Chuyển dich cơ CẤu lao đỘng nông thôn ciem-mispa viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ưƠNG


CHƯƠNG HAI THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM



tải về 2.73 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích2.73 Mb.
#39100
1   2   3   4   5

CHƯƠNG HAI

THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM




I. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CÓ MỤC TIÊU TÁC ĐỘNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Có rất nhiều chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới chuyển dịch lao động nông thôn. Thực tế, chuyển dịch lao động nói chung và chuyển dịch lao động nông thôn nói riêng bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi sự biến động của các hoạt động kinh tế và cụ thể hơn là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều đó có nghĩa là tất cả các chính sách có mục tiêu cho phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đều có thể có tác động tới việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Tuy nhiên ở phần này, chúng tôi chỉ nêu lên một số chính sách, mà theo chúng tôi có ảnh hưởng lớn hoặc trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ từ 1993 trở lại đây.


1.1. Chính sách đất đai


Luật Đất đai năm 1993 được sửa đổi bổ sung năm 1998, 2000 và đến Luật đất đai 2003 đã tăng quyền cho người sử dụng đất từ 5 lên 7 và 9 quyền. Các quyền qui định mới nhất trong Luật Đất đai năm 2003 cho người sử dụng đất bao gồm: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSD đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSD đất. Với các qui định này và chính sách giao đất lâu dài cho nông dân, người lao động ở nông thôn có đầy đủ cơ hội và khả năng tăng năng suất sử dụng đất đai. Điều đó cũng có nghĩa là việc sử dụng đất đai sẽ thiết thực và hiệu quả hơn.

Chính sách của Nhà nước hiện nay đối với đất nông nghiệp vẫn nhằm mục đích chủ yếu là thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kiểm soát chặt chẽ chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Một số chính sách đất đai trong khoảng 15 năm trở lại đây được tổng kết sơ bộ ở Biểu 6.




  1. Các chính sách đất đai có tác động đến cơ cấu lao động nông thôn

Văn bản

Nội dung chính

Các tác động có thể đến chuyển dịch cơ cấu lao đông

Luật đất đai 1993


Đất ở khu vực nông thôn được phân thành 6 loại theo mục đích sử dụng : đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng, và đất chưa sử dụng.

Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng và theo từng thời gian.

Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


Nông dân yên tâm hơn đầu tư cho SXNN, lao động ở nông thôn có động cơ tiếp tục SXNN và giảm khả năng lao động chuyển sang các khu vực phi nông nghiệp.

Giá trị đất nông nghiệp rõ ràng hơn, chuyển nhượng QSD đất có thể nhiều hơn vì vậy có khả năng làm tăng chuyển dịch cơ cấu lao động sang khu vực phi nông nghiệp



Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993


Giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, ổn định lâu dài vào mục đích SX nông nghiệp: Thời hạn giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm; để trồng cây lâu năm là 50 năm.


Nông dân yên tâm với sản xuất, giảm khả năng lao động chuyển khỏi SX nông nghiệp.

Có thể thế chấp tạo vốn cho sản xuất phi nông nghiêp




NĐ87/CP 17/08/1994

Quy định khung giá các loại đất; với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, giá đất được xác định cho từng hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp chia theo ba loại xã: đồng bằng, trung du, miền núi

Có cơ sở để tính thuế đất, tạo điều kiện cho quá trình chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất

NĐ02/CP ngày 15/1/1994


Giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.


Giảm khả năng lao động chuyển khỏi SX lâm nghiệp

Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999


Sửa đổi, bổ sung quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung giao đất cho hộ diêm nghiệp để sản xuất muối ổn định lâu dài.


Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.



Nghị định số 163/1999/NĐ-CP, ngày 16/11/1999



Sửa đổi, bổ sung qui định về giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp

Hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục giao đất ổn định, sử dụng lâu dài và được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. Hộ gia đình đang sử dụng đất lâm nghiệp vượt hạn mức quy định được tiếp tục sử dụng.




Giảm khả năng di chuyển lao động khỏi khu vực lâm nghiệp.


Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001


Chính phủ có trách nhiệm trong việc xác định khung giá các loại đất theo từng thời gian và nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại đất. Phân cấp cho tỉnh, thành phố có quyền xác định giá cụ thể các loại đất tại địa phương để tính các loại thuế và phí liên quan đến đất đai


Giá đất phù hợp hơn với giao dịch trên thị trường; thúc đẩy chuyển nhượng QSD đất chính thức

QĐ178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001


Qui định về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, được nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Theo Quyết định này, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ và xây dựng.


Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động sang các loại hình SX phi nông nghiệp

Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị

Kiểm soát, quản lý chặt chẽ của Nhà nước đối với tích tụ và tập trung ruộng đất; đẩy mạnh việc giao đất và cấp GCNQSD đất ổn định lâu dài cho nông dân; rà soát lại quy hoạch, xác định chính xác diện tích rừng.


Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động sang các loại hình SX phi nông nghiệp

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ Đảng khoá IX, ngày 18/3/2002


Khuyến khích nông dân "dồn điền, đổi thửa".


Tăng tập trung đất, giúp tăng năng suất đất nhờ cơ giới hóa.


Luật đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn


+ Giao thêm quyền cho người sử dụng đất với tổng cộng 9 quyền, nông dân được giao đất ổn định, lâu dài hơn.

Tăng khả năng chuyển nhượng, chuyển đổi đất

Tăng khả năng cho thế chấp, tạo vốn kinh doanh



Nguồn: tổng hợp từ các văn bản của nóm nghiên cứu

Có thể nói, tác động của các chính sách về đất đai đến chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các khu vực phi nông nghiệp là rất phức tạp và theo những xu hướng trái ngược nhau. Cùng một chính sách cũng có thể có hai mặt tác động khác nhau. Tuy nhiên, có thể nhận định sơ bộ rằng, tổng hợp tác động của các chính sách về đất đai đối với chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn có xu hướng thúc đẩy quá trình này hơn là có tác động ngược lại. Ví dụ: các quy định trong Luật đất đai, các quy định về dồn điền đổi thửa đã trao thêm quyền cho người sử dụng đất, tạo điệu kiện cho hộ tự chủ sản xuất, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, có tích luỹ để phát triển sản xuất chăn nuôi và phi nông nghiệp; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ tạo điều kiện để hộ có tài sản thế chấp vay vốn sản xuất phi nông nghiệp, tăng khả năng chuyển nhượng đất đai, tạo điều kiện tốt hơn cho hộ tham gia vào sản xuất phi nông nghiệp; việc công nhận các quyền tự chủ của hộ với đất ở và đất nông nghiệp tạo điều kiện để hộ có thể chuyển nhượng, thuê mướn, thế chấp, góp vốn v.v. Tuy nhiên, chính sách đất đai, nhất là chính sách về giao đất cho nông dân sử dụng ổn định lâu dài, khi triển khai trên thực tế trong thời gian đầu đã làm cho ruộng đất hết sức manh mún, nảy sinh mẫu thuẫn với yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn, gắn chặt người nông dân với đất, kìm hãm chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp.


1.2. Các chính sách tài chính tín dụng


Chính sách tài chính tín dụng trong thập kỷ vừa qua đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu lao động nói riêng. Quyết định 67/1999/QĐ-CP quy định các hộ nông dân được vay vốn dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản; Nghị định 17/CP qui định hộ nông dân vay dưới 10 triệu đồng chỉ phải làm thủ tục ở UBND cấp xã, không phải công chứng; Nghị định 178/CP ngày 29/12/1999 cho phép ngân hàng cho vay bằng tín chấp đối với các khách hàng có uy tín (đã từng vay và trả các món vay trước hoặc đúng hạn) mà không cần bảo lãnh bằng tài sản… đã giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất dễ dàng hơn đề đầu tư vào phát triển và mở mang các ngành nghề kinh doanh phi nông nghiệp.

Chính sách về tín dụng ưu đãi cho người nghèo được thực hiện qua Ngân hàng Chính sách và các chương trình cho vay theo mục tiêu khác đã giúp nông dân nghèo có thêm cơ hội đầu tư phát triển sản xuất, tạo thu nhập, việc làm và xóa đói giảm nghèo. Tín dụng ưu đãi qua Quỹ Hỗ trợ phát triển nhằm vào cho vay đầu tư theo các dự án, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án theo danh mục ngành nghề thuộc lĩnh vực và địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ theo hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Trong tổng số vốn vay qua Quỹ hỗ trợ phát triển, một khối lượng tín dụng đáng kể đã được dành cho khu vực nông nghiệp và nông thôn.

Các chính sách tín dụng (kể cả tín dụng thương mại và tín dụng ưu đãi) có tác dụng về cơ bản thúc đẩy sản xuất nông nghiệp vì vậy thu hút thêm lao động vào các hoạt động sản xuất nông-lâm nghiệp-thuỷ sản, tuy nhiên cũng được đầu tư rất nhiều cho các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn hay phát triển các nghề truyền thống. Trong trường hợp này, các chính sách tài chính tín dụng có tác động làm thay đổi cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn với việc lao động thuần nông dần dần sẽ giảm đi.

1.3 Chính sách đầu tư


Các chính sách khuyến khích đầu tư ở cả khu vực thành thị và nông thôn đều có tác động rõ nét đến chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài2 ngoài việc trực tiếp khuyến khích đầu tư ở các vùng nông thôn còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm không những ở khu vực thành thị mà còn có tác dụng thu hút lao động ở nông thôn ra thành thị qua đó cũng có tác động đến chuyển dịch lao động ở nông thôn. Cùng với các luật này Luật Doanh nghiệp với việc đơn giản hoá thủ tục cấp phép thành lập doanh nghiệp đã tạo một mặt bằng chung cho hoạt động của các doanh nghiệp ở các khu vực kinh tế khác nhau. Việc hình thành thêm nhiều doanh nghiệp mới cả ở nông thôn và thành thị đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn.

Các chương trình mục tiêu của Nhà nước như 327, 773, chương trình 5 triệu ha rừng, đánh bắt xa bờ, chương trình nuôi trồng thủy sản (2000-2010) .v.v. giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, vừa tạo thêm việc làm mới kể cả việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn. Các chương trình, dự án hỗ trợ từ nước ngoài có mục tiêu tạo việc làm đã giải quyết được phần nào tình trạng căng thẳng về việc làm ở nông thôn thông qua đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn để người dân tiếp cận tốt hơn với thị trường hàng hóa dịch vụ. Mặc dù hiệu quả kinh tế thực sự của các chương trình này còn là vấn đề tranh cãi, tác dụng về việc giải quyết việc làm và chuyển một phần lao động nông thôn sang các hoạt động sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn và hoạt động sản xuất phi nông nghiệp của các chương trình này là khá rõ.


1.4 Các chính sách về công nghiệp hóa, đô thị hóa


Các chính sách thúc đẩy quá trình CNH, HĐH và đô thị hoá có tác động rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Nhu cầu lao động ở các khu công nghiệp và các thành phố (nhất là lao động phổ thông) là lực hút quan trọng kéo lao động ra khỏi nông thôn. Nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng sự chênh lệch về thu nhập giữa lao động ở các khu công nghiệp, các nhà máy với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là lý do cơ bản nhất của sự dịch chuyển này. Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn theo hướng CNH-HĐH, đã thu hút được một lượng lớn nguồn lực cho phát triển nông nghiệp theo chiều sâu và mở rộng các hoạt động phi nông nghiệp, qua đó tạo cơ hội cho chuyển dịch và phân công lại lao động ở nông thôn. Chính sách phát triển các cụm, các khu công nghiệp có ảnh hưởng tới cơ cấu lại lao động nông thôn theo hướng chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp nông thôn và dịch vụ nhất là đối với những tỉnh có khu công nghiệp đưa về vùng nông thôn. Nhìn chung các chính sách này đã giúp cho: i) Khuyến khích hình thành các khu công nghiệp ở nông thôn, khuyến khích các ngành nghề nhiều lao động và công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản giúp tạo nhiều việc làm và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh ở nông thôn; ii) Hình thành các ngành nghề mới ở nông thôn, các hoạt động công nghiệp phụ trợ các khu công nghiệp tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu lao động nông thôn; và iii) Các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp giúp cho việc khôi phục các ngành nghề tiểu thủ công truyền thống, hình thành một hệ thông các làng nghề thu hút nhiều lao động ở trong vùng và các vùng phụ cận.

1.5. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông thôn


Nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), Việt Nam đã đề ra hàng loạt các chính sách từ những chủ trương lớn cho đến các chính sách cụ thể. Một trong những mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn được xác định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là chuyển dịch, phân bố lại lực lượng lao động nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn và giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống 50% vào năm 2010. Mục tiêu và giải pháp cơ bản về nâng cao chất lượng lao động nói chung được đề cập tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành TW Đảng (Khóa IX) “...dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho khoảng một triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm 2010".

Chỉ tính riêng trong những năm gần đây, Nhà nước đã phê duyệt các kế hoạch đào tạo nghề, hỗ trợ kinh phí trong các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục - đào tạo và giải quyết việc làm. Một số chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông thôn trong thời kỳ 1998-2005 được trình bày trong Biểu 7.. Các chính sách này có tác dụng nâng cao khả năng cũng như cơ hội việc làm của lao động nông thôn, từ đó có tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động.



  1. Một số chính sách về tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực nông thôn.

Văn bản

Nội dung chính

Nghị quyết 120/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 11/4/1992

Lập Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và Chương trình quốc gia giải quyết việc làm: hoạt động từ 1992 đến nay. Mục tiêu của Chương trình là cho lao động vay vốn với lãi suất thấp để tạo việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề.

Ưu tiên cho vay vốn đối với khu vực nông thôn tập trung vào phát triển nông lâm ngư nghiệp, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống và các việc làm phi nông nghiệp khác. Từ năm 2001, chương trình được thực hiện tiếp tục thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và việc làm.



Quyết định 143/2004/QĐ-TTG, ngày 10/8/2004 của TTgCP

Về phê duyệt chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DN vùa và nhỏ giai đoạn 2004-2008 trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn với các khoá về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và tăng cường kỹ năng của các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.

Quyết định 26/2003/QĐ-TTg, ngày 17/2/2003 của TTgCP

Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2005.

Quyết định 06/2003/QĐ-TTg, ngày 9/1/2003 của TTgCP

Về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 BCHTƯ Đảng (Khoá IX) về GD-ĐT, gồm đổi mới QLNN, xây dựng đội ngũ giáo viên, tăng cường đầu tư, hoàn thiện hệ thống GD-ĐT và dạy nghề, đẩy mạnh xã hội hoá lĩnh vực GD-ĐT và dạy nghề.

Quyết định 48/2002/QĐ-TTg, ngày 11/4/2002 của TTgCP

Về phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010. Mục tiêu là xây dựng mạng lưới các trường dạy nghề trên toàn quốc đảm bảo đến năm 2005 đáp ứng được 20% nhu cầu học nghề dài hạn và 84% nhu cầu học nghề ngắn hạn cho người lao động và đến năm 2010 đạt tương ứng là 30% và 88%.

Quyết định 201/2001/QĐ-TTg, ngày 28/12/2001 của TTgCP, Phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010".

...cần phải xây dựng và ban hành danh mục ngành nghề đào tạo, đổi mới và chuẩn hoá nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế SXKD, liên thông với các trình độ đào tạo khác; Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề bậc cao theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, thực hiện xã hội hóa cho đào tạo nghề ở khu vực nông thôn.

Quyết định 71/2001/QĐ-TTg, ngày 4/5/2001 về chương trình mục tiêu quốc gia giao đoạn 2001-2005

Bao gồm Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo nhằm "nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% tổng số lao động trong độ tuổi quy định vào năm 2010, trong đó đạt 30% vào năm 2005; điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhân lực về bậc đào tạo, ngành nghề và lãnh thổ phù hợp với nhu cầu CNH-HĐH đất nước; đẩy mạnh đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường"

Chỉ thị số 63-CT/TW, ngày 28/2/2001 của Bộ Chính trị

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục vụ CNH-HĐH NN&NT, đối với nông dân "được đào tạo, bồi dưỡng miễn phí một phần hoặc toàn bộ".

Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg, ngày 24/11/2000

Đẩy mạnh "đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề và nghiệp vụ kinh doanh cho các cơ sở nông nghiệp, nông thôn".

Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000

Thực thi các biện pháp toàn diện để phát triển nguồn nhân lực nông thôn, phát triển các loại hình trường lớp dạy nghề cho nhân dân nông thôn".

Quyết định số 50/1999/QĐ-TTg ngày 24/3/1999 của Thủ tướng

Phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 1999-2000 với mục tiêu "...coi trọng và tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà chủ yếu là đào tạo ngắn hạn các nghề trồng trọt, chăn nuôi; nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sản; sơ chế, chế biến và bảo quản nông, lâm, ngư sản và các nghề truyền thống".

Nguồn: Tổng hợp từ các văn bản của nhóm nghiên cứu

1.6. Các chính sách phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn


Trong thập kỷ vừa qua, Nhà nước đã chú trọng rất nhiều đến việc phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn với mục đích tăng giao lưu hàng hoá, giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị từ đó nâng cao tính hàng hoá của sản phẩm nông sản và thúc đẩy sản xuất phát triển.

Đối với các vùng miền núi, Chương trình 135 được thiết kế theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31/7/1998, của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào ở các vùng này, tạo điều kiện đưa nông thôn miền núi giảm bớt nghèo nàn và chậm phát triển. Chương trình tập trung vào xây dựng một số công trình hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, công trình điện, trường học, trạm xá...

Năm 2001, Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005 được ban hành3, đã xác định rõ nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã nghèo nhằm phát triển cơ sở hạ tầng tại các xã nghèo với mục tiêu đến năm 2005 cơ bản hoàn thành các công trình hạ tâng thiết yếu, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ phục vụ sản xuất và dịch vụ xã hội cơ bản khác. Quyết định 132/2001/QĐ-TTg, ngày 7/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ cũng xác định cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, và cho làng nghề ở nông thôn. Với các chính sách này, Nhà nước khuyến khích các địa phương huy động mọi nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển trên trong đó huy động đóng góp của nhân dân là chủ yếu (bằng tiền, hiện vật, ngày công...). Riêng các tỉnh miền núi, các tỉnh có nguồn thu ngân sách và các nguồn thu được để lại đầu tư không lớn, ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần thông qua kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của địa phương.

Tiếp theo những chính sách trên, trong năm 2002 Chính phủ đã đề ra một chương trình hành động4 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khoá IX quy định các Bộ, ngành xây dựng các đề án CNH, HĐH chuyên ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để triển khai thực hiện quy định về phát triển kết cấu hạ tầng gồm thuỷ lợi, giao thông nông thôn, điện và năng lượng tái tạo ở nông thôn, dịch vụ bưu chính viễn thông cấp xã và phát triển hệ thống thông tin...(6 nhóm công trình). Cuối năm 204, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 184/2004/QĐ-TTg, ngày 22/10/2004 về sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2006-2010.

Bên cạnh những chính sách đầu tư trực tiếp từ ngân sách, một trong những hướng ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng là nhằm vào nâng cấp hạ tâng nông thôn phục vụ cho phát triển nông nghiệp, CNH-HĐH nông thôn. Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn được ưu tiên cho các dự án, chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề và cơ hội thu nhập cho người dân nông thôn.

Các chính sách phát triển hạ tầng nông thôn mặc dù không có tác động trực tiếp và tức thời tới chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nhưng tác động gián tiếp không nhỏ ở rất nhiều vùng nông thôn. Việc tăng cường các cơ sở hạ tầng nông thôn góp phần tích cực vào:



  1. thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn do người dân được tiếp cận tốt hơn với thị trường;

  2. tạo thu nhập và cơ hội việc làm;

  3. hệ thống đường giao thông tốt hơn giúp lao động nông thôn có thể dễ dàng di chuyển và tìm kiếm cơ hội việc làm và thu nhập tại các thành phố, khu công nghiệp;

  4. hệ thống thông tin tốt hơn cũng làm khả năng lựa chọn công việc tốt hơn và tăng cường nhận thức cho nông dân và lao động ở nông thôn.

Thông qua tất cả các kênh tác động này, chính sách phát triển CSHT nông thôn đã tác động tích cực và thuận chiều đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tạo nên sự đa dạng của ngành nghề lao động nông thôn, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp ở nông thôn.

1.7. Các chính sách về di cư


Về vấn đề di cư, quan điểm của Chính phủ Việt nam là khá rõ ràng thể hiện qua Hiến pháp và các văn bản luật pháp khác. Điều 16, Bộ Luật Lao động quy định người lao động được quyền tự do di chuyển đến những nơi mà pháp luật không cấm. Một số chính sách về di dân gần đây nhất thể hiện trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 190/2003/QĐ-TTG ngày 16/09/2003 về chính sách di dân thực hiện qui hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003-2010. Mục tiêu của chính sách này từ nay đến năm 2010 bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết nhằm khai thác tiềm năng lao động, đất đai phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thực hiện xoá đói, giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống người dân, hạn chế thấp nhất tình trạng di dân tự do, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở những nơi dân di cư đến.

Các chính sách di dân và hỗ trợ di dân như trên có tác dụng phân bố lại lực lượng lao động ở một mức độ nhất định và chủ yếu là ảnh hưởng đến luồng di cư từ nông thôn tới nông thôn ở các vùng, miền khác nhau. Điều đáng chú ý là di cư có quan hệ trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động một số lao động có thể chuyển sang các ngành nghề khác ở nơi đến như dịch vụ hay công nghiệp nông thôn, một só khác di cư đến các vùng nông thôn có điều kiện đất đai tốt hơn có thể tập trung đầu tư thâm canh và mở rộng sản xuất nông nghiệp của mình, hoặc chuyển sang hình thức lao động nông nghiệp làm thuê.



Cùng với quá trình CNH, HĐH, quá trình đô thị hoá cũng thu nạp thêm đáng kể một phần lực lượng lao động di cư từ nông thôn, nhất là trong một số công việc không đòi hỏi kỹ năng lao động cao. Các chính sách về phát triển đô thị vì thế cũng có ảnh hưởng lớn đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Chính sách hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn có vai trò là trung tâm, trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của vùng ngoài việc làm thay đổi cơ cấu việc làm của chính vùng đấy còn có tác dụng lan tỏa thông qua lao động di cư đến các vùng phụ cận.

II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TRONG 10 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

2.1. Thực trạng nguồn lao động nông thôn

2.1.1 Tình hình về số lượng lao động và việc làm ở nông thôn


Cho đến năm 2004, dân số của Việt Nam đã đạt tới mức 82 triệu dân trong đó dân số nông thôn là 60,4 triệu người5. Vì vậy về cơ bản xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội nông thôn với dân số nông thôn chiếm 73,68%. Cơ cấu dân số nông thôn của Việt Nam khá trẻ nên lực lượng lao động nông thôn tiếp tục tăng với quy mô khá lớn khoảng 0,5 triệu người/năm trong giai đoạn 1996-2004 và hậu quả dẫn đến là áp lực việc làm trong nông thôn ngày càng lớn. Số liệu cơ bản về dân số và số lượng lao động nông thôn được trình bày ở Đồ thị 3..

  1. Dân số và lao động nông thôn cả nước

Nguồn: Niên giám thống kê 2000,2004; Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam

Đồ thị cho thấy, về giá trị tuyệt đối, dân số nông thôn thay đổi rất ít sau gần 10 năm, tăng nhẹ từ 57.7 triệu lên 60.4 triệu năm 2004. Tỷ trọng dân số nông thôn trong tổng dân số có xu hướng giảm dần, tuy nhiên mức độ giảm cũng không lớn (trên 5%). Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm tỷ lệ dân nông thôn là do quá trình đô thị hóa làm cho các vùng nông thôn thu hẹp lại ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, quá trình di cư nông thôn – thành thị cũng góp phần làm giảm tỷ lệ dân số nông thôn trong tổng dân số mặc dù tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn cao hơn thành thị. Tuy vậy, tỷ lệ dân số nông thôn từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế trong tổng dân số nông thôn lại có xu hướng tăng lên trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tỷ lệ này đã tăng từ 48,5% năm 1996 lên 50,8% năm 2000 và ở mức 54% năm 2004.



Theo địa bàn lãnh thổ, tỷ lệ dân số nông thôn trên 15 tuổi tăng hầu hết ở các vùng trừ Miền núi phía bắc và Đông Nam Bộ. Tỷ lệ tăng nhanh nhất là vùng Đồng bằng Sông Hồng và Tây nguyên (Đồ thị 4.). Đối với Miền núi phía Bắc việc giảm tỷ lệ dân số nông thôn có thể do di cư nông thôn thành thị; ngược lại, ở vùng Đông Nam bộ, hiện tượng này có thể giải thích là do sự phát triển của các đô thị và khu công nghiệp. Di cư của dân số nông thôn đến Tây nguyên làm cho dân số nông thôn ở Tây nguyên tăng khá nhanh từ năm 2000 đến 2004.

  1. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế ở nông thôn

Nguồn : Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ LĐTB-XH)
Sự chênh lệch về tỷ lệ dân số nông thôn giữa các vùng không lớn. Số liệu năm 2004 cho thấy tỷ lệ lớn nhất ở Đồng bằng Sông Hồng (57%), trong và thấp nhất ở Đông Nam bộ (47,7%). Tuy nhiên, sự chênh lệch này lại rất lớn ở thời kỳ 1996 và 2000, (khoảng cách giữa tỷ lệ cao nhất - ở vùng Đông bắc và thấp nhất- ở Tây nguyên- là gần 30%).

Lực lượng lao động cả nước năm 2004 ở mức 42,3 triệu người trong đó lực lượng lao động nông thôn là 32,7 triệu, chiếm 77,2%. Trong khi dân số nông thôn giảm khoảng 5%, tỷ lệ lao động nông thôn trong tổng lực lượng lao động cả nước chỉ giảm từ 79,6% năm 1996 xuống 77,2% năm 2004 (giảm 2,4%, Biểu 8. và Đồ thị 5.). Số liệu trên cho thấy, chủ trương đô thị hóa của Việt nam là khá rõ nhưng không tiến triển được nhiều nếu nhìn trên góc độ lao động.



  1. Số lượng lao động Việt Nam thời kỳ 1996-2004

Năm

Lực lượng lao động cả nước (1000 người)

LLLĐ khu vực NT(1000 người)

Tỷ lệ LLLĐ nông thôn/cả nước(%)

1996

35187,2

28028,1

79,65

1997

35588,4

27735,3

77,93

1998

36579,5

28367,8

77,55

1999

37783,8

29363,4

77,71

2000

38643,0

29917,0

77,42

2001

39489,8

30301,9

76,73

2002

40716,8

31012,6

76,17

2003

41313,2

31298,7

75,76

2004

42316,0

32681,2

77,23

Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2000 (%)

2,37

1,64




Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2000-2004 (%)

2,30

2,23




Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2004 (%)

2,33

1,94




Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 1996-2004 - Bộ LĐTB&XH.

  1. Lực lượng lao động cả nước và lực lượng lao động nông thôn



Nguồn: Thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ Lao động – TBXH).
Số liệu thống kê Lao động việc làm cũng cho thấy lực lượng lao động có việc làm ở nông thôn đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên với tốc độ khá thấp 1,89% năm 2001, 0,92% năm 2003 và 1,42% năm 2004. Năm 1996, tỷ lệ này thậm chí còn ở mức âm, tức là lực lượng lao động nông thôn có việc làm ở thời điểm đó còn giảm so với cùng kỳ năm trước. So sánh với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nước (GDP) và tốc độ tăng GDP ngành nông nghiệp, điều dễ nhận thấy là tốc độ tăng lao động thấp hơn nhiều so với tăng GDP, ngay cả GDP cả nông nghiệp (Đồ thị 6.). Mức độ tăng GDP ngành nông nghiệp cao hơn tỷ lệ tăng lực lượng lao động có việc làm ở nông thôn chứng tỏ rằng năng suất lao động trong nông nghiệp đã tăng lên đáng kể trong 10 năm qua.

  1. Tăng trưởng GDP, GDP nông nghiệp và lao động ở nông thôn

Nguồn : Niên giám Thống kê 1997-2004 và Số liệu thống kê lao động-việc làm ở
Việt Nam 1996-2004-Bộ LĐTB-XH

2.1.2 Chất lượng lao động nông thôn


Nếu xét trên góc độ trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật và thể lực của người lao động, có thể nói rằng vẫn còn khoảng cách khá xa về mặt chất lượng lao động giữa nông thôn và thành thị. Khoảng cách này lớn hơn khi xem xét ở các loại lao động có trình độ cao. Đặc biệt chất lượng này thay đổi không đáng kể tính từ năm 1996 trở lại đây (Đồ thị 7.)

  1. Chất lượng lao động theo trình độ văn hóa ở nông thôn





Nguồn :Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ LĐTB-XH)
Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học đã giảm từ 29,16% năm 1996 xuống còn 21,31% năm 2004. Tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa từ trung học phổ thông trở lên chỉ chiếm trên dưới 10% trong thời kỳ 1996-2004 và chỉ tăng lên chút ít từ 9,19% lên 11,18% năm 2000 và 12,47% năm 2004. Trình độ văn hóa phổ biến của lao động nông thôn là ở mức tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở. Số người có trình độ này chiếm tới trên 60% lao động ở nông thôn.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, theo số liệu thống kê lao động và việc làm của Bộ Lao động – TBXH, số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở khu vực nông thôn vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn với 85% năm 2004, mặc dù giảm 7% so với năm 1996 (với 92,6%). Theo số liệu Điều tra Nông nghiệp, Nông thôn của Tổng cục Thống kê năm 2004, số lao động được đào tạo trình độ cao đăng, đại học và tương đương ở nông thôn chỉ chiếm 1,5%. Số lao động được đào tạo nghề gồm sơ cấp và công nhân kỹ thuật là 2,3%, trung cấp kỹ thuật là 2,4%. Nguyên nhân dẫn đến thực tạng này có thể là do trong thời gian qua chưa có chuyển biến đáng kể trong đào tạo ở nông thôn hoặc nhiều lao động đào tạo đã di cư ra khỏi nông thôn hoặc cả hai.



  1. Tỷ trọng lao động có trình độ ở nông thôn

Nguồn : Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ LĐTB-XH)

Về mặt thể lực, mặc dầu thể lực và chiều cao của lao động có tăng lên do chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn nhưng lao động nông thôn cũng yếu hơn so với lao động ở thành thị. Theo Điều tra Y tế quốc gia năm 2000-01 cho thấy lao động nông thôn bị ốm nhiều hơn lao động thành thị, trong khi lao động thành thị bình quân có 1,1 lần ốm/năm thì lao động nông thôn là 1,7 lần. Số ngày ốm không tham gia họat động kinh tế của lao động nông thôn cũng dài hơn (6,7 ngày so với 4,8 ngày của lao động ở thành thị). Do chất lượng cuộc sống nông thôn còn thấp hơn ở thành thị cùng với sự gia tăng về chênh lệch thu nhập, khoảng cách này sẽ có xu hướng ngày một lớn hơn.




Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1

tải về 2.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương