ cao nhất chiếm tới 31% tổng số lao động di cư của cả nước và bằng 3,38% tổng số người đang làm việc tại vùng (với 118 ngàn người) ở thời điểm 01/07/2004. Trong khi đó, Đông Nam bộ là vùng tiếp nhận nhiều lao động di cư đến nhất chiếm tới 67% tổng số lao động di cư đến của cả nước và bằng 4,16% lực lượng lao động hoạt động kinh tế của cả vùng ở cùng thời điểm. Nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng số lao động di cư với tỷ lệ 57% tính chung cho cả nước. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi cho thấy tỷ lệ lao động trẻ chiếm đa số trong tổng số lao động di cư đến các vùng. Gần 70% số lao động di cư đến các vùng ở độ tuổi dưới 30.

- Lao động di cư đi từ ĐBSH và vùng Đông bắc có trình độ văn hoá cao nhất với khoảng 42% số lao động này có trình độ từ trung học phổ thông trở lên. Trong khi đó lao động di cư từ Tây nguyên và ĐBSCL có trình độ văn hoá thấp nhất. Đa số lao động di cư từ các khu vực này có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống.

- Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới khi các vùng công nghiệp và đô thị đang được tiếp tục mở rộng. Di cư nội vùng có thể sẽ tăng lên nhiều hơn do quá trình CNH và đô thị hoá ngày càng lan toả trong nội bộ các vùng trong cả nước.

1.2. Về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn:


- Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là cách nói chung nhưng bao gồm nhiều quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động khác nhau ở khu vực nông thôn. Loại chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn quan trọng nhất và có nhiều ý nghĩa nhất là chuyển dịch cơ cấu lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp. Động lực hay yếu tố kinh tế chủ yếu nhất thúc đẩy sự dịch chuyển lao động giữa các ngành khác nhau hoặc các vùng khác nhau là sự chênh lệch về lương (hay thu nhập của lao động) giữa các ngành hoặc các vùng này.

- Có nhiều yếu tố tác động và cơ chế tác động của các yếu tố này đến quá trình chuyển dịch lao động nông thôn khá phức tạp. Số lượng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến các hình thức chuyển dịch lao động nông thôn cụ thể không giống nhau và phụ thuộc vào cả hai yếu tố không gian và thời gian. Có 3 nhóm yếu tố chính tác động bao gồm: i) Nhóm các yếu tố liên quan đến đặc điểm của bản thân cá nhân người chuyển dịch; ii) Nhóm các yếu tố về đặc điểm của hộ gia đình của người lao động, và iii) Nhóm các yếu tố liên quan đến những đặc điểm của địa phương nơi hộ gia đình đó đang sinh sống. Tác động của một số yếu tố chủ yếu nhất trong các nhóm yếu tố này được thể hiện như sau:

- Trình độ giáo dục cũng có ảnh hưởng đến khả năng chuyển dịch của lao động. Ở mức độ vĩ mô, chất lượng của lực lượng lao động nông thôn có tác động tương đối lớn đến tốc độ chuyển dịch. Xu hướng chung là trình độ giáo dục của lao động càng cao thì khả năng chuyển dịch của lao động càng lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố ảnh hưởng này: i) có tác động lớn hơn ở vùng đồng bằng đối với loại chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp; ii) tác động mạnh hơn trong thời kỳ 2001-2004 so với thời kỳ 1993-1998 đối với loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp; iii) Không có ảnh hưởng lớn đến hình thức chuyển dịch từ nông nghiệp sang các hoạt động dịch vụ và hoạt động tự làm; và iv) có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang làm thuê thời kỳ 1993-1998 nhưng không có ý nghĩa lớn ở thời kỳ 2001-2004. Các chính sách về nâng cao trình độ giáo dục, các chính sách về đào tạo đều có ý nghĩa nâng cao trình độ cho lao động nông thôn và vì vậy có tác động tới quá trình chuyển dịch của đối tượng lao động này.

- Giới tính của lao động: Trong khoảng 10 năm qua và trong hầu hết các loại chuyển dịch lao động được xem xét, yếu tố giới cũng có ảnh hưởng đến khả năng chuyển dịch. Tác động của yếu tố này như sau: i) Nam giới dường như có nhiều khả năng chuyển dịch lao động hơn nữ giới trong thời gian qua và đối với hầu hết các loại hình chuyển dịch; ii) Đối với loại hình chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp khả năng chuyển dịch của nam giới lớn hơn ở thời kỳ 1993-1998 nhưng biểu hiện lại không rõ trong thời kỳ 2001-2004; iii) Nam giới có xác suất chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn lớn hơn ở thời kỳ 1993-1998 trong khi đó vai trò đó lại thuộc về nữ giới ở giai đoạn sau 2001-2004; iv) Ngược lại, nữ giới lại có khả năng chuyển dịch từ SXNN sang dịch vụ cao hơn trong thời kỳ 1993-1998. Trong thời kỳ 2001-2004 khả năng chuyển dịch lớn hơn lại thuộc về nam giới; v) Đối với loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang làm thuê, nam giới luôn luôn có khả năng chuyển dịch cao hơn ở cả hai thời kỳ.

- Tuổi của lao động: Các kết quả nghiên cứu cho thấy, xu hướng chung là tuổi của lao động càng trẻ thì khả năng chuyển dịch lao động càng cao hơn. Tuy nhiên, điều này không phải là luôn luôn đúng trong mọi trường hợp: i) Yếu tố này có ý nghĩa hơn ở vùng đồng bằng so với miền núi khi xem xét chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp; ii) Tác động của độ tuổi lao động đến việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các hoạt động dịch vụ và tự làm có ý nghĩa không cao. Nói một cách khác, không có sự khác biệt lớn giữa lao động trẻ và lao động có độ tuổi lớn hơn về khả năng chuyển dịch trong loại hình này.

- Yếu tố đất đai, bao gồm qui mô đất nông nghiệp của hộ và tỷ lệ đất nông nghiệp được cấp sổ đỏ có ảnh hưỏng đến quá trình chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp mặc dù mức độ tác động không lớn. Người lao động có đất nông nghiệp lớn hơn có xu hướng chuyển dịch lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp thấp hơn và ngược lại sức ép chuyển dịch lao động sang khu vực phi nông nghiệp tăng lên khi đất đai SXNN của họ quá hạn hẹp. Trong trường hợp này đất đai là yếu tố “đẩy” đối với quá trình chuyển dịch lao động. Ảnh hưởng của qui mô diện tích đất nông nghiệp và xác lập các quyền về sử dụng đất đối với chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở vùng đồng bằng lớn hơn ở miền núi, đặc biệt trong vòng 5 năm trở lại đây. Các chính sách về đất đai xuất phát từ Luật đất đai năm 1993, Sửa đổi bổ sung năm 1998, 2000 và gần đây nhất là Luật đất đai 2003 có tác động đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Các chính sách về đa dạng hóa cây trồng, các chính sách về khuyến nông, khuyến lâm cũng có ảnh hưởng đến việc chuyển dịch lao động nông thôn và có tác dụng khác nhau đối với người lao động của các hộ có qui mô đất khác nhau hoặc có tỷ lệ đất được xác lập quyền sử dụng đất khác nhau. Tuy nhiên, các chính sách này chủ yếu làm thay đổi cơ cấu lao động trong nội bộ các phân ngành nông nghiệp ở nông thôn và vì vậy, không thể hiện ở các loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

- Thu nhập từ SX nông nghiệp của hộ gia đình và chênh lệch về thu nhập giữa hoạt động SXNN và phi nông nghiệp của lao động là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến khả năng lao động nông thôn chuyển dịch. Thu nhập nông nghiệp cao thì khả năng chuyển dịch của lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp giảm xuống và ngược lại. Tuy vậy, tác động này trong thời kỳ 2001-2004 nhỏ hơn thời kỳ 1993-1998 trên phạm vi cả nước. Đây là một trong những yếu tố “kéo” cơ bản đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các lợi ích khác ở khu vực phi nông nghiệp, thậm chí các chính sách ở khu vực thành thị cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch lao động nông thôn.

- Mức độ công nghiệp hoá, đô thị hóa của địa phương cũng là một yếu tố tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: i) ảnh hưởng của yếu tố này cao hơn ở giai đoạn 1993-1998 so với giai đoạn 2001-2004 đối với loại hình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp; ii) Có tác dụng khá mạnh trong suốt hơn 10 năm qua đối với loại hình chuyển dịch lao động nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn; iii) Tác động không lớn đối với khả năng lao động chuyển sang các hoạt động dịch vụ.

Vì vậy, tất cả các chính sách nhà nước có tác động đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, các chính sách khuyến khích đầu tư đối với tất cả các khu vực theo hình thức sở hữu, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách thuế, chính sách tài chính v.v... đều có tác động thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn do làm tăng mức độ công nghiệp hoá và đô thị hoá ở tất cả các vùng trong nước.

- Mức độ phát triển của hạ tầng cơ sở nông thôn cũng là một yếu tố có tác động lớn đến chuyển dịch lao động. Hạ tầng nông thôn phát triển có tác động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở tất cả các loại hình và ở cả hai khoảng thời gian nghiên cứu là 1993-1998 và 2001-2004. Các chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn và cả các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ở thành thị, đô thị hoá đều có tác động làm tăng khả năng chuyển dịch của lao động nông thôn. Yếu tố này cũng có thể được coi là một trong những yếu tố “kéo” quan trọng.


II. CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TÍCH CỰC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN


Kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn có ý nghĩa rất lớn trong công tác hoạch định chính sách nói chung và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Trên cơ sở này, các chính sách cần được thiết kế theo hướng thúc đẩy tích cực quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm cho lao động nông thôn.

Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, ý nghĩa của “thúc đẩy tích cực” cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn không nên hiểu một cách cứng nhắc là phải nâng cao tỷ lệ lao động phi nông nghiệp hoặc giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp đến một mức độ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định nào đó theo kiểu giao các chỉ tiêu hành chính. Ở đây, cần tập trung vào việc đưa ra những chính sách, biện pháp nhằm tạo ra các điều kiện kinh tế và xã hội thuận lợi cho việc chuyển dần lao động nông nghiệp sang các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn và ngoài khu vực nông thôn, trong khi đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và xã hội của việc chuyển dịch này. Với quan điểm và mục tiêu này, một số ngầm định chính sách có thể được đề xuất như sau:



  1. Do chuyển dịch cơ cấu lao động chỉ có thể là hệ quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên cần thiết phải tăng cường các chính sách khuyến khích thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn nói riêng. Không nên có các biện pháp hành chính, phi kinh tế để chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu lao động nông thôn.

  2. Xuất phát từ ý nghĩa của yếu tố trình độ giáo dục trong chuyển dịch cơ cấu lao động, cần nâng cao chất lượng lực lượng lao động nông thôn để tạo năng lực nắm bắt cơ hội chuyển dịch lao động: tăng đầu tư để củng cố hệ thống trường lớp và giáo viên ở nông thôn và các vùng xa xôi; xây dựng một chiến lược và kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề cho các lao động nông thôn, đặc biệt là chú trọng các ngành nghề có ý nghĩa thiết thực với sự phát triển của địa phương; Không nên chỉ có một chương trình đào tạo nghề giống nhau áp dụng cho mọi địa phương; Nội dung đào tạo nhất là đối với lao động sẽ chuyển dịch sang khu vực công nghiệp cần chú ý cả hai mặt: i) Nội dung chuyên môn và kỹ năng và ii) Tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật của lao động. Trong khi khuyến khích phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống, cần chú trọng nâng cao trình độ văn hoá và các kỹ năng làm việc khác cho lao động loại này để tăng khả năng linh hoạt và chuyển đổi công việc khi thị trường sản phẩm các nghề truyền thống này có biến động.

  3. Do tầm quan trọng của các yếu tố “kéo” trong chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn cũng như nhận thức được ảnh hưởng của yếu tố “mức độ công nghiệp hoá của địa phương”, cần hoàn thiện các chính sách thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, các chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cả nông thôn và thành thị. Đặc biệt, khuyến khích phát triển các khu công nghiệp (cụm công nghiệp, làng nghề) ở nông thôn với các ngành có lợi thế so sánh và thu hút nhiều lao động. Tuy vậy, các chính sách khuyến khích và hỗ trợ này cần rõ ràng và minh bạch.

  4. Mặc dù ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố đất đai trong một số loại hình chuyển dịch cơ cấu lao động không cao, việc hoàn thiện các chính sách về đất nông nghiệp, công khai và minh bạch hơn nữa qui hoạch đất nông nghiệp vẫn hết sức cần thiết do các tác động gián tiếp của các chính sách này đến chuyển dịch lao động là không nhỏ. Điều đó là do nông dân sẽ có cơ sở tính toán việc sử dụng lâu dài hay không nguồn lực quan trọng này và từ đó có định hướng chuyển đổi nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần giảm đến mức tối thiểu các thủ tục hành chính để nông dân dễ dàng thực hiện được các quyền tự chủ của hộ với đất ở và đất nông nghiệp như chuyển nhượng, thuê mướn, thế chấp, góp vốn v.v... để các hộ nông dân hoặc lao động nông nghiệp làm ăn có hiệu quả tiếp tục làm SXNN trong khi các lao động nông nghiệp khác có thể chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp một cách nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn. Xu hướng tích tụ và tập trung ruộng đất vì vậy nên được khuyến khích

  5. Cũng do tác động của yếu tố công nghiệp hoá và đô thị hoá đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, những nông dân ở các vùng “giải toả” buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp với đa phần sang khu vực phi nông nghiệp. Do những nông dân này thường không được chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển dịch này, cần qui định cụ thể và đồng bộ hơn các chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng đất đai SXNN, đặc biệt là các chính sách hướng dẫn nông dân về sinh kế sau giải phóng mặt bằng để nông dân không còn đất SXNN biết cách chuyển đổi sang các ngành nghề phù hợp, ổn định cuộc sống sau khi giải phóng mặt bằng đất đai.

  6. Với ý nghĩa tác động quan trọng của cơ sở hạ tầng của địa phương đến khả năng và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, cần có các chính sách tăng cường việc nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng cơ sở nông thôn trên cơ sở có qui hoạch một cách khoa học khu vực nông thôn. Tuy nhiên, tính bền vững của các cơ sở hạ tầng cần rất được quan tâm. Mặc dù có tác động gián tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động, yếu tố “kéo’ này rất quan trọng làm cho thị trường hàng hoá nông thôn phát triển, giảm dần khoảng cách với khu vực thành thị và tạo mối liên kết chặt chẽ hơn với khu vực thành thị.

  7. Do tác động rõ nét của yếu tố “tuổi của lao động” và vấn đề giới tính trong chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, cần thiết kế các chính sách trợ giúp đối với lao động trẻ và lao động nữ từ nông thôn như các vấn đề về văn hoá, vấn đề về cân bằng giới nhất là ở các khu công nghiệp tập trung. Mặc dù đây là các chính sách xã hội nhưng lại đảm bảo tính bền vững của chuyển dịch lao động từ nông thôn. Vai trò của công nghệ thông tin, của những biện pháp hỗ trợ việc làm nông thôn cho các đối tượng này cần được quan tâm. Việc mở rộng hoạt động dịch vụ phục vụ nông nghiệp cũng sẽ giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn được thúc đẩy.

  8. Để tốc độ chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp, nôn thôn sang các khu vực khác nhanh hơn, cần xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý để thị trường lao động nói chung và thị trường lao động nông thôn nói riêng hoạt động thông thoáng, hạn chế các rào cản tạo ra sự chia cắt trong thị trường. Không nên có các chính sách phân bố lại hay qui hoạch lực lượng lao động một cách cứng nhắc mà chỉ nên có các chính sách tạo điều kiện cho lao động nông thôn được di chuyển dễ dàng giữa các ngành và các vùng; có các chính sách bình đẳng giữa lao động địa phương và lao động nhập cư về mọi mặt, nhất là các chính sách xã hội.

  9. Để tạo cơ hội bình đẳng giữa người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động một cách có hệ thống, có qui định cụ thể hơn về tính minh bạch và công khai hoá quá trình tuyển dụng đối với tất cả các cơ quan, doanh nghiệp ở cả thành thị và nông thôn.

  10. Mặc dù sự chủ động của các cấp chính quyền địa phương có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, không nên coi chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao động nông thôn nói riêng là một chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động của các cấp chính quyền hay một mục tiêu cứng nhắc nhất thiết phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định do bản thân các yếu tố tác động đến quá trình này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nằm ngoài sự hoạt động của các cấp chính quyền địa phương như đã được phân tích. Tuy nhiên, các cấp chính quyền địa phương có thể ra các chính sách để tạo các điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể dễ dàng chuyển dịch lao động, chuyển đổi ngành nghề ngay trong địa phương mình hoặc di chuyển đi làm việc ở các địa phương khác.



TÀI LIỆU THAM KHẢO


A.Navamukundan and Geetha Subramaniam (2003), Decent work in agriculture in Malaysis. Report od Asian Regional workshop 18-21 August 2003, International Labour Organisation, 2003.

ADB (2005), Labour market segmentation and poverty, Report in the framework of MMW4P Project.

Ausaid (2003) Đánh giá nghèo theo vùng-Vùng đồng bằng sông Cửu long, Nhóm hành động chống đói nghèo

Ban Chỉ đạo Điều tra lao động-việc làm Trung ương (2005) Báo cáo kết quả điều tra lao động-việc làm 1-7-2005.

Bhattacharya, (2000) “Phân tích vấn đề di cư từ nông thôn ra thành thị ở Ấn độ”, Tạp chí International Development

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000) Báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2010.

Burgess,S., K.Gardiner, S.P.Jenkins and C.Propper (2001).Measurement of Income Risk, Workshop paper.

http://www.york.ac.uk/depts/econ/dept_seminars/propper1.pdf

C. Cindy Fan (2002) “Di dân và phân mảng thị trường lao động ở khu vực thành thị của Trung quốc, California, Los Angeles

Chi Fulin, (2004), China the new stage of reform. Foreign language press. Beijing, China, 2004.

CIEM-UNDP, (2005), Báo cáo tổng thể tình hình triển khai Luật Doanh nghiệp ở nông thôn, thực trạng và giải pháp. Hà Nội, 2005.

Colin Green và Gareth Leeves, Lao động phổ thông và thị trường lao động nội vùng”

Corazon C. Quiambao, (2001), Non-farm employment opportunities in rural areas in Asia- Philippines country paper. Report of the APO seminar on non-farm employment opportunities in rural areas, Philippines. Asia Productivity Organisation, Tokyo, 2001.

DAN (2002), Non-farm and off-farm employment and activities in the Lao PDR. Tài liệu Hội thảo Mạng Phân tích Phát triển (DAN), Hà Nội, 2002.

Dang Nguyen Anh, CeciliaTacoli, Hoang Xuan Thanh (2003), Migration in Viet Nam: A review of information on current trends and pattents and their policy implication; Migration Development and pro-poor policy choice in Asia.

Đào Quang Vinh, (2001), Nghiên cứu các giải pháp nâng cao khả năng thu hút lao động và tạo việc làm của kinh tế trang trại thời kỳ 2001-2005. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Hà Nội, 2001.

Đào Thế Tuấn và đồng nghiệp (2004) Nghiên cứu luận cứ khoa học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Đề tài nhánh của đề tài khoa học cấp nhà nước KC 07-17).

Đỗ Văn Hòa (1998), Chính sách di dân ở Châu á, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

Đỗ Văn Hòa, Trịnh Khắc Thẩm (ed.) (1999) Nghiên cứu di dân ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1999.

Dominique van de Walle và Dorothyjean Catty (2004), Is the emerging non-farm market economy the route out of poverty in Vietnam?. Economics of transition. Volume 12 (2) 2004.

Elizabeth Morris and Ole Bruun (2005), Promoting employment opportunities in rural Mongolia: Past experience and ILO approaches. International Labour Organisation, 2005.

Ellis,F.(1993). Peasant Economics, Farm households and agrarian development, Second edition, Wye Studies in Agricultural and Rural Development, Cambridge University Press.

Ellis,F.(1998).Household Strategies and Rural Livelihood Diversification, Survey article Journal of Development Studies, 35 (1):1-38

Escobal,J.(2001).The determinants of nonfarm income diversification in Rural Peru, World development, 29(3): 497-5008

Fauza Ab. Rahman (2005), Phát triển nông nghiệp Malaysia. Bài giảng khóa tập huấn về Kinh tế chính trị quốc tế cho viên chức các nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Myanmar lần thứ 3 (Malaysian Agricultural Development. Training programme on International politics and economics for CLMV public officials III). Kualar-Lumpur, 2005.

Gao Shangquan và Chi Fulin, (1997), Đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn Trung Quốc (Reform and Development of China’s Rural Economy), NXB Ngoại văn, Bắc Kinh, 1997.

Gordon, A. and C.Catherine(2001). Rural nonfarm activities and poverty alleviation in Sub-Saharan Africa. Policy series 14. Chatham, UK: Natural Resources Institute

Green report, (1994), Báo cáo hàng năm về phát triển kinh tế nông thông Trung Quốc năm 1993 và xu hướng phát triển năm 1994 (Annual report on economic development of rural China in 1993 and the development trends in 1994). Nhà xuất bản Khoa học xã hội Trung Quốc, 1994.

Hà Thị Phương Tiến, Hà Quang Ngọc (2000) Lao động nữ di cư tự do nông thôn-thành thị. Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 2000.

Haan Arjan và Ben Rogaly (2002) Di chuyển lao động và xã hội nông thôn của, Tạp chí Development Studies

Henaff Nolwen, Martin Jean-Yves (2001), Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2001.

Huang Ping, (2004), Nghiên cứu nhập cư ở Trung Quốc. Tài liệu hội thảo quốc tế về Giảm nghèo, di dân-đô thị hóa: Trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh trong tầm nhìn so sánh. Thành phố Hồ Chí Minh, 2004.

ILO, (2005), Labor and Social Trends in Asia and the pacific 2005. International Labour Organisation, 2005.

John Luke Gallup (2002), The wage labor market and inequality in Viet Nam in the 1990s, , World Bank Policy Research Working Paper 2896.

Kimhi, A. and E.Seiler(2001).The Effect of Family Composition of the Off-Farm Participation Decision in Israeli farm households, the Workshop Paper. http://departments.agri.huji.ac.il/economics/kimhi_zeiler.pdf

Kwon C.W., Peter,F., Orazem and D.M.Otto(2003).Off-farm Labour Supply Responses to Permanent and Transitory Farm Income. Iowa State University

Http://www.econ.iastate.edu/research/webpapers/paper_10190_03003.pdf

Klaus.D., and O.Pedro.(2001). Rural non-farm employment and income diversification in Columbia, World Development 29(3):455-465

Lanjouw,P. and G.Feder(2001). Rural nonfarm Activities and Rural Development from experience towards strategy, the World Bank Rural Development Family.

Lanjouw,P. and R.Sparrow(1999).Non-agricultural Earnings in Peri-urban Areas of Tanzania: Evidence from Household Survey Data, Working Paper, Free University of Amsterdam and World Bank)

Lê Hồng Thái (2002) Nghiên cứu vấn đề lao động việc làm nông thôn - Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2002.

Lê Xuân Bá, Cù Chí Lợi, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Văn Tiền (2000), Thị trường lao động ở Việt Nam: Tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo và khắc phục khủng hoảng. Hà Nội, 2000

Lee Jaeol và Lim Song-soo, (1999), Nông nghiệp Hàn Quốc (Agriculture in Korea). Viện Kinh tế Nông nghiệp Hàn Quốc, 1999.

Lee,M.(1998).Off-farm Labor Supply and Various Related Aspects of Resource Allocation by Agricultural Households, Aufgelegt bei der Niedersächsischen Staats- und Universitätsbibliothek Göttingen

http://webdoc.sub.gwdg.de/diss/1998/lee/inhalt.htm

Lopez, R.E.(1986). Structural Models of the Farm Household that Allow for Interdependent Utility and Profit Maximization Decision. World Bank Publication, Washington D.C

Madalla,G.S.(1983). Limited Dependent and Quantitative Variables in Econometrics. Cambridge, Mass.: Cambridge University Press.

Mc Carty A. (1999), Viet Nam's labor market in transition, Paper prepared for Law and labour market regulation in Asia conferrence, University of the Philippines.

Ministry of Agriculture and Rural Development (2003) Agriculture and rural developemnt operational programme. Budapest, 2003.

Mishra, A.K. and C.L.Sandretto(2001).Stability of Farm Income and the Role of Nonfarm Income in U.S. Agriculture, Review of Agricultural Economics 24():208-221.

Mitch Renkow, North Carolina State University (2002), Employment growth, worker mobility and rural Economic Development.

Nakajima,C.(1986). Subjective Equilibrium Theory of the farm Household, Amsterdam, Elservier

Nguyễn Sơn Tùng (1999), Cơ sở lý luận và thực tiễn cho một số chính sách và giải pháp nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa. Đề tài khoa học cấp Bộ năm 1998.

Nguyễn Thị Xuyên và đồng nghiệp (2005), Điều tra, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong quá trình thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Nguyễn Văn Tài (1998) Nghiên cứu hiện trạng những nhân tố thúc đẩy và các vấn đề phát sinh từ hiện tượng di dân tự do đối với sự phát triển kinh tế xã hội, môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước - Các giải pháp giải quyết. Chương trình nghiên cứu Việt Nam-Hà lan. Hà Nội, 1998.

Nguyễn Xuân Cường, (2005), Sản nghiệp hóa nông nghiệp ở Trung Quốc. Tạp chí Quản lý Kinh tế số 4, 10/2005 trang 65-69.

Paiboon Booranasanti, (2001), Non-farm employment opportunities in rural areas in Asia- Thailand country paper. Report of the APO seminar on non-farm employment opportunities in rural areas, Philippines. Asia Productivity Organisation, Tokyo, 2001.

Papola, Pham Lan Huong, Nguyen Thi Lan Huong & Ngo Xuan Quyet (2005), Integrating Employment in Viet Nam's Development Plan 2006-2010, Employment Strategy Department, International labour Office, Geneva.

Paxson,C., Alderman and Harold (1992). Do the Poor Insure, World Balk, Agricultural and Rural Development Department , WPS.

Pazim Fadzim Othman, (2005) Kinh tế Malaysia: Thách thức và triển vọng. Bài giảng khóa tập huấn về Kinh tế chính trị quốc tế cho viên chức các nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Myanmar lần thứ 3 (Malaysian Agricultural Development. Training programme on International politics and economics for CLMV public officials III). Kualar-Lumpur, 2005.

Pfluger,W.(2000).the Rural Nonfarm Sector, Characteristics, Importance, Policy, World Bank workshop on Nonfarm Sector.

http://www.worldbank.org/research/rural/workshop.htm

Phạm Lan Hương (2005), Lao động - việc làm trong nông thôn và kiến nghị chính sách cho 5 năm 2006-2010, Báo cáo cho Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NN và PTNT.

Rainier V. Almazan, (2003), Decent work in agriculture in Philippines. Report of Asean Regional workshop 18-21 August 2003, Bangkok. International Labour Organisation, 2003.

Ray, D.(1998), Development economics, Princeton University Press

Readon,T., C.B.Barrett and P.Webb(2001). Nonfarm Income Diversification and Household Livelihood Strategies in Rural Africa: Concepts, Dynamics, and Policy Implications, Food policy, 26():315-331

Reardon, T. (1997).Using Evidence of Household Income Diversification to Inform Study of Rural Nonfarm Labour Market in Africa, World Development, 25(5):735-747.

Reardon,T.(1999).Rural Nonfarm Employment and Incomes in Latin America. Paper for BID Seminar, Santiago, Chile.

Http://64.58.76.136/search/cache?ei=UTF-8&p=land+limitation,+nonfarm+participation&url=4utr9x5erCwC:www.iadb.org/sds/doc/1907eng.pdf

Reardon,T., S.Haggblade and P.Hazell(2002). Strategies for Stimulating Poverty Alleviating Growth in the Rural Nonfarm Economy in Developing Countries, EPTD discussion paper No92

http://www.ifpri.org/divs/eptd/dp/papers/eptdp92.pdf

Reardon.T., A.Gordon, P.Lanjouw and H.Sandee(2000). the Rural Non-farm Sector: Further Question for Research, World Bank Workshop on Nonfarm sector.

http://www.worldbank.org/research/rural/workshop.htm

Richard Bolt, (2004) Accelerating Agriculture and rural development for inclusive growth: Policy implications for developing asia. Asean Development Bank, 2004.

Roe.T and T.T.Graham(1986). Yield Risk in a Dynamic Model of the Agricultural Household, Agricultural Household Models, extension, applications and policy. World bank publication, the Johns Hopkins University Press

Rose, E.(2000). Ex ante and Ex post Labour Supply Response to Risk in a Low-Income Area, Journal of Development Economics, 64(2001):371-388

Sadoulet,E and A.de Janvry (1995). Quantitative Development Policy Analysis, the Johns Hopkins University Press.

Sarthi Acharya, So Sovannarith, Kim Sedara, Meach Yady (2002), Occupational diversification and off-farm/non-farm employment in Cambodia – Report based on field studies and existing data, DAN Network Cambodia, Phnompenh.

Singh,I., L.Squire and J.Strauss(1986). Agricultural Household Models. Extensions Applications, and Policy. The Johns Hopkins University Press, Baltimore and London

Somporn Hanpongpandh, (2001), Diversification in rural development in Thailand. The Japan program working paper series on: Priorities and strategies in rural poverty rgiaoducction: Experience from latin America and Asia. Presented at the Japan Program/INDES 2001 conference, Japan, 2001.

Thân Văn Liên (1997) Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy làn sóng di dân tự do từ các khu vực nông thôn ra đô thị trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở nước ta hiện nay và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng đô thị (nơi đến) và nông thôn (nơi đi). Chương trình Nghiên cứu Việt Nam-Hà Lan, Hà Nội. 1997.

Thomas Hertel and Fan Zhai (2004) Labor market distortions, rural-urban inequality and the opening of China's economy, ADB.

Trang tin http://www.subcontractsolutions.com/Newsletter/14/huEco.asp. ngày 23/2/2006

Trung tâm Thông tin Focotech (2004), Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001-2010.

Viện Khoa học Lao động và các vấn đề Xã hội (2006), Xây dựng chiến lược việc làm ở Việt nam thời kỳ 2005-2015.

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2005), Tình hình triển khai Luật Doanh nghiệp ở nông thôn, thực trạng và giải pháp. Hà Nội, 2005.

Wik,M.(1998).Peasant and Risk: A study of risk, market imperfections and Farm household behaviour in Northern Zamibia. Doctor scientarium thesis 1998:26.

Wik,M.(1999).Copping with Risk in Agriculture: Income and Consumption Smoothing Strategies in LDCs, Forum for Development Studies, N0.2

Wooldridge and M.Jefferey(2002). Econometrics Analysis of Cross-Section and Panel Data, the MIT press Cambridge, Massachusetts, London, England.

World Bank (2000), Workshop on non-farming rural development

http://www.worldbank.org/research/rural/workshop.htm




1 Chúng ta giả sử là Th, C, Tf , >0

2Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành lần đầu tiên năm 1987 và được sửa đổi qua 4 lần ở các năm 1990, 1992, 1996 và 2000 theo xu hướng nới rộng quyền và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cỏc nhà đầu tư nước ngoài và thu hẹp khoảng cỏch giữa Luật đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài. Năm 2005, Luật Đầu tư chung cũng đã được thông qua cho môi trường đầu tư ở Việt Nam thông thoáng hơn.

3 Tại Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg, ngày 27/9/2001

4 Tại Quyết định 68/2002/QĐ-TTg, ngày 4/6/2002

5 Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê (Niêm giám Thống kê 2004)

6 Có lẽ cũng do bỏ qua một số yếu tố quan trọng như vậy lên mức độ giải thích của mô hình tương đối thấp

7 Có thể tỉ lệ người ăn theo sẽ tương quan nhiều hơn với chi tiêu về lương thực thực phẩm hơn là phi lương thực thực phẩm.



Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1

tải về 2.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương