CHÍnh trị XÃ HỘI 9 du lịch khách sạN 10



tải về 447.18 Kb.
trang6/15
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích447.18 Kb.
#1582
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

KINH TẾ CHUNG


Vb/92 14714-14733
      Nguyễn Văn Ngọc
Bài giảng kinh tế vi mô (Chương trình nâng cao, phương pháp tiếp cận hiện đại)/ Nguyễn Văn Ngọc      .- H.: ĐH.KTQD, 2012 .- 518tr, 24cm
Tóm tắt:


       Thường thì những cuốn giáo trình kinh tế vi mô đều dành phần mở đầu hoặc chương 1 để trình bày đối tượng, phạm vi và phương pháp của kinh tế học (mà kinh tế vi mô là một trong những bộ phận cấu thành). Nhưng ở cuốn giáo trình này, trong bài giảng 1, tác giả đã đưa ra 1 phương pháp trình bày khác, bắt đầu là những ví dụ về phân tích kinh tế, một mô hình kinh tế cụ thể, đó là thị trường phòng trọ sinh viên với nhiều ý tưởng mới và công cụ phân tích của kinh tế học với mục đích trình bày ngắn gọn cách thức sử dụng những ý tưởng và công cụ đó. Ở các bài giảng tiếp theo, nội dung sẽ được trình bày chi tiết hơn nhiều để người đọc dễ hiểu. Cuốn sách bao gồm 32 bài giảng với các nội dung như: Giới hạn ngân sách, sở thích, ích lợi, lựa chọn, nhu cầu, sở thích bộc lộ, phương trình Slutsky, mua và bán, lựa chọn giữa các thời kỳ, thị trường tài sản, tính bất định...
Vb/92 15007 - 15020
      Đặng Phong
Biên niên các sự kiện kinh tế Việt Nam (1975 - 2008)/Đặng Phong      .- H.: KHXH, 2011 .- 723tr, 24cm
Tóm tắt:


       Đây có thể coi là cuốn "cẩm nang" để bạn đọc tra cứu những sự kiện quan trọng của Việt nam từ 1975 đến 2008. Cuốn sách không chỉ liệt kê những sự kiện kinh tế nổi bật theo thứ tự thời gian mà còn tóm tắt những nội dung chính của những sự kiện quan trọng đó. Trong một số trường hợp nó còn cung cấp cả nguồn tài liệu để bạn đọc tiện tham khảo. Các sự kiện này được trình bày vắn tắt nhưng vẫn bảo đảm tính trung thực, khách quan về nội dung, hoàn cảnh và ý nghĩa của nó. Nhằm giúp bạn đọc dễ dàng tra cứu các sự kiện, cuốn sách chia làm hai nội dung chính sau: 1. Các văn bản quan trọng của Trung ương và địa phương, các hiệp định, nghị định, hồ sơ các cuộc đàm phán, ký kết; 2. Các sự kiện: Các hoạt động trong nước và quốc tế liên quan tới kinh tế Việt nam như Đại hội Đảng, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, các phiên họp của quốc hội, Hội đồng Chính phủ, các cuộc viếng thăm của các nguyên thủ quốc gia Việt nam ở trong nước và quốc tế, những dấu mốc quan trọng trong đời sống kinh tế, các hiện tượng thiên nhiên, xã hội, dịch bệnh, các phiên tòa, những cuộc chiến tranh và xung đột khu vực, những cuộc khủng hoảng kinh tế, những sự kiện trong nước và quốc tế có liên quan đến kinh tế Việt nam...Đây có thể coi là cuốn biên niên về kinh tế Việt nam
Va/92 6806 - 6808
      Lương Minh Cừ
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh/ PGS.TS.Lương Minh Cừ      .- TP.HCM.: Tổng Hợp, 2012 .- 423tr, 26cm
Tóm tắt:


       TP Hồ Chí Minh với vai trò đầu tầu, trung tâm kinh tế lớn của cả nước, luôn đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nýớc ( khoảng 1,5 - 1,7 lần). Tuy nhiên tình hình kinh tế thế giới và kinh tế trong nước hiện nay đã thay đổi sâu sắc, cạnh tranh ngày một gay gắt. Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, mô hình tăng trưởng, tính bền vững, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố đã có phần suy giảm so với một số địa phương khác trong nước. điều này đạt ra vấn đề cấp thiết là phải thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế nhằm phát huy thế mạnh của kinh tế TP hồ Chí Minh. Nhằm góp phần đóng góp tiếng nói chung về mô hình chuyển đổi kinh tế thành phố, trường ĐH Tài chính - Marketing biên soạn cuốn sách này. Nội dung cuốn sách được chia thành 9 chương trong đó có 4 chương khái quát về kinh tế Việt nam và 5 chương phân tích cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế ở TP. Hồ Chí Minh. Cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt cho quá trình tìm mô hình chuyển đổi kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh.
Vb/92 14582-14603
      Nguyễn Văn Thường
Giáo trình Kinh tế Việt Nam/ GS.TS Nguyễn Văn Thường      .- H.: ĐH.KTQD, 2011 .- 397tr, 24cm
Tóm tắt:


       Cuốn giáo trình Kinh tế Việt nam sẽ trang bị những kiến thức về lý luận và thực tiến phát triển kinh tế ở Việt nam trong thời kỳ đổi mới cho sinh viên các trường đại học thuộc khối kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh hiện nay. Đây cũng là môn học trong khung chương trình đào tạo của trường Đại học Kinh tế quốc dân. Cuốn sách gồm 14 chương: Chương 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu kinh tế Việt nam; Chương 2: Các nguồn lực phát triển kinh tế; Chương 3: Thể chế kinh tế; Chương 4: Tăng trưởng kinh tế; Chương 5: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chương 6: Chính sách tài khóa...
Vb/92 14759-14768
      Khai thác tiềm năng biển, đảo vì sự phát triển bền vững của Quảng ngãi và miền Trung: Kỷ yếu hội thảo quốc gia      .- H.: TĐBK, 2012 .- 953tr, 24cm
Tóm tắt:


       Ở thế kỷ XXI, biển, đảo nổi lên thành mối quan tâm, trở thành vấn đề chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng nóng bỏng ở nhiều khu vực trên thế giới. Thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của đại dương và biển nên được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và xây dựng thành những chiến lược quốc gia nhằm đạt được những ưu thế nổi trội trong cuộc cạnh tranh trên biển, đảo. Việt nam là một quốc gia có truyền thống về biển với bề dầy lịch sử trong khai thác biển, đảo đặc biệt các đảo thuộc Hoàng sa và Trường sa với giá trị, biểu tượng về văn hóa biển là những minh chứng cho lý tưởng và truyền thống đó. Nhận thức được tính cấp bách của việc nghiên cứu lịch sử, tiềm năng và đánh giá thực tiễn khai thác biển, đảo đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyến đất nước, Ban chấp hành Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng ngãi tổ chức cuộc hội thảo:"Khai thác tiềm năng biển, đảo vì sự phát triển bền vững của Quảng ngãi và miền Trung" với mục tiêu đánh giá tổng hợp các tiềm năng, lợi thế về biển, đảo; Đánh giá thực tiễn khai thác; Tập hợp, gắn kết đội ngũ những nhà khoa học nghiên cứu về biển, đảo; Xây dựng một mạng lưới nghiên cứu về biển, đảo từ Trung ương đến các địa phương...Cuốn sách là tập hợp những bài viết thuộc các khía cạnh khác nhau tại cuộc hội thảo này thể hiện sự tiếp cận ở nhiều lĩnh vực lịch sử, tự nhiên, các vấn đề kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Vb/92 14734-14748
      Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế (sách tham khảo)      .- H.: Tri thức, 2012 .- 620tr, 24cm
Tóm tắt:


       Kinh tế Việt nam năm 2011 dù đã đạt mức tăng trưởng 5,89%, nhập siêu mạnh, dự trữ ngoại hối gia tăng, thâm hụt ngân sách và nợ công được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo nhưng vẫn là  năm kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn, một số chỉ tiêu chủ yếu không đạt, lãi suất cho vay tăng mạnh đã tác động đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp...Vì vậy đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế là đòi hỏi cấp thiết và ưu tiên trong năm 2012. Trong tình hình đó, Ủy ban kinh tế của Quốc hội đã cùng với Viện Khoa học Việt nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt nam dưới sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tổ chức Diễn đàn kinh tế mùa xuân năm 2012 vào ngày 8-9/4/2012. Cuốn sách là tập hợp những tham luận tại diễn đàn với nội dung làm rõ cách thức, lộ trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế cũng như các biện pháp tái cơ cấu 3 lĩnh vực trọng tâm mang tính đột phá là tái cơ cấu đầu tư công, cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính và tái cấu trúc DNNN mà trọng tâm là các TĐKT. Từ đó có những đề xuất và các giải pháp cụ thể về hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế. Cuốn sách là tài liệu quí không chỉ cung cấp thông tin mà còn đóng góp ý kiến tới các cơ quan hoạch định chính sách vào quá trình xây dựng Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh
Va/92 6812 - 6814
      Nguyễn Tiến Dỵ
Kinh tế - Xã hội môi trường Việt Nam ( 2011 - 2015)/ Nguyễn Tiến Dỵ      .- H.: Thống Kê, 2011 .- 1591tr, 27cm
Tóm tắt:


       Nhằm thực hiện chỉ thị của Bộ chính trị, Ban bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức, học tập Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đưa nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời để truyền tải kịp thời về những nội dung cơ bản về phát triển kinh tế xã hội của Việt nam trong 5 năm ( 2011 - 2015), Nhà xuất bản Thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức xuất bản cuốn sách" Kinh tế - Xã hội - Môi trường Việt nam ( 2011 - 2015). Nội dung cuốn sách được chia thành hai phần. Phần một: Báo cáo chính trị và nghị quyết đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt nam khoá XI ( Phần kinh tế - xã hội và môi trường) giai đoạn 2011 -2015; chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, Phần hai: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm ( 2006 - 2010) và những chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội và môi trường 5 năm ( 2011 - 2015) được lấy trong nội dung báo cáo chính trị và nghị quyết quyết đại hội ( Phần kinh tế - xã hội và môi trường) của các tỉnh, thành phố, một số quận huyện trong phạm vi cả nước. Cuốn sách là tài liệu quý phục vụ cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, các viện nghiên cứu, các trường đại học...và những ai quan tâm đến vấn đề này.
Vb/92 14749-14758
      Trần Tiến Khai
Phương pháp nghiên cứu kinh tế kiến thức cơ bản/ Trần Tiến Khai      .- H.: LĐXH, 2012 .- 345tr, 24cm
Tóm tắt:


       Phương pháp nghiên cứu kinh tế hiện đã được đưa vào chương trình học ở bậc đào tạo chính qui, văn bằng hai ở cấp độ cử nhân và là môn bắt buộc ở bậc cao học và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Cuốn sách được viết dựa trên những kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu khoa học mang tính cá nhân, kinh nghiệm giảng dạy môn học này và kinh nghiệm hướng dẫn và chấm luận văn cử nhân, cao học. Ngoài ra tác giả còn tham khảo nội dung từ nhiều tài liệu quốc tế khác. Với nội dung nhằm giúp các sinh viên đạt được những kiến thức căn bản và tổng quát về nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học ứng dụng cho khoa học kinh tế với thời lượng 3 tín chỉ, tác giả hướng đến phát triển kỹ năng tư duy, phân tích, đánh giá mang tính khoa học cho sinh viên. Vì vậy cuốn sách gồm những nội dung cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học ứng dụng trong khoa học kinh tế nhằm làm nền tảng cho sinh viên cử nhân kết hợp các môn học về thống kê, các môn học chuyên ngành kinh tế để có một tập hợp và kỹ năng áp dụng được cho công việc nghiên cứu ở cấp độ sơ khởi. Cuốn sách gồm 8 chương: Chương 1:Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế; Chương 2: Xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu: Chương 3: Tổng quan tài liệu; Chương 4: Phát triển khung lý thuyết, khung khái niệm và khung phân tích...Cấu trúc và trình tự các chương nhằm giúp sinh viên và người đọc nắm được tuần tự các kiến thức cơ bản được phát triển theo quy trình thực hiện một nghiên cứu khoa học
Vc/92 55645 - 55654
      Lê Du Phong
Xây dựng nền kinh tế thị trường kinh nghiệm của Hungary và bài học vận dụng cho Việt Nam/ GS.TSKH. Lê Du Phong      .- H.: CTQG-Sự thật, 2012 .- 243 tr, 20,5cm
Tóm tắt:


       Hơn 25 năm qua, công cuộc đổi mới ở đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trong quá trình đó, chúng ta đã học tập kinh nghiệm của các nước, trong đó có Hungari để tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường cũng như chuyển đổi về mặt nhận thức và lý luận thực tiễn. Hungari là một trong số các nước XHCH ở Đông âu trước đây đạt được những thành công quan trọng trong việc xây dựng nền KTTT. Trên cơ sở khái quát quá trình xây dựng nền KTTT XHCN ở nước ta và vận dụng kinh nghiệm xây dựng thành công nền KTTT Hungari, cuốn sách đã đưa những bài học kinh nghiệm mà Việt nam cần vận dụng trong việc xây dựng và phát triển nền KTTT. Trên cơ sở những kinh nghiệm đó, nhóm tác giả đã đưa ra những giải pháp có tính chất đột phá để đẩy nhanh quá trình phát triển nền KTTT ở Việt nam như: đổi mới chế độ sở hữu về TLSX, tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước...Cuốn sách là tài liệu quí cho các nhà hoạch định chiến lược, các học giả và các nhà nghiên cứu và cả những bạn đọc quan tâm tới vấn đề này


tải về 447.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương