Chương XVI: VĂn hoá chăM



tải về 285.74 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích285.74 Kb.
#18975
1   2   3   4

Với sự hiện diện nhiều của gạch Chàm, căn cứ vào những truyền thuyết còn lưu truyền trong dân gian, chúng ta có thể khẳng định đây là vết tích còn lại của một nhóm tháp Chàm đã bị sụp đổ, những gò đất xếp thẳng hàng theo hướng Đông - Tây như hiện nay có thể là vị trí của các ngôi tháp.


2.5. MỘ CỔ VÂN TẬP:

Đây là một ngôi mộ nằm dưới một gò đồi mà dân gian thường gọi là “lò gạch”, trong vườn nhà ông Bường ở rìa thôn Vân Tập, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Cuối năm 1980, gia đình ông Bường đã đào nơi đây để lấy gạch và giải phóng mặt bằng. Trong dân gian vốn đã truyền tụng rộng rãi về huyền thoại một ngôi mộ cổ tại chính vị trí này, nên khi công việc đang được tiến hành thì được tin báo của nhân dân, chính quyền địa phương đã kịp thời ngăn chặn, giữ lại được di tích; tuy vậy, lò gạch đã bị bạt đi phần trên mặt, chỉ còn bên dưới là tương đối nguyên vẹn.

Ở độ sâu 0.40m dưới lớp đất gạch trộn đất khá lộn xộn, thấy xuất hiện hai vỉa gạch mở rộng ra. Đào sâu xuống 0.20m, hiện ra hai hộp gạch hình vuông lồng nhau: hộp ngoài mỗi cạnh 4.6m, cao 0.60m và mặt tường rộng 1m, gạch được xếp không có chất kết dính, kích cỡ đồng đều (37cm x 20cm x 10cm); hộp trong cách hộp ngoài 35cm, mỗi cạnh dài 2m, mặt tường rộng 60cm và khoảng cách này được gia cố bằng đất sét trắng chèn chắc từ đáy lên, nhờ vậy mà tường ngoài vẫn được giữ nguyên, không bị xiêu đổ nhưng trong lòng mộ rỗng nên tường trong bị xiêu vẹo nhiều.

Ở bốn góc mộ, kỹ thuật xếp bắt mỏ được tuân thủ khá nghiêm ngặt. Phía ngoài các góc tường không thấy chìa ra ngoài mà đều được cưa bằng, nhờ vậy mà khối hộp bên trong cũng như bên ngoài đều khá vuông vức. Kết cấu lòng mộ bao gồm hai chất liệu đá khác nhau. Một bệ đá được làm bằng loại đá cát, hình vuông, mỗi cạnh dài 66cm được đục theo lối giật cấp từ ngoài vào trong, tạo thành ba cấp hệt như chân tảng. Cạnh đó là cột đá cao 85cm, rộng 10cm, dày 50cm bằng phiến thạch. Cả hai đều đã bị xiêu đổ, không còn nguyên vị trí. Trong lòng huyệt mộ không tìm thấy vật gì ngoài gạch vỡ trộn đất. Nền mộ dày 50cm, được lèn khá chắc bằng cuội trộn lẫn cát trắng.

Mặc dù ngôi mộ cổ đã bị đào bới, hiện vật tìm thấy không còn gì nhưng từ hiện trạng đó, có thể phục dựng nguyên dạng và quá trình xây dựng, rằng ở một gò đất cao, người xưa đào một hố rộng. Nền hố được kết cấu móng bằng sỏi trộn cát, sau đó dùng gạch cùng kích cỡ xếp hai hộp giữa hai quách, giữa gia cố đất sét trắng. Trên mặt của huyệt mộ đặt bệ đá kín huyệt, rồi toàn bộ được lấp kín, lộ lên trên mặt đất một tảng đá cao, có tác dụng như hòn mồ đánh dấu mộ.

Vấn đề đặt ra ở đây là việc xác định chủ nhân cũng như niên đại của ngôi mộ. Bằng phương pháp gián tiếp sử dụng huyền thoại trong dân gian lưu truyền về “mộ cổ Hoàn Vương” - gắn liền với lũy cũ Hoàn Vương hiện vẫn còn dấu tích; kết hợp với việc phân tích cấu trúc, so sánh chất liệu cấu thành (chủ yếu là gạch)..., các nhà nghiên cứu đều thống nhất khi kết luận đây là một ngôi mộ Chàm, và hiện tại, vẫn chưa có ý kiến phản bác.

3. CÁC LOẠI HÌNH DI TÍCH CHAMPA KHÁC

3.1. Động Phong Nha:

Động Phong Nha nằm trong thung lũng Nguồn Son, thuộc làng Phong Nha, tổng Cao Lao, huyện Bố Trạch (làng Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ngày nay), cách Đồng Hới 50km và thị trấn Hoàn Lão 35km. Từ rất sớm, Phong Nha được xem là “thiên hạ đệ nhất động“ và gắn liền với các tên gọi như động Chùa Hang, động Tiên Sư, động Chùa, động Troóc...

Năm 1899, giáo sĩ người Pháp L. Cadière khi hoạt động truyền giáo ở vùng này đã tiến hành thám hiểm động và tìm thấy dấu tích một bàn thờ cùng với những chữ Chàm khắc trên vách đá của một nhánh hang phụ bên phải, cách cửa vào khoảng 600m. Sau đó, M.C.Paris đã mô tả lại di tích này như sau:“Bên phải lối vào có một bàn thờ bằng gạch Chàm mà người An Nam sửa sang lại những chỗ nứt nẻ, trước đây, một tượng đá được đặt trên bàn thờ này, bức tượng được tạc theo dáng ngồi tréo chân, có một chữ Vạn (svastika) trước ngực, và đầu tóc che kín gáy, nhưng hiện tượng đã bị đổ xuống sông”.

Cùng với di tích, một bàn thờ khác cũng được phát hiện ngay giữa hang động, gần các chữ khắc. Đây là một nền được xây bằng gạch nung, có hình tròn với đường kính khoảng 4m, kích thước viên gạch (27cm x 16cm x 5cm). Ở đây, M.Paris cũng đã tìm được một số gạch cùng với những khối đất nung trong nền đất. Trên bàn thờ này tôn trí một tượng Phật nhỏ bằng đất nung rất cứng, đặt trên bệ hoa sen có chiều cao khoảng 8cm - 10cm, hai bên cạnh còn nổi rõ dấu hằn của khuôn đúc. Tượng có dáng ngồi theo kiểu Âún Độ (Indienne), tay trái để ngang trên vế, tay phải úp trên gối với những ngón tay duỗi thẳng theo dáng điệu cổ điển, búi tóc nhô cao thành búi trên đỉnh đầu (có thể theo truyền thống cổ usnisa). Y phục tượng kín đáo, chỉ lộ vai phải và bàn tay trái(A319:544-545).


Ngoài ra, người ta đã thu thập được trong hang động này 97 bản văn khắc, tập hợp thành 162 tờ(A314:391-407), nhưng do dạng chữ khác lạ và những khó khăn trong việc lấy bản dập nên những văn khắc này đến nay vẫn chưa được phiên dịch. Tuy nhiên, người ta cũng đọc được ở đây chữ Ìàriputra (Theo GS. Trần Quốc Vượng: Ìàriputra là tên một vị truyền đăng, tổ thứ 13 ), theo một số nhà nghiên cứu, chữ viết đó khẳng định tính chất Phật giáo của di tích này.

Trong thời gian gần đây, vào tháng 7/1995, ở khu vực động Chùa Hang, đoàn khảo sát do giáo sư Trần Quốc Vượng dẫn đầu đã tìm được ba nền gạch Chàm có những tảng đá granít lớn cùng rất nhiều mảnh gốm Chàm màu đỏ nâu (giống với gốm Trà Kiệu, Hội An) nằm lẫn với đồ bán sứ và sứ Đường - Tống (thế kỷ IX - X).



Với những di tích, di vật hiện có ở động Phong Nha, chúng ta có thể khẳng định rằng đây là một trung tâm tôn giáo - tín ngưỡng quan trọng của cộng đồng người Chăm tiền trú. Có thể những tiểu tượng Phật giáo được phát hiện ở Phong Nha là do những tín đồ cúng dường để cầu phước, hoặc Phong Nha là nơi ban phát những ngẫu tượng thờ này cho tín đồ hành hương.

3.2. PHO TƯỢNG BỒ KHÊ (HANG ĐỘNG CHÙA HANG

Động Chùa Hang thuộc làng Bồ Khê, tổng Cao Lao, huyện Bố Trạch (nay thuộc xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Hang động này rất nhỏ, ở gần mũi Đá Nhảy và chỉ hơi nhô cao lên mặt đất xung quanh (khoảng 4m - 5m). Tại vị trí này, trước đây có một pho tượng nhỏ, đặt trên một bệ gạch khá lớn. Tượng cao khoảng 0,35m, ngồi theo kiểu Ấn Độ (Indienne), tay phải để trên ngực, nắm một chuỗi hạt ngắn thả xuống trong lòng bàn tay trái, đầu tượng có một búi tóc ở trên đỉnh với những đường nét nặng nề. Pho tượng này được quấn y phục có hình dạng như sampot (một loại váy choàng), y phục được gắn giữ bằng một thắt lưng có đinh mạ, cổ tượng được trang trí bởi một vòng rộng, hai tay có vòng đeo với hai hàng hạt châu ở cườm..., tất cả góp phần hoàn chỉnh cho pho tượng. Pho tượng ở Chùa Hang hiện đã mất.(A318:546)

3.3. NHỮNG TƯỢNG NHỎ Ở KẺ NẠI (BỐ TRẠCH):


Trong những năm 1890 - 1891, trên một khu vực đầy gạch vỡ ở dưới chân thung lũng sông Gianh thuộc xóm Kẻ Nại, làng Thanh Ba, Tổng Cao Lao, huyện Bố Trạch, gần làng Kẻ Đòi / Hỷ Duyệt, người ta tìm được một vò đất, bên ngoài tráng men, cao khoảng 0,8m, trong chứa khoảng 40 tượng nhỏ bằng đồng mạ vàng hoặc mạ kền với các kích thước và hình dáng khác nhau. Trong các pho tượng này, pho tượng lớn nhất cao gần 30cm, một tượng có 2 mặt và 4 tay, tượng nữ thần Uma, tượng Laskmi, một vua Chàm trong tư thế duyên dáng..., đặc biệt là tượng vợ thần Civa trong hình ảnh của chồng với mái tóc được đính lại bằng ngọc miện ba vòng, đầu được bao quanh bằng vòng hào quang linh thuẩn chói lọi rực rỡ, bị cắt bởi một chữ thập. Tóc bện xoắn dài, những cánh tay, cổ tay, mắt cá chân để trần và được trang sức bởi các vòng đeo, có thắt lưng với những vòng được đính kim cương. Thân hình thon, hơi cúi nghiêng và khuôn mặt thuần chủng Aryen... Bên cạnh đó là tượng một tu sĩ khá lớn khác được choàng kín trong chiếc áo bọc sát theo hình dáng của thân. Ngoài ra, vò còn chứa hai hoa sen, có thể cùng thể loại với những hoa ở kho lưu trữ Mỹ Sơn. Một trong những tượng này nằm trong bộ sưu tập của M. Lemire và đã được bán vào năm 1895, pho tượng này có hình dạng giống như bản vẽ trong cuốn Nghệ thuật Đông Dương (L’art Indo - Chinois) của M. Le. Poupourville (trang 212, hình 78). Tượng nguyên bằng đồng mạ vàng, cao khoảng 20cm, được tạo dáng đứng với thân hình nghiêng về bên phải trong một cử động thật đẹp. Tượng có 4 tay, đôi tay trước đưa ra đằng trước, bàn tay phải đưa lên nối ngón cái với ngón trỏ, bàn tay trái cầm một lọ nhỏ cổ dài. Đôi tay sau có các bàn tay nâng cao lên gần vai, bàn tay trái cầm một (vỏ ốc) tù và, bàn tay phải cầm một cái dĩa (?). Đầu tượng có tóc bồng bềnh, đỉnh là một búi tóc rất cao, bao quanh bằng một vầng hào quang chói lọi. Pho tượng mình trần - cho biết là một nam nhân, phần thân dưới có sarong cuốn dày 2 lớp (?), sarong làm cho vóc dáng có những nếp xếp đổ xuống hông. Những hoa tai nặng kéo tai xuống đến vai, một đôi vòng cổ và một thắt lưng bên dưới vú bao vây chung quanh; các cánh tay có những vòng đeo hình bảng chạm trổ, các cánh tay trước và các mắt cá chỉ có những vòng đeo đơn giản.(A323: 547).

3.4. BI KÝ Ở ROÒN


Được phát hiện trên cánh đồng bên bờ Bắc cửa sông Roòn (Di Luân), cách làng Bạc Hạ / Bắc Hà (thuộc tổng Thuần Hòa, phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) khoảng 3km. (Trong một số tài liệu của các học giả nước ngoài, Bi ký ở Roòn còn được gọi dưới tên Văn khắc ở Bạc Hạ / Bắc Hà).Trên cánh đồng này, ở mỗi góc đều có một tảng đá cao 1m30 (phần chôn xuống đất 30cm), thẳng góc ở mặt trong, tròn ở mặt ngoài và được gọt đẽo/chém cạnh một cách thô tháp ở phần trên Một trong số các tảng đá này có chữ khắc, mà sau này, thường được gọi là tấm bia Roòn.(Dấu vết gọt đẽo một cách thô tháp ở phần trên các tảng đá được xem là chứng tích cho sự can thiệp của người Việt vào các di vật này. Tảng đá có chữ khắc (bia ký Roòn) đã được C.Maybon lấy bản dập)(A320:550).

Bi ký ở Roòn gồm bốn hàng chữ Sanskrit (có đôi chỗ bị sứt mẻ), làm thành một bản văn khắc dài khoảng 75cm, rộng khoảng 20cm. Minh văn bắt đầu bằng những lời tôn kính dành cho LokeÌvara với tên Damaresvara; sau đó, thống kê những lãnh địa được dâng cúng cho một tu viện Phật giáo có tên đã mất trên bi ký(A111:76). Nội dung bia ký được dịch như sau: “Tôn kính dâng lên thần Sri Damaresvara, những đồng ruộng ở Tivil, Par, Tradvah... Tất cả đất đai này đều thuộc về tu viện với diện tích 250 đơn vị đo lường và được đâng lên bởi vì vua sùng kính đạo Sri cho... Những người gìn giữ... Những người phá hoại... (Damaresvara, người đứng đầu của những Damaras) là một trong những đức tính tốt đẹp nhất mà LokeÌvara mượn từ thần Civa”.

Được tạo dựng dưới thời vua Indravarman II, có niên đại khoảng thế kỷ IX, tấm bia ở Roòn được xem là minh văn xa nhất về phía Bắc Champa.

3.5. TƯỢNG PHẬT LỒI QUẢNG CƯ (LỆ THỦY - QUẢNG BÌNH):

Ở khu đồi thuộc thôn Quảng Cư, xã Xuân Thủy - huyện Lệ Thủy (nay là thị trấn Kiến Giang, sau một đợt mưa lớn kéo dài gây xói lở đất đá đã làm lộ ra một bức tượng Phật bằng sa thạch. Theo nhận định bước đầu, tượng có hình dạng giống các bức tượng Phật đã được Chàm hóa vẫn thường tìm thấy ở vùng cực Bắc Champa. Nhân dân địa phương gọi là tượng Phật “Lồi”, Phật “Mọc”, nghĩa là từ dưới đất chui lên. Đó là một bức tượng bán thân, cụt đầu, cụt hai tay, cao khoảng 50cm, nặng khoảng 15kg.

Lý giải về sự xuất hiện của bức tượng Phật ở gò đồi, nơi được coi là linh thiêng, ít lui tới, là của người Chàm chôn lại để yểm người Việt.

Theo lời kể của dân địa phương, khi phát hiện pho tượng, họ đã cho lập một miếu thờ, nhưng về sau ngôi miếu này bị san phẳng (khoảng 1960 - 1965) và hiện nay, vị trí này là bệnh viện Huyện Lệ Thủy.



3.6. DẤU TÍCH KIẾN TRÚC CHAMPA Ở QUẢNG PHÚ (QUẢNG TRẠCH - QUẢNG BÌNH):

Tại địa điểm miếu Thần Nông trên khu vực “Lòi Giàng” thuộc thôn Phú Lộc - xã Quảng Phú - Quảng Trạch - Quảng Bình, vào khoảng năm 1972, trong khi khai phá đất đai, nhân dân địa phương đã phát hiện hai tảng đá có dấu vết chạm khắc.

Tảng đá thứ nhất bị vỡ các cạnh, không xác định được hình dáng, làm từ sa thạch có màu xanh xám. Trên bề mặt của tảng đá này có dấu vết của văn tự sanskrit nhưng do quá mờ, không thể xác định được nội dung.

Tảng đá thứ hai màu xám tím, có hình vuông và gia công ở tất cả các mặt. Tảng đá được tạo hình bởi ba khối vuông xếp chồng lên nhau: phần trên rộng 1m05, cao 1m11; phần giữa rộng 0m96, cao 0m23; phần dưới rộng 1m12, cao 0m21. Trong đợt khảo sát thực địa năm 1982, căn cứ vào những hiện vật này, các nhà khoa học cho rằng chúng thuộc về một công trình kiến trúc(A449:217-218); và đưa ra giả thiết trên khu vực “Lòi Giàng”, tại vị trí miếu Thần Nông vốn có một kiến trúc Chàm và việc xây dựng ngôi miếu này đã vùi lấp mất dấu tích của công trình kiến trúc cũ.



3.7. NHỮNG TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC CHÀM Ở TRUNG ÁI

Cách khu mộ cổ Vân Tập không xa, trên địa điểm có tên là “Lòi Giàng” ở làng Trung Ái (hay còn gọi là Trung Thuần thuộc Tổng Lũ Phong, Phủ Quảng Trạch, nay thuộc xã Quảng Lưu - Quảng Trạch - Quảng Bình), sách Cương mục tiền biên cho biết ngoài Phế thành Lâm Ấp còn có những đồ vật còn sót lại của người Chàm xưa.

Trong bản tường trình về phái đoàn khảo cổ ở Annam, M. Paris đã đề cập đến hai pho tượng cụt bằng sa thạch trong một cái miếu ở Trung Ái - hay đúng hơn là gần làng Vạn Tháp(A316;259). Hai pho tượng này mang những nét đặc trưng trong lối điêu khắc của người Chàm, nhất là phần đế của một trong hai pho tượng được chạm khắc dạng hoa văn trang trí hình cung nhọn - dạng hoa văn thường gặp ở những tác phẩm điêu khắc Chàm. Hai pho tượng này hiện không rõ xuất xứ.

Tuy nhiên, hiện nay theo lời kể của ông Nguyễn Văn Điền (cư trú ở thôn Vân Tập) thì ngôi miếu mà C.Paris đã đề cập thực chất là nền đá có hai bật, bên trên đặt hai bức tượng bán thân hình một vị thần nam, nữ. Tượng được tạc từ sa thạch cao khoảng 0m50, nặng khoảng 50kg. Trong khoảng thời gian 1950, hai pho tượng được đưa ra khỏi vị trí vốn có và khu vực “Lòi Giàng” bị san ủi làm khu dân cư.



Di vật còn sót lại sau sự kiện này là bệ đá của một trong hai pho tượng hiện được cất giữ tại nhà ông Nguyễn Văn Điền. Theo kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu, đây là bệ đá hình vuông, tạo tác từ sa thạch, mỗi cạnh dài 50cm, dày 12cm. Bệ đá có năm bật xếp chồng lên nhau, một mặt khắc hình hoa sen và phần dưới trang trí hình cung nhọn. Mặt trên của đế khá bằng phẳng, mặt dưới được đục khuyết theo hình nón cụt, có thể đây là một bệ tượng được cố định với một bộ phận khác phía bên dưới.

4. NHẬN XÉT CHUNG

4,1. Nếu chỉ tính trên mặt số lượng, hệ thống di tích vùng cực Bắc vương quốc Champa, cụ thể là vùng đất Bình - Trị - Thiên hiện nay, tuy không mật tập như ở Quảng Nam, Bình Định hay Ninh Thuận..., nhưng chúng vẫn mang những nét rất tiêu biểu về quy mô, địa bàn phân bố, phong cách mỹ thuật hay đặc trưng văn hoá của một giai đoạn lịch sử.

4.2. Nhìn chung, hết thảy các dấu tích, di tích, di vật văn hóa Chăm tồn tại trên đất Quảng Bình, ngoại trừ những công trình mang chất quân sự như lũy cũ Lâm Ấp - Hoàn Vương, thành Lồi Cao Lao Hạ, Ninh Viễn Trấn Thành, đa phần còn lại đều thuộc về nghệ thuật Phật giáo Champa và đều nằm trong khung niên đại khoảng từ thế kỷ IX - X (thuộc vương triều Indrapura). Nếu thử so sánh với các di tích Phật giáo Champa khác trong cả nước, Quảng Bình thực sự là nơi tập trung nhất của những di chỉ Phật giáo (ngoại trừ Phật viện Đồng Dương ở Quảng Nam). Những di tích Phật giáo nơi đây đã cung cấp những tác phẩm điêu khắc tối quan trọng trong việc tìm hiểu - nghiên cứu nghệ thuật Phật giáo Champa và đặc trưng của nó.

4.3. Những tác phẩm điêu khắc Phật giáo tìm thấy tại Quảng Bình mang những ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Hoa (chủ yếu là vùng Hoa Nam [Vân Nam, Tứ Xuyên...]) như kết quả nghiên cứu của nhiều nhà Nghiên cứu Lịch sử Mỹ thuật Champa. Tuy nhiên, theo chúng tôi, chúng là những tác phẩm mang tính bản địa tích hợp, tiếp biến từ những yếu tố ngoại lai như kỹ thuật chế tác, thủ pháp tạo hình...

4.4. Căn cứ theo những kết quả Khảo cổ học đã được công bố qua các thời kỳ, hầu hết các di tích Phật giáo Champa trên đất Quảng Bình xuất hiện trong vương triều Indrapura, trị vì vùng cực Bắc vương quốc Chăm từ cuối thế kỷ IX (năm 875) - cuối thế kỷ X (trước năm 982 - năm Thập Đạo Tướng Quan Lê Hoàn khởi binh chinh phạt Chiêm Thành). Trong mối liên hệ mật thiết với các di tích Phật giáo Champa vùng Quảng Nam, những di tích Phật giáo Champa ở Quảng Bình đã cung cấp những thông tin thiết yếu trong việc tìm hiểu cấu trúc, sự phân chia quyền lực của các vương triều đương thời hay sự hiểu biết về mối quan hệ hàng hóa thương mãi giữa các tiểu quốc / mandala. Vùng đất Quảng Bình được ghi chép trong Ô châu cận lục như một địa phương có nguồn trầm hương dồi dào vào bật nhất ở miền Trung. Chúng ta biết rằng, trầm hương là món hàng xuất khẩu trọng yếu của vương quốc Champa trong mối quan hệ với thương nhân Ả Rập, Trung Hoa. Nguồn trầm hương ở Quảng Bình, có thể đã được mang đến Quảng Nam - thủ phủ của vương triều Indrapura đóng trên khu vực Amaravati, để trao đổi với thương nhân ngoại quốc qua cửa Đại Chiêm.

4.5. Vùng đất cực Bắc vương quốc Champa trong suốt giai đoạn từ nước Lâm Âúp cho đến khi trở thành một bộ phận của vương quốc Champa to lớn và hùng mạnh hơn; vị thế này luôn mang chức năng tiền tiêu, phên dậu, là vùng biên viễn , “khu đệm” của hai quốc gia phong kiến Chăm - Việt mà lịch sử đã đặt họ trước số phận phải va chạm nhau nhằm tạo một thế đứng vững chải và yên ổn để có thể đối phó trước áp lực thường xuyên của phong kiến phương Bắc. Điều này liên quan đến sự sống còn mà trong những khoảnh khắc nguy nan, mỗi triều đình phong kiến thời bấy giờ phải nhìn thấy hoặc hình dung được sinh lộ của mình. Mối quan hệ ấy liên quan đến nhiều lĩnh vực như: địa thế, cương vực, kinh tế, tư tưởng, xã hội, chính trị... tất cả đều được đặt ra như những vấn đề đặc biệt nhạy cảm và tế nhị. Nhưng điều cốt lõi xuyên suốt lịch sử bang giao của Đại Việt với nước láng giềng phía Nam là luôn luôn biểu lộ một thái độ vừa mềm dẻo nhưng hết sức cương quyết, dứt khoát, tất cả vì một hậu phương bền vững, ổn định, an toàn để làm chủ được số phận đầy thách thức của chính họ trước kẻ thù không ngang sức ở phía Bắc. Cho nên, vùng đất biên cương Bắc Champa - Nam Đại Việt, chắc hẳn trong những tình thế như vậy, tuyệt nhiên không phải và không thể là trọng điểm dân cư có tính chất bền vững và tập trung. Các công trình tôn giáo - văn hoá - sinh hoạt cũng từ đấy không mang tính quy mô, trải qua nhiều triều đại khác nhau như những vùng trung tâm ở phía Nam: Indrapura, Vijaya, Kauthara hay Panduranga. Và cũng chính vì những nguyên nhân nêu trên, các thành luỹ mang tính chất quân sự xuất hiện khá nhiều trên vùng đất này.

Sử sách cũ của người Trung Quốc, Pháp, Việt... đều có nhắc đến một thành luỹ quân sự quan trọng vùng cực Bắc vương quốc Champa với tên gọi là thành Khu Túc, mặc dù, toạ độ của tòa thành này vẫn đang là tồn nghi lịch sử, là đề tài còn luận bàn trong giới khoa học, đó là thành Lồi hiện nay ở Thừa Thiên Huế hay luỹ cũ ở Quảng Bình có tên Cao Lao Hạ. Ở vùng đất cực Bắc Champa còn dấu tích của chiếc luỹ Hoàn Vương (tên gọi của nhân dân địa phương) khá rõ về quy mô, cấu trúc nằm vắt dọc theo dải Hoành Sơn, ranh giới ở Quảng Bình và Hà Tĩnh hiện nay. Một di tích thành luỹ quan trọng khác ở Lệ Thuỷ (Quảng Bình) là Ninh Viễn Trấn Thành / thành nhà Ngo có cấu trúc kiên cố và khá quy mô. Những dấu tích ấy, đủ để chúng ta có thể khẳng định sự hiện diện của những căn cứ quân sự quan trọng ở vùng đất này. Từ những đặc thù về mặt địa - chính trị... đã khiến cho chúng ta nhận thấy mật độ các di tích văn hoá Chăm với tính chất là những địa vực cư trú bền vững cứ tiến về phía cực Bắc càng nhạt dần.



4.6. Qua những biến động lịch sử phức tạp nảy sinh từ mối bang giao giữa hai vương quốc Đại Việt - Champa, vùng đất cực Bắc vương quốc Champa đã được chuyển giao dần bắt đầu từ thế kỷ XI vùng Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh (Quảng Bình, Quảng Trị); sau đó là Ô, Rý (Nam Quảng Trị và Thừa Thiên) vào đầu thế kỷ XIV. Điều đáng nói là người Chăm không phải không còn mối quan hệ với các di tích này trước và sau thời điểm đó, mà chính là qua những biến động ấy, suốt những thế kỷ từ thứ X - XIV, việc tập trung đầu tư, củng cố và phát triển những công trình văn hoá ở vùng đất này đối với người Chăm sẽ có lý do chững lại. Vấn đề này có liên quan đến quy mô, mật độ, phong cách lẫn những giá trị nghệ thuật của những dấu tích văn hoá ở đây, cho nên, cần có sự đánh giá, phân định trước và sau khoảng thời gian này khi nghiên cứu hệ thống các di tích văn hóa Chăm ở vùng đất cực Bắc.

7. Mặc dù là vùng đất biên giới giữa hai quốc gia phong kiến, nơi mà khả năng chiến tranh hay xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào; nơi mà công trình quân sự có thể nhiều hơn công trình văn hoá, nhưng, đứng về mặt loại hình, chúng ta vẫn thấy hiện diện khá đầy đủ hệ thống các di tích và di vật Chăm trên vùng đất cực Bắc này. Ngoài hệ thống thành luỹ như đã nêu ở phần trên, chúng ta có thể nhận ra dù là phế tích, những nền tháp Chăm, hệ thống các tượng điêu khắc hay phù điêu đá, bi ký,... Mặc dù chúng ta có đầy đủ cơ sở để chứng minh sự phát triển của Phật giáo ở nơi này, nhưng cạnh đó vẫnû có mặt hệ thống tượng thờ dưới dạng điêu khắc ở vùng đất này như Brahma,Civa, Visnu, Sarasvati, Laskmi, Uma, Genesa, Nandin, Hamsa, Garuda, Mackara... chứng tỏ văn hoá Âún Độ giáo đã ảnh hưởng một cách toàn vẹn và đậm nét trên những vùng cư dân đang sinh sống ở đây thời bấy giờ. Các di tích ảnh hưởng khá rõ văn hoá Phật giáo như Đại Hữu, Mỹ Đức, những giả thiết được xây dựng từ lâu như khu Thánh địa Phong Nha (Quảng Bình); những khu thờ tự bà Thiên Y A Na được Việt hoá từ bà Poh Nagar, người mẹ đỡ đầu của vương quốc Chăm là điều không mấy xa lạ, và dĩ nhiên bên kia đèo Ngang trong địa phận Hà Tĩnh thì những di tích dạng như thế này không tồn tại.

1


2



tải về 285.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương