Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN


Bảng 4.1: Một số đặc điểm sinh trưởng ở giai đoạn mạ của các giống lúa thí nghiệm



tải về 370.34 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích370.34 Kb.
#2204
1   2   3   4

Bảng 4.1: Một số đặc điểm sinh trưởng ở giai đoạn mạ của các giống lúa thí nghiệm

Chỉ tiêu

Dòng/giống



Tuổi mạ (ngày)

Số lá mạ khi cấy (lá)

Chiều cao mạ khi cấy (cm)

Màu sắc lá mạ

Sức sống cây mạ

CD56 Nâu

39

5.39

20.01

xanh nhạt

Bình thường

Dòng/giống ĐB5

39


5.24

17.92

xanh nhạt

Bình thường

Dòng/giống R46

39

5.21

18.60

xanh nhạt

Bình thường

Khang dân 18

39

5.30

17.28

xanh nhạt

Bình thường

Hương việt

39

5.64

25.06

Xanh nhạt

Bình thường

LSD (95%)




2.04

0.14







CV %




5.5

1.4













Đồ thi 4.1: Một số đặc điểm sinh trưởng của các dòng, giống ở giai đoạn mạ
Sở dĩ thời kỳ mạ kéo dài như vậy là do điều kiện thời tiết trong giai đoan này rất bất lợi cho sự phát triển của cây mạ bởi các đợt rét đậm kéo dài trong nhiều ngày. Chính điều này đã làm cho chiều cao và tốc độ ra lá của cây mạ tăng chậm. Đồng thời do điều kiện rét đậm kéo dài không đảm bảo cho việc tiến hành cấy cũng là lý do làm cho tuổi mạ bị kéo dài.

Bên cạnh đó qua quan sát chúng tôi nhận thấy mặc dù phát triển trong điều kiện không thuận lợi nhưng do được chăm sóc tốt nên khi đưa ra ruộng cấy tất cả các giống lúa thí nghiệm đếu có sức sinh trưởng bình thường, màu sắc lá của hầu hết các giống đều có màu xanh nhạt.

Nhìn chung, so với dòng/giống (ĐB5), dòng/giống (R46) và giống đối chứng Khang dân 18 thì dòng CD56 Nâu có chiều cao cây ở giai đoạn mạ (20.01cm) cao hơn Khang dân 18 (17.28cm), ĐB5 (17.92 cm) và R46 (18.60cm) nhưng vẫn thấp hơn giống Hương Việt (25.06cm).

4.2. Thời kỳ bén rễ hồi xanh:

Thời kỳ này tính từ khi cấy cho đến khi cây lúa bắt đầu ra lá mới. Sau khi cấy do gặp điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho nên cây lúa đã sớm ra lá mới nên thời gian của giai đoạn này của các giống lúa khá ngắn mặc dù trong điều kiện vụ xuân. Thời gian trung bình của các giống lúa ở giai đoạn này là từ 7 - 8 ngày, nhanh nhất là dòng CD56 nâu, Hương việt dòng/giống ĐB5, chỉ sau cấy 7 ngày đã có lá mới xuất hiện, còn dòng/giống R46 và giống khang dân 18 sau 8 ngày mới có lá mới xuất hiện.



4.3. Đặc điểm tăng trưởng chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm

Chiếu cao cây được tính từ cổ rễ đến mút lá cao nhất (trong giai đoạn trước trổ bông) hay đầu mút bông cao nhất (trong giai đoạn sau trổ bông). Là một chỉ tiêu hình thái quan trọng, là tính trạng số lượng được quy định bởi kiểu gen và thể hiện ra bên ngoài bằng kiểu hình. Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân không những phụ thuộc vào giống mà còn phụ vào điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật tác động. Chiều cao cây lúa không chỉ có ý nghĩa trong công tác thâm canh, liên quan đến sự chống đổ của cây mà sự đồng đều về chiều cao cây còn phản ánh mức độ thuần của một giống, đặc biệt quyết định đến giá trị gieo trồng của giống. Trong thực tế sản xuất yêu cầu một quần thể đồng đều về chiều cao để thuận lợi cho cây quang hợp cũng như công tác thu hoạch, trong chọn giống hiện nay đặc biệt quan tâm đến những giống thấp cây có khả năng thâm canh cao, chống đổ tốt.

Kết quả nghiên cứu động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm qua các giai đoạn được thể hiện ở bảng 4.2, bảng 4.3 và đồ thi 4.2.

Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm

Đơn vị tính: cm

Tên giống



Ngày sau cấy

10

17

24

31

38

45

52

59

CD56 Nâu

21.5

26.1

29.2

33.5

47.1

63

77

85.9

Dòng/giống ĐB5

19.3

22.3

25.8

29.9

40.5

56.8

73.2

80

Dòng/giống R46

19.5

22.4

26.7

30.2

41.5

55

70.4

78.1

Khang dân 18 (đ/c)

18

22.1

25.5

29.4

41.0

56.2

70.6

78.6

Hương việt (đ/c)

27.6

30.8

35.0

37.5

51.9

66.2

80.4

88.1

LSD

4.48

1.58

1.73

1.33

4.75

4.36

4.02

3.69

CV %

15.3

3.4

3.2

10.8

12.1

3.9

2.9

5.6



Bảng 4.3. Tốc độ tăng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm.

Đơn vị tính: cm/ngày

Tên giống

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

CD56 nâu

0.7

0.4

0.6

2.0

2.2

2.0

1.4

ĐB5

0.4

0.5

0.6

1.5

2.3

2.3

1.0

R46

0.4

0.6

0.5

1.6

1.9

2.2

1.1

Khang dân 18

0.6

0.5

0.6

1.7

2.2

2.0

1.1

Hương việt

0.5

0.6

0.4

2.1

2.1

2.0

1.1






Đồ thị 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm

Qua bảng 4.2, bảng 4.3 và đồ thị 4.2 ta thấy: sau khi cấy chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm tăng trưởng chậm, đặc biệt là giai đoạn sau cấy 10 – 31 ngày chiều cao của cây lúa tăng rất chậm, trong giai đoạn này giống CD56 Nâu cũng chỉ có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây là 0,55 cm/ngày, nhanh hơn so với dòng/giống ĐB5 (0.46cm/ngày), dòng/giống bố R46 (0.51cm/ngày) và giống Hương việt (0.53cm/ngày), ngang bằng với giống đối chứng Khang dân 18 cũng đạt tốc độ tăng trưởng 0.55 cm/ngày. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng/giống lúa trong giai đoạn 1 tháng sau cấy là tương đối chậm và chênh lệch nhau không đáng kể. Sở dĩ như vậy là do sau khi cấy cây lúa phải trải qua giai đoạn bén rễ hồi xanh, đây là giai đoạn cây lúa tập trung dinh dưỡng để phục hồi sức sinh trưởng và ra rễ mới không có khả năng tăng trưởng về chiều cao. Do vậy trong khoảng 10 ngày sau cấy, chiều cao của các dòng/giống lúa thí nghiệm đều không tăng lên. Sau đó do chúng gặp các đợt rét liên tiếp kéo dài nên đã làm cho quá trình phục hồi sức sinh trưởng của cây lúa bị ảnh hưởng, sự ra lá và rễ mới bị cản trở dẫn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chậm.

Sau cấy 31 – 38 ngày, nhiệt độ có xu hướng bắt đầu tăng dần, trời quang, đồng thời đây cũng là lúc cây lúa đã phục hồi hoàn toàn và bước vào giai đoạn đẻ nhánh nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây có xu hướng tăng nhanh hơn rõ rệt. Với tốc độ tăng trưởng trung bình của các giống như sau: CD56 nâu tăng 1.94 cm/ngày, Dòng/giống ĐB5 tăng 1,51 cm/ngày, dòng/giống R46 tăng 1,61 cm/ngày, hai giống đối chứng là khang dân và hương việt cũng tăng lần lượt là 1,66 cm/ngày và 2,06 cm/ngày. Như vậy, so với giai đoạn 10 – 31 ngày sau cấy thì ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa nhanh gấp 3 - 4 lần. Tuy nhiên, tốc độ tăng của các dòng/giống là không đều nhau, nhanh nhất là Hương việt, tiếp đến là CD56 nâu và chậm nhất là ĐB5. Chính điều này đã làm cho chiều cao của các giống chênh lệch nhau một cách rõ rệt. Giống có chiều cao cây cao nhất sau cấy 38 ngày là giống Hương việt (đ/c) đạt 51,9 cm, sau đó là CD56 nâu đạt 47,1 cm, ba giống còn lại có chiều cao xấp xỉ nhau là ĐB5, R46 và Khang dân 18 tương ứng là 40,5 cm, 41,5 cm và 41 cm.

Ở giai đoạn 38 – 45 ngày sau cấy, do điều kiện thời tiết tiếp tục nắng ấm nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm tiếp tục tăng nhanh, trung bình tăng 2,07 – 2,33 cm/ngày. Chính vì vậy nên sau cấy 45 ngày, chiều cao của tất cả các giống đều đạt trên 50 cm, thấp nhất là R46 đạt 55 cm, cao nhất là Hương việt đạt 66,5 cm. CD56 nâu cũng đạt tới 63 cm.

Chiều cao của các giống lúa thí nghiệm tiếp tục tăng khá nhanh và cho đến thời điểm hiện nay (sau cấy 59 ngày) chiều cao của CD56 nâu, ĐB5, R46, Khang dân 18 và Hương việt đạt lần lượt là: 85,9cm, 80cm, 78,1cm, 76.1cm và 88.1cm. như vậy cho đến thời điểm hiện nay thì so với ĐB5, R46 và Khang dân 18 (đ/c) thì dòng CD56 nâu đã có sự khác biệt hẳn về chiều cao cây.

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm chỉ tăng nhanh ở giai đoạn sau 38 ngày sau cấy, còn trước đó tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm là rất chậm. Chiều cao cây của dòng CD56 nâu cao hơn hẳn ĐB5, R46, và Khang dân 18, chỉ thấp hơn so với giống Hương việt ở giai đoạn 10 – 38 ngày, còn về sau sự khác biệt về chiều cao cây giữa CD56 nâu và Hương việt là không đáng kể.



4.4. Động thái tăng trưởng số lá qua các giai đoạn của các dòng/giống lúa thí nghiệm.

Bộ lá lúa là một đặc trưng hình thái giúp phân biệt các giống lúa khác nhau, nó tồn tại và phát triển gắn liền với quá trình sống của cây lúa, đồng thời lá lúa là cơ quan quang hợp tạo ra các hợp chất hữu cơ chủ yếu cho cây lúa. Vì vậy màu sắc lá, kích thước lá, độ dày của lá, góc độ ra lá có ảnh hưởng lớn tới năng suất sinh vật học và năng suất kinh tế sau này.



Bảng 4.4. Động thái ra lá của các giống lúa tham gia thí nghiệm

Đơn vị tính:

Tên dòng/giống

Ngày sau cấy

10

17

24

31

38

45

52

59

CD56 nâu

6.4

7.5

8.5

10.1

11.6

13.0

14.0

15.2

Dòng/giống ĐB5

6.4

7.4

8.4

9.9

11.5

12.8

13.8

15

Dòng/giống R46

6.4

7.5

8.6

9.8

11.5

12.7

13.9

15

Khang dân 18 (đ/c)

6.5

7.6

8.8

9.9

11.7

13.0

14.0

15

Hương việt (đ/c)

6.8

7.8

8.6

10

11.6

12.8

14.0

15

LSD (95%)

0.25

0.4

0.3

0.34

0.34

0.35

0.48

0.21

CV%

3.1

2.8

1.8

3.1

1.5

1.5

1.9

1.0


Bảng 4.5. Tốc độ ra lá của các giống lúa thí nghiệm

Đơn vị tính: lá/ngày

Tên giống

Tốc độ ra lá

Tuần 1

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

CD56 nâu

0.1

0.1

0.2

0.3

0.1

0.2

0.2

ĐB5

0.1

0.1

0.2

0.2

0.2

0.1

0.2

R46

0.2

0.1

0.2

0.2

0.2

0.2

0.2

Khang dân 18

0.2

0.2

0.2

0.2

0.2

0.1

0.1

Hương việt

0.1

0.1

0.2

0.2

0.2

0.2

0.1

Thông thường trên cây lúa có khoảng 5 – 6 lá xanh cùng hoạt động, sau một thời gian hoạt động các lá dưới gốc chuyển vàng rồi chết đi, các lá mới lại tiếp tục xuất hiện. Tốc độ ra lá của các giống lúa thay đổi theo thời gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh. Việc theo dõi động thái ra lá có ý nghĩa rất quan trọng nó giúp chúng ta chủ động đề ra các biện pháp kỹ thuật nhằm phát huy tối đa vai trò của bộ lá trong quần thể ruộng lúa hướng tới đạt được năng suất lúa cao nhất. Từ 10 ngày sau cấy, lúc này cây lúa đã bén rễ hồi xanh và bắt đầu ra lá mới. Chính vì vậy nên so với lúc cấy thì hầu hết các giống mới chỉ bắt đầu xuất hiện lá thứ 6, nhưng sau cấy 10 ngày ở tất cả các giống lúa thí nghiệm lá thứ 6 đã phát triển hoàn toàn và lá thứ 7 bắt đầu xuất hiện. Điều này là do sau cấy điều kiện thời tiết khá ấm cây lúa bén rễ hồi xanh nhanh, sớm ra lá mới. Số lá của các giống sau cấy 10 ngày biến động từ 6,4 – 6,8 lá.



Đồ thị 4.3. Động thái ra lá của các giống lúa tham gia thí nghiệm
Qua số liệu ở bảng 4.4, bảng 4.5 và đồ thị 4.3 cho thấy, sau cấy 10 - 17 ngày, mặc dù đã trải qua giai đoạn bén rễ hồi xanh nhưng nhìn chung tốc độ ra lá của các giống lúa thí nghiệm khá chậm bởi trong giai đoạn này nhiệt độ xuống thấp đã làm cho sự phát triển của cây lúa bị kìm hãm. Sau đó do điều kiện thời tiết có xu hướng ấm dần nên tốc độ tăng trưởng số lá của các giống lúa cũng nhanh dần, với mức độ tăng của các giống từ 8,4 – 8,8 lá ở 24 ngày sau cấy lên 11,5 – 11,7 lá ở 38 ngày sau cấy (trung bình tăng 0,2 – 0,3 lá/ngày) và 12,7 – 13 lá ở 45 ngày sau cấy. Cho đến nay (sau cấy 59 ngày) tất cả các dòng/giống trong thí nghiệm đều đã ra lá thứ 15.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng số lá của các dòng/giống là khá đều nhau. Sự khác nhau về tốc độ ra lá giữa dòng CD56 nâu với các dòng/giống khác trong thí nghiệm là không đáng kể.



4.5. Đặc điểm đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm.

Đẻ nhánh là một chức năng sinh lý của cây lúa, sau khi bén rễ hồi xanh cây lúa bước vào thời kỳ đẻ nhánh. Khả năng đẻ nhánh là một chỉ tiêu quan trọng quyết định trực tiếp đến tỷ lệ số bông/m2, do đó quyết định đến năng suất cuối cùng của các giống lúa tham gia thí nghiệm. Tất cả các giống lúa đều đẻ nhánh theo quy luật chung là quy luật “cùng ra lá cùng đẻ nhánh”.



Bảng 4.6. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm

Đơn vị tính:: nhánh

Tên dòng/giống

Ngày sau cấy

10

17

24

31

38

45

52

59

CD56 nâu

0

0.5

1.5

2.4

4.0

5.5

7.3

9.8

ĐB5

0

0.5

1.5

2.1

3.6

5.4

6.6

7.1

R46

0

0.5

1.3

1.8

3.6

5.3

7.3

9.8

Khang dân 18 (đ/c)

0

0.6

1.8

2.3

3.8

5.9

6.9

8.3

Hương việt (đ/c)

0.1

0.7

2.2

2.6

4.0

5.8

8.2

9.4

LSD (95%)

0.87

0.28

0.39

0.37

0.55

1.41

1.91

1.34

CV%




27.0

12.3

15.7

8.1

13.4

14.0

15.1

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học bách khoa hà NỘI Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

tải về 370.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương