Chuyển dich cơ CẤu lao đỘng nông thôn ciem-mispa viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ưƠNG


Thực trạng về cơ cấu lao động, việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn trong thời gian qua



tải về 2.73 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích2.73 Mb.
#39100
1   2   3   4   5

2.2. Thực trạng về cơ cấu lao động, việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn trong thời gian qua

2.2.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động cả nước


Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế ngành thể hiện bằng giá trị tổng sản phẩm xã hội (GDP) theo cơ cấu ba nhóm ngành cơ bản được thể hiện trên Biểu 9.:

  1. Tổng sản phẩm (GDP) cả nước của các ngành sản xuất

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu

1995

2000

2004

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Tổng số

228892

100

440926

100

713071

100

Nông-lâm - thuỷ sản

62219

27,18

107636

24,37

155144

21,76

Công nghiệp và xây dựng

65820

28,76

162220

36,73

285864

40,09

Dịch vụ

100853

44,06

171070

38,9

272063

38,15

Nguồn: Niêm giám thống kê các năm 1995-2004
Có thể thấy rằng trong khoảng 10 năm qua, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Mặc dù về mặt giá trị tuyệt đối, GDP của cả 3 khu vực đều tăng tương đối nhanh, tốc độ tăng của các ngành không đồng đều nhau. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng là nhanh nhất, tiếp đó là dịch vụ và sau cùng là các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Vì vậy, cơ cấu của các ngành này trong nền kinh tế quốc dân cũng thay đổi. Tỷ trọng GDP nông nghiệp trong tổng GDP của cả nền kinh tế giảm dần qua các năm từ mức 27,18% năm 1995, xuống 24,37% năm 2000 và 21,76% năm 2004. Tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ hiện giữ ở mức 38-39% trong thời kỳ từ 2000-2004. Trong khi đó chỉ số này của ngành công nghiệp và xây dựng tăng đáng kể trong những năm vừa qua từ mức 28,76% năm 1995 lên 36,73% năm 2000 và 40,1% năm 2004. Cụ thể về biến đổi cơ cấu kinh tế các năm gần đây được biểu diễn ở đồ thị sau :

  1. Cơ cấu kinh tế 1995-2004



Nguồn: Niên giám thống kê 1995-2004
Cơ cấu về lao động của cả nước có những nét khác biệt với cơ cấu kinh tế do đặc điểm về nhu cầu lao động và năng suất lao động của các ngành khác nhau. Tổng số lao động trong ngành nông nghiệp khá lớn mặc dù phần đóng góp của khu vực nông nghiệp trong tổng GDP là nhỏ. Biến đổi về cơ cấu lao động có việc làm trong nền kinh tế của Việt Nam được trình bày trong Biểu 10.

  1. Cơ cấu lực lượng lao động có việc làm

Ngành

1996

2000

2004

Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

68,96

62,61

57,89

Công nghiệp và xây dựng

10,88

13,1

17,35

Dịch vụ

20,16

24,28

24,75

Nguồn: số liệu thống kê về lao động và việc làm ở Việt Nam-Bộ LĐTB XH
Trong vòng 10 năm, lực lượng lao động đã giảm hơn 10% trong khu vực nông nghiệp, tuy nhiên đây vẫn là một ngành thu hút tới gần 60% lực lượng lao động. Tỷ lệ lao động làm trong các ngành công nghiệp và xây dựng trong cùng thời kỳ đã tăng từ 10,88% năm 1996 lên 17,35% năm 2004. Tốc độ tăng lao động trong ngành này thấp hơn tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất. Tỷ trọng lao động dịch vụ cũng tăng lên trong khoảng thời gian từ 1996-2000. Từ năm 2000-2004, tốc độ tăng của lực lượng lao động trong ngành dịch vụ gần như bằng với tốc độ tăng chung của lực lượng lao động và vì vậy tỷ trọng lao động trong ngành này gần như không thay đổi, chiếm khoảng trên 24% của toàn bộ lực lượng lao động có việc làm của xã hội.

Như vậy, có thể cho rằng chuyển dịch cơ cấu lao động không tỷ lệ hoàn toàn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm hơn nhiều so với cơ cấu kinh tế. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là: i) tăng năng suất lao động ở những ngành phi nông nghiệp lớn hơn trong nông nghiệp và “cầu” về lao động nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng ở những ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ii) lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng được đòi hỏi về mặt chất lượng của thị trường lao động các ngành phi nông nghiệp khác nên tốc độ được thu hút vào các ngành này cũng chưa cao.


2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo các vùng


Trong khoảng hơn 10 năm qua, cơ cấu lao động nông nghiệp đã có sự thay đổi ở tất cả các vùng, các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên sự thay đổi không đồng đều nhau. Nhìn chung, tốc độ chuyển dịch lao động nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp là khá chậm so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Số liệu điều tra về lao động và việc làm của Bộ LĐ-TBXH về cơ cấu lao động phi nông nghiệp của các tỉnh trong khoảng 10 năm qua biểu diễn trên một số Bản đồ.

Bản đồ 1: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn năm 2001





Nguồn: Điều tra mức sống dân cư (VLSS) năm 2002
Bản đồ 2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn năm 2004



Nguồn: Điều tra lao động và việc làm các năm 1996-2005

Bản đồ 3: Thay đổi về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở nông thôn 96-04




Nguồn: Điều tra lao động và việc làm các năm 1996-2005
Sự thay đổi về cơ cấu lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp được quan sát rõ nhất ở Bản đồ 3. Có thể thấy rằng tốc độ thay đổi về cơ cấu này nhanh nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Một số vùng có tốc độ chuyển dịch lao động chậm (màu xanh lá cây trên bản đồ) như vùng núi phía bắc, bắc trung bộ (Nghệ An, Quảng bình) và cực tây nam bộ (Kiên giang, Cà mau) v.v... thậm chí có những vùng tốc độ chuyển dịch âm (màu xanh da trời trên bản đồ) tức là tỷ lệ lao động nông nghiệp tăng lên. Biểu 11. cho thấy một số ví dụ cụ thể về tốc độ biến đổi của tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở các vùng nông thôn của một số tỉnh và thành phố đại diện cho một số vùng trong cả nước.

  1. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 1996-2004

Tỉnh/TP

1996

2000

2004

Hà nội

12.14

6.61

11.52

Hà Tây

1.37

1.81

3.15

H­ưng Yên

15.97

19.97

13.99

Nghệ An

11.09

11.99

7.58

Quảng Nam

40.07

42.37

43.48

An giang

37.44

38.65

54.79

Nguồn: Số liệu điều tra lao động và việc làm các năm 1996-2005
Ở một góc nhìn khác, tình hình về chuyển dịch lao động nông thôn ở các vùng qua kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên số liệu về điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê qua các năm được thể hiện trong Biểu 12.. Cơ cấu này dựa trên tỷ lệ số giờ lao động thực tế cho các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trên tổng số giờ làm việc của lao động nông thôn như sau.

  1. Cơ cấu lao động phi nông nghiệp theo vùng

Đơn vị tinh: % của tổng số giờ lao động




Điều tra VLSS

Điều tra lao động việc làm




1997

2001

2004

1997

2001

2004

Miền Núi phía Bắc

11.01

34.29

36.31

12.96

15.75

19.61

ĐBSH

19.35

52.12

56.58

26.31

33.54

43.56

Bắc trung Bộ

20.49

40.85

45.70

24.15

31.58

34.44

Nam trung Bộ

22.39

51.62

52.93

31.20

42.67

50.72

Tây nguyên

8.54

33.42

32.918

19.88

22.29

23.66

ĐNB

40.18

53.53

55.36

45.63

51.56

56.58

ĐBSCL

28.95

48.33

48.02

33.71

37.88

39.25

Chung

21.69

45.46

47.15

27.69

33.61

38.26

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu điều tra mức sốngdân cư VLSS93,98,2001,2004, Điều tra lao động việc làm

Kết quả điều tra mức sống dân cư cho thấy, nếu tính theo tỷ trọng giờ lao động phi nông nghiệp/tổng số giờ lao động thì lao động phi nông nghiệp của cả nước đã tăng hơn gấp đôi, kể từ năm 1997 cho tới nay. Tăng nhiều nhất có thể thấy ở các vùng Miền núi phía bắc, và Tây nguyên. Tuy nhiên tỷ trọng lao động phi nông nghiệp của hai vùng này vấn rất thấp, về cơ bản thời gian vẫn giành cho họat động nông nghiệp là chủ yếu. Vùng Đông Nam bộ và ĐBSH, và kể cả Nam trung bộ có tỷ trọng lao động phi nông nghiệp khá cao, chiếm tới hơn 50% tổng thời gian lao động. Một số liệu khác về lao động phi nông nghiệp khi tính theo đầu người ở Điều tra lao động việc làm cho thấy, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khá tương đồng nếu so sánh giữa các vùng với nhau. Tuy nhiên số liệu này cũng cho thấy tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chung của cả nước và của các vùng đều thấp hơn so với số liệu điều tra mức sống dân cư. Nói cách khác là cơ cấu lao động nếu xét theo nguồn số liệu thứ hai có sự chuyển dịch thấp hơn nhiều so với tính theo nguồn số liệu thứ nhất. Sự khác nhau giữa hai số liệu này ngoài việc do mẫu điều tra khác nhau, theo chúng tôi còn do cách thoe đầu người và theo giờ lao động thực tế. Rõ ràng nếu tính theo giờ lao động thực tế, cơ cấu lao động nông thôn đã chuyển dịch nhanh hơn so với các con số mà thường được công bố.


2.2.3.Chuyển dịch cơ cấu lao động của lao động làm thuê và tự làm


Cơ cấu về lao động tự làm (self-employed) và làm thuê trong nông thôn cũng có nhiều thay đổi trong khoảng 10 năm qua. Lao động tự làm nông nghiệp lớn hơn nhiều so với lao động tự làm phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Mặc dù vậy, xu hướng chuyển dịch cũng khá rõ theo hướng tỷ lệ lao động tự làm phi nông nghiệp tăng lên. Kết quả tính toán từ số liệu điều tra mức sống các năm 1998, 2002 và 2004 về cơ cấu lao động tự làm cho thấy sự biến đổi về mặt này khá nhanh trong khoảng 10 năm gần đây (Biểu 13.)

  1. Cơ cấu lao động tự làm của các vùng và cả nước

Vùng

1997

2001

2004

NN

PhiNN

NN

PhiNN

NN

PhiNN

Miền Núi phía Bắc

95.62

4.38

91.97

8.03

88.82

11.18

ĐBSH

88.55

11.45

80.06

19.94

73.50

26.50

Bắc trung Bộ

88.34

11.66

86.03

13.97

80.02

19.98

Nam trung Bộ

91.42

8.58

76.90

23.10

77.18

22.82

Tây nguyên

95.11

4.89

93.69

6.31

88.71

11.29

ĐNB

77.25

22.75

77.22

22.78

67.84

32.16

ĐBSCL

85.75

14.25

78.31

21.69

77.71

22.29

Chung

89.04

10.96

83.26

16.74

79.62

20.38

Nguồn: Tính toán từ số liệu VLSS1998, VLSS2002 và VLSS2004
Có thể thấy rằng cơ cấu lao động tự làm đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp tự làm ở khu vực nông thôn trong thời kỳ 1997-2004. Tính chung cho cả nước, tỷ lệ này đã tăng từ 10,96% năm 1997 lên 20,38% năm 2004. Điều đó nói lên rằng lao động tỷ lệ người lao động nông nghiệp tự làm đã giảm xuống. Thực trạng này thể hiện khá rõ ở các vùng đồng bằng, một phần không nhỏ người có ruộng thuê người làm nông nghiệp mà không tự làm. Các ngành nghề phi nông nghiệp xuất hiện nhiều hơn đặc biệt là các ngành dịch vụ và trong nhóm ngành này, số người tự làm đã tăng lên rất nhanh trong khoảng 10 năm qua. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tự làm chuyển dịch nhanh nhất ở các vùng ĐBSH (từ 11,45% năm 1997 lên 26,5% năm 2004), Nam Trung bộ (Từ 8,58% năm 1997 lên 22,82% năm 2004) và ĐBSCL (từ 14,25% năm 1997 lên 22,29% năm 2004). Trong tương quan giữa các vùng, Đông Nam bộ là vùng có tỷ lệ người phi nông nghiệp tự làm cao nhất với trên 32% ở thời điểm năm 2004. Đây vẫn là vùng có tỷ lệ người làm phi nông nghiệp tự làm cao nhất trong cả nước cả ở thời điểm năm 1997 với 22,75%.

Lao động làm thuê ở nông thôn có cơ cấu tương phản với cơ cấu lao động tự làm ở nông thôn. Biểu 14. là kết quả tính toán từ số liệu Điều tra mức sống các năm 1998, 2002 và 2004 về cơ cấu lao động làm thuê ở nông thôn. Đây cũng là tỷ lệ tính theo giờ của các lao động làm thuê ở nông thôn.



  1. Cơ cấu lao động làm thuê nông thôn của các vùng




Vùng

1997

2001

2004

NN

PhiNN

NN

PhiNN

NN

PhiNN

Nui_p_bac

2.78

97.22

3.19

96.81

0.42

99.58

ĐBSH

2.67

97.33

1.96

98.04

0.18

99.82

B_Trungbo

11.23

88.77

11.21

88.79

5.65

94.35

N_Trungbo

9.84

90.16

18.38

81.62

11.47

88.53

T_Nguyen

1.89

98.11

14.43

85.57

8.70

91.30

DNB

17.70

82.30

35.72

64.28

15.95

84.05

ĐBSCL

6.49

93.51

33.17

66.83

26.28

73.72

Ca nuoc

8.87

91.13

18.37

81.63

10.32

89.68

Nguồn: Tính toán từ số liệu VLSS1998, VLSS2002 và VLSS2004

Có thể thấy rằng, thị trường lao động nông thôn đã phát triển mạnh theo hướng tỷ trọng lao động làm thuê phi nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số lao động làm thuê ở nông thôn. Lao động làm thuê nông nghiệp ở nông thôn chỉ chiếm 10,32% trong tổng số lao động làm thuê của toàn khu vực nông thôn năm 2004. Tính trên địa bàn cả nước, tỷ lệ này không có thay đổi lớn so với năm 1997 với 8,87%. Tuy nhiên so với năm 2001, tỷ lệ lao động làm thuê nông nghiệp đã giảm đáng kể. Tỷ lệ này cao nhất ở ĐBSCL. Lý do chính là thị trường chuyển nhượng cầm cố đất ở ĐBSCL khá phát triển, mặt khác cũng còn do tập quán của người dân ở đây, họ rất dễ chấp nhận bán đấtt và đi làm rộng thuê cho người khác. Tật quán này rõ ràng rất hiếm ở các tỉnh miền Bắc.

2.3. Thực trạng của quá trình di cư­ nông thôn-thành thị

2.3.1 Di cư lao động giữa các vùng trong cả nước


Thực tế của quá trình di cư ở Việt Nam đã diễn ra từ rất lâu. Trong những thập kỷ trước, số lượng người di cư lớn nhất là trong những đợt di cư có tổ chức của nhà nước đi làm “kinh tế mới”. Thời gian gần đây, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, số người di cư tự do tăng lên do tác động của các quan hệ kinh tế hơn là theo các kế hoạch của nhà nước. Các vùng có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh là các vùng thu hút số lượng người nhập cư lớn, ngoài ra cũng có một số lượng người di cư từ các vùng nông thôn tới các vùng nông thôn khác, chẳng hạn người di cư từ các tỉnh phía Bắc vào Tây nguyên. Số lượng lao động di cư đi và đến của các vùng trong nước được thể hiện trong Biểu 15.

  1. Số lao động di cư đi và đến theo vùng trong cả nước

Nơi cư trú vào 1/7/2004

Tổng số lao động đang làm việc

Số người làm việc tại vùng cư trú

Số người di cư đi

Số người di cư đến

Tỷ lệ di cư đi (%)

Tỷ lệ di cư đến (%)



Tổng số

42329025

41941784

387241

387241

 

 

ĐBSH

9562557

9475979

86578

30615

0,91

0,32

Đông Bắc

5050527

5027385

23142

43623

0,46

0,86

Tây Bắc

1363750

1363472

278

6817

0,02

0,5

Bắc Trung bộ

5139119

5083529

55590

3725

1,08

0,07

NamTrung bộ

3493282

3375155

118127

6756

3,38

0,19

Tây Nguyên

2376336

2373232

3104

26230

0,13

1,1

Đông Nam bộ

6280582

6271785

8797

261122

0,14

4,16

ĐBSCL

9062872

8971247

91625

8353

1,01

0,09

Ghi chú: Tính theo số người từ đủ 15 tuổi trở lên.

Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm 1-7-2004
Tỷ lệ lao động di cư khỏi vùng Duyên hải nam trung bộ trên tổng số người đang làm việc của vùng là 3,38% lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước, trong khi tỷ lệ này ở ĐBSH, Bắc trung bộ và ĐBSCL là tương đương nhau với khoảng trên dưới 1%. Số lượng lao động di cư khỏi vùng Duyên hải miền Trung tới hơn 118 ngàn người do đây vẫn còn là vùng có các điều kiện tự nhiên khó khăn, phát triển kinh tế còn thấp và do vậy không thu hút được nhiều lao động của địa phương. Xét về địa phương tiếp nhận lao động di cư, tỷ lệ lao động di cư đến vùng Đông Nam bộ là lớn nhất chiếm tới 4,16% lực lượng lao động hoạt động kinh tế của cả vùng, tiếp đó là Tây nguyên (1,1%) và vùng Đông bắc (0,86%). Trước đây, nhà nước có các chương trình di chuyển dân cư và lao động tới Tây nguyên theo kế hoạch. Hiện nay, các chương trình này không còn thực sự tiếp tục nhưng nông dân vẫn di chuyển vào vùng Tây nguyên làm ăn do đây vẫn còn là vùng có thể khai phá, phát triển sản xuất nhiều hơn so với một số vùng đã canh tác lâu đời ở các tỉnh phía bắc hoặc các tỉnh đồng bằng.

Xem xét cơ cấu của tổng số lao động di cư của cả nước theo vùng (Đồ thị 10.) cho thấy trong tổng số lao động di cư đi của cả nước, vùng Duyên hải miền Trung chiếm lớn nhất với 31%, tiếp đến là ĐBSCL 24% và ĐBSH với 22%.



Theo cơ cấu lao động di cư đến, Đông Nam bộ nổi rõ là vùng thu hút nhân lực nhiều nhất và chiếm phần áp đảo số lao động di cư với 67% tổng số lao động di cư đến của cả nước. Vùng Đông bắc và ĐBSH là những vùng tiếp theo tiếp nhận nhiều lao động từ các vùng khác đến với 11% và 8% tương ứng của tổng số lao động di cư đến của cả nước.

  1. Cơ cấu lao động di cư đi và đến của cả nước phân theo vùng





Nguồn: Điều tra lao động việc làm năm 2004

2.3.2 Di cư lao động từ nông thôn ra thành thị


Quá trình di cư nông thôn – thành thị diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ CNH và đô thị hóa ngày càng cao một mặt biến một số vùng nông thôn trở thành thành thị, mặt khác khu vực đô thị ngày càng mở rộng cũng tạo ra khả năng số người di chuyển đến các đô thị ngày càng lớn hơn và với tốc độ nhanh hơn. Tỷ lệ di cư từ nông thôn tới các đô thị (theo nơi đến) được trình bày trong Đồ thị 11.

  1. Di cư tính theo địa bàn của nơi đi

Nguồn: Điều tra di cư năm 2004

Đồ thị trên cho thấy nông thôn là nơi xuất phát của đại đa số người di cư. Tính trên bình diện cả nước, số lao động di cư xuất phát từ nông thôn chiếm tới 73%. Ở hai thành phố lớn, tỷ lệ dân nông thôn di cư đến là khá cao. Tỷ lệ dân nông thôn di cư đến vùng Đông bắc khoảng 80%, tương đương với TPHCM. Rất ngạc nhiên là trong tổng số dân di cư, nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn với 57%. Điều này đúng cho hầu hết các vùng trong cả nước, riêng vùng Tây bắc có số nam lao động di cư đi cao hơn với 59%. Bắc trung bộ là nơi có tỷ lệ nữ lao động di cư đi cao nhất với 63%. Tỷ lệ lao động nữ di cư đi của các một số vùng trong cả nước được thể hiện trong Đồ thị 12.



  1. Tỷ lệ lao động di cư theo giới tính

Nguồn: Tính toán và minh họa từ số liệu điều tra di cư năm 2004

2.3.3. Lao động nông thôn di cư đến vùng trọng điểm

Cơ cấu lao động di cư từ nông thôn đến một số vùng trọng điểm qua số liệu của cuộc điều tra di cư năm 2004 được thể hiện trong Biểu 16. . Yếu tố địa lý có tác động lớn đến cơ cấu này, tuy nhiên không hoàn toàn đúng đối với tất cả các vùng. Phần lớn số lượng lao động nông thôn di cư đến Hà nội và vùng Đông bắc xuất phát từ vùng Đồng bằng sông Hồng (77% của tổng người di cư), trong khi ở TPHCM 31,46% số người di cư đến là từ ĐBSCL. Cơ cấu lao động nông thôn di cư đến vùng Đông Nam bộ mang những nét đặc trưng riêng, cao nhất là từ Bắc trung bộ với 27,44%, ĐBSH, di cư nội vùng Đông Nam bộ và từ ĐBSCL đều có một tỷ lệ tương đương nhau khoảng 19%. Việc ĐBSH chiếm tới 19% số người di cư tới ĐNB ngang với từ ĐBSCL cho thấy yếu tố địa lý không còn là một lực cản cho việc di cư mà yếu tố việc làm là một lực kéo lớn. Một lý do khác có thể là lực “đẩy” từ bản thân vùng Đồng bằng sông Hồng với “đất chật, người đông” hơn rất nhiều so với các vùng khác. Di cư đến Tây nguyên lại khá đặc thù với gần 50% là di cư nội vùng và từ miền núi phía Bắc. ĐBSH cũng đóng góp một tỷ lệ không nhỏ trong số người di cư đến Tây nguyên. Phân tích trên cho thấy, dường như luồng di cư chủ yếu theo chiều từ Bắc vào Nam mà ít thấy chiều ngược lại. Với tốc độ phát triển kinh tế và lợi thế tự nhiên ở các tỉnh miền nam, có thể kết luận rằng cơ hội việc làm chứ không phải là khoảng cách địa lý là lực hút lớn nhất tác động tới việc di cư.



  1. Cơ cấu lao động nông thôn di cư theo vùng và theo nơi điều tra




Hà nội

TPHCM

Đông Nam Bộ

Đông Bắc

Tây Nguyên

Cả nước

ĐBSH

77.13

18.48

19.09

76.83

19.89

40.08

Đông bắc

12.77

4.37

8.2

15.98

20.86

12.83

Tây bắc

0.35

0.25

0.28

0.73

2.67

0.97

Bắc Trung bộ

8.33

23.97

27.44

5.98

13.9

15.99

Nam trung bộ

0

9.36

2.97

0.12

6.2

4.05

Tây nguyên

1.06

2

3.39

0

25.35

7.39

Đông Nam Bộ

0.35

10.11

19.94

0.12

8.98

8.07

ĐBSCL

0

31.46

18.67

0.24

2.14

10.61

Tổng cộng

100

100

100

100

100

100

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra di cư năm 2004
Phân bố về tỷ lệ lao động di cư theo độ tuổi được trình bày trong Biểu 17.. Khoảng tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là từ 20-30 chiếm trên dưới 50% số lao động di cư ở hầu hết tất cả các vùng trong nước. Nếu tính số lao động di cư dưới 30 tuổi xuất phát từ nông thôn tính trên địa bàn cả nước thì tỷ lệ này lên đến gần 70%. Trong số lao động nông thôn di cư đi từ Bắc trung bộ có tới trên 25% ở độ tuổi dưới 20. Tỷ lệ này đối với ĐBSH, Đông bắc và Đông Nam bộ cũng từ 15-17%. Như vậy, lao động trẻ dễ có xu hướng di cư hơn do có khả năng thích ứng nhanh ở nơi đến, đồng thời cũng có ít hơn yếu tố “níu kéo” ở quê nhà so với các lao động lớn tuổi hơn.

  1. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi

Di cư đi/độ tuổi

<20

20-30

30-40

>40

Tổng số

ĐBSH

17.21

49

19.3

15

100

Đông bắc

17.2

48

21.7

13

100

Tây bắc

10.61

36

18.2

35

100

Bắc Trung bộ

25.97

54

14.2

6

100

Nam trung bộ

14.22

55

19.3

12

100

Tây nguyên

12.28

40

31.3

17

100

Đông Nam Bộ

15.36

53

21.3

10

100

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-TBXH)

Phân bố theo độ tuổi của lao động nông thôn di cư theo nơi đến cũng có nét tương tự như từ giác độ theo nơi đi. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các vùng lao động di cư đến cũng khá rõ nét (Biểu 18. và Đồ thị 13.). Lao động nông thôn di cư đến Hà nội và Tây Nguyên có độ tuổi trung bình cao hơn so với các vùng như TPHCM, Đông Nam bộ và Đông bắc. Có tới 20-24% số lao động di cư đến TPHCM, Đông Nam bộ và Đông bắc ở độ tuổi dưới 20, trong khi tỷ lệ lao động trên 40 tuổi di cư đến Hà nội và Tây nguyên cũng tới mức 19-20%. Cơ cấu tuổi di cư này cũng phản ánh một phần cơ hội việc làm và cơ cấu việc làm khác nhau ở các vùng trên. Ở Tây nguyên, lao động di cư đến có lẽ chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp (do lợi thế về nông nghiệp) do đó không đòi hỏi về vấn đề tuổi tác; trong khi đó, ở các vùng phát triển các khu công nghiệp có nhu cầu cao hơn về lao động trẻ.



  1. Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi theo nơi điều tra

Vùng

<20

20-30

30-40

>40

Tổng số

Hà Nội

12.93

50

17.7

19

100

TPHCM

19.5

56

17.4

7

100

ĐNB

21.58

53

17.8

7

100

Đông Bắc

24.55

49

17.4

9

100

Tây nguyên

9.2

41

30

20

100

Cả nước

17.54

50

20.1

13

100

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-TBXH)


  1. Phân bố lao động di cư theo độ tuổi



Nguồn: Điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-TBXH)
Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi còn có thể xem xét ở một góc độ khác là theo giới. Đồ thị 1. minh họa cơ cấu lao động di cư theo giới ở từng khoảng tuổi. Có thể thấy rằng tỷ lệ lao động nữ đều cao hơn lao động nam ở tất cả các khoảng tuổi. Tuy nhiên, khi độ tuổi càng cao, khoảng cách này càng thu hẹp dần. Trong khi ở độ tuổi dưới 20, có tới 66% lao động di cư là nữ, trong khi đó ở độ tuổi trên 40, tỷ lệ giữa nam và nữ gần như cân bằng. Điều này cần được lưu ý trong hoạch định chính sách để giảm mất cân đối về giới ở các vùng di cư, nhất là các khu công nghiệp có nhiều ngành nghề thu hút lao động nữ. Nếu không có các chính sách thích hợp, các vấn đề xã hội khó giải quyết sẽ phát sinh kèm theo hiện tượng này.



  1. Cơ cấu lao động di cư theo giới và tuổi



Nguồn: Tính toán và minh họa từ số liệu điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-TBXH)
Xét về trình độ văn hoá, lao động di cư từ ĐBSH và vùng Đông bắc có trình độ cao nhất với 35,53% số lao động di cư từ vùng này có trình độ trung học phổ thông và 5,48% có trình độ cao đẳng hoặc đại học (Biểu 19.). Lao động di cư từ Tây nguyên và ĐBSCL có trình độ văn hoá thấp nhất với đa số người di cư có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống. Tây nguyên có 36,7% số lao động di cư đi các vùng khác có trình độ văn hoá từ tiểu học trở xuống và con số này đối với ĐBSCL là gần 30%. Một mặt những con số này phù hợp với trình độ văn hoá nói chung của các vùng cụ thể, mặt khác điều này cũng sẽ dẫn đến hệ quả là các lao động nông thôn di cư từ các vùng văn hoá thấp sẽ có xác suất làm các công việc giản đơn hơn lao động di cư đi từ các vùng có trình độ văn hoá cao hơn một cách tương đối.

  1. Cơ cấu lao động di cư theo trình độ văn hoá

Vùng/trình độ VH

Tiểu học trở xuống

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Cao đẳng - Đại học

Tổng số




ĐBSH

4.69

54.3

35.53

5.48

100




Đông bắc

24.03

47.25

25.87

2.85

100

Tây bắc

37.84

32.43

27.03

2.7

100

B.Trung bộ

9.48

51.47

37.91

1.14

100

N.trung bộ

13.55

59.35

25.81

1.29

100

Tây nguyên

36.75

45.23

15.55

2.47

100

Đ.Nam Bộ

22.65

45.95

28.8

2.59

100

ĐBSCL

28.82

51.23

18.97

0.99

100

Cả nước

15

51.27

30.42

3.32

100

Nguồn: Điều tra di cư năm 2004

Đồ thị 15. phản ánh trình độ văn hoá của lao động di cư từ nông thôn đến một số vùng trong nước. Tây nguyên là vùng tiếp nhận người lao động di cư có trình độ văn hoá thấp nhất. Ở đây có tới trên 36% số lao động di cư đến có trình độ từ tiểu học trở xuống và nếu tính tỷ lệ của đối tượng lao động này có trình độ từ trung học cơ sở (cấp II) trở xuống chiếm đại đa số với khoảng 88%. TPHCM và Đông Nam bộ cũng là những địa phương có tỷ lệ lao động di cư đến có trình độ văn hoá thấp tương đối so với các vùng khác nhưng chủ yếu là những lao động có trình độ trung học cơ sở (tỷ lệ này ở TPHCM và Đông Nam bộ lần lượt là 56% và 52%). Lao động di cư từ nông thôn đến Hà nội có trình độ văn hoá cao nhất. Có tới 45% số lao động di cư đến Hà nội có trình độ trung học phổ thông và 13% số lao động đến Hà nội có trình độ cao đẳng và đại học.



  1. Cơ cấu lao động di cư nông thôn theo trình độ văn hoá ở nơi đến

Nguồn: Điều tra di cư năm 2004

Lý do hay động lực thúc đẩy lao động di cư từ nông thôn đến các đô thị và các vùng cũng khá khác nhau. Lý do chính để lao động nông thôn tới Hà nội và TPHCM là để tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ số lao động này theo nơi đến của Hà nội và TPHCM lần lượt là 47% và 59%. Trong khi đó lý do chính để lao động di cư đến Đông Nam bộ và Tây nguyên là do ở các địa phương này có điều kiện sống, điều kiện SX-KD tốt hơn. Tỷ lệ số lao động đến Đông Nam bộ và Tây nguyên với lý do này lần lượt là 48% và 50%. Trong khi đó tỷ lệ này ở Hà nội và TPHCM là 20% và 27% (là loại lý do đứng thứ hai). Tìm kiếm việc làm cũng là loại lý do đứng thứ hai tại vùng Đông Nam bộ.




  1. Lý do lao động nông thôn di cư theo vùng

Nguồn: Điều tra di cư năm 2004

2.4 Đặc điểm của một số hình thức chuyển dịch cơ cấu lao động hiện nay ở các địa phương khảo sát


Nhóm nghiên cứu đã có cuộc khảo sát tại bốn tỉnh bao gồm: Hà Tây, Hưng Yên, Quảng Nam và An Giang. Những địa phương này được lựa chọn đại diện cho tình hình chung của các vùng, miền của cả nước. Hà Tây là nơi vừa có các hoạt động nông nghiệp đa dạng vừa có nhiều các hoạt động tiểu thủ công nghiệp nhất là các làng nghề. Hưng Yên là tỉnh mới tách có đặc điểm địa lý đặc thù cho vùng ĐBSH đất chật, người đông, ít các làng nghề nổi tiếng nhưng lại là tỉnh tương đối phát triển về khu công nghiệp, thu hút được rất nhiều lao động từ nông nghiệp sang làm việc tại các nhà máy công nghiệp. Quảng Nam đại diện cho miền Trung lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn và có nhiều lợi thế cho chuyển dịch cơ cấu lao động chưa được khai thác. An Giang đặc thù cho Đồng bằng sông Cửu Long-đất đai rộng lớn và sản xuất nông nghiệp, thủy sản khá phát triển.

Dưới đây là một số đặc điểm của các loại hình chuyển dịch lao động tại các địa phương khảo sát. Ngoài ra, một số trường hợp nghiên cứu (case studies) điển hình liên quan đến các yếu tố tác động đến cơ cấu lao động và vấn đề việc làm ở các địa phương cũng sẽ được trình bày tại đây và một phần ở Chương 3.



2.4.1 Chuyển dịch lao động ở các làng nghề ở Hà Tây

Hà Tây là một tỉnh nằm sát thủ đô Hà nội về phía Tây với diện tích tự nhiên 2191,6km2, có cả 3 vùng: vùng núi, trung du và đồng bằng. Hà Tây là một tỉnh đông dân với dân số 2, 5 triệu người, đứng thứ 5 của cả nước với mật độ dân số trung bình 1136 người /km2. Dân số sống ở nông thôn chiếm đa số với 2, 2 triệu người. Mặc dù có nhiều tiềm năng và vị trí địa lý tốt, hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh còn thấp, thu nhập đầu người đứng dưới mức trung bình của cả nước với chỉ 400 USD /năm. Cho đến hiện nay gần 30% chi ngân sách của tỉnh còn phải dựa vào trung ương. Vấn đề giải quyết việc làm có khá nhiều khó khăn. Theo số liệu điều tra về lao động và việc làm năm 2002, tỷ lệ lao động thiếu việc làm và không có việc làm (thất nghiệp) ở Hà Tây khá thấp chỉ khoảng 4%. Tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ số người không hoạt động kinh tế trong 7 ngày thì con số lên đến 29,45% số người trong độ tuổi từ 15 trở lên.

Trong 5 năm 2001-2005 giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân khoảng 6,05%. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp có nhiều yếu tố tích cực biểu hiện bằng việc chuyển đổi mạnh về cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, tạo vùng sản xuất lúa có chất lượng, giá trị cao, vùng cây công nghiệp, cây ăn qua tập trung.

Hà Tây có rất nhiều làng nghề truyền thống, đây là một thế mạnh của tỉnh và góp một phần đáng kể vào vấn đề giải quyết việc làm tại địa phương. Trong khoảng thời gian 2001-2004 đã có tới 201 làng nghề được công nhận tại tỉnh Hà Tây. Hai xã được khảo sát tại Hà Tây bao gồm hai làng nghề: đó là xã Kiến Hưng, thuộc thị xã Hà đông, nơi có làng nghề rèn Đa sỹ khá lâu đời. Xã thứ hai là xã Sơn đồng, thuộc huyện Hoài Đức. Đây cũng chính là nơi có làng nghề điêu khắc tượng nổi tiếng. Tuy nhiên, một số đặc điểm nổi bật rút ra từ khảo sát các làng ở Hà tây có thể được sơ kết như sau:



  • Làng nghề ở Hà tây khá phát triển, nhưng số lượng người di cư lao động cũng nhiều. Điều đó chứng tỏ các làng nghề cũng chưa thu hút được một lực lượng lao động đáng kể của tỉnh. Kết quả điều tra của Sở Lao động – TBXH Hà tây năm 2000 cho thấy trong 12 huyện của Hà tây thì có tới 9 huyện có người ra Hà nội và các tỉnh khác làm việc và có tới 1233 thôn trên tổng số 1460 thôn trên địa bàn tỉnh có người ra ngoại tỉnh làm các dịch vụ với tổng số ngày đi làm trong 1 năm là 12.632.756 ngày người. Tốc độ di chuyển lao động này trong những năm gần đây chắc chắn còn là một con số cao hơn nhiều nữa.

  • Phát triển làng nghề một mặt làm cho các nghề truyền thống quý báu được lưu giữ, tạo công ăn việc làm cho con em trong làng nghề. Tuy nhiên, do gắn chặt với nghề và làm nghề từ lứa tuổi rất nhỏ, một bộ phận lao động trẻ trong các làng nghề dường như có xu hướng ít chú trọng đến việc nâng cao trình độ văn hoá, thậm chí có nhiều trường hợp bỏ học để làm nghề. Do vậy, mặt bằng trình độ văn hoá ở các làng nghề đôi khi thấp hơn ở các khu vực khác. Tính năng động, thích ứng đối với các công việc không thuộc làng nghề không cao.

  • Thu nhập trung bình ở các làng nghề không cao. Công nghệ sản xuất truyền thống ở các làng nghề chủ yếu ở trình độ thấp, mức độ thay đổi về mặt công nghệ không nhanh chóng như khu vực sản xuất công nghiệp hiện đại.

  • Do độ bấp bênh của thị trường sản phẩm và áp lực cạnh tranh cao, việc quyết định tạo việc làm với nghề truyền thống hay làm thuê ở các nhà máy (khu vực công nghiệp) khi có cơ hội luôn là suy nghĩ của lực lượng lao động trẻ ở các làng nghề. Bằng chứng là đã có khá nhiều con em các “nghệ nhân” ở các làng nghề không tiếp tục làm nghề của cha anh mình mà làm việc cho các nhà máy công nghiệp.

  • Mặt bằng sản xuất và vấn đề môi trường là rất đáng quan tâm ở các làng nghề ở Hà Tây. Một mặt một số người có tâm huyết với làng nghề và làm ăn có hiệu quả muốn mở rộng sản xuất, nhưng mặt khác họ không thể có điều kiện đầu tiên để mở rộng sản xuất là mặt bằng sản xuất. Vấn đề chuyển đổi mục đích từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất làm dịch vụ của làng nghề diễn ra chậm chạp. Vấn đề môi trường thường khá nghiêm trọng ở các làng nghề do không có qui hoạch đầy đủ về hệ thống xử lý chất thải và không khí thải. Các hộ làm nghề cũng đều mang tính chất tự phát.

  • Ở các làng nghề, giá lao động làm nông nghiệp cũng thường cao do hầu hết hoạt động sản xuất nông nghiệp thường được đi thuê. Lao động của làng nghề bị cuốn hút vào sản xuất nghề truyền thống nên không còn thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp.



Hộp 1: Thu nhập không phải là tất cả mà giữ nghề cho con cháu cũng quan trọng

Ông Hoàng Văn Huynh, 57 tuổi là một trong số ít nghệ nhân của làng rèn Đa sỹ, là người liên tục theo đuổi nghề rèn từ cách đây 40 năm. Với trình độ văn hoá lớp 10/12, những người ở thế hệ của ông hoàn toàn có thể tìm được một công việc ở các nhà máy hoặc một công việc khác ở khu vực thành thị. Tuy nhiên, được truyền nghề từ ông cha, ông tiếp tục phát huy nó mặc dù thực sự ông đã phải trải qua nhiều nỗi truân chuyên trong nghề.

Sản phẩm rèn của ông rất đa dạng từ hầu hết các loại dao, kéo, dao con, dao lớn, các loại kéo cắt sắt, các chi tiết mẫu mã trong các loại máy (như máy nghiền nhựa tái sinh hoặc chi tiết các loại máy khác), dao cắt giấy, các đồ phục cổ v.v... Ông tập trung vào các loại sản phẩm mà theo như lời của ông là “hàng sắt mỹ nghệ”, các sản phẩm đơn chiếc theo thiết kế của từng khách hàng. Các mặt hàng này đòi hỏi người thợ có độ khéo léo cao và khả năng sáng tạo, chịu khó tìm tòi. Tuy vậy, do tính chất sản phẩm đơn chiếc, thị trường của các sản phẩm đó không ổn định và tuỳ thuộc rất nhiều vào uy tín của nghệ nhân. Do say mê với nghề ông luôn chấp nhận rủi ro về thị trường này. Ông đã đoạt giải “Thủ công mỹ nghệ Việt Nam” năm 2003 do tổ chức JICA và Bộ Công nghiệp tổ chức với sản phẩm dao cắt lốp ôtô, giải vàng “GOLDEN” của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2004 về “thiết kế sáng tạo mẫu công nghiệp”.

Gia đình ông tuy vậy luôn luôn “đứng trên hai chân”, cùng với nghề rèn là sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, mỗi năm gia đình ông với 7 nhân khẩu, 3, 5 sào ruộng thu hoạch được khoảng 1 tấn thóc. Sau khi trừ chi phí, mỗi sao ruộng đem lại số lãi chỉ bằng 1 tạ thóc /sào, chưa tính công lao động. Ngoài ra, gia đình còn chăn nuôi với số lãi khoảng 3 triệu đồng /năm. Điều này giúp cho gia đình luôn có một mức thu nhập tối thiểu đảm bảo một phần cuộc sống hàng ngày. Ông Huynh luôn muốn giữ nghề vì nghĩ rằng nếu có đầu tư lớn hơn sẽ có thể phát triển thị trường sản phẩm kể cả ra nước ngoài, triển vọng phát triển ngành nghề sẽ lớn hơn nhiều. Theo ông khi có đầu tư có thể nâng cao công nghệ và quảng bá sản phẩm để mở rộng thị trường. Hàng rèn Đa sỹ đã sang Lào và Campuchia nhưng còn “có thể xuất sang châu Phi” như ông nói. Và nếu khắc phục được vấn đề ô-xy hoá của sản phẩm với công nghệ hiện đại hơn, sản phẩm “sắt nghệ thuật” của ông còn có thể xuất sang các nước khác như Thuỵ điển, Hàn Quốc, Mỹ v.v... như các khách hàng từ các nước này đến thăm xưởng của ông đã đề nghị. Chính vì vậy, ông đã quyết tâm truyền nghề cho con trai – một người đã tốt nghiệp Cao đẳng công nghiệp nhẹ nhưng hiện tại quay lại với nghề rèn của bố. Ông Huynh thực sự tiếc rằng nếu nghè rèn Đa sỹ không được tiếp tục duy trì và phát triển.

“Ước vọng lớn nhất của tôi là truyền lại và giữ được nghề cho con cháu” Ông nói.


Nguồn: Thông tin từ khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu



Hộp 2. Vì có làng nghề không nghĩ đến chuyển đổi công việc

Anh Nguyễn Chí Dũng, 37 tuổi ở xóm Chiêu, xã Sơn đồng, huyện Hoài Đức, Hà Tây là một người khởi nghiệp với nghề truyền thống của địa phương: nghề làm tượng. Với trình độ văn hoá lớp 12/12 và bắt đầu làm nghề từ khoảng năm 1990, đến nay anh đã có một cơ sở sản xuất nhỏ. Anh làm từ khâu “gỗ” (điêu khắc) đến khâu “sơn” – là hai khâu chính trong việc làm tượng. Vợ anh cũng chỉ ở nhà phụ giúp cho anh và làm công việc nội trợ. Thu nhập chính của vợ chồng anh từ việc làm tượng đủ để nuôi sống cả nhà với 5 nhân khẩu với 3 cháu còn đang độ tuổi đi học.

Hộ gia đình anh có 4, 5 sào ruộng đất nông nghiệp, đã được cấp sổ đỏ nhưng để tập trung cho làm nghề, toàn bộ đất nông nghiệp anh để cho một người bà con trồng cấy và tự nộp sản lượng và các khoản khác cho chính quyền địa phương. Bản thân gia đình anh không lấy bất cứ khoản tiền nào từ việc cho “mượn ruộng” cả. Nguyên nhân anh giải thích là do sản xuất nông nghiệp có lãi rất thấp nên không đáng để lấy tiền thuê. Có người làm trên ruộng của mình nên anh vẫn giữ được phần đất nông nghiệp để đề phòng trường hợp khi nghề truyền thống bị “thất bát” thì vẫn có thể quay lại với sản xuất nông nghiệp. Mặc dù có một mảnh đất thổ cư diện tích 400m2, anh vẫn có nhu cầu mở rộng mặt bằng cho sản xuất và làm nhà xưởng. Vì vậy, cách đây không lâu, anh đã mua thêm 1 sào đất nhưng có một khó khăn rất lớn là mảnh đất của anh đã mua hiện nay chưa chuyển được mục đích xử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Vì lý do này, anh vẫn chưa thể mở rộng nhà xưởng.

Khi bắt đầu làm nghề, số vốn anh cần không đáng là bao nhưng với qui mô sản xuất tăng lên, số vốn tự có của bản thân anh không đủ đáp ứng. Anh hiện đang vay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoài đức hơn 150 triệu với lãi suất 1,15%/tháng. Trong nhà anh luôn luôn có 2 nhân công làm thuê phụ giúp anh trong công việc tạc và làm tượng gỗ. Vấn đề thuê nhân công của anh cũng rất đơn giản, chủ yếu là những người quen biết, anh em họ hàng, các cháu v.v... tự đến hỏi đề nghị anh cho vào làm việc. Thu nhập của gia đình anh hiện nay khoảng 5 triệu đồng /tháng, tất cả đều từ việc làm tượng này. Theo anh do những năm gần đây, đời sống của người dân được nâng lên, các nhu cầu về việc làm các loại tượng gỗ ở các đình, chùa của ở các làng quê tăng lên, ngoài ra là các nhu cầu làm tượng thờ cúng của các gia đình cũng tăng lên đáng kể. Điều đó đang đảm bảo một thị trường và thu nhập khá ổn định cho gia đình anh và những người làm nghề truyền thống làm tượng ở đây. Tuy vậy, cũng do ảnh hưởng của làm nghề nhiều năm, anh mới chớm bị thoái hoá cột sống mặc dù tuổi còn tương đối trẻ, mỗi tháng phải chữa trị hết khoảng 200-300.000 đ. Khi được hỏi tại sao gắn bó với nghề, anh trả lời rằng nguyên nhân đơn giản là đã có nghề của làng và cứ làm từ khi còn trẻ, không nghĩ đến những khả năng về chuyển đổi công việc.

Một điều không tốt đối với lớp trẻ ở làng nghề, theo anh Dũng là, do từ rất nhỏ (đang trong độ tuổi đi học) các em đã được huy động vào các công việc của làng nghề và có thu nhập, các em có tâm lý ngại học và ỷ vào làm nghề. Vì vậy, số học sinh học được lên cao ở các làng nghề rất ít, ngoài ra do suốt ngày bận trong làng nghề, điều kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài ít hơn và vì thế khả năng thích ứng với các công việc khác hoặc các môi trường khác là khá thấp.


Nguồn: Thông tin từ khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu
2.4.2 Chuyển dịch lao động ở các vùng khu công nghiệp ở Hưng Yên

Hưng Yên là một tỉnh mới tái lập năm 1997 với diện tích tự nhiên khá nhỏ, chỉ 923,09 km2, dân số 1, 113 triệu người, mật độ dân số khá cao với 1206 người /km2. Toàn tỉnh có 10 huyện /thị xã. Tuy là một tỉnh có diện tích nhỏ nhưng do vị trí địa lý thuận lợi, tỉnh đã thu hút được nhiều đầu tư cho phát triển công nghiệp. Cho đến hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh đã thu hút được 394 dự án đầu tư trong đó có 54 dự án nước ngoài, tổng số vốn đăng ký lên tới 13.600 tỷ đồng và 226 triệu USD. Trong số này đã có 160 dự án đi vào sản xuất. Các dự án này đã thu hút và tạo việc làm mới cho khoảng 9 vạn lao động, trong đó lao động Hưng Yên được thu hút là 5, 5 vạn chiếm trên 60% trong tổng số.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ những năm 1997 đến nay luôn ở mức 11-13%, trong đó giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3-5%. Phương hướng phát triển chung của tỉnh là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh tế trang trại và thực tế tốc độ chuyển dịch này cũng khá nhanh. Năm 2000 mới có khoảng 40 doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đến cuối năm 2004, con số này đã lên tới 802 doanh nghiệp, thu hút khoảng 30 ngàn lao động có việc làm mới. Tốc độ tăng GDP ngành công nghiệp của tỉnh từ năm 1997 đến nay đều ở mức khoảng từ 20% trở lên. Chỉ tiêu này đối với ngành dịch vụ trong thời kỳ 2000-2004 tính trung bình khoảng 15%. Trong nội bộ sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi ngày càng tăng. Mặc dù tổng diện tích gieo trồng tăng nhưng sản lượng và giá trị cây trồng tăng chậm hơn giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. Diện tích cây ăn quả tăng nhanh theo hướng chuyên canh.

Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở các khu công nghiệp như: Như Quỳnh, Phố Nối A, Phố Nối B, Khu công nghiệp Minh Đức và khu công nghiệp thị xã Hưng Yên diễn ra khá nhanh. Thu nhập đầu người cũng tăng khá nhanh từ khoảng 3, 4 triệu đồng/người năm 1999 lên 5, 1 triệu đồng/người năm 2003. Thu ngân sách nhà nước đạt khá cao, ước tính năm 2005 có thể đạt 1187 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc phát triển các khu công nghiệp ở Hưng Yên cũng đặt ra một số vấn đề như sau:

- ­nH

Ai là người hưởng lợi từ phát triển khu công nghiệp ở Hưng Yên: mặc dù số doanh nghiệp tăng 200 lần (2000-2004) với 5 khu công nghiệp lớn nhưng hơn một nửa số lao động ở khu công nghiệp là người ngoại tỉnh. Như vậy, về mặt tạo việc làm, lực lượng lao động của tỉnh chưa được hưởng lợi nhiều. Tuy nhiên, xét trên lợi ích quốc gia, đây vẫn là một tác động tốt.

- Chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng cần được cụ thể hóa hơn sao cho đảm bảo tính công khai, minh bạch và xử lý được hết các trường hợp phát sinh cụ thể trong thực tế.

- Vấn đề giải quyết lao động nông nghiệp: Các hình thức dịch vụ cho khu công nghiệp chưa phát triển. Lao động nông nghiệp dôi dư chưa thích ứng được với thị trường lao động mới khi không còn đất đai sản xuất nông nghiệp. Các hình thức đào tạo, hướng nghiệp không chỉ cho các lao động trẻ mà cho tất cả các lứa tuổi là rất cần thiết.

- Do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa: tỷ lệ lao động di cư đi và đến đều cao. Lao động di cư đến Hưng Yên chủ yếu làm trong các khu công nghiệp. Lao động di cư đi chủ yếu làm các dịch vụ ở Hà nội và các đô thị, trong đó kể cả vùng đô thị của tỉnh. Do trình độ văn hóa thấp, các lao động này không có đủ điều kiện để làm tại các cơ sở sản xuất công nghiệp ở tại địa phương. Đô thị hóa là một trong những yếu tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Hưng Yên bên cạnh yếu tố công nghiệp hóa. Tuy vậy, dân số và lực lượng lao động ở vùng đô thị của Hưng yên còn thấp so với toàn tỉnh nên tác động của yếu tố này về mặt qui mô còn chưa lớn trong thời gian vừa qua, mặc dù tốc độ đô thị hóa của tỉnh diễn ra khá nhanh chóng.

- Một câu hỏi đặt ra là vấn đề cân đối giữa đầu tư cho cơ sở hạ tầng hay đầu tư cho giáo dục để nâng cao năng lực của người lao động ?. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế phát triển. Tuy vậy, nếu chất lượng lao động không được nâng lên, người lao động sẽ không tận dụng được các cơ hội kinh tế mở ra do hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Do đó, đầu tư cho giáo dục là vấn đề rất cốt lõi.



Hộp 3. Thu nhập từ nông nghiệp quá thấp nên phải giữ việc làm ở nhà máy

Anh Lâm Văn Phán, 41 tuổi, trình độ văn hoá lớp 7/10, ở Đường Tô Hiệu, thị xã Hưng Yên, đã từng làm thợ xây nhưng việc làm chủ yếu của anh lại là ở nhà chăm sóc mẹ già và hai con, một công việc anh gần như đảm nhiệm hoàn toàn để vợ anh có đủ sức khoẻ và thời gian làm công nhân tại nhà máy may xuất khẩu ở thị xã.

Hộ nhà anh cũng có được 1500m2 đất nông nghiệp và một năm trồng được hai vụ lúa. Tuy vậy, thu nhập từ việc trồng lúa chỉ khoảng 450.000-500.000 đồng /năm (30kg thóc /sào x 2 vụ x 3 sào x 2500 đ/kg). Thu nhập thêm từ chăn nuôi của gia đình anh trong một năm khoảng 1, 5 triệu đồng, nên tổng cộng thu nhập từ SXNN chỉ vẻn vẹn 2 triệu đồng /năm. Thực chất rất nhiều phần công việc đồng áng như cấy, cày bừa, gặt anh đều đi thuê do vợ anh đi làm và anh ngoài công việc nhà còn làm công tác xã hội nên không còn thời gian. Hiện tại anh là tổ phó khu phố, phụ trách an ninh và phó bí thư chi bộ nên bận họp hành liên miên. Hàng tháng anh nhận được phụ cấp 150.000 đ cho các công tác này.

Do thu nhập nông nghiệp và tất cả các thu nhập của anh đều quá thấp, nguồn thu nhập chính của gia đình anh là do vợ anh làm ở nhà máy may Hưng Yên mang lại. Chị đi làm từ năm 1985 và cho đến hiện nay chị luôn luôn phải đi làm từ 6h sáng đến khoảng 8-10 giờ khuya mới về nhà. Chị gần như không có ngày nghỉ vì phải làm việc cả hai ngày cuối tuần, chỉ thỉnh thoảng lắm mới được nghỉ. Đổi lại thời gian làm việc quá căng thẳng này, mức lương của chị hiện nay khoảng 1, 2 triệu đ/tháng – một mức không cao so với cường độ làm việc nhưng lại quá cao so với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của gia đình anh chị và điều quan trọng đó là nguồn tài chính sống còn cho cả gia đình. Chính vì vậy, mặc dù công việc trong nhà máy được anh Phán đánh giá là vất vả hơn làm sản xuất nông nghiệp, chị Đức – vợ anh vẫn quyết tâm “bám trụ” để đảm bảo cuộc sống gia đình. Một lý do khác thôi thúc chị làm lâu dài cho nhà máy là với tuổi càng cao, để tìm một công việc tương tự như hiện nay quả là một điều rất khó. Chi tiêu của gia đình anh tằn tiện cũng hết khoảng 1-1, 1 triệu đ/tháng, chưa kể những khi ốm đau thì tiền thuốc có khi lên đến hàng triệu đồng. Những lúc như vậy thì quả thực anh cảm thấy rất khó khăn. Mới năm ngoái anh bị ốm, vỡ mạch máu ở phổi phải tiêu hết 6 triệu đồng. Thương vợ vất vả nhưng không còn cách nào khác ngoài việc làm ở nhà máy để có thu nhập.

“Những khi vợ tôi ốm nhẹ đều không dám nghỉ làm vì sợ ảnh hưởng đến thu nhập”. Anh Phán tâm sự.


Nguồn: Thông tin từ khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu

2.4.3 Chuyển dịch lao động ở vùng có đa dạng nguồn lực Quảng Nam

Quảng Nam có diện tích tự nhiên là 10.408,78 km2, bao gồm 17 huyện và thị xã. Tổng dân số toàn tỉnh tính đến năm 2004 là 1, 449 triệu người. Dân số khu vực nông thôn chiếm đa số với 1, 244 triệu người, chiếm 85% trong tổng số. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 110.000 ha, trong đó diện tích sản xuất lúa 42.000 ha, còn lại là diện tích màu và cây công nghiệp. Sản lượng cây có hạt hàng năm khoảng trên 400.000 tấn.

Trong thời kỳ 2001-2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá ổn định với mức tăng bình quân 9,84%. Cơ cấu kinh tế nông thôn cũng có nhưng bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa nông thôn. Tỷ trọng tổng giá trị sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng và cùng với quá trình này là tỷ trọng giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp thủy sản giảm. Giá trị tổng sản phẩm xã hội (GDP) của các ngành sản xuất năm 2004 đạt 7096, 77 tỷ đồng với tỷ trọng 3 nhóm ngành chủ yếu tương đối đồng đều nhau.

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu kinh tế chưa có sự thay đổi lớn trong khoảng 4-5 năm gần đây. Tỷ trọng ngành trồng trọt trong khoảng thời gian này luôn luôn đạt mức kh?ang 70% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi chiếm khoảng 27-28% , trong khi dịch vụ nông nghiệp vẫn duy trì ở mức khá nhỏ bé với khoảng 3%.

Cơ cấu lực lượng lao động của Quảng Nam cũng có sự biến đổi theo hướng giảm tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp nhưng tỷ lệ giảm chưa nhiều. Trong vòng khoảng 9-10 năm tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp mới giảm khoảng gần 6% (so sánh giữa năm 1996 và 2004). Tỷ trọng lao động trong công nghiệp và xây dựng tăng lên khá nhanh trong cùng thời kỳ nhưng tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ lại giảm một cách tương đối, hiện chỉ chiếm 20% lực lượng lao động có việc làm trong toàn tỉnh.

Một số nét chính có thể sơ bộ rút ra từ chuyển dịch lao động tại Quảng Nam như sau:



  • Trên phạm vi toàn tỉnh, có khá nhiều lựa chọn để phát triển kinh tế như phát triển làng nghề, các khu du lịch, khu công nghiệp, phát triển chăn nuôi hoặc thâm canh cây trồng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

  • Tỷ lệ lao động di cư đi các địa phương khác khá cao trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, trong tương lại có thể có dòng “di cư ngược” lớn. Lao động gốc Quảng Nam ở các địa phương khác (lớn nhất là ở Đông Nam Bộ) có thể trở về địa phương làm việc do xu hướng công nghiệp hoá hiện nay của tỉnh tương đối nhanh.

  • Chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp khó khăn hơn sang khu vực dịch vụ do chất lượng lao động nhìn chung vẫn còn thấp. Những lao động này chưa có đủ trình độ chuyên môn và khả năng nắm bắt nghề nghiệp nên chưa đáp ứng được yêu cầu của khu vực công nghiệp đang phát triển ngay tại địa phương.

  • Cũng do trình độ văn hoá và chuyên môn thấp, nhiều lao động trong các khu tái định cư không thể tìm được việc làm. Chất lượng các khoá đào tạo nghề cho lao động ở khu vực tái định cư không đáp ứng được yêu cầu của khu công nghiệp. Vấn đề đặt ra là cần xác định rõ đối với mỗi loại đối tượng dạy nghề cần có một chương trình riêng phù hợp. Tương ứng với mỗi khoá đào tạo này, cũng cần có số lượng và chất lượng giáo viên cho phù hợp. Nói một cách khác, việc đào tạo và hướng nghiệp ở các khu vực tái định cư cần đi vào thực chất.

  • Một vấn đề đáng quan tâm về phát triển các khu công nghiệp ở Quảng Nam là vấn đề ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt là ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước. Qui hoạch một số khu tái định cư không được chú ý (quá gần cơ sở sản xuất công nghiệp) đã làm cho chất lượng cuộc sống ở các khu vực này rất thấp, thậm chí có nhiều khu sẽ phải “tái định cư lần thứ hai” và điều này sẽ gây nên tốn kém cho xã hội.




Hộp 4: Tôi không có việc gì làm sau khi tái định cư

Anh Nguyễn Ngọc Bích, 46 tuổi, trình độ văn hoá hết lớp 9/12 ở thôn 3, xã Tam Hiệp, Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam từng là nông dân nhưng hiện nay anh không còn là nông dân nữa. Không phải là anh đã trở thành công nhân hay làm một nghề gì khác, mà đơn giản là hiện nay anh đang không thể có việc gì làm, anh đang thất nghiệp!

Anh từng có 1500m2 đất nông nghiệp trong đó trồng đậu phộng 522m2, diện tích còn lại anh trồng lúa. Đất thổ cư anh có 412m2 gần đường quốc lộ 1. Ngoài ra, được phép của HTX nông nghiệp trước đây, anh đã khai hoang thêm 1000m2 đất để trồng hoa màu. Tuy vậy toàn bộ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư của nhà anh đều nằm trong diện giải toả cho khu công nghiệp và thực tế anh đã được nhận tiền đền bù theo đúng chính sách của nhà nước. Diện tích khai hoang thêm cũng nằm trong qui hoạch, đã được kiểm kê và đối với diện tích này anh được đền bù giá trị hoa màu trên đất. Điều đáng chú ý là anh là một nông dân khá năng động nên trước đây thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của anh cũng khá cao, tổng thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi (nuôi trâu) của gia đình anh khoảng 14 triệu đồng. Trước đây, vợ anh – chị ẩn cũng buôn bán gà vịt tại chợ do có lợi thế gần đường quốc lộ 1 từ năm 1989 đến gần đây. Thu nhập trước đây của chị từ việc buôn bán này cũng khoảng 1 triệu đồng /tháng.

Tuy vậy, hiện nay hai anh chị đều không có việc làm khi chuyển sang khu tái định cư mới. Cũng như tất cả các gia đình được nhận tiền đền bù, anh chị dùng phần nhiều của khoản tiền đền bù để xây nhà mới to và đẹp hơn ngôi nhà trước kia. Anh chị chỉ còn lại từ tiền đền bù 60 triệu để gửi tiết kiệm và điều đáng nói là hiện nay đây là nguồn thu nhập duy nhất của gia đình. Anh chị đang ở tình trạng rất bí bách trong ngôi nhà “to đẹp hơn” này do chưa tìm được và cũng chưa nghĩ được việc gì để làm: không còn một chút đất nông nghiệp, trâu bò cũng đã bán hết, diện tích đất tái định cư hiện nay chỉ có 200m2 nên chỉ đủ để ở mà không đủ để tiến hành chăn nuôi.

Một vấn đề khác nan giải theo anh Bích, chị ẩn cũng như những cư dân của khu tái định cư này là do khu dân cư tái định cư quá gần nhà máy, ô nhiễm không khí đặc biệt là từ nhà máy thức ăn gia súc Hoa -Chen và các nhà máy khác đã đến mức không thể chịu nổi. Vào buổi chiều khi các nhà máy xả khí ra bên ngoài là tất cả các nhà dân phải đóng kín cửa mà vẫn bị ảnh hưởng rất lớn. Sức khoẻ người dân sút kém và tình trạng thiếu nước sạch đều là những vấn đề khó giải quyết ở đây. Tuy vậy, vấn đề này vẫn còn dễ giải quyết hơn so với vấn đề việc làm, chẳng hạn bằng việc di dời tiếp chỗ ở hay các nhà máy có các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, mặc dù giải pháp này là tốn kém. Cái khó đối với vấn đề việc làm là ở chỗ anh chị đã quen với nghề nông và ở tuổi của anh chị không thể bắt đầu lại từ đầu để làm cho các nhà máy và khu công nghiệp khi ruộng đất đã được trưng dụng. Mà một thực tế theo lời anh chị là toàn bộ các nhà máy ở đây đều không bao giờ tuyển người quá 35 tuổi.

“Chúng tôi cũng chưa biết làm cách gì bây giờ cả” Anh Bích nói.



Nguồn: Thông tin từ khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu


Hộp 5: “Tốt nhất là làm phi nông nghiệp ở tại địa phương”

Anh Phạm Miên, 37 tuổi, trình độ văn hoá lớp 12/12, ở thôn 5, xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã có gia đình và hai con còn trong độ tuổi đi học. Bản thân anh hiện nay làm thợ mộc mỹ nghệ ở làng. Ngoài ra anh vẫn còn 1000m2 đất để trồng lúa. Anh tự làm 500m2, nửa diện tích còn lại anh cho người khác thuê.

Vợ anh – chị Huỳnh Thị Hường là công nhân trong một xí nghiệp giày da ở tận Đà nẵng. Anh Miên nhận thức rằng chị Hường đi làm công nhân thì thu nhập cải thiện được nhiều, mức lương của công nhân ở Đà nẵng cao và ổn định hơn so với làm sản xuất nông nghiệp ở quê anh. Ngoài tiền lương anh chị cũng hiểu rõ lợi ích của bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế mà chị có được.

Riêng đối với anh Miên, từ năm 1998-2000 thực tế anh đã lên thành phố (TP.HCM) làm thợ mộc – là nghề chính của anh. Nhưng khách hàng của anh ở đó cũng thất thường nên thu nhập cũng không đáng kể nhất là sau khi đã trừ đi hàng loạt các chi phí phát sinh của cuộc sống nơi thị thành. Anh quyết định làm nghề tại địa phương và dần dần khách hàng và thu nhập của anh đã ổn định. Trong khi thu nhập từ việc trồng lúa của gia đình anh không đáng kể do diện tích đất nông nghiệp của nhà anh thấp (một năm chỉ khoảng 300-400.000 đồng), thu nhập từ nghề mộc của anh trung bình từ 1,2-1, 3 triệu đồng/tháng. Anh cảm thấy rất hài lòng vì mình đã có một công việc ổn định ở ngay tại địa phương. Thu nhập của chị Hường ở Đà nẵng khoảng 700.000 đ/tháng nhưng cũng phải tốn kém vì “một chốn đôi nơi”.

Anh Miên ước mong công nghiệp được mở mang đến gần quê hương anh để vợ anh có thể làm việc mà vẫn không phải xa gia đình.


Nguồn: Thông tin từ khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu

2.4.4 Chuyển dịch lao động ở vùng thuần nông ở An giang

An giang nằm ở đầu nguồn sông Cửu long, là tỉnh vừa có một vùng đồng bằng rộng lớn vừa có núi non. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.424 km2. An giang là tỉnh có dân số lớn nhất trong số 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu long với 2,170 triệu người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 60,58% dân số toàn tỉnh. Hàng năm có khoảng 30.000 người bước vào độ tuổi lao động.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thời kỳ 2001-2005 ước đạt khoảng 9,2%, trong đó nông nghiệp tăng trưởng trong cùng thời kỳ ở mức 4,6%, công nghiệp & xây dung 12,7% và dịch vụ ở mức 12%. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2004 của An giang đạt mức 7, 19 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch đáng kể trong những năm vừa qua với tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 53,59% năm 1995 xuống 41,6% năm 2000 và 35,2% năm 2004. Ngành công nghiệp và xây dựng gần như không có sự thay đổi lớn về tỷ trọng trong tổng GDP của tỉnh. Riêng ngành dịch vụ có bước tăng trưởng rất đáng kể. Năm 1995, tổng giá trị dịch vụ mới chiếm 33,1% trong tổng GDP, thì đến năm 2000 tỷ lệ này đã là 44,45% và năm 2004 đã đạt mức 50,1%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu kinh tế không có sự biến đổi lớn trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm khoảng 78-80%. Nhóm ngành chăn nuôi có tỷ trọng tăng lên trong những năm gần đây nhưng không lớn. Dịch vụ nông nghiệp mới chiếm khoảng trên dưới 10% tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản.

Cơ cấu lao động lao động của An giang cũng chuyển dịch theo hướng giảm lao động ở khu vực nông nghiệp. Lao động đã giảm ở các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản từ 74,54% năm 2001 xuống còn 70,74% năm 2004. Tuy nhiên tỷ lệ giảm này không lớn. Chất lượng lao động của An giang thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước, trình độ văn hóa không cao. Hiện tại, tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật của An Giang chiếm tới 89% năm 2004. Tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ từ THPT trở lên chỉ chiếm 9,47%. Theo số liệu điều tra về lao động và việc làm năm 2004, ở An giang có tới 77,03% trong tổng số người tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân là lao động ở khu vực nông thôn, số còn lại 22,97% là lao động ở khu vực thành thị. Tuy vậy, thực tế số người làm việc ở khu vực nông thôn còn ít hơn do có một số lượng lớn lao động nông thôn của An giang ra làm việc ở các thành phố và đô thị. Khoảng 15,1% số lao động ở nông thôn thường xuyên không có mặt tại xã mà tham gia hoạt động kinh tế ở nơi khác, chủ yếu là ở thành phố, thị xã. Điều đó đã làm giảm thời gian nông nhàn ở khu vực nông thôn và tăng thời gian sử dụng lao động lên tương ứng.

Một số đặc điểm có thể rút ra từ chuyển dịch lao động tại An Giang như sau:

- Sản xuất nông nghiệp ở An giang khá tốt. Nếu người nông dân có đủ ruộng đất, họ hoàn toàn có thể đủ sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, quá trình tích tụ ruộng đất trong thập kỷ vừa qua cũng lớn, nhiều nông dân không còn đất đai là đi làm thuê (làm mướn) nông nghiệp nhiều. Đây cũng là một đặc điểm về tập quán khác với vùng đồng bằng sông Hồng, nơi người dân thường có tâm lý giữ lại một mảnh ruộng dù nhỏ cho gia đình mình.

- Lao động di cư từ An giang chủ yếu đến vùng Đông Nam Bộ. Chủ yếu những lao động này là lao động trẻ, lương còn khá thấp nên gần như không có tích lũy, điều kiện sinh họat khó khăn. Nhiều lao động đứng trước hai lựa chọn: xuất khẩu lao động hay di cư trong nước?

- Ở một số vùng của tỉnh, do số lượng lao động di cư cao làm giá lao động nông nghiệp cao lên. Vì vậy, có hiện tượng công nhân gốc An giang bỏ nhà máy về quê khi thời vụ đến.

- Nhìn chung, các hình thức dịch vụ ở nông thôn An giang đã phát triển nhưng tiểu thủ công nghiệp còn kém phát triển. Vì vậy, lao động phi nông nghiệp ở nông thôn An giang chủ yếu là các lao động dịch vụ.

- Chất lượng lao động, đặc biệt là trình độ văn hóa của lao động thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chuyển dịch của lao động. Hạ tầng kém phát triển nên các doanh nghiệp không muốn đầu tư vào địa phương. Vì vậy, dẫn đến cầu về lao động phi nông nghiệp cũng không lớn ở tại địa bàn.

- Một trong những hướng phát triển là công nghiệp chế biến nông sản, vừa giúp tiêu thụ nông sản cho nông dân tốt hơn, đồng thời tạo ra việc làm công nghiệp ngay tại địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.



Hộp 6: Hết đất chúng tôi buộc phải làm nghề khác

Gia đình ông Văng Hiếu Nghĩa (59 tuổi) và bà Lê Thị Cam (57 tuổi) ở ấp Hoà Phú, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang là một đại gia đình với 3 thế hệ cùng sinh hoạt trong một hộ. Ngoài hai vợ chồng ông, còn có hai vợ chồng anh con cả và cháu nội và 3 người con của ông bà đã trưởng thành.

Mới cách đây 4 năm gia đình ông bà có tới 12 công đất (12000m2) và khoảng 100m2 đất thổ cư, tất cả diện tích này đều do các cụ để lại. Ông bà đã từng là những nông dân thực sự, trồng lúa trên 12 công đất ấy và đảm bảo cuộc sống gia đình. Nhưng rồi gia đình ông gặp khó khăn, cả hai vợ chồng ông bà ốm đau bệnh tật. Tiền thuốc thang quá tốn kém mà gia đình ông bà lại không có dự trữ nên buộc phải vay nợ theo hình thức “cố đất” để trang trải. Tiếp sau đó một điều xảy ra như là tất yếu do gia đình không có nguồn thu nhập đáng kể để bù đắp khoản vay: ông bà Nghĩa đã phải bán đất để trả nợ và chi tiêu cho các con học hành. Đến nay đất đã bán hết mà nợ vẫn chưa trả xong, vẫn còn thiếu đến hai cây vàng. May mắn là ông bà vay của các anh em trong nhà nên không bị thúc giục trả nợ ráo riết.

Sau khi bán đất không còn cách nào khác là ông bà phải chuyển nghề hoặc đi làm thuê. Ông Nghĩa đi làm thợ hồ, nhưng vì chỉ là thợ phụ nên mỗi ngày làm việc chỉ được 25.000 đồng. Cũng có khi ông đi làm mướn, tức là người ta thuê làm gì ông làm nấy. Bà Cam mở hàng bán cà phê, nhưng vì quán nhỏ, vốn ít nên mỗi ngày bà chỉ được lãi khoảng 50.000 đ (1, 5 triệu đồng/tháng). Tuy vậy, đây cũng trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của gia đình. Anh con cả Văng Hoàn Khải hùn với người khác để chở đất thuê bằng xuồng. Hai người con khác của ông bà là chị Hợp (30 tuổi, văn hoá lớp 6/12) và anh Giang (28 tuổi, văn hoá lớp 4/12) lên Tp. HCM làm công nhân cho một nhà máy đóng thùng của tư nhân ở Quận 11. Thu nhập của anh Giang 1,1 triệu đồng/tháng, còn chị Hợp là 900.000 đồng. Tuy vậy, sinh hoạt ở thành phố đắt đỏ và tiền đi về An giang tốn kém nên chị Hợp và anh Giang cũng không có nhiều dịp về nhà, mà ở luôn ở nhà chủ thuê làm việc. Anh con trai út Văng Như Khánh có trình độ văn hoá cao nhất, làm ở xã đội nhưng lương cũng chỉ 400.000 đ/tháng.

Với thu nhập như trên, gia đình ông bà Nghĩa có thể tạm đủ cho sinh hoạt nhưng tiền thiếu nợ thì bản thân ông bà cũng chưa biết bao giờ có thể trả được. Nhà đã hỏng mà chưa thể sửa được. Một khoản chi tiêu mà không chỉ gia đình ông mà nhiều gia đình khác ở vùng này cảm thấy khá tốn kém nhưng “không thể đừng” được là chi phí đám tiệc (ma chay). Gia đình nhà ông bà nội ngoại lại đông nên càng tốn kém hơn. Cái “vòng luẩn quẩn” này cứ theo ông bà mãi mà nợ nần thì không thể trả được.

“Hết đất thì phải xoay xở làm việc khác, chứ biết làm sao?” Bà Cam giãi bày.



Nguồn: Thông tin từ khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu

2.5. Một số nhận định về thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam trong 10 năm qua


Cơ cấu dân số nông thôn của Việt Nam khá trẻ nên số lượng người bổ sung vào lực lượng lao động hàng năm ngày càng tăng với khoảng 0,5 triệu người/năm trong giai đoạn 1996-2004. Điều đó dẫn đến áp lực về việc làm ở khu vực nông thôn ngày càng lớn. Tuy nhiên, về mặt tương đối, tỷ lệ dân số nông thôn có xu hướng giảm dần trong tổng dân số mặc dù mức giảm còn chậm. Cho đến nay lực lượng lao động nông thôn vẫn chiếm tới 77,2% lao động của cả nước, chỉ giảm 2.4% trong vòng 8 năm qua.

Về mặt chất lượng lao động, hiện vẫn còn một khoảng cách lớn giữa lao động ở nông thôn và lao động ở thành thị: trình độ văn hóa của lao động nông thôn vẫn còn khá thấp và chưa có sự tiến bộ đáng kể so với 10 năm trước đây. Tỷ lệ số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ giảm trên 7%.

Cơ cấu lao động nông nghiệp trong tổng thể chung lực lượng lao động của toàn bộ nền kinh tế đã giảm xuống nhưng hiện vẫn còn chiếm tới gần 58% năm 2004, giảm 11% so với năm 1996. Chuyển dịch cơ cấu lao động không hoàn toàn tỷ lệ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới do năng suất lao động ở những ngành phi nông nghiệp thường lớn hơn trong khu vực nông nghiệp và vì vậy, khả năng thu hút lao động của các ngành này thường thấp hơn tốc độ tăng trưởng của chúng. Mặt khác, bản thân lực lượng lao động nông thôn (xét về phía cung) chưa đáp ứng tốt đòi hỏi về mặt chất lượng của thị trường lao động của các ngành khác vì vậy khả năng gia nhập thị trường lao động phi nông nghiệp cũng bị hạn chế.

Xét về cơ cấu lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp trong các vùng của cả nước, 10 năm qua đã chứng kiến sự thay đổi cơ cấu không đồng đều nhau giữa các vùng. Tốc độ thay đổi cơ cấu lao động nhanh nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Các vùng có tốc độ chuyển dịch chậm là vùng núi phía Bắc, Tây nguyên và ĐBSCL.

Xét về chuyển dịch cơ cấu lao động tự làm và làm công ăn lương (tự tạo): Lao động tự làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ áp đảo so với lao động tự làm phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn trong 10 năm qua. Tuy nhiên, xu hướng chuyển dịch diễn ra khá mạnh theo hướng tỷ lệ lao động tự làm phi nông nghiệp tăng lên, trong 10 năm qua đã tăng từ 11% lên 20,4%.

Lao động làm công ăn lương ở nông thôn chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, làm thuê nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ và gần như ít thay đổi trong khoảng thời gian qua. Giữa các vùng, tỷ lệ lao động làm thuê trong nông nghiệp cũng rất khác nhau, có xu hướng cao hơn ở các tỉnh phía nam và thấp hơn ở các tỉnh phía bắc.

Lao động di cư cũng diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 10 năm qua và đặc biệt là những năm gần đây. Vùng Duyên hải Nam trung bộ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số người di cư đi của cả nước. Đông Nam bộ là vùng tiếp nhận nhiều lao động di cư đến nhất. Tính trên phạm vi cả nước, số người di cư xuất phát từ nông thôn chiếm tới 73% tổng số người di cư. Các địa phương có nhiều lao động nhập cư xuất phát từ nông thôn là vùng Đông bắc và Tây nguyên. Trong tổng số lao động di cư, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn với 57% và thực tế này diễn ra ở hầu hết các vùng trong cả nước.

Kết quả phân tích cho thấy có một số luồng di cư chủ yếu, (1)di cư từ các tỉnh Tây bắc sang đông bắc, (2) di cư từ các tỉnh ĐBSH về Hà nội, (3) di cư từ các tỉnh phía bắc vào Tây nguyên và ĐNB, di cư từ các tỉnh Nam trung bộ, ĐBSCL đến ĐNB. Tựu chung luồng di cư từ các tỉnh miền Bắc về miền Nam chiếm áp đảo hơn là xu hướng ngược lại.

Lao động di cư chủ yếu là lao động trẻ với trên 70% có độ tuổi dưới 30. Tuy nhiên có một số ngoại lệ ví dụ như lao động từ các tỉnh phía bắc đến Tây nguyên.

Xu hướng chung là lao động di cư tới từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới khi các vùng công nghiệp và đô thị đang được tiếp tục mở rộng.



Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1

tải về 2.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương