Chuyên đề tốt nghiệp Trường Học Viện Tài Chính


Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại



tải về 0.59 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu27.09.2016
Kích0.59 Mb.
#32476
1   2   3   4   5   6   7   8

1.2. Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

1.2.1. Các phương thức bán hàng

1.2.1.1. Bán hàng trong nước


a. Bán buôn: là sự vận động ban đầu của hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng, trong khâu này hàng hóa mới chỉ thực hiện được một phần giá trị, chưa thực hiện được giá trị sử dụng.Bán buôn được chia thành 2 loại:

*Phương thức bán buôn qua kho:

Phương thức bán hàng này gồm hai hình thức:

- Hình thức chuyển hàng: theo hình thức này, định kì căn cứ vào hợp đồng kinh tế và kế hoạch giao hàng, doanh nghiệp xuất hàng gửi đi cho khách hàng và giao tại địa điểm đã kí trong hợp đồng (nhà ga, bến cảng, kho của khách hàng…). Hàng hóa gửi đi vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Chỉ khi khách hàng thông báo nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì khi đó mới được xác định là bán hàng và doanh nghiệp được ghi nhận doanh thu bán hàng.

- Hình thức xuất bán trực tiếp: theo hình thức này, khách hàng ủy quyền cho cán bộ nghiệp vụ nhận hàng tại kho của doanh nghiệp hoặc nơi bảo quản hàng của doanh nghiệp. Hàng hóa chuyển quyền sở hữu khi người được ủy quyền nhận đủ hàng và kí vào hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho do bên bán lập.



*Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng: là hình thức bán hàng mà bên bán mua hàng của nhà cung cấp để bán cho khách hàng, hàng hóa không qua kho của bên bán.

Phương thức bán hàng vận chuyển thẳng được chia làm hai hình thức:

- Bán buôn giao tay ba (Bán buôn vận chuyển thẳng trực tiếp): Theo hình thức này doanh nghiệp thương mại mua hàng của bên cung cấp để giao bán thẳng cho người mua do bên mua ủy nhiệm đến nhận hàng trực tiếp tại địa điểm do hai bên thỏa thuận. Hàng hóa được coi là bán khi người mua đã nhận đủ hàng và kí xác nhận trên chứng từ bán hàng của doanh nghiệp.

- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này doanh nghiệp thương mại mua hàng của bên cung cấp và chuyển hàng đi để bán thẳng cho bên mua hàng. Hàng hóa gửi đi bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, khi nào bên mua xác nhận đã nhận được đủ hàng hoặc chấp nhận thanh toán thì lúc đó mới xác định là tiêu thụ.



b. Bán lẻ: là khâu vận động cuối cùng của hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất tới lĩnh vực tiêu dùng. Tại khâu này hàng hóa kết thúc lưu thông, thực hiện được toàn bộ giá trị và giá trị sử dụng. Bán lẻ thường có các phương thức sau:

*Bán hàng thu tiền trực tiếp: theo phương thức này nghiệp vụ bán hàng hoàn thành trực diện với khách hàng. Khách hàng thanh toán tiền, người bán hàng giao hàng cho khách.



*Bán hàng thu tiền tập trung: theo hình thức này khách hàng nộp tiền cho người thu tiền và nhận hóa đơn để nhận hàng tại quầy giao hàng do một nhân viên bán hàng khác đảm nhận.

*Bán hàng theo hình thức khách hàng tự chọn: theo hình thức này khách hàng tự chọn mặt hàng mua trong các siêu thị và thanh toán tiền hàng tại các cửa thu tiền của siêu thị.

*Bán hàng theo phương thức đại lý: theo hình thức này, doanh nghiệp bán kí hợp đồng với cơ sở đại lý, giao hàng cho các cơ sở này bán và dành hoa hồng bán hàng cho họ.

*Bán hàng theo phương thức trả góp trả chậm: theo phương thức này doanh nghiệp chỉ thu một phần tiền hàng của khách hàng, phần còn lại khách hàng sẽ trả dần và chịu số tiền lãi nhất định.

Ngoài ra còn có các hình thức bán hàng khác như bán hàng qua mạng,qua truyền hình…



1.2.1.2. Bán hàng ngoài nước (xuất khẩu)

Phương pháp bán hàng ngoài nước có các phương thức sau:



a. Phương thức xuất khẩu trực tiếp: là phương thức mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trực tiếp đàm phán kí kết hợp đồng với nước ngoài, trực tiếp giao hàng và thu tiền hàng.

b. Phương thức xuất khẩu ủy thác: là phương thức mà đơn vị xuất khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị xuất khẩu có uy tín thực hiện hoạt động xuất khẩu cho mình.

Có hai bên tham gia trong hoạt động xuất khẩu ủy thác:

- Bên giao ủy thác xuất khẩu (Bên ủy thác)

- Bên nhận ủy thác xuất khẩu (Bên nhận ủy thác): là bên đứng ra thay mặt bên ủy thác kí kết hợp đồng với nước ngoài và hưởng phí ủy thác theo sự thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng ủy thác.

Mặt hàng xuất khẩu được Nhà nước quy định chặt chẽ, hoặc có thể giao hạn ngạch cho từng loại hàng hóa một. Trong xuất khẩu hàng hóa giá cả hàng xuất khẩu, điều kiện về thanh toán, phương tiện vận chuyển đều được quy định rõ và tuân thủ theo các quy tắc và điều lệ thương mại quốc tế.Cụ thể:

* Giá cả trong thanh toán:

+Giá FOB: là giá bán tại cửa khẩu, không gồm chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm từ cửa khẩu xuất đến. Theo gía này người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro về mất mát, hư hỏng của hàng hóa trên đường vận chuyển.

+Giá CIF: là giá mua thực tế của khách hàng tại cửa khẩu nhập,bao gồm chi phí vận tải,chi phí bảo hiểm từ cửa khẩu đi đến cửa khẩu đến. Theo giá này người bán chịu mọi rủi ro trên đường vận chuyển.

* Đồng tiền trong thanh toán: có thể dùng đồng tiền của nước nhập, nước xuất hoặc nước thứ ba. Điều kiện thanh toán có thể là: trả tiền trước, trả tiền ngay sau khi giao hàng hoặc trả tiền sau.

* Phương thức thanh toán:

+ Phương thức chuyển tiền

+ Phương thức ghi sổ hay phương thức mở tài khoản

+ Phương thức nhờ thu

+ Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C.

Tùy theo hợp đồng kí kết giữa người bán và người mua mà các điều kiện trên được thỏa thuận. Tuy nhiên việc xác nhận doanh thu cho hàng xuất khẩu chỉ khi lô hàng đã hoàn tất thủ tục xuất khẩu (làm giấy tờ hải quan) đang trên đường đi đến nước nhập khẩu và được bên mua chấp nhận thanh toán.



1.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng

* Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.



* Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu bán hàng và thu nhập khác, ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn 5 điều kiện sau:

  1. Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

  2. Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát.

  3. Doanh thu được xác định tương đối chắc.

  4. Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

  5. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

  • Nguyên tắc xác định doanh thu đối với một số trường hợp cụ thể:

  1. Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT.

  2. Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán.

  3. Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu).

  4. Những doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hoá thì chỉ phản ánh vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công.

  5. Trường hợp bán hàng theo hình thức trả chậm, trả góp: DN ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm doanh thu được xác định.

  6. Đối với trường hợp cho thuê tài sản có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì doanh thu cung cấp dịch vụ của năm tài chính được xác định trên cơ sở lấy tổng số tiền nhận được chia cho số kỳ nhận trước tiền.

  7. Những sản phẩm, hàng hoá được xác định là tiêu thụ, nhưng vì lý do về quy cách kỹ thuật… người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bán hoặc yêu cầu giảm giá và DN chấp nhận; hoặc người mua mua hàng với khối lượng lớn được chiết khấu thương mại thì các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng này được theo dõi riêng biệt trên các TK 531 “ Hàng bán bị trả lại ”, TK 532 “ Giảm giá hàng bán”, TK 521 “ Chiết khấu thương mại”.

  8. Trường hợp trong kỳ DN đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua, thì trị số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, mà chỉ hạch toán vào bên có TK 131 “ Phải thu của khách hàng” về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi thực hiện giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào TK 511 về giá trị hàng đã giao, đã thu trước tiền bán hàng.

1.2.3. Các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản làm giảm doanh thu bao gồm: giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại và chiết khấu thương mại.



a. Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

b. Hàng bán bị trả lại: Là giá trị hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.

c. Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

1.2.4. Kế toán giá vốn hàng bán


Giá vốn hàng bán bao gồm trị giá mua hàng thực tế và các chi phí mua hàng thực tế phát sinh liên quan trực tiếp đến quá trình mua như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, tiền thuê kho, bãi ...phân bổ cho hàng xuất bán.

Trong đó đơn giá hàng xuất bán được tính theo 1 trong 5 phương pháp sau:

* Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này, khi xuất kho hàng hóa, căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế nhập kho của lô đó để tính.

* Phương pháp bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho hoặc cuối kỳ: Theo phương pháp này, kế toán phải tính đơn giá bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho hoặc ở thời điểm cuối kỳ, sau đó lấy số lượng hàng hóa xuất kho nhân với đơn giá bình quân đã tính.

* Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này, giả thiết số hàng hóa nào nhập kho trước thì xuất kho trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng hóa tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng.

* Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): Theo phương pháp này, giả thiết số hàng hóa nào nhập kho sau thì xuất kho trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên.

* Phương pháp ghi sổ theo giá hạch toán: Giá hạch toán là giá do doanh nghiệp tự đặt ra theo một quy định do Công ty tự đặt ra để dễ theo dõi. Hàng ngày, kế toán ghi sổ về các nghiệp vụ xuất hàng bán theo giá hạch toán.

Chi phí mua hàng bao gồm các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng của doanh nghiệp, bao gồm:

- Chi phí vận chuyển, bảo quản.

- Chi phí thuê kho bãi để chứa hàng.

- Chi phí bảo hiểm hàng hoá.

- Hao hụt trong định mức phát sinh trong quá trình mua hàng.

- Chi phí kiểm định, vận chuyển bốc dỡ hàng hoá…

Khi nhập kho hàng hoá, kế toán theo giá trị mua thực tế của từng lần nhập hàng. Các chi phí thu mua sẽ được theo dõi riêng, đến cuối tháng tính toán và phân bổ cho số hàng hoá xuất kho để bán, tính ra trị giá vốn của hàng xuất kho để bán


1.2.5. Chi phí quản lý kinh doanh

1.2.5.1. Chi phí bán hàng


Trong quá trình bán hàng, doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi cho khâu lưu thông như: vận chuyển, bao gói, giao dịch…. Chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị cũng như chi phí để tìm hiểu nghiên cứu thị trường phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ. Theo quy định hiện hành, chi phí bán hàng là: TK 6421: CP bán hàng.

Khoản chi phí này cuối kỳ hạch toán sẽ được phân bổ, kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh.


1.2.5.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp


Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác có liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, chi phí quản lý doanh nghiệp là: TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Khoản chi phí này cuối kỳ hạch toán sẽ được phân bổ, kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh.

1.2.6. Xác định kết quả bán hàng


Kết quả bán hàng là chênh lệch giữa doanh thu thuần từ bán hàng với các khoản chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh này của doanh nghiệp như chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp.

Kết quả bán hàng= Lợi nhuận gộp – (CPBH + CPQLDN phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ).



Trong đó:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần về bán hàng – Giá vốn hàng bán.

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu


Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang02
Thang02 -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
Thang02 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC Đồ án
Thang02 -> Những bài thơ hay về ngày quốc tế phụ nữ 8-3
Thang02 -> Những từ tiếng Anh thường hay viết tắt
Thang02 -> VĂn khấN Đi chùa cầu bình an, may mắn và giải hạn năm mớI
Thang02 -> Exercise 1: Mark the letter A, B, c or d to indicate the correct answer to each of the following questions
Thang02 -> Maersk logistics quốc tế và Việt Nam (Đan Mạch)
Thang02 -> Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 7 Period 1 tenses summary (Tóm tắt)
Thang02 -> Vietnam National University, Hanoi College of foreign languages Post graduate Department o0o nguyễn phưƠng ngọc an Action research on the effects of Pre writing

tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương