CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO


Công tác kiểm định phương tiện giao thông



tải về 0.56 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu13.07.2016
Kích0.56 Mb.
#1679
1   2   3   4

8. Công tác kiểm định phương tiện giao thông.

Công tác kiểm định an toàn phương tiện cơ giới đường bộ có nhiều tiến bộ, từng bước loại dần phương tiện quá cũ, nâng cao một bước chất lượng công tác kiểm định. Hiện nay, cả nước có 85 trạm đăng kiểm, 106 dây chuyền kiểm định cơ giới hóa. Thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tai nạn giao thông đối với xe khách cũ như rút ngắn thời hạn kiểm định, tăng khối lượng và số lần kiểm tra các bộ phận an toàn chính. Quy định rõ trách nhiệm cá nhân từ cán bộ đến nhân viên, từ trung ương đến địa phương trong công tác kiểm định; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý kỷ luật nghiêm đối với đăng kiểm viên vi phạm quy trình hoặc tiêu cực trong khi thực thi nhiệm vụ. Tai nạn giao thông do các nguyên nhân kỹ thuật phương tiện không đảm bảo an toàn giảm hẳn. Việc loại bỏ phương tiện quá niên hạn sử dụng được thực hiện theo Nghị định số 23/2004/NĐ-CP và Nghị định số 92/2001/NĐ-CP của Chính phủ. Tổng số phương tiện loại bỏ đến nay là 44.486 xe, trong đó có 14.225 xe khách, 3.687 xe chở người, 26.574 xe tải.

Số phương tiện thủy nội địa phải đăng kiểm là 444.142 chiếc, trong đó đã đăng kiểm là 90.058 chiếc, chiếm 20,3%.

9. Công tác tổ chức và điều hành giao thông.

Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo, đổi mới phương thức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, với phương châm công khai, minh bạch, kiên quyết, hiệu quả. Thống nhất thực hiện phương thức tuần tra cơ động kết hợp với kiểm soát tại những điểm phức tạp về trật tự an toàn giao thông, đồng thời mở các đợt cao điểm có sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ (máy đo tốc độ, camera), tập trung xử lý một số hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông. Trong 2 năm 2006 và 2007, trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, lực lượng Công an đã xử lý 8.326.078 trường hợp vi phạm, kho bạc Nhà nước thu 1.343,5 tỷ đồng; riêng năm 2007, số trường hợp vi phạm bị lập biên bản tăng 938.071 trường hợp (tăng 23,9%), số tiền phạt tăng 151,1 tỷ đồng (tăng 23,8%) so với cùng kỳ năm 2006. Trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường thủy đã phát hiện xử lý 271.948 trường hợp vi phạm, kho bạc thu trên 89,5 tỷ đồng.

Công tác tổ chức giao thông ngày càng được chú trọng thực hiện trên các tuyến giao thông cũng như trong đô thị. Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thí điểm tách làn phương tiện ôtô, môtô, xe thô sơ ở một số tuyến đường. Hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông được tăng cường đầu tư lắp đặt, hiện có khoảng 1.182 cụm đèn tín hiệu đang sử dụng tại 60 tỉnh, thành; chu kỳ điều khiển được điều chỉnh phù hợp với lưu lượng giao thông của từng hướng đường. Trong điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế, phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh thì việc tổ chức giao thông hợp lý đã hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông tại các đô thị lớn, nhất là giờ cao điểm, các dịp lễ, tết. Công tác hướng dẫn, tổ chức giao thông trong các đô thị, nhất là trong dịp Hội nghị APEC, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X ... được tổ chức tốt.

10. Thực hiện thành công quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy.

Đến nay, có thể khẳng định quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy tại Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ đã thực hiện thành công bước đầu trên phạm vi toàn quốc, kể cả ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ người đi môtô, xe gắn máy ở thành phố, trên quốc lộ đội mũ bảo hiểm đạt trên 99%.

Thực hiện tốt quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy không chỉ thể hiện tính kỷ cương, văn minh trong giao thông mà còn đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc giảm thương vong do tai nạn giao thông. Theo báo cáo của Bộ Y tế (số liệu báo cáo nhanh của 10 bệnh viện và 14 Sở Y tế), số trường hợp bị chấn thương sọ não và tử vong trong 1 tháng sau ngày 15 tháng 12 năm 2007 đã giảm nhiều so với tháng trước: số vụ bị chấn thương sọ não giảm 798 trường hợp (giảm 18%) và giảm 18 người chết vì chấn thương sọ não (giảm 28%).

Tai nạn giao thông đường bộ trong 3 tháng đầu năm 2008 (sau thời điểm bắt buộc đội mũ bảo hiểm ngày 15/12/2007) đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2007, cụ thể: giảm 701 vụ (-17,56%), giảm 508 người chết (-14,27%) và giảm 1.043 người bị thương (-33,47%).



II. MỘT SỐ TỒN TẠI, YẾU KÉM.

1. Việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật còn chậm, đến nay vẫn còn một số văn bản của một số Bộ và địa phương chưa được ban hành, chất lượng một số văn bản chưa cao, nhất là hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ.

Nhiều văn bản sau 2 đến 3 năm Luật có hiệu lực mới được ban hành. Đến nay còn một số văn bản hướng dẫn thi hành luật vẫn chưa được ban hành như Thông tư liên tịch Bộ Giao thông vận tải - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng về chi phí thẩm định an toàn giao thông đường bộ, Thông tư liên tịch Bộ Giao thông vận tải - Bộ Công an về tổ chức thẩm định an toàn giao thông công trình đường bộ giai đoạn trước khi đưa vào khai thác sử dụng; Bộ Y tế chưa điều chỉnh các văn bản quy định về tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ cấp giấy phép lái xe, chưa quy định tiêu chuẩn sức khỏe cho người khuyết tật lái xe cơ giới.

Nhiều địa phương chưa ban hành và thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện an toàn, phạm vi hoạt động, đăng ký, cấp biển số các loại xe thô sơ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ nên khi thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ, các địa phương đã rất lúng túng trong việc đình chỉ lưu hành xe thô sơ tự chế ba, bốn bánh.

Do tính cấp bách của tình hình trật tự an toàn giao thông, một số quy định của văn bản pháp luật không đáp ứng được tình hình, chất lượng một số văn bản chưa cao, chưa sát thực tế, một số địa phương đã ban hành một số văn bản vượt quá thẩm quyền.



2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mới đạt yêu cầu về diện, thiếu chiều sâu, còn mang tính hình thức, chưa phù hợp với đặc điểm từng đối tượng nên chất lượng, hiệu quả còn hạn chế.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa sâu và thường xuyên, nội dung và hình thức chưa thực sự phù hợp với từng vùng, từng đối tượng, nhất là đồng bào ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Công tác tuyên truyền mới tập trung ở các Bộ, ngành chức năng và một số cơ quan thông tin đại chúng thực hiện, chưa có sự tham gia tích cực và thường xuyên của các tổ chức xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nên chưa huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia. Nhiều nơi, nhiều lúc, tuyên truyền vẫn còn mang tính hình thức, chư­a chú ý đi vào các hoạt động có tính chất chuyên nghiệp. Việc giáo dục, giảng dạy học tập an toàn giao thông trong nhà trường chất lượng chưa cao, tác dụng còn hạn chế.



3. Việc triển khai xây dựng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chậm, chất lượng chưa cao; sự phối hợp giữa ban, ngành ở địa phương trong quy hoạch đô thị và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị ở một số thành phố lớn chưa tốt, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông gia tăng.

Trong xây dựng chiến lược, quy hoạch còn thiếu đồng bộ giữa phát triển kết cấu hạ tầng với quy hoạch phát triển đô thị, giữa kết cấu hạ tầng giao thông với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Việc quy hoạch đô thị nói chung và quy hoạch giao thông nói riêng thiếu ổn định và thời gian chưa đủ dài, không bố trí đủ quỹ đất cho kết cấu hạ tầng đường bộ, không quản lý việc thực hiện quy hoạch chặt chẽ dẫn đến phá vỡ quy hoạch. Công tác quy hoạch giao thông đối với từng địa phương thực hiện còn chậm.

Tiến độ nhiều dự án xây dựng mới, cải tạo nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông chậm, nhất là là các dự án xây dựng tàu điện ngầm, tàu điện trên cao ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Hệ thống quốc lộ vừa cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới xong, các địa phương tận dụng để quy hoạch, xây dựng các cơ sở xã hội, cơ quan, tổ chức… biến dần thành đường đô thị. Tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong khi nạn ùn tắc đã xảy ra thì việc xây dựng các cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, chung cư cao tầng vẫn diễn ra ở khu vực trung tâm thành phố, dẫn đến ùn tắc giao thông càng nhiêm trọng.

Đến nay, nước ta chưa có đường cao tốc, các dự án đường cao tốc phần lớn mới trong giai đoạn lập dự án, chuẩn bị đầu tư, một số dự án xây dựng như đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, Cầu Giẽ - Ninh Bình nhưng tiến độ chậm, gặp nhiều khó khăn. Nhiều quốc lộ, đường tỉnh do thiếu vốn nên việc cải tạo, nâng cấp còn chậm, trong khi đó vốn dành cho bảo trì cũng không đáp ứng; đồng thời quốc lộ, tỉnh lộ bị đô thị hóa nhanh chóng, có những trục chính đã bị đô thị hóa hoàn toàn như QL5, QL51 hoặc một phần như QL1.

Việc quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ chỉ dựa vào lực lượng quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông và Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, trong khi người chịu trách nhiệm chính là chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, chưa thực hiện đúng trách nhiệm quản lý và bảo vệ công trình giao thông; hành lang an toàn đường bộ, một số nơi còn buông lỏng hoặc tiếp tay cho vi phạm. Chưa kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ. Một số địa phương thậm chí còn giao đất, cho thuê đất, cho xây dựng công trình trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ.

Việc nâng cấp, cải tạo đường bộ không đồng bộ giữa cầu và đường do phụ thuộc vào nguồn tài trợ quốc tế nên làm giảm hiệu quả đầu tư; trên hệ thống quốc lộ còn tồn tại 732 cầu yếu/tổng số 4.234 cầu.

Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển đường sắt đã được xây dựng và khởi động trên thực tế; tuy nhiên, khó khăn lớn nhất vẫn là vốn đầu tư, nhu cầu đầu tư lớn (60 - 70 tỷ USD từ nay đến năm 2020), khả năng đáp ứng từ ngân sách có hạn (500 tỷ VND/năm). Số đường ngang dân sinh bất hợp pháp băng qua đường sắt còn rất lớn (đường ngang có chiều rộng ≥ 3 m là 3.814 vị trí), không có vốn xây dựng đường gom, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra tại các đường dân sinh này.

4. Công tác đăng ký, quản lý và kiểm định các loại phương tiện giao thông còn nhiều bất cập, nhất là phương tiện thủy.

Theo quy định hiện hành, việc đăng ký, cấp, thu hồi biển số xe cơ giới đường bộ do cơ quan Cảnh sát Giao thông thực hiện, việc kiểm định xác nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và xác định các phương tiện hết niên hạn sử dụng do các đơn vị trong ngành đăng kiểm thực hiện. Sự phối hợp chưa thường xuyên nên số phương tiện được xác định hết niên hạn sử dụng nhưng chưa thu hồi biển số, mà tiếp tục được đưa về vùng sâu, vùng xa để sử dụng còn nhiều.

Mặc dù Bộ Giao thông vận tải đã có quy định về bảo dưỡng định kỳ phương tiện giữa hai kỳ kiểm định nhưng việc thực hiện ở các doanh nghiệp vận tải chưa thực sự nghiêm túc. Việc đảm bảo an toàn kỹ thuật phương tiện giữa hai kỳ kiểm định vẫn chủ yếu giao lái xe tự làm. Việc đăng ký xe máy chuyên dùng còn chậm, đến nay mới đăng ký được 35.087 xe đạt 62% xe máy chuyên dùng so với thực tế. Phương tiện thủy nội địa có đăng ký chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ đạt 8,7% tổng số phương tiện phải đăng ký; phương tiện thủy có đăng kiểm mới đạt khoảng 20,3% số phương tiện phải đăng kiểm.

5. Công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe còn một số tồn tại, việc quản lý, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho lái xe chưa được coi trọng đúng mức.

Trình độ quản lý, năng lực đội ngũ giáo viên dạy lái xe chưa đồng đều; hiện tượng cắt xén nội dung, chương trình đào tạo khá phổ biến do giá xăng dầu tăng cao một số cơ sở khoán chi phí xăng dầu tập lái cho giáo viên dẫn tới giáo viên hoặc là dạy không đủ số Km chạy thực hành trên đường hoặc thu thêm tiền của học viên để mua xăng dầu.

Trong sát hạch, khi sát hạch lái xe ôtô chưa có đủ các trung tâm sát hạch chấm điểm tự động. Việc sát hạch lái xe môtô làm thủ công, phân tán, chất lượng không đồng đều, ở nhiều nơi chất lượng thấp.

Việc tổ chức, quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải còn nặng về lợi nhuận, chất lượng dịch vụ thấp, đặc biệt là an toàn giao thông không được bảo đảm đúng mức; năng lực vận tải đường bộ đã vượt quá nhu cầu của xã hội nên các chủ phương tiện không quan tâm đến biện pháp bảo đảm an toàn giao thông.

Công tác quản lý, giáo dục lái xe chưa được các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động chú ý đúng mức; chưa thường xuyên tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật định kỳ cho lái xe, chưa đảm bảo các điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, khám, chăm sóc sức khỏe, các chế độ bảo hộ, bảo hiểm cho lái xe theo đúng quy định của pháp luật; vì vậy tình trạng không ít lái xe coi thường kỷ cương pháp luật, cá biệt có lái xe chống người thi hành công vụ, nhiều lái xe nghiện ma tuý.

Việc tổ chức học tập, cấp chứng chỉ cho người điều khiển phương tiện, nhất là học tập pháp luật giao thông đường thủy nội địa cho người điều khiển phương tiện chưa tổ chức thực hiện ở một số địa phương.



6. Công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông có nơi có lúc chưa thực hiện đúng quy định, chưa bao quát địa bàn.

Công tác tuần tra, kiểm soát chưa khép kín được địa bàn và thời gian trong ngày, vì vậy các vi phạm pháp luật giao thông như điều khiển xe không có giấy phép lái xe, chở quá tải, quá số người quy định, chở hàng cồng kềnh, đi không đúng phần đường, xâm phạm các công trình giao thông, chiếm dụng lòng đường, vỉa hè… còn diễn ra phổ biến.

Việc xử lý các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông chưa thực sự nghiêm minh, có nơi, có lúc chưa thực hiện đúng quy định, còn nhiều sai phạm, tiêu cực ở một số nơi. Đặc biệt là chưa xử lý đúng người vi phạm, vẫn xử lý theo kiểu “xe lớn bồi thường xe nhỏ” đây là nguyên nhân gây ra “nhờn luật” của người tham gia giao thông.

Hiện tượng hành chính hóa các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng lẽ ra phải xử lý hình sự nhưng lại chuyển sang xử lý hành chính.



III. NGUYÊN NHÂN CỦA TỒN TẠI, YẾU KÉM.

1. Nguyên nhân khách quan.

- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa tương xứng với phát triển phương tiện giao thông, hệ thống quốc lộ, đường tỉnh và đường đô thị chủ yếu được đầu tư nâng cấp từ hệ thống đường cũ, đất hành lang an toàn hai bên đường được tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định từ lâu, vì vậy để mở rộng, giải tỏa đủ bề rộng hành lang an toàn theo cấp đường mới rất khó khăn, tốn kém. Đặc biệt là giao thông đô thị trong điều kiện tăng dân số cơ học rất nhanh, quy mô đô thị tăng 3 - 4 lần so với trước nhưng đường sá tăng không đáng kể. Hạ tầng giao thông đường sắt lạc hậu, chậm phát triển không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế xã hội.

- Thói quen, tập quán lạc hậu còn tồn tại nhiều, như: thói quen đi lại tự do, tùy tiện khá phổ biến; thói quen buôn bán nhỏ, bám mặt đường, chiếm dụng lòng đường vỉa hè còn nhiều.

- Sự tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian qua đã kéo theo sự bùng nổ phương tiện cơ giới đường bộ; không phân làn lưu thông cho từng loại phương tiện, giao thông hỗn hợp gây ra nhiều tai nạn giao thông.



2. Nguyên nhân chủ quan.

- Nguyên nhân chủ quan có tính chất bao trùm là sự yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (như Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP của Chính phủ đã đánh giá). Trong lĩnh vực quản lý về phương tiện; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; quản lý vận tải; tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, các cơ quan, lực lượng chức năng của nhà nước hoặc các đơn vị dịch vụ còn những tồn tại, yếu kém, thậm chí tiêu cực; công tác quản lý giáo dục cán bộ, công chức, cơ chế quản lý, giám sát, kiểm tra xử lý người vi phạm làm chưa đúng mức, chưa thường xuyên và nghiêm minh. Một số địa phương còn nhận thức công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là của ngành giao thông và công an, nên chưa thực sự quan tâm đến công tác này. Các tổ chức chính trị xã hội chưa thực sự vào cuộc, chưa huy động được lực lượng tổng hợp tham gia giảm thiểu tai nạn giao thông.

- Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông còn chậm, thiếu đồng bộ, thiếu sự gắn kết giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các đô thị lớn với quy hoạch phát triển giao thông. Quy hoạch đô thị có nhiều điểm không phù hợp khi tập trung mật độ quá cao ở khu vực trung tâm tại một số thành phố lớn.

- Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về TTATGT còn chậm do sự phối hợp giữa các Bộ, ngành chưa tốt, chưa xác định được rõ, đầy đủ danh mục, lộ trình ban hành các văn bản để chỉ đạo thực hiện. Tình trạng thụ động chờ Nghị định, Thông tư hướng dẫn khá phổ biến trong khi phần lớn các quy định của pháp luật đã đủ điều kiện thực hiện ngay. Nhiều địa phương chưa ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mà các Luật chuyên ngành giao thông vận tải đã giao cho cấp tỉnh ban hành.

- Công tác tuyên truyền còn rời rạc, thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả tuyên truyền còn thấp; sự đồng thuận của dư luận trong nhiều chủ trương bảo đảm trật tự, an toàn giao thông còn hạn chế.

- Luật Giao thông đường bộ, Luật Đất đai quy định chính quyền địa phương chịu trách nhiệm chính công tác quản lý hành lang an toàn giao thông đường bộ, nhưng hầu hết UBND các cấp ít quan tâm chỉ đạo thực hiện.

- Ý thức chấp hành của một bộ phận người tham gia giao thông chưa cao, nhiều vi phạm còn phổ biến như chạy quá tốc độ quy định, đi sai làn đường, chở quá tải, quá số người quy định ở đường bộ; tình trạng phương tiện không có đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển phương tiện không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn đối với đường thủy nội địa. Theo số liệu phân tích tai nạn giao thông đường bộ thì: 83,% số vụ tai nạn giao thông do người tham gia giao thông gây ra, trong đó 36% do chạy quá tốc độ quy định; 17,2% do tránh vượt sai quy định; 13,9% do thiếu quan sát; 6,8% do đi không đúng phần đường; 6,8% sử dụng rượu bia vẫn điều khiển phương tiện…

- Một số Luật chung (Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã...) và Luật chuyên ngành còn chưa thống nhất nên hiệu lực quản lý chưa cao, nhất là quản lý vận tải đường bộ.


IV. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIAO THÔNG THÔNG SUỐT, TRẬT TỰ VÀ AN TOÀN.

Bên cạnh một số giải pháp lâu dài, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP của Chính phủ trong hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt triển khai thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt và đồng bộ 7 giải pháp cấp bách nêu trong Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ để kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP ngày 4 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ.



1. Các giải pháp cấp bách.

a) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Trước hết là hoàn chỉnh dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi để trình, xin ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XII. Ban hành ngay các văn bản hướng dẫn còn thiếu như văn bản về thẩm định an toàn giao thông, tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ cho việc cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật. Rà soát sửa đổi, bổ sung nâng cao chất lượng một số văn bản cho sát tình hình thực tế để nâng cao hiệu quả quản lý những vấn đề nổi cộm như: quản lý đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy; quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa; quy định về đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên và người điều khiển phương tiện; một số văn bản trong lĩnh vực hàng không để quản lý phù hợp theo quy định quốc tế. Đồng thời chấn chỉnh công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về trật tự an toàn giao thông.

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, đây là biện pháp quan trọng hàng đầu; yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tin, báo chí phải đặc biệt quan tâm, thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các nhà trường trong việc thực hiện các quy định về giáo dục an toàn giao thông.

c) Kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, lực lượng tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm phải xử lý công khai và đúng pháp luật, không phân biệt người vi phạm đi bộ, đi xe đạp, đi môtô hay lái ôtô; người có thẩm quyền xử lý vi phạm mà cố tình không xử lý sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định. Đồng thời nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát, Thanh tra giao thông, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị và đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ” đã được phê duyệt; sớm phê duyệt Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị và đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy”; từng bước áp dụng công nghệ mới trong tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, giám sát có hiệu quả việc chống tiêu cực trong lực lượng Cảnh sát, Thanh tra giao thông.

d) Nâng cao điều kiện an toàn kết cấu hạ tầng giao thông, khắc phục kịp thời những “điểm đen” về tai nạn giao thông; đồng thời quy định khi xây dựng mới quốc lộ, các tuyến phố mới phải tổ chức phân làn riêng cho xe môtô, xe gắn máy, lắp đặt các hệ thống giám sát an toàn. Công tác quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, chợ, đường gom, các điểm đấu nối vào quốc lộ phải thực hiện đúng quy định trong Luật Giao thông đường bộ, Luật Đất đai để đảm bảo hành lang an toàn đường bộ; ngăn chặn việc mở đường ngang trái phép vượt qua đường sắt. Thực hiện đúng tiến độ khai Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ và đường sắt theo Quyết định số 1856/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

đ) Giải quyết tình trạng người điều khiển phương tiện thủy nội địa không bằng, chứng chỉ chuyên môn vẫn điều khiển phương tiện; nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; tăng cường quản lý Nhà nước bằng các giải pháp mạnh đối với hoạt động vận tải đường bộ và các bến đò khách ngang sông.

e) Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện cơ giới đường bộ và đường thủy; giải quyết tình trạng phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vẫn tham gia giao thông; xây dựng giải pháp, thực hiện nghiêm túc việc loại bỏ phương tiện hết niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ.

g) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tăng cường chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận (huyện), phường (xã) tại địa phương mình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông.



2. Các giải pháp cơ bản lâu dài.

a) Tập trung đầu t­ư, cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện có kết hợp với xây dựng mới các công trình quan trọng khác, ­ưu tiên các công trình thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm và các khu đầu mối giao thông; trú trọng phát triển hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt Bắc - Nam, đường sắt đô thị, nhất là xây dựng đ­ường bộ cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau.

b) Nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, huy động các nguồn vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.

c) Tiếp tục hoàn thiện Chiến lược phát triển giao thông vận tải của cả nước và của từng địa phương đến năm 2020, đồng thời tổ chức quản lý, thực hiện tốt công tác quy hoạch giao thông vận tải.

d) Hoàn thành và triển khai Đề án chống ùn tắc giao thông tại hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

đ) Xây dựng chiến lược bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đến năm 2020.

Tóm lại, an toàn giao thông là mục tiêu hàng đầu của công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải vì nó liên quan trực tiếp tới tính mạng và tài sản của các đối tượng tham gia giao thông. Nhưng để đạt được an toàn thì một trong những biện pháp cần thiết đó là thiết lập một trật tự: Trật tự của những người tham gia giao thông thuần túy, trật tự của những chủ thể tham gia kinh doanh trong cả vận tải hành khách và vận tải hàng hóa. Hai mục tiêu trên hoàn toàn không tách rời nhau mà ngược lại, nó có quan hệ hữu cơ và có tính chất hỗ trợ nhau thực hiện một mục tiêu chung là giao thông an toàn - hiệu quả - nhanh chóng - thông suốt phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải xin báo cáo Quốc hội việc thi hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong những năm qua./.





Nơi nhận:

- Như trên;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;

- Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an;

- VPCP: BTCN, PCN Văn Trọng Lý;

- Ủy ban ATGT Quốc gia;



- Lưu VT, KTN (3).

TM. CHÍNH PHỦ

TUQ. THỦ TƯỚNG

BỘ TRƯ­ỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Hồ Nghĩa Dũng

(Đã ký)


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương