ChuyêN ĐỀ 2 MỘt số VẤN ĐỀ VỀ CÔng tác xây dựng đẢng và CÔng tác cán bộ hiện nay


II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 (Khóa XI)



tải về 284.2 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích284.2 Kb.
#508
1   2   3   4

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 (Khóa XI)

Nhằm cụ thể hoá thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về công tác xây dựng Đảng, Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) đã ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Đây là một Nghị quyết về xây dựng Đảng được Trung ương thảo luận và thống nhất rất cao. Nghị quyết của Trung ương đã chọn đúng và trúng những vấn đề cấp bách nhất của công tác xây dựng Đảng hiện nay; đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân.



1. Lý do ban hành Nghị quyết

(1). Vai trò lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng luôn luôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng. Đây là bài học lớn, là kết luận sâu sắc được rút ra trong suốt quá trình cách mạng hơn 80 năm của Đảng, đồng thời cũng là lý luận khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của nhiều đảng, nhiều nước trên thế giới. Trong Cương lĩnh của Đảng (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam”. Đây là vấn đề trước kia đã như vậy, hiện nay đang như vậy, và sau này cũng sẽ vẫn như vậy.

(2). Yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng là nhiệm vụ rất to lớn, nặng nề và rất khó khăn. Nhiệm vụ đó đòi hỏi Đảng phải nâng tầm lãnh đạo cao hơn nữa, nâng sức chiến đấu mạnh hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

(3). Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, bên cạnh những mặt tích cực, bản chất và truyền thống tốt đẹp được phát huy, bản thân Đảng cũng còn nhiều khuyết điểm, yếu kém chậm được khắc phục. Cụ thể là:

- Trong điều kiện Đảng cầm quyền, đất nước phát triển kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế, thực tế đã có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, thể hiện ở chỗ: phai nhạt lý tưởng, không kiên định con đường XHCN, dao động, thiếu niềm tin; xa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh, thậm chí còn phụ hoạ với những quan điểm sai trái; không còn ý thức hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, không làm tròn chức trách, bổn phận được giao; sống ích kỷ, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm; tình trạng bè phái, cục bộ, mất đoàn kết và phong cách quan liêu, xa dân, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của dân. Tình hình đó đã làm sói mòn và suy giảm lòng tin của nhân dân, tác động tiêu cực đến uy tín, sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng.

- Trước yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới, việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là ở cấp Trung ương. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được chỉ đạo và xây dựng một cách cơ bản nên dẫn đến tình trạng hẫng hụt, chắp vá, không đồng bộ và thiếu chủ động trong công tác bố trí, phân công cán bộ. Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc và không đúng với năng lực, sở trường của cán bộ, đã ảnh hưởng lớn đến uy tín của cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước.

- Việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức của Đảng không được chặt chẽ và còn bị vi phạm, đã dẫn đến tình trạng không rõ ràng, rành mạch về thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước. Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” ở nhiều nơi rơi vào hình thức do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi có sai sót, khuyết điểm thì đổ lỗi cho tập thể, không ai chịu trách nhiệm. Do đó, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm; tạo kẽ hở cho các việc làm tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực để mưu cầu lợi ích cá nhân.



Những khuyết điểm, yếu kém của công tác xây dựng Đảng nêu trên: xét về tính chất là nghiêm trọng, kéo dài; về phạm vi là tương đối phổ biến ở các cấp, các ngành; về xu hướng là diễn biến phức tạp, chưa ngăn chặn, đẩy lùi được; về hậu quả là làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng; làm suy giảm uy tín, vai trò, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Những khuyết điểm đó, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, sự tồn vong của Đảng và chế độ.

(4). Sự chống phá điên cuồng, quyết liệt của các thế lực thù địch, bằng thủ đoạn “Diễn biến hoà bình” rất tinh vi, thâm độc và xảo quyệt. Mục tiêu của chúng là nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.



Như vậy, trong bối cảnh và tình hình nêu trên, nếu Đảng không giữ vững được bản chất cách mạng và khoa học của mình, không thật vững vàng về chính trị, tư tưởng; không thống nhất cao về ý chí, hành động; không trong sạch về đạo đức, lối sống; không chặt chẽ về tổ chức; không được nhân dân ủng hộ thì Đảng không thể đứng vững và đủ sức để lãnh đạo đưa đất nước đi lên.

2. Nội dung, mục tiêu và phương châm thực hiện Nghị quyết

2.1. Nội dung Nghị quyết

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng tình hình Đảng và công tác xây dựng Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 đã chỉ ra 3 vấn đề cấp bách nhất của công tác xây dựng Đảng hiện nay là:

(1). Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

(2). Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

(3). Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.



Trong 03 vấn đề cấp bách nêu trên, thì vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất.

2.2. Mục tiêu của nghị quyết

Tạo được sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, nhằm xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.



2.3. Phương châm tiến hành

(1). Phải nhìn thẳng vào những khuyết điểm, yếu kém, không nể nang, né tránh và đề ra các giải pháp sửa chữa khuyết điểm. Những cán bộ, đảng viên có khuyết điểm nhưng tự giác, thành khẩn nhận khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa thì có thể xem xét, giảm nhẹ hoặc không xử lý với phương châm “trị bệnh cứu người”; những người có khuyết điểm nhưng không tự giác, thành khẩn thì phải xử lý nghiêm khắc theo quy định của Điều lệ Đảng.

(2). Phải có các giải pháp đồng bộ, khả thi và tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; kết hợp “chống để xây” và “xây để chống”; thực hiện nói đi đôi với làm; tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất;

(3). Phải bình tĩnh, tỉnh táo, không nóng vội, cực đoan; đồng thời không để rơi vào trì trệ, hình thức; giữ đúng nguyên tắc, không để các thế lực thù địch, cơ hội lợi dụng, kích động, xuyên tạc, đả kích, gây rối nội bộ.



3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Nghị quyết

Để giải quyết 03 vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng nêu trên, Nghị quyết Trung ương đề ra 04 nhóm giải pháp đồng bộ để thực hiện là:



(1). Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong gương mẫu của cấp trên

- Tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm điểm trước; từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư kiểm điểm sau, từ đồng chí Tổng Bí thư của Đảng đến đồng chí ủy Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư và các đồng chí Bộ Chính trị Ban Bí thư khác.

- Mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo 03 nội dung nêu trong Nghị quyết.

- Trước khi kiểm điểm tập thể và cá nhân có các hình thức phù hợp để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên, nhân dân và những nơi có vấn đề nổi cộm thì cấp trên có gợi ý để tập trung kiểm điểm, làm rõ.

- Sau khi kiểm điểm phải báo cáo kết quả cấp trên và thông báo kết quả, rút kinh nghiệm để cấp dưới học tập, noi gương làm theo.

(2). Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng

- Phát huy dân chủ trong Đảng; thực hiện Quy chế chất vấn trong Đảng, nhất là việc chất vấn trong các kỳ họp của Trung ương và cấp ủy các cấp.

- Đổi mới cách lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá cán bộ theo hướng mở rộng đối tượng tham gia. Những người không đủ năng lực, tín nhiệm thấp cần sắp xếp cho phù hợp, không chờ đến hết nhiệm kỳ.

- Thực hiện việc luân chuyển, bố trí một số chức danh cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương;

- Tiếp tục thực hiện một số chủ trương thí điểm về công tác cán bộ;

- Định kỳ tổ chức để nhân dân góp ý xây dựng Đảng thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.



(3). Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

- Rà soát, loại bỏ những cơ chế, chính sách không còn phù hợp; xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách mới để đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ.

- Tích cực cải cách hành chính nhà nước và hành chính trong Đảng. Đẩy nhanh việc cải cách, thực hiện chế độ tiền lương, nhà ở; khắc phục cách tính bình quân, cào bằng và chống đặc quyền, đặc lợi; gắn tinh giản biên chế với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ.

- Có cơ chế giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và cơ chế để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân tham gia xây dựng Đảng.

(4). Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị tư tưởng

- Tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị;

- Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, gắn với việc kiểm điểm, tư phê bình và phê bình trong toàn Đảng;

- Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; cập nhật kiến thức mới cho cán bộ chủ chốt các cấp. Chấn chỉnh hoạt động thông tin, tuyên truyền; nêu gương người tốt, việc tốt, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực;

- Cán bộ chủ chốt các cấp phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với nhân dân. Chủ động đấu tranh với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong Đảng; giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Trong 04 Nhóm giải pháp trên, thì nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong gương mẫu của cấp trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả thực hiện Nghị quyết.

4. Tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết

4.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

Qua triển khai học tập và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng, đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Đã nhận dạng rõ hơn, toàn diện và sâu sắc hơn; có tác dụng cảnh báo và bước đầu ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; khắc phục được một số hạn chế, khuyết điểm trong công tác cán bộ và việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ được đẩy mạnh hơn.



Những kết quả đạt được thể hiên trên các nội dung chính sau đây:

Một là, thông qua việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên đã nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng; thấy rõ hơn tính cấp bách và sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh; từ đó xác định ý thức trách nhiệm và đề cao tinh thần tự giác trong việc thực hiện Nghị quyết.

Hai là, qua chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình; lắng nghe và tiếp thu ý kiến góp ý của các cấp ủy, tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên và nhân dân, các cấp ủy, tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên đã nhận diện rõ hơn những biểu hiện cụ thể của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên; tự nhìn nhận, soi xét lại bản thân, thấy rõ những ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục; đồng thời phân tích làm rõ nguyên nhân, nhất là những nguyên nhân chủ quan của khuyết điểm, yếu kém để đề ra kế hoạch, các giải pháp sửa chữa, khắc phục khuyết điểm.

Ba là, thông qua việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân ở các cấp, kết hợp với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra, kiểm toán của Nhà nước và công tác điều tra, truy tố, xét xử công khai, nghiêm khắc đối với những cán bộ, đảng viên vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước đã có tác dụng: cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe và phòng ngừa sai phạm; có tác dụng siết lại kỷ cương, kỷ luật và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; góp phần đấu tranh, ngăn chặn một bước tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và làm trong sạch Đảng. Trong 3 năm, toàn Đảng đã xử lý kỷ luật bằng các hình thức trên 54.000 đảng viên, trong đó có cả những đảng viên là cán bộ, lãnh đạo ở các cấp (năm 2012 kỷ luật gần 16.000 đảng viên; năm 2013 kỷ luật hơn 21.000; năm 2014 kỷ luật hơn 17.000, trong đó có nhiều đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp) và xóa tên, cho ra khỏi Đảng hàng nghìn trường hợp khác, trong đó có nhiều đảng viên phải truy tố trước pháp luật, góp phần làm trong sạch Đảng.

Bốn là, sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình, các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên đã xây dựng kế hoạch sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, đem lại một số kết quả tích cực trên cả ba vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Quá trình hiện Nghị quyết Trung ương 4 được kết hợp chặt chẽ với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; với thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt và tập trung giải quyết những vụ việc nổi cộm, phức tạp, kéo dài ở các địa phương, cơ quan, đơn vị đã tạo được một số chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong công tác tổ chức cán bộ và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng. Qua thực hiện Nghị quyết, các cấp ủy, tổ chức đảng đã tích lũy thêm kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đảng và việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong Đảng.

Năm là, trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn và thách thức gay gắt; tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến nhanh và phức tạp, những chuyển biến và kết quả bước đầu của công tác xây dựng Đảng đã góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội; củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; bảo đảm an sinh xã hội và thúc đẩy thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm vừa qua.

Có được những kết quả trên là do:

- Việc ban hành Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng là một chủ trương đúng đắn, kịp thời, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, được dư luận trong Đảng, trong xã hội đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia.

- Việc thực hiện Nghị quyết được Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát, bài bản, với quyết tâm chính trị cao và có một số đổi mới về nội dung, quy trình, cách làm đã đem lại hiệu quả thiết thực. Sự gương mẫu, nghiêm túc, tự giác trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể, cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư là tấm gương để cán bộ, đảng viên học tập, noi theo.



4.2. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi và còn bộc lộ một số hạn chế, khuyết điểm sau:

Một là, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng đảng; nhiều cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị góp ý kiến kiểm điểm cho cấp trên, nhất là góp ý cho cá nhân còn nể nang, e ngại nên chất lượng hạn chế. Tình trạng suy thoái về tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên tuy đã được đấu tranh, ngăn chặn một bước, nhưng vẫn còn đang tồn tại và chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, thậm chí có mặt còn phát triển tinh vi, phức tạp hơn trước.

Hai là, quá trình chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân, một số cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp chưa nhìn nhận đúng mức khuyết điểm và trách nhiệm của mình trước những hạn chế, khuyết điểm của tập thể; một số vấn đề dư luận quan tâm như tình trạng chạy chức, chạy việc, chạy tội, lợi ích nhóm…, vẫn chưa làm rõ được thực chất và mức độ nghiêm trọng của tình hình, chưa chỉ ra được địa chỉ cụ thể và trách nhiệm của tập thể, cá nhân.

Ba là, sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình, một số nơi chậm đề ra kế hoạch, biện pháp sửa chữa, khắc phục khuyết điểm hoặc xây dựng kế hoạch còn chung chung, thiếu cụ thể; việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch sửa chữa, khắc phục khuyết điểm ở một số nơi chưa đồng bộ, thiếu quyết liệt và kết quả còn hạn chế. Việc kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 khi đi vào thường xuyên, gắn với kiểm điểm cuối năm ở nhiều nơi có xu hướng lỏng lẻo; tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm và bệnh thành tích còn xảy ra ở nhiều nơi; chưa đi sâu phân tích, làm rõ nguyên nhân của những khuyết điểm và xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan.

Bốn là, việc nghiên cứu, ban hành một số quy định, quy chế, hướng dẫn để cụ thể hoá thực hiện Nghị quyết còn chậm và chưa thật đồng bộ. Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa coi trọng công tác kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, thực hiện kế hoạch sửa chữa, khắc phục khuyết điểm. Việc xem xét, xử lý một số trường hợp vi phạm khuyết điểm chưa kịp thời, nghiêm khắc; một số vụ việc nổi cộm, phức tạp, gây bức xúc trong Đảng và trong xã hội giải quyết còn chậm so với yêu cầu.

Năm là, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở nhiều nơi còn hình thức, mang tính phong trào, chưa trở thành công việc cụ thể hàng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên. Công tác thông tin, tuyên truyền về thực hiện Nghị quyết còn hạn chế, chưa mạnh mẽ và có lúc thiếu kịp thời.

Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm trên là do:

- Những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay là những vấn đề lớn, khó và phức tạp, trong đó có những vấn đề đã tồn đọng kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đòi hỏi phải có thời gian mới có thể khắc phục, giải quyết được.

- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa thường xuyên, chặt chẽ và thiếu kiên quyết; một số vụ việc phức tạp, nổi cộm còn để kéo dài, chưa được xử lý kịp thời, dứt điểm.

- Một bộ phận cán bộ, đảng viên tính chiến đấu yếu, còn nể nang, né tránh; một số đảng viên chưa tự giác thực hiện, thậm chí còn nghi ngờ, thiếu tin vào kết quả thực hiện Nghị quyết.



5. Một số kinh nghiệm rút ra qua thực hiện Nghị quyết

Qua thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết như sau:



(1) Việc xây dựng và cụ thể hoá Nghị quyết được Bộ Chính trị, Ban Bí thư tập trung chỉ đạo khẩn trương, nghiêm túc, có sự đổi mới về nội dung và cách làm.

Nghị quyết không đề cập toàn diện các mặt của công tác xây dựng Đảng, chỉ tập trung vào 03 vấn đề cấp bách nhất hiện nay để thực hiện. Đồng thời, ban hành sớm và khá đồng bộ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết ở các cấp (trong quá trình thực hiện Nghị quyết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các ban, cơ quan đảng Trung ương đã ban hành hơn 60 văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện).



(2) Đã chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc và dứt điểm việc học tập, quán triệt Nghị quyết, làm cơ sở cho sự thống nhất và nâng cao nhận thức, hành động trong toàn Đảng.

Bộ Chính trị tổ chức hội nghị cán bộ toàn quốc để nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết với quy mô lớn nhất từ trước đến nay (hơn 1.200 đồng chí) và tổ chức hai hội nghị khu vực với các đồng chí nguyên là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước đã nghỉ hưu, tạo sự thống nhất nhạn thức trong toàn Đảng. Do vậy, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên thấy rõ hơn trách nhiệm, bổn phận của mình đối với vận mệnh của Đảng, của dân tộc, đề cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện Nghị quyết.



(3) Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tập trung chỉ việc nghiên cứu, cụ thể hoá, thể chế hoá nội dung Nghị quyết thành các chương trình, kế hoạch hoạt động và ban hành các quy định, quyết định, quy chế, hướng dẫn để thực hiện; đồng thời, triển khai thực hiện khá toàn diện, đồng bộ các nhóm giải pháp mà Nghị quyết đề ra. Chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể và có những đổi mới về nội dung, quy trình, cách làm trong quá trình chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm, tự phê bình và phê bình như:

Quá trình chuẩn bị kiểm điểm, cấp ủy lấy ý kiến góp ý của các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc, các ban, ngành, đoàn thể và các đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cùng cấp bằng các hình thức phù hợp. Việc kiểm điểm tiến hành từ trên xuống dưới, tập thể trước, cá nhân sau và phát huy vai trò gương mẫu của cấp trên, người đứng đầu. Cấp ủy cấp trên rà soát, đánh giá và gợi ý nội dung kiểm điểm sâu đối với những tập thể, cá nhân có vấn đề nổi cộm; thành lập các Tổ Công tác của cấp ủy cấp trên chỉ đạo, dự và theo dõi việc kiểm điểm, nhất là ở những nơi có vấn đề nổi cộm được cấp trên gợi ý kiểm điểm...



(4) Sau kiểm điểm, cấp ủy có kết luận bằng văn bản về những ưu, khuyết điểm của tập thể và mỗi cá nhân; báo cáo kết quả kiểm điểm với cấp ủy cấp trên và trình hội nghị cấp ủy hoặc hội nghị cán bộ chủ chốt cùng cấp để đánh giá kết quả theo các tiêu chí đã quy định. Trong quá trình kiểm điểm, những vấn đề nào đã rõ thì kết luận và chỉ đạo sửa chữa, khắc phục ngay; vấn đề nào chưa rõ thì cấp ủy giao cho cơ quan chức năng thẩm tra, xác minh, làm rõ trước khi kết luận; tập thể, cá nhân nào kiểm điểm chưa đạt yêu cầu thì phải tiến hành kiểm điểm bổ sung hoặc kiểm điểm lại.

(5) Cấp ủy thông báo kết quả kiểm điểm và phổ biến, rút kinh nghiệm cho cấp dưới; thông báo kết quả tiếp thu ý kiến góp ý kiểm điểm đối với những tập thể, cá nhân đã đóng góp ý kiến cho tập thể và cá nhân trước kiểm điểm. Sau kiểm điểm của cấp trên, cấp ủy tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để thông báo kết quả kiểm điểm, phổ biến kinh nghiệm, cách làm để cấp dưới học tập, noi theo. Đồng thời, cấp ủy thông báo kết quả việc tiếp thu những ý kiến góp ý của các tập thể và cá nhân đã góp ý trước khi kiểm điểm bằng các hình thức phù hợp.

(6) Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy đã thường xuyên chỉ đạo, theo dõi, nắm chắc tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện Nghị quyết; thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những biểu hiện sai sót, lệch lạc ở các cấp; đồng thời, bám sát thực tiễn để kịp thời bổ sung, điều chỉnh các giải pháp cho phù hợp, hiệu quả.

Năm 2013, sau một năm thực hiện Nghị quyết, Bộ Chính trị đã chỉ đạo việc sơ kết, rút kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ cụ thể để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết; đồng thời thành lập 18 Đoàn kiểm tra do các đồng chí ủy viên Bộ chính trị, Ban Bí thư làm trưởng đoàn, tiến hành kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được kết luận qua tự phê bình, phê bình ở hơn 30 cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và thông báo kết quả kiểm tra đến các cấp ủy, tổ chức đảng để rút kinh nghiệm.

Năm 2014, Bộ Chính trị thành lập 09 đoàn kiểm tra (05 đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị và 04 Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư), do các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư làm trưởng đoàn, tiến hành kiểm tra thực hiện Nghị quyết ở 18 cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan ở Trung ương, trong đó tập trung vào thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, công tác tổ chức cán bộ và công tác quản lý, sử dụng tài chính Đảng. Trong quá trình thực hiện, đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi trong các văn bản chỉ đạo cho phù hợp, sát với thực tiễn (sửa đổi Quy định 165-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm).


Каталог: Uploads -> thuhuyen -> Tailieu
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Tailieu -> ChuyêN ĐỀ II một số VẤN ĐỀ VỀ CÔng tác xây dựng đẢng và CÔng tác cán bộ hiện nay
Tailieu -> ChuyêN ĐỀ 6 NỀn kinh tế thị trưỜng đỊnh hưỚng xhcn, toàn cầu hoá VÀ HỘi nhập quốc tế CỦa việt nam
Tailieu -> ChuyêN ĐỀ 2 MỘt số VẤN ĐỀ VỀ ĐẢng và CÔng tác xây dựng đẢng hiện nay
thuhuyen -> Ban tổ chức số 87- kh/btctw đẢng cộng sản việt nam
Tailieu -> ChuyêN ĐỀ VII một số VẤN ĐỀ VỀ CÔng tác tư TƯỞNG, tuyên giáo trong đIỀu kiện hiện nay ở việt nam
thuhuyen -> Quan đIỂm củA ĐẢng và nhà NƯỚc về CÔng tác tư TƯỞNG, ly luận và quản lý BÁo chí

tải về 284.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương