ChuyêN ĐỀ: VI sinh vậT



tải về 0.84 Mb.
trang22/32
Chuyển đổi dữ liệu21.05.2023
Kích0.84 Mb.
#54718
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   32
Cau hoi on thi HSG phan Phan bao va VSV hay
Cau hoi on thi HSG 11 chuong IA, De HSG Sinh hoc 11 nam 2019 Ha Tinh, De HSG Sinh hoc 11 nam 2019 Ha Tinh DA (1)

§­êng gluc«
CO2, H2O, ATP

NO2, SO4-2
Mµng ty thÓ (TB nh©n thùc)
oxi hãa khö
Hîp chÊt h÷u c¬
CO2, H2O, ATP, s¶n phÈm trung gian

0.25
0.25
0.25



CÂU HỎI ÔN HSG PHẦN SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VSV


Câu 1. Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
Đáp án
– Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục cần có pha tiềm phát để giúp vi khuẩn có thời gian thích nghi với môi trường mới, enzim cảm ứng tương ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
– Trong nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, môi trường sống của vi khuẩn được ổn định, chúng đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát.


Câu 2. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?
ĐÁP ÁN
– Trong nuôi cấy không liên tục, các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, đồng thời các chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hóa vật chất được tích lũy ngày càng nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, chúng tự phân hủy ở pha suy vong.
– Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung, các chất được tạo ra qua quá trình chuyển hóa cũng được lấy ra một lượng tương đương, do đó môi trường nuôi cấy luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng vi sinh vật bị phân hủy.


Câu 3. Vẽ đồ thị đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục và trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
ĐÁP ÁN
– Đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục:


– Đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn: quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha:
+ Pha tiềm phát (pha lag): đây là thời gian tính từ khi vi khuẩn được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Trong pha này vi khuẩn phải thích ứng với môi trường mới, do đó chúng phải tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim chuẩn bị cho sự phân bào.
+ Pha luỹ thừa (pha log) : trong pha này, vi khuẩn bắt đầu phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo luỹ thừa và đạt đến cực đại, thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.
+ Pha cân bằng : trong pha này tốc độ sinh trưởng cũng như trao đổi chất của vi khuẩn giảm dần. Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào chết cân bằng với số lượng tế bào được tạo thành). Hơn nữa, kích thước tế bào nhỏ hơn trong pha log. Có một số nguyên nhân khiến vi khuẩn chuyển sang pha cân bằng như: chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, nồng độ ôxi giảm (đối với vi khuẩn hiếu khí), các chất độc (êtanol, một số axit) tích luỹ, pH thay đổi…
+ Pha suy vong: pha này thể hiện ở số lượng tế bào chết cao hơn số lượng tế bào mới được tạo thành do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ. Một số vi khuẩn chứa các enzim tự phân giải tế bào, số khác có hình dạng tế bào thay đổi do thành tế bào bị hư hại.
Câu 4. So sánh sự sinh trưởng của VSV trong môi trường nuôi cấy không liên tục và liên tục?
ĐÁP ÁN



Câu 5 : Khi nuôi cấy vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy không lien tục, quần thể vi khuẩn trải qua pha tiềm phát(pha lag). Có thể coi pha lag là pha tĩnh được không?. Vì sao?
Đáp án
- Không thể coi pha lag là pha tĩnh mặc dù trong pha này số lượng tế bào vi khuản không tăng lên. Vì:
+ Đây là pha cảm ứng của tế bào vi khuẩn, trong đó các tế bào cảm ứng cơ chất mới, khởi động các gen cần thiết, tổng hợp enzim chuẩn bị cho quá trình tăng trưởng.
+ Trong pha này diễn ra sự tăng truowngr của tế bào vi khuẩn. Tế bào tăng cường tổng hợp enzim, tổng hợp các chất hữu cơ khác, hình thành cấu trúc mới, tăng cường kích thước tế bào, chuẩn bị nguyên liệu cần thiết cho sự phân chia. Về mặt sinh học, đây hoàn toàn không phải là pha tĩnh.



tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương