Chương XVI: VĂn hoá chăM


Vị trí - cấu trúc * Tòa thành trong một vài tư liệu



tải về 285.74 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích285.74 Kb.
#18975
1   2   3   4

1.2.2. Vị trí - cấu trúc

* Tòa thành trong một vài tư liệu


Không như những tòa thành khác hiện diện trên dải đất miền Trung, thành Cao Lao Hạ dường như bị bỏ quên trong những bộ chính sử, kể cả Đồ Bàn thành ký - nguồn tư liệu ghi chép, khảo tả rất nhiều tòa thành thời kỳ vương quốc Champa.

Một vài tư liệu khác sớm hơn viết về vương quốc Champa như Tấn thư, Thủy kinh chú, Lâm Ấp ký, Đường thư,... lại nhắc đến thành Khu Túc - tòa thành đầu tiên của người Chàm khi lập quốc từ thời Khu Liên, mà vị trí của nó như tương đồng với thành Cao Lao Hạ. Đến nay, tuy có rất nhiều bài khảo cứu về vấn đề này, nhưng đây vẫn là một tồn nghi khó giải đáp.

Sự hiện diện của tòa thành đất ở bờ Nam sông Gianh (Thọ Linh / Linh Giang xưa) xem ra không mấy gây ấn tượng với các sử quan triều Nguyễn, suốt thời phân tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672), nằm ở vùng địa đầu chiến tuyến, tòa thành này cũng không hề được nhắc đến. Từ một vài chi tiết rất nhỏ trong Việt sử xứ Đàng trong (1558 - 1777): “Vĩnh Thọ thứ 4 (1661), tháng 12, rước vua Lê vào đánh chúa Nguyễn. Thủy binh đóng ở của Nhật Lệ, bộ binh sang sông Gianh, vào Nam Bố Chính, đóng ở Phước Tự”; hay tháng 10/1774, quân Trịnh tiến đến Bắc Bố Chính, “ban đêm đem quân lẻn qua đò sông Gianh, sáng sớm hôm sau, quân sĩ lên bờ, đóng ở xã Cao Lao”(A355:206-263)... mà qua đó, chúng ta chỉ có thể đoán định có hay không việc sử dụng tòa thành này, bởi, Phước Tự hay Cao Lao đều là những địa danh quen thuộc ở khu vực thành lồi Cao Lao Hạ.

Các học giả người Pháp đã bước đầu chú ý đến tòa thành này. L.Cadière mô tả: “Đồn này hình vuông, mỗi cạnh khoảng 200m, tường của đồn này dày khoảng 2m - 3m ở phía trên, cao 2m. Phía ngoài của bức tường có một dải đất rộng 3m chạy vòng quanh lũy.Ở phía Bắc người ta chú ý đến một cái nền lát bằng những tấm đá lớn, bằng phẳng, không bị đẽo gọt và ở mọi phía là những mảnh vụn của những viên gạch đỏ hoặc đen nằm lẫn trong đất của bức tường. Xung quanh thành là những con mương hiện nay đã biến thành ruộng lúa nhưng vẫn còn nhận được khá rõ ràng. Những con mương này rộng khoảng 15m và được dân chúng gọi là “hào”. Hào ngăn cách với tường bằng con đường dốc thoai thoải rộng khoảng 6m gọi là đường hào. Bức thành được trổ cái cổng, danh từ này dùng để chỉ những cái vòm gạch dẫn vào trong thành nội... Tất cả những công sự phòng thủ ấy làm từ thời kỳ nào? Thật khó mà trả lời một cách chính xác...”(A17:106-205).

Từ khảo tả của Cadière, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khác như: Đất nước Việt Nam qua các đời - Nghiên cứu Đại lý học Lịch sử Việt Nam, Tiìm hiểu di tích văn hóa Champa ở Quảng Bình, Về những di tích Lịch sử Văn hóa vùng cực bắc vương quốc Chămpa, hay Một số suy nghĩ về đặc điểm và hướng bảo tồn những dấu tích văn hóa vùng cực Bắc vương quốc Champa xưa...

* Vị trí địa lý - đặc điểm địa hình:


Trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, toà thành được xây dựng trên dải đất cao, thoáng, nay thuộc địa phận xã Hạ Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình), cách cầu Gianh khoảng hơn 1km về hướng Tây - Nam. Con đường giao thông liên xã tách ra từ Quốc lộ IA nối liền xã Hạ Trạch với Bắc Trạch được mở đi ngang qua lũy thành, cắt tòa thành ra làm hai nửa khá đều nhau.

Khu vực này nằm trên bờ Nam sông Gianh (Linh Giang, còn gọi là Thanh Hà, phát nguyên từ ba nguồn: từ núi Thanh Lãng, từ các núi nguồn Kim Linh, và từ nguồn Son An Náu, thời phân tranh, lấy sông này làm giới hạn, mới gọi “Nam Hà”, “Bắc Hà”. Gần cửa biển, sóng gió dữ dội, hai bờ cách trở như hào rãnh của trời, cùng lũy Nhật Lệ làm thế hiểm yếu trong ngoài. Năm Minh Mệnh 19, đúc cửu đỉnh, lấy hình tượng này đúc vào Chương đỉnh; Thiệu Trị 4, dựng bia đá ở bờ phía nam, Tự Đức I, chép vào điển thờ) nơi sông Son (Đại Nam Nhất Thống Chí gọi là nguồn Son An Náu - một trong ba nguồn của sông Gianh / Linh Giang: “...nguồn Son An Náu chảy về phía đông qua huyện Minh Chính vào sông La Hà đổ ra biển...”(A374:35-36) bắt nguồn từ những ngọn núi lớn nhỏ thuộc sơn hệ Trường sơn, chuyển mạch, uốn dòng đổ về theo hướng Tây - Đông, hợp lưu cùng sông Gianh ở một ngã ba sâu và rộng, để từ đó chuyển hướng sang Tây Bắc - Đông Nam, chảy ra biển Đông qua cửa Gianh / Linh Giang tấn hiểm yếu ngày xưa.

Mặc dù mẫu số chung của lát cắt địa hình miền Trung luôn có độ nghiêng về hướng biển, nói cách khác, trắc diện địa hình thường có dạng équerre: đỉnh cao nhất - hướng Tây, nơi của những dãy núi già bị phong hóa, bào mòn dữ dội trong quá trình kiến tạo, xuôi về Đông, độ cao giảm dần ở hệ gò đồi trước núi, đồng bằng, đầm - bàu, cồn cát ven biển, ra tới biển Đông; tuy nhiên, qua khảo sát, bỏ qua những ngọn núi phía Tây, chúng tôi nhận thấy đây lại là địa điểm cao nhất. Nhìn chung, thành ở vị trí khá hiểm yếu, núi bọc phía Tây - Nam vòng sang Đông - Nam, sông lớn chảy ở phía Tây, Tây - Bắc sang Đông - Bắc; xung quanh thành là đồng ruộng phì nhiêu và hệ thống sông ngòi khá thuận lợi về mặt giao thông - giao thương.

* Cấu trúc:

Từ sự chỉ dẫn của một số tài liệu như đã nêu, khi tiến hành khảo sát, chúng tôi nhận thấy tòa thành có dạng hình chữ nhật, các lũy thành cao thấp không đều nhau, bằng phương pháp đo trên bề mặt lũy, chúng tôi có được các kích thước như sau:



- Lũy thành hướng Đông - Bắc dài 197m, rộng 5.6m, cao 2.5m, rộng chân 10.5m. Bên ngoài lũy thành là cánh đồng Phố, sát chân thành là một bờ đất rộng 5.8m mà dân địa phương gọi là thành giai (?) và dấu tích hào nước. Dọc lũy thành, chúng tôi nhặt được rất nhiều mảnh gốm (từ gốm Chăm xương dày, thô mộc; loại nung đến sành; kể cả đồ da lươn; céladon...) và rất nhiều gạch vỡ, trong đó viên còn nguyên có kích thước (18cm x 10cm x 40cm). Ngay giữa lũy thành có chỗ bị cắt ngang rộng 3.5m có tên là cửa Sát Cấm, cũng chính là nơi mật tập nhiều gạch vỡ, bên ngoài là dấu tích hói Hạ chảy chếch về hướng Nam nối liền Sát Cấm với sông Gianh. Có thể xưa kia, con hói này được đào làm thủy lộ từ tòa thành ra sông Gianh, nhưng nay đã bị bồi lấp thành ruộng, một số đoạn được làm ao hồ chăn nuôi.

- Lũy thành hướng Đông - Nam dài 255m, rộng 5.5m, cao 2.2m, rộng chân 11.3m. Bên ngoài lũy thành là cánh đồng Phố và khu mộ táng (ở khu mộ táng, gần đường giao thông có một nền gạch cũ, gọi là nền Chùa), sát lũy thành là bờ đất rộng 5m và dấu tích của hào nước, lũy thành này bị cắt làm hai nửa bởi con đường giao thông liên xã, đôi chỗ ở bề mặt lũy bị đào xới dẫn đến sụt lở. Chỗ cắt thành được dân địa phương gọi là cửa Chùa.

- Lũy thành hướng Tây - Nam dài197m, rộng 6.8m, cao 2,7m, rộng chân 11.7m. Bên ngoài lũy thành cũng là bờ đất rộng 7m, trên đó có nhiều mộ táng hình nón cụt (11 ngôi), kế đến là ruộng lúa rộng 15m. Có thể những thửa ruộng này, trước kia là hào nước, bị bồi lấp mà thành. Giữa lũy thành hướng Tây Nam có một đoạn bị san bạt làm mương thuỷ lợi rộng 0.8m, cũng chính địa điểm này, dù chưa thể khai quật, vẫn nhận biết trắc diện lũy thành.

- Lũy thành hướng Tây - Bắc dài 255m, rộng 6m, cao 1.8m, rộng chân 11.7m. Bên ngoài là cánh đồng Lạc, bờ đất rộng 9m ngay sát chân lũy, xa hơn nữa là sông Son. Trên cánh đồng Lạc, trong quá trình canh tác, dân địa phương thu nhặt được rất nhiều cứt sắt, mảnh gốm sứ và những mảnh vỡ hình bán cầu bằng đá hoặc sành, theo chúng tôi đây có thể là đạn đá.

Bề mặt các lũy thành hiện được trồng bạch đàn chen lẫn các bụi cây dại, tuy một số nơi bị đào bới, nhưng nhìn chung vẫn còn khá quy chỉnh. Bên trong lũy thành là ruộng mía, tại góc thành hướng Bắc gần cửa Sát Cấm có một gò đất nhỏ (đường kính khoảng 3m) không bị tác động của quá trình canh tác nên cây dại phủ kín. Bên ngoài góc thành hướng Đông là một cồn đất, đá, chen dày mảnh gốm và gạch vỡ, mà dân địa phương cho biết, dưới cồn đất là những phiến đá lớn mà đến nay họ vẫn còn đào xới, đục nhỏ lấy làm vật liệu xây dựng.

Trong điều kiện chưa thể khai quật, ở đoạn thành bị cắt xẻ làm mương thủy lợi, chúng tôi nhận thấy cấu trúc lũy thành như sau:

Lũy thành được đắp bởi hai lớp đất (loại đất sét vàng có đặc tính liên kết khá lỏng lẽo, một số đoạn được đắp bồi bởi đất Feralit màu xám đỏ), ở giữa có lớp gia cố bằng đá cuội (loại cuội vừa giống ở thành Hóa Châu) và gạch vỡ (không xác định được kích thước). Tại một số địa điểm, chúng tôi bắt gặp những tảng đá lớn nằm giữa lũy thành, phát lộ khi lũy bị san bạt làm đường giao thông. Lớp đất bên dưới dày khoảng 1.2m, lớp trên khoảng 1.5m, lớp gia cố ở giữa khoảng 35cm - 40cm. Lối cấu trúc này chúng ta cũng bắt gặp ở thành Lồi, Hóa Châu (Thừa Thiên Huế) hoặc ở một số thành Chăm khác, tuy nhiên, ở thành Lồi hay Hóa Châu, lớp gạch, đá gia cố giữa lũy thành có vẻ quy chỉnh hơn.

Nhìn tổng thể, qua khảo sát có thể tòa thành được mở ra ba cửa: cửa Sát Cấm, hai cửa còn lại là chỗ con đường giao thông liên xã cắt ngang.Qua khảo sát, được biết chỗ bị san bạt ở lũy thành hướng Đông - Nam được dân địa phương gọi là Cửa Chùa. Sở dĩ có tên gọi này là do bên ngoài lũy thành, trong khu mộ táng có vị trí được gọi là nền Chùa và cũng để dễ phân biệt với cửa còn lại. Nhưng thực tế, hai cửa này mới được mở gần đây để tiện việc đi lại. Nếu đặt tòa thành trong bối cảnh khu vực trên bờ Nam sông Gianh, chúng ta sẽ sớm nhận ra cửa chính tòa thành sẽ là Sát Cấm và hỗ tương cho nó là một số cửa phụ được mở về hướng núi, tạo thế liên hoàn thủy bộ cho tòa thành. Sẽ không có cửa ở chỗ mương nước ngang lũy thành Tây - Nam, đối diện với Sát Cấm như nhận định của một số tác giả, bởi đây là điều tối kỵ của phong thủy trong lối kiến trúc thành - trực môn / trùng môn, mà điển hình là bài học thành Nhà Hồ ở Thanh Hóa, chết khi chưa thành hình, chết trong tuổi vị thành niên của nó.

1.2.3. Vài nhận định

*Về vị trí - cấu trúc:

Không như những thành Chăm khác, cổ thành Cao Lao Hạ được xây dựng không dựa vào địa hình sẵn có của tự nhiên. Thành có dạng hình chữ nhật, các lũy thành được đắp khá quy chỉnh, tọa lạc trên khu vực bằng phẳng... Tuy nhiên, với kích thước các lũy hiện còn, chúng tôi nhận thấy đây là một tòa thành không lớn. Trên cùng khu vực, thành Lồi (Thừa Thiên Huế) có kích thước các lũy là: 750m, 550m, 350m, 370m; thành Hóa Châu (Thừa Thiên Huế): 1.920m, 1.890m, 570m, 590m; thành Thuận Châu (Quảng Trị): 600m, 500m; hay Ninh Viễn thành: 570m, 370m...

Có thể xưa kia, thành được tu bổ nhiều lần qua các thế hệ chủ nhân, các lũy thành bảo đảm được độ cao và dốc đứng, các đường nước được nạo vét khơi thông..., tạo nên sự hiểm trở. Nhưng bị chi phối bởi tính bền vững của vật liệu cấu trúc, hơn nữa do tồn tại trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của dải đất miền Trung, nên chỉ trong thời gian ngắn không được đắp bồi, tòa thành tàn tạ một cách nhanh chóng. Các lũy thành bị san bạt, đất đắp sụt lở, hào rãnh bị bồi lấp... Chúng ta cũng gặp hiện tượng này ở thành Thuận Châu (theo các vị cao niên, chỉ cách đây vài mươi năm những dãy lũy còn cao quá đầu người, mà nay rất khó nhận diện được chúng); hay thành Lai Trung (Thừa Thiên Huế), thành Lồi Cổ Lũy (Quảng Trị)... chỉ tồn tại trong thư tịch, nay hoàn toàn mất dấu trên thực địa bởi đã trở thành đất canh tác.

* Vai trò của tòa thành qua các thời kỳ lịch sử:

Chúng tôi không loại trừ nơi đây có thể đã từng tồn tại các điểm cư trú với những công trình phòng thủ ban đầu của những nhóm tộc người bản địa. Cho đến thời Hán thuộc, trên đó lại trở thành những trung tâm, lỵ sở của chính thể mới. Sau cuộc nổi dậy của Khu Liên, người Chàm tiếp tục xây dựng những tòa thành của mình trên nền cũ của người Hán. Theo nhà nghiên cứu Lịch sử Mỹ thuật Champa Trần Kỳ Phương, một trong các bi ký ở Mỹ Sơn đề cập đến một tiểu quốc Chàm có tên gọi là Ragdrapura ở một trong các cửa sông vùng Quảng Bình (có thể là Gianh, Roòn, Nhật Lệ...). Trong hình dung ban đầu về vị trí thiết lập các tiểu quốc này - với những điều kiện cần và đủ để có thể hình thành, có lẽ, tiểu quốc này sẽ ở vào lưu vực sông Gianh, mà thành Lồi Cao Lao Hạ có thể là trung tâm hành chính (cũng theo đó, quy mô của những tòa thành thường không lớn, chỉ là vòng thành bảo vệ tư dinh của thủ lĩnh, nhưng tồn tại trong nó là những kiến trúc gỗ xứng tầm với vị trí của người đứng đầu). Và về sau trong quá trình Nam tiến, người Việt đã có khi tái sử dụng chúng trong điều kiện nhân vật lực hạn hẹp buổi đầu. Điều này thể hiện ở một vài chi tiết trong cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672).



2.3.3. Sau cuộc nổi dậy của nhân vật Khu Liên, người Chàm thành lập quốc gia của họ mà cương giới kéo dài đến tận Hoành Sơn, theo chúng tôi, Cao Lao Hạ chỉ có thể là nơi đồn trú quân binh vùng biên viễn, bởi “vì biên thùy là nơi trọng địa, đắp thành nơi ấy để đóng quân, chứ không phải là kinh đô nước ấy. Nếu là kinh đô, sao lại đóng ở chỗ cực biên”(A62:269).

Đến nay, những thành Lồi ở các tỉnh miền Trung luôn gắn với những tồn nghi lịch sử, thành Lồi Kẻ Hạ cũng vậy. Bằng những phép tính cụ thể, học giả Đào Duy Anh cho nó là huyện thành Tây Quyển - một trong năm huyện của quận Nhật Nam thời thuộc Hán và cũng là thành Khu Túc - thành Lâm Ấp buổi quốc sơ. Tuy nhiên, với những thư tịch và kết quả khảo sát hiện có của chúng tôi, khó có khả năng đây là Khu Túc. Những ghi chép của Thủy kinh chú khi dẫn sách Thủy Kinh về Khu Túc như sau: “Thành xây giữa hai con sông là Lô Dung và Thọ Linh, chu vi 6 dặm, 170 bộ, xây gạch cao 2 trượng, trên thành lại có tường cao 1 trượng, có mở nhiều lỗ vuông, trên tường gạch có lát ván, trên ván dựng 5 tầng gác, trên gác có nóc, trên nóc có lầu, lầu cao từ 7 - 8 trượng, thấp cũng 5 - 6 trượng, thành có 13 cửa, tất cả cung điện đều quay về hướng Nam. Chung quanh thành có hơn 2100 ngôi nhà”(A199:127). Chúng ta nhận thấy, với quy mô to lớn như thế thì Cao Lao thành khó có thể đảm đương được.



2.3.5. Bên cạnh đó, nếu so sánh với các tòa thành khác trong cùng khu vực, có thể thấy rằng, quy mô của Cao Lao thành không phải là lớn, mà lớn nhất ở Bình - Trị - Thiên là Hóa Châu thành hình dạng hiện nay chủ yếu là kết quả của Đỗ Tử Bình tu bổ năm 1362, còn quy mô của thành Chăm trước đó, khó có thể xác quyết; sau đó là thành Lồi (Thừa Thiên Huế). Cũng chính từ vị trí chiến lược tối ưu của Thành Lồi mà Thái Văn Kiểm đã cho nó là Khu Túc - tòa thành được xây dựng nhằm bảo vệ kinh đô Phật Thệ cách đó 140 km về phía Nam. Thuận Châu thành tọa lạc ở vị trí có mối liên hệ mật thiết, mang tính sống còn với sông Thạch Hãn và Cửa Việt (cửa sông Thạch Hãn - cửa Đại An theo cách gọi của người Việt thời kỳ Champa). Theo thư tịch, Thuận Châu cũng là tòa thành lớn, phía trước là chợ Thuận, hệ đền tháp Dương Lệ, Trung Đan (Đơn) xung quanh. Thành - thị, được mô tả như khu vực sầm uất vào bậc nhất vùng châu Ô.

Ý kiến cho Khu Túc chính là Hóa Châu thành của một số nhà nghiên cứu hiện chưa có cơ sở lý giải. Với những kết quả có được khi khảo sát ở các tòa thành tồn tại trên khu vực Bình - Trị - Thiên, chúng tôi không loại trừ trong giả thiết công tác của mình, Khu Túc vẫn có thể là một trong hai tòa thành: Thành Lồi, hay Thuận Châu.



1.3. THÀNH NINH VIỄN (LIÊN THỦY - LỆ THỦY - QUẢNG BÌNH):

Trong cái khó chung của việc tìm hiểu các di tích vùng cực Bắc Cham pa, vấn đề xác minh một cách cụ thể, đích xác về quy mô, hình dáng, cấu trúc, chất liệu, kỹ thuật... thành lũy ở Quảng Bình - điểm cực Bắc, lại càng không dễ. Quảng Bình, vốn là miền biên viễn Hán thuộc, biên địa của các vương triều Champa, ghi đậm dấu ấn cuộc mở đất về phía Nam của dân tộc Việt, trong sự tàn phá của thiên nhiên khắc nghiệt..., những thành lũy ở đây không có cơ hầu tồn tại nguyên vẹn, mau chóng trở thành những phế tích.



Ở một vùng đất xưa kia không thực sự trù phú, nhưng lại là luỹ giới giao tranh trọng yếu, sự hình thành cũng như vai trò, chức năng của thành lũy vì thế càng là điều đáng phải bàn, nhất là khi khoảng trống này ngày càng rộng cùng với sự tàn lụi theo thời gian của những phế tích. Với tinh thần đó, khi nghiên cứu về thành lũy ở Quảng Bình cần đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, nhìn nhận đánh giá trong mối tương quan giữa các thành, thành - luỹ, qua từng giai đoạn khác nhau.

1.3.1. Ninh Viễn thành: từ thư tịch cổ...

Có thể nói rất ít tư liệu đề cập về thành Ninh Viễn, nhưng thực sự giá trị, cùng với những phế tích đan xen ký ức của người dân, cho chúng ta một hình dung tổng thể về toà thành cổ này. Thành được mô tả chủ yếu qua các tài liệu như Ô Châu Cận Lục, Việt Nam Khai Quốc Chí Truyện, Phủ Biên Tạp Lục, Đại Nam Nhất Thống Chí, Đồ Bàn Thành Ký, Sử Học Bị Khảo,... nhưng chỉ là những thông tin tổng quát về vị trí địa lý và tên gọi, bởi thế nhận định về thành Ninh Viễn đến nay cũng chỉ dừng lại ở những giả thiết, “còn thành ở Lệ Thủy, hoặc là nước Chiêm Thành đắp riêng ra, hoặc là phủ Tân Bình (châu Địa Lý, đổi năm 1075) đời Lý, không biết rõ được”(A62:288).

Mặc dù tồn tại qua rất nhiều tên gọi (thành Lồi, thành Chàm, thành Uẩn Áo, thành nhà Ngo / Ngò / Ngô, Ninh Viễn thành...) nhưng ở đây, xin thống nhất định danh thành Ninh Viễn.(Lý giải về danh từ Ngô / Ngò / Ngo, có ý kiến cho là gọi theo tên huyện lỵ Chu Ngô thời thuộc Hán; là thành lỵ do nhà Ngô (năm 222 - 280, thời Tam Quốc) đặt ra để cai trị...; các từ như Ngò hay Ngo có thể do người nước ngoài (người Pháp) đọc mà ra (?). Về các tên gọi như Ninh Viễn, Uẩn Áo / Uẩn Úc, theo chúng tôi cách lý giải theo hướng cắt nghĩa các từ Hán Nôm không nói lên điều gì và không thể xác định thời điểm thay đổi tên gọi).

Theo sử liệu, từ xã An Trạch, theo con đường dọc sông đi xuống xã Tân Duyệt (Tâm Duyệt) đến cầu sông Quy Hậu, về phía tả có một toà thành cổ, gọi là Ninh Viễn: “Thành Ninh Viễn ở về địa phận xã Uẩn Áo, huyện Lệ Thủy (nằm về phía Nam châu Địa Lý), tại mặt trước thành có con sông Bình Gian (nay là sông Kiến Giang) đưa nước từ nguồn về.



(Trên cùng khu vực, thành Lồi (Thừa Thiên Huế) có kích thước các lũy là: 750m, 550m, 350m, 370m; thành Hóa Châu (Thừa Thiên Huế): 1.920m, 1.890m, 570m, 590m; thành Thuận Châu (Quảng Trị): 600m, 500m; hay Ninh Viễn thành: 570m, 370m...)

Phía sau thành tiếp giáp với sông Ngô Giang.

(Sông Ngô Giang ở cách huyện Lệ Thủy 10 dặm về phía Nam, nguồn ra từ Cẩm Lý chảy qua xã Uẩn Áo làm sông Uẩn Aïo, tục gọi là sông nhà Ngo . Phủ Biên Tạp Lục nói đó là con sông nhỏ Quy Hậu, nhưng Đại Nam Nhất Thống Chí có sự phân biệt khá rõ “sông Quy Hậu ở phía Tây Nam huyện Lệ Thủy, nguồn ra từ núi An Trạch chạy quanh co về phía Bắc chừng một dặm rồi đổ vào vực An Sinh”(A374:39). Chúng tôi cho rằng sông Uẩn Áo, Quy Hậu hay Ngô Giang là một, nay chính là con hói Mai).

Ba mặt thành đều nhìn ra sông, còn một mặt thì trông lên giải núi. Nha môn Trấn Bình hiện ở trong thành Ninh Viễn. Tại cửa Nam thành này người ta thấy có đá khắc mấy chữ “Ninh Viễn Trấn Thành” còn y nguyên”(A374:39). Đây là khu thành mà các cuộc Nam chinh thời Lý, Trần, Lê thường hạ trại trú quân(394:94-95). “Thành Ninh Viễn một mặt dựa núi ba mặt cách sông hình thế hiểm trở thật là bức dậu của Hóa Châu”(A374:47).

Ngày nay, ở huyện Lệ Thủy trên bờ sông Kiến trông sang suối lớn (đại khê) cũng còn bức thành quy mô khá rộng”(291:239).



1.3.2. Qua khảo sát thực tế...

Điều trở ngại lớn trong quá trình khảo sát là thành không còn nguyên vẹn, rất khó hình dung và nối kết hình dạng một cách cụ thể, các lũy thành đã bị biến dạng qua thời gian, bởi sự khắc nghiệt của thiên nhiên và quá trình canh tác, tụ cư của cư dân địa phương. Trừ lũy thành phía Đông có thể thấy được, tuy nhiên cũng chỉ là một dải đất chạy nhô lên giữa cánh đồng làng Uẩn Áo, các lũy thành còn lại hoặc bị xói lở (bờ thành Tây Bắc), hoặc đã bị đào bới san bằng để làm nhà (bờ thành Tây Nam), thành bờ hói nước (lũy thành Đông Bắc - con hói Mai), bị các con đường, kênh cắt xẻ... Đường liên thôn chạy qua tạo thành trục ngang cắt thành làm hai nửa (Đông và Tây). Trong thành hiện không còn dấu tích Cồn Kho, nền Chùa... như một số tài liệu chỉ dẫn, nay trở thành ruộng (tục gọi là cánh đồng Thành). Qua khoảng cách tính từ ruộng đến mặt đường cắt ngang thành đo được 1.5m, có thể hình dung độ cao của nền thành, trên thực địa, ruộng ngoài thành thấp hơn trong thành



* Vị trí:

Tòa thành nằm trong phạm vi làng Uẩn Áo (xã Liên Thuỷ, Lệ Thủy), phía Tây giáp làng Xuân Hồi, phía Nam giáp làng Trạm (Mỹ Trạch, Thuận Trạch), phía Bắc giáp làng Hoàng Giang (tên Nôm là Nhà Vàng)(Tục truyền, sự xuất hiện tên làng gắn với các từ như Kẻ (kẻ Trạm / Thuận Trạch, kẻ Tréo / Cổ Liễu, kẻ Chàm / Quảng Cư, kẻ Soi / Xuân Hồi), Nhà (nhà Ngo / Uẩn Áo, nhà Vàng / Hoàng Giang...) có nguồn gốc từ tên gọi các điền trang lập nên dưới thời danh tướng Hoàng Hối Khanh: “kẻ” dùng gọi những điền trang sản xuất ngoài trời như trồng trọt chăn nuôi; “nhà” dùng để gọi những nơi sản xuất trong nhà, sản xuất các vật dụng đồ dùng...). Tòa thành xây dựng trên vùng đất bằng, không bị phụ thuộc vào địa hình mà hoàn toàn có thể chủ động trong việc thiết kế quy mô, cấu trúc thành.

Trong không gian lớn, ba mặt giáp sông: phía Tây Bắc là sông Kiến Giang (Bình Giang), phía Đông Nam là cả một vùng đồng trũng rộng lớn (trước là đầm nước, tục gọi là xứ Đầm), phía Đông Bắc là hói (sông) Chợ Mai, chi lưu của sông Kiến Giang chảy về Đông Nam, đổ vào Bàu Sen rồi ra biển, kích thước ở vị trí cầu bắc qua hói dẫn vào thành là 22m; lũy Tây Nam được dựng lên trong thế dựa vào núi (tục gọi là Xóm Rậy [xóm núi]). Ô Châu Cận Lục mô tả “một mặt dựa núi ba mặt cách sông” là vậy.

Trong một không gian hẹp, ngoài lũy thành hướng Tây Bắc và Đông Bắc, được bao bọc bởi con Hói Mai và sông Kiến Giang, dưới chân lũy thành Tây Nam và Đông Nam là những con mương nhỏ. Cụ thể, ở lũy Tây Nam (nay chỉ là dải đất) có một con mương nhỏ (rộng 6m), bị cắt ngang bởi đường liên thôn qua thành, gọi là hào Điền, nay là ruộng lúa. Mương ở lũy Đông Nam (rộng 5m), nối hào Điền với hói Mai, nay cũng là ruộng lúa. Ở góc Bắc thành, là nơi vị trí hồ trũng: Cồn Sói. Người dân cho biết hồ được tạo nên bởi sự xâm thực của sông Kiến Giang. Về sự xuất hiện các địa danh, được biết nó hoàn toàn mang tính dân gian, không lý giải rạch ròi được.



* Cấu trúc lũy thành:

Thành có dạng chữ nhật không cân, theo trục Tây Nam - Đông Bắc. (Chúng tôi gọi như thế bởi, chiều ngang Đông Nam hình như được mở rộng ra so với chiều ngang Tây Bắc do địa thế phía Đông (?). Kích thước đo được ở lũy thành hướng Đông Nam khoảng 370m (± 10m), và Đông Bắc (ở lũy thành Đông Bắc) là 480m (± 10m).(Có ý kiến cho rằng đây chính là thành cũ xưa nhất của Chiêm Thành, xây toàn bằng đá ong, thành có hình chữ nhật, ngang khoảng 300m, dọc khoảng trên 100m. Người già nói xưa giữa thành có một tháp Champa, trước 1945 nền đất chân tháp còn khá cao, cùng với những khung nền xung quanh có thể là di tích các dinh thự)(A394:94-95).

- Mặt thành Tây Bắc không còn, nhưng không có nghĩa là thành chỉ có ba mặt như một số nhận định; bởi trong một địa thế như vậy (nằm bên bờ Đông sông Kiến Giang, phía Tây làng Uẩn Áo, nơi dòng xói đổ về từ thượng nguồn), cũng như về nguyên tắc thành không thể được xây sát bờ sông, mà luôn phải có một khoảng cách nhất định. Lý giải về sự mất tích của mặt thành Tây Bắc, có lẽ, qua quá trình tồn tại, cùng với thời gian là sự xâm thực của sông Kiến Giang làm lũy bị xói lở, cho dù có sự gia cố ở những thời kỳ sử dụng tiếp theo (còn lại nhiều tảng đá lớn kè móng).

- Ngoài cửa thành phía Nam theo như mô tả của Đại Nam Nhất Thống Chí và một số tư liệu cổ: “phía cửa Nam thành có đá khắc chữ: Ninh Viễn Trấn thành”, hiện tại, chưa xác định được cửa Bắc của thành. Các tài liệu mô tả về thành không thấy nhắc đến và trên thực tế cũng không tìm thấy dấu vết, cả trong ký ức của người dân. Chúng tôi cho rằng, nếu trong cấu trúc thành Ninh Viễn có cửa Bắc (Đông Bắc) hướng ra sông nhỏ Ngô Giang (Uẩn Áo / Quy Hậu / hói Mai), cạnh sông lớn Kiến Giang cũng không nói lên điều gì. Bởi thế, nếu cửa chính của thành nằm ở phía Nam hay phía khác, theo chúng tôi cửa phía Tây (Tây Bắc) vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng, ít nhất trong giai đoạn người Chăm sử dụng, cửa thành sẽ hướng ra sông lớn Kiến Giang, bởi họ vốn là cư dân giỏi sông nước, sẽ không bỏ qua lợi thế đó.

Qua mô tả của người dân, chúng tôi khảo sát và xác định được thêm hai vị trí rất có thể là cửa thành: vị trí góc Đông thành (cửa Đông Nam), và vị trí góc Tây thành (cửa Tây Bắc). Vấn đề đặt ra, đó là cửa thành? và đâu là cửa chính? Qua khảo sát, dải đất lũy thành phía Đông có sự đứt gãy ở góc Đông Nam, tạo một khoảng trống khoảng 10m - 12m, chúng tôi cho rằng không phải do đào phá mà là dấu tích cửa thành. Bởi, không có con đường mòn chạy qua và ở đó có khá nhiều đá nhỏ so với những chỗ khác, có thể dùng để gia cố cửa thành. Tuy nhiên, đây chỉ có thể là cửa hậu (cửa phụ) so với cửa chính ở mặt Tây Bắc, bởi trước mặt Đông Nam của thành ngày xưa là đầm phá mênh mông (đổ vào Bàu SenCòn gọi là Kênh Sen, Liên Trì, cách huyện Lệ Thủy 20 dặm về phía Tây Nam, phía Tây là núi Mã Yên (A374:42), ra biển qua cửa Việt). Gọi là cửa phụ (tục gọi là Cựa Trộ), vì nếu cửa nằm ở vị trí không chính giữa (góc Đông Nam), và như thế có thể sẽ tồn tại thêm một cửa ở lũy thành Đông Nam, đối xứng qua trục thành. Thực tế khảo sát ở góc thành hướng Đông, chúng tôi nhận thấy có một con đường cụt (nối vuông góc với con đường cắt ngang lũy thành Đông Bắc chia đôi thành) chạy trong thành, song song với hói chợ Mai dẫn ra cánh đồng và tạo ra một khoảng trống 8m - 10m, có lẽ đây là cửa thành (?). Nhưng nếu đó là cửa thành, chúng tôi chưa lý giải vì sao có đến hai cửa ở lũy thành Đông Nam, cũng như sự bố trí của các cửa ?.

Khi giả thiết cửa Tây (lũy Tây Bắc) là cửa chính, chúng tôi căn cứ vào cửa hướng ra sông chính Kiến Giang giao thông thuận lợi; án ngự ở khúc ngoặt con sông, cửa ngõ dẫn vào - ra - lên - xuống vùng huyện lị Lệ Thuỷ qua cửa biển Nhật Lệ: “chảy quanh về Tây Bắc qua xã Cẩm La hợp với sông Nhật Lệ mà ra biển”, đây chính là con đường “thủy vận” từ Động Hải đến bến Dâu, “từ con sông đại giang (Kiến Giang) thuộc huyện Lệ Thủy, người ta vận chuyển thuyền vào Ngô Giang và đi thẳng đến bến Dâu, xã Thổ Ngõa. Nơi đây ngày trước có kho lúa nhà nước, ngày nay làm đồn trữ lương(A177:173). Nhưng vấn đề lại đặt ra là, nếu đây là vị trí cửa chính tại sao lại ở về góc thành (góc Tây) và như đối xứng với cửa Nam (lũy Đông Nam) ?(Vì nếu của thành ở vào vị trí đó tức sẽ dẫn đến hiện tượng “trùng môn”, một điều tối kỵ trong cấu trúc thành lũy, nhất là thành lũy đóng vai trò quân sự).

- Cấu tạo lũy thành: theo lời kể của Ông Hoàng Cảnh Sang (76 tuổi hiện cư trú tại Uẩn Áo, Liên Thủy), vào mùa cả vùng chìm trong nước mênh mông trừ tòa thành, nên dân làng lên đó để tránh. Về sau, có lẽ nhận ra ưu thế của tòa thành trong vùng đồng trũng hay bị lũ lụt, cùng với quá trình sinh cư người dân đã làm nhà trên mặt thành, dẫn đến các lũy thành bị biến dạng sau những lần san bằng, đào xới để xây dựng nhà cửa, sản xuất... Qua đó chúng ta có thể hình dung tương đối về chiều cao của tòa thành. Tuy nhiên, có thể nói, chủ yếu thành được xây bằng đất (ít nhất là trong thời kỳ đầu) và gạch nhưng không hoàn toàn, có nhiều đá được kè ở lũy thành hướng Tây Bắc.

+ Lũy thành Đông - Nam, hiện trạng qua khảo sát cho thấy: mặt cắt ngang thành dạng cổ chai, có thể phân biệt hai tầng khá rõ, tầng dưới rộng 24m, cao 3.5m - 4m; tầng trên rộng 13m, cao 1.5m - 2m. Trên bề mặt lũy thành nay được nhân dân địa phương sử dụng làm chuồng trâu.

+ Lũy thành Tây - Bắc: có dấu tích kè đá ở mặt ngoài của lũy thành. Cụ thể, ở góc Tây, ở bến nước, một mảng thành bị lở, lộ khá rõ cấu trúc của lũy thành. Các hộ gia đình cư trú ở đây tận dụng một khối lượng lớn đá tảng nhiều kích thước (20cm x 25cm x 40cm; 40cm x 50cm x 80cm; 40cm x 60cm x 120cm...), dạng tự nhiên hoặc được đẽo gọt, để kè sân, làm hàng rào, bậc cấp, bậc kê ở bến nước, xây dựng các công trình phụ khác... Cũng theo lời kể của ông Sang, nguồn gốc ban đầu của những khối đá này là từ khối núi khá xa, từ phía Tây Nam của làng.

Như vậy, trong cấu trúc lũy thành Tây Bắc, hiện diện một khối lượng rất lớn đá tảng so với các lũy thành còn lại, có thể chúng được sử dụng để kè mặt ngoài. Mặc dù chưa có điều kiện thám sát để nghiên cứu mặt cắt của thành, nhưng với sự tồn tại của nhiều chất liệu (đá, gạch), có kích thước khác nhau, lại nằm trong điều kiện địa hình trũng, độ kết dính của đất không bền, có lẽ việc sử dụng những chất liệu cứng - đặc biệt là đá - là hết sức cần thiết trong xây dựng nền móng, cũng như gia cố thành.

- Một số hiện vật liên quan: dọc theo lũy thành Tây - Bắc, có một số gạch với kích thước như gạch ở thành Cao Lao Hạ (10cm x 18cm x 40cm), nhưng ở đây, không xác định được chiều dài bởi không tìm được gạch nguyên. Một số ý kiến cho rằng đó chính là gạch Chăm. Ngoài ra, trong nhiều đợt đào vườn, người dân địa phương cho biết thường gặp những khối đá tròn, đường kính 10cm - 12cm, nhưng nay không còn thấy.(Qua thực tế khảo sát, chúng tôi được người dân kể lại về sự bắt gặp những viên đá tròn này, có thể đó là những viên đạn đá đẽo gọt tròn được sử dụng thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (có súng bắn đá), khi mà Ninh Viễn trở thành một trong những thành lũy quan trọng (?).

Đặc biệt, tại nhà bà Gái (thôn Uẩn Áo, xã Liên Thủy), trong một đợt đào móng nhà đã tìm thấy một bệ hình lục giác bằng sa thạch, có chân, bề mặt có trang trí 12 cánh hoa sen quanh một vòng tròn. (Kích thước đo được: chiều dài mỗi cạnh lục giác là 30cm, đường kính 60cm (tính từ đỉnh lục giác), đường kính vòng hoa sen là 50cm (tính từ đỉnh hoa sen), và đường kính vòng tròn ở giữa là 33cm; chiều cao toàn bệ là 28cm, trong đó chân bệ cao 13cm, thân bệ cao 7cm, và phần từ mặt bệ lên cánh sen cao 8cm). Hiện tại bệ đã bị nứt làm hai và được dùng làm đôn để cây cảnh của gia đình. Xét về chất liệu và hoa văn trang trí, có thể nói đây là một bệ đá có nguồn gốc từ một công trình kiến trúc Champa nào đó.

Cách nhà bà Gái khoảng 100m về phía Đông Bắc, là vị trí tìm thấy pho tượng, mà người dân địa phương gọi là “Phật cụt”. Theo lời kể của ông Báu, đó là một pho tượng bằng đá cứng, mất đầu, tay phải bị gãy, tay trái giơ lên trước ngực... hiện không rõ cất giữ ở đâu.

1.3.3. Một số nhận xét:

- Về vị trí của thành Ninh Viễn: khác với cách bố trí truyền thống: nằm về phía bờ Đông - bờ lở của sông Kiến Giang. Thông các thường thành được xây dựng ở phía bờ bồi của các con sông, tại các khúc ngoặt yết hầu (như thành Cao Lao Hạ, Thuận Châu, Hoá Châu thành...), hướng ra phía Đông (hoặc Bắc) trong tư thế nghênh đón / chặn đứng các mũi tấn công từ hướng này, theo đường bộ lẫn đường thủy - nhất là các cửa biển.

- Tùy vào chức năng của thành lũy mà có sự bố trí xây dựng ở vị trí thích hợp, “dựa núi cách sông” hay “cận thị, cận giang, cận lộ, cận điền”, nhưng luôn tạo thế liên hợp với địa thế xung quanh. (Phải chăng, trước yêu cầu của lịch sử, những tòa thành quân sự thường ở những vị trí yết hầu, và tận dụng địa hình (thành Hóa Châu, Thuận Châu, thành Lồi...). Ngược lại, những thành giữ vai trò hành chính, kinh tế, tôn giáo... thường chủ động trong việc lựa chọn vị trí, địa hình tương đối dễ xây dựng, nên có thể nhận diện quy chỉnh hơn (?). Ở đây, chúng tôi liên tưởng tới vị trí của thành Ninh Viễn: bên bờ lở (phía Đông) sông Kiến Giang - như hiện nay thì bờ thành luôn bị dòng chảy xâm thực đe dọa; như vậy, vai trò, chức năng của thành tất yếu sẽ thay đổi khi không còn được sự hiểm yếu của sông núi hỗ tương: lũy thành Tây Bắc bị lở và mất hẳn, góc thành phía Bắc tạo thành cồn Sói; vùng đầm phá phía Đông bị bồi cạn thành ruộng: Nghĩa là có sự thay đổi vai trò của thành từ quân sự sang dân sự: thành được dùng làm lỵ sở hành chính, nơi dân cư sinh sống, tránh lũ lụt. Cụ thể là xuất hiện các danh từ “sông Bình Giang, tục gọi là sông Trạm tức trạm Bình Giang xưa... trước kia thế nước lưu thông thuyền bè đi lại thuận tiện, sau phù sa bồi lấp thành đất bằng”(A374:35). Thực tế khảo sát cho thấy vị trí của thành Ninh Viễn không thực sự chiến lược, bởi sông Kiến Giang dẫn ra biển phải qua cửa biển Nhật Lệ, một thuỷ khẩu quan trọng, được bao bọc bởi những dải đại trường sa phía bên ngoài.

Về vị trí tòa thành, thực tế là để cai quản miền viễn thuộc, nhà Hán thường đặt các quận trị, huyện trị (lỵ sở) gần các con sông, cụ thể là ở các cửa sông, ngã ba sông lớn để thuận tiện giao thương. Vị trí của các toà thành hiện nay cũng vậy, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng giỏi về sông nước của người Chăm, đưa đến sự hình thành những trung tâm/lỵ sở/toà thành ở gần các con sông, cửa sông.

Trong mối tương quan với địa thế, có lẽ thành nằm về phía bờ Đông của sông Kiến Giang nhằm bảo vệ khu dân cư đồng bằng ven biển Lệ Thủy, ngăn chặn các cuộc tấn công từ hướng thượng đạo. Bởi, vùng đồng bằng Lệ Thuỷ được xem là “vựa lúa chiến lược” trong việc đảm bảo vấn đề lương thực, như câu ca“nhất Đồng Nai, nhì hai huyện”.

- Cấu trúc: theo dòng lịch sử, sự kiện thành lập nước Lâm Ấp của Khu Liên hồi thế kỷ II với biên địa mở rộng ra tận Hoành Sơn, đánh dấu sự chuyển giao vùng đất này cho người Chăm từ tay người Hán, để sau đó là thời kỳ giao tranh giữa Hán và Chăm. Trong tình thế đó, sẽ có sự tiếp nhận những toà thành từ Hán thuộc, cũng như sự thay đổi chủ nhân trong những đợt giao tranh, dẫn đến sự thay đổi vai trò, cấu trúc của thành.

Chúng ta không thể không tính đến việc kế thừa, cải tạo tái sử dụng thành lũy cũ của những triều đại tiếp theo, đó là một điều tất yếu. Vì thế, mặc dù khi tính hiểm yếu không còn, khi cai quản hay chiếm giữ vùng đất này không ai lại đi xây dựng mới trong khi có thể lợi dụng vị trí thành lũy cũ, nhất là với những điều kiện khó khăn ban đầu về sức người và sức của chưa cho phép thiết lập những tòa thành mới.

Về điều này, chúng tôi giả thiết rằng, sau khi tiếp nhận những tòa thành từ người Hán, người Chăm đã sử dụng chúng trong vai trò ngăn chặn những đợt tấn công theo đường bộ của quân Hán; sau đó là người Việt, khi mà dọc cửa biển Nhật Lệ là các dải đại trường sa như những cọc ngầm mà nếu không phải là dân bản địa, khó lòng tiến quân thắng lợi.

- Chủ nhân: sự tồn tại những toà thành như Cao Lao, Ninh Viễn, Thuận Châu đã làm nảy sinh giả định: có thể đây lúc đầu là những “thành” của các tộc người tiền trú, với những thiết chế bản địa mà người Hán gọi là ”châu” (châu triều cống và phụ cống) (Nước Lâm Ấp cai quản 105 bộ lạc, đại khái như cách thức châu huyện của Trung Quốc”. Thời Hán thuộc, chia làm ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Nhật Nam bao gồm các huyện Tây Quyển, Lô Dung, Tỷ Ảnh, Chu Ngô, Tượng Lâm. Quận trị quận Nhật Nam là Tây Quyển sau đó là Chu Ngô).Và sau đó, trong vai trò là các tiểu quốc của Champa (cũng như các tộc người khác) trước khi là quận huyện của Đại Việt, “Lệ Thủy là đất châu Lý của nước Chàm, thành cũ của Địa Lý là đó”(A291:239). Hơn nữa, sự có mặt của dòng họ Trà ở thôn Thuận Trạch (phía Tây Nam thành), mặc dù đã được Việt hóa nhưng vẫn tự nhận là con cháu dòng dõi người Chăm, một mặt minh chứng về sự hiện diện của người Chăm ở vùng đất này, một thời có thể là những chủ nhân của tòa thành này; đồng thời cho biết về vai trò hành chính dân cư của tòa thành, khi xung quanh là cả một vùng dân cư sinh sống (với những công trình tín ngưỡng) của những đợt di dân, tụ cư khi có biến động.

Sự kiện chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra thời kỳ tự chủ của Đại Việt. Đặc biệt, Champa không thể nhìn về phương Bắc như trước, khi mà Việt Nam cũng chỉ là quận huyện thuộc Hán, vì thế ranh giới Hoành Sơn cũng như những thành luỹ ở vùng cực Bắc, cụ thể là vùng Bình - Trị càng trở nên quan trọng cần được củng cố lại trong thế đối đầu với những nguy cơ từ phương Bắc theo phương châm lấn chiếm, chí ít cũng giữ nguyên biên địa Hoành Sơn. Trong điều kiện đó, vị trí các tòa thành như Ninh Viễn, Cao Lao Hạ, Thuận Châu... là không thể bỏ qua đối với các nhà quân sự đương thời. Đồng thời, quy mô khá lớn của thành Ninh Viễn cho phép chúng tôi khẳng định rằng thành có vai trò thực sự quan trọng về mọi mặt trong tiến trình lịch sử của vùng đất này gắn với các triều đại Champa, Đại Việt.(Chúng tôi cho rằng trong hệ thống thành luỹ ở Quảng Bình, thành Cao Lao đóng vai trò là đồn lũy trấn giữ đường thủy (sông Gianh) và đường bộ (thượng đạo vượt qua dãy Hoành Sơn, có thể là qua lũy cũ Hoàn Vương).

Xem xét vai trò của thành Ninh Viễn trong hệ thống các thành lũy vùng cực Bắc Champa, lũy Hoành Sơn cùng với thành Cao Lao Hạ giữ vai trò là đồn lũy tiền tiêu bảo vệ trung tâm hành chính: kinh đô Lâm Ấp - Hoàn Vương - Chiêm Thành. (Trong mối tương quan giữa thành và luỹ, có thể phế luỹ Lâm Ấp được xây dựng sau các toà thành, vào đời Phạm Văn. Bởi thứ nhất, có tên gọi phản ánh giai đoạn đầu của vương quốc Chămpa là Lâm Ấp; thứ hai trước khi Khu Liên lập quốc Lâm Ấp, Nhật Nam thuộc Hán, và phải sau khi biên giới của Lâm Ấp được kéo ra tận Đèo Ngang cùng với sự lớn mạnh của vương triều, nhu cầu về ranh giới địa chính cũng như chiến luỹ phòng thủ mới được đặt ra một cách cấp thiết ở Hoành Sơn; thứ ba, Lâm Ấp cực mạnh vào thời Phạm Văn, ông đặc biệt chú trọng về quân sự, sử sách nhà Hán còn ghi lại ý đồ xin lấy Hoành Sơn làm biên giới phía Nam của Lâm Ấp. Sự kiện năm Vĩnh Hoà thứ 9 (353), “thứ sử Giao Châu là Nguyễn Phu lại đánh Phạm Phật ở Nhật Nam phá được hơn 50 luỹ của Lâm Ấp” cho thấy sự bố phòng của Lâm ẤpA57). Trong Lịch sử nam tiến của dân tộc Việt Nam và Sự mở mang lãnh thổ vào Nam qua các đời Lý, Trần, Lê..., Cao Lao thành được nhắc đến như một đồn lũy trấn giữ vị trí chiến lược: thượng đạo từ phía Tây xẻ xuống và thủy đạo từ của biển sông Gianh tiến vào.(Về vị trí của thành Khu Túc, chúng tôi chưa xác định ở vị trí nào, nhưng không thể là thành Cao Lao Hạ. Bởi, “xét thấy dấu cũ của Chiêm Thành ở Quảng Bình có hai nơi: một ở xã Trung Âi huyện Bình Chính, một ở xã Uẩn Úc huyện Lệ Thủy”. Thành ở huyện Bình Chính là “thành đắp vào lúc Lâm Ấp dâng biểu xin lấy núi Hoành Sơn ở phía Bắc quận Nhật Nam làm địa giới (năm Vĩnh Hòa thứ II - 346), đây là nơi biên thùy, kinh đô không thể đóng ở đó. Thành Cao Lao chỉ có thể là nơi để đóng quân. Còn thành ở Lệ Thủy “nếu bảo thành này là thành Hoàn Vương, thì Lệ Thủy ở phía nam châu Địa Lý, sao đã dời đến đất Chiêm mà còn ở châu Địa Lý” (A62: 269).

- Có ý kiến dựa vào hệ thống hào, hói bao quanh thành (hào đào hoặc tự nhiên) để minh chứng cho tính chất quân sự của thành. Và trong thực tế, ở mặt Tây Bắc là sông Kiến Giang, Đông Bắc - sông Quy Hậu, Đông Nam - đầm nước (xứ Đầm), Tây Nam - hào Điền (ruộng hào), nặng về tính chất phòng thủ. Nhưng theo chúng tôi, việc xuất hiện hệ thống hào, hói xung quanh thành không chỉ có ở những tòa thành quân sự, đây là một cấu trúc trong chức năng bảo vệ thành thường thấy (như kinh thành Huế)


2. ĐỀN THÁP


2.1. Phế tích ở Đại Hữu:

2.1.1. Phế tích tháp Đại Hữu:

Những ghi chép về các di tích ở Đại Hữu đầu tiên được thực hiện bởi L. Finot và V. Goloubew trong quá trình khai quật từ năm 1922 - 1925. Tuy nhiên, phía Tây miếu thờ đã bị san bằng và ba Kalan A, B, C (ba ngôi tháp Bắc, Trung và Nam) không được khai quật hoàn toàn(A4).

Tháng 6/1926, ông P. De Pirey đã tiến hành một đợt khai quật mới, mà theo L. Aurousseau, “có thể dự tính các khám phá mới và hy vọng tìm lại được đầu của hai bức tượng Lokeìvara bằng đồng” phát hiện trong đợt khai quật trước (tháng 10/1925).

Theo báo cáo của ông P. De Pirey, mặt Tây của công trình, sau khi được phát quang, ngoài bức tường vành đai ra, không phát hiện thêm một công trình mới nào nữa, kể cả đầu của hai bức tượng Lokeìvara bằng sa thạch xám đen, mặc dù ông đã cho đào bới và kiểm tra kỹ. Bức tường vành đai phíaTây được làm bằng những tảng đá lớn, rộng 1m80, và ông cho rằng việc xây dựng bức tường phải tốn rất nhiều công sức.

Về ba Kalan Bắc, Trung và Nam, ông Pirey đã có những khảo sát kỹ.

Ởí tháp Bắc, sau khi mở một con đường dẫn đến cửa tháp, ông nhận thấy rằng đã có dấu tích xâm nhập của người Việt, mà cụ thể là việc di chuyển bàn thờ trong tháp so với vị trí ban đầu đến một vị trí khác không bình thường: lưng dựa vào bức tường bên cạnh. Ở độ sâu 1m80, ông tìm thấy một bàn tay to bằng đồng, dài 9.3cm đang nắm một Vajra, và một cổ tay tương ứng vói bàn tay này dài 9.3 cm; một bàn chân bằng đồng dài 8.8 cm, cao 12.2 cm. Tuy không tìm thấy thân tượng nhưng dựa vào kích thước các vật tìm được, có suy đoán thân tượng cao ít nhất là 60 cm. Ở độ sâu 3m45, ông bắt gặp một lớp đá cuội rắn, sâu khoảng 50 cm nữa là một lớp cát sông dày khoảng 35cm, trên đó tìm thấy một chiếc lá bằng vàng dài 5.7 cm, phía trên có hình con rùa. Trong lớp cát dày ông Pirey phát hiện ra 4 cái bình bằng đất nung hoặc bằng kim loại, và những vật quý khác, ông cho rằng đây có thể là nơi chứa đồ thờ cúng. Bốn bình bằng đất nung có đường kính từ 11cm - 12 cm, nằm ở bốn góc kho: một bình chứa hai mẫu kim loại (có thể là khoáng chất); ba bình còn lại chứa những mẫu thạch anh, ngoài ra có một bình chứa 3 viên đá nhỏ hình chữ nhật, một bình có một tinh thể pha lê được đẽo gọt khá đẹp.

Trong khu vực được giới hạn bởi bốn cái bình, ông còn tìm thấy một chiếc lá vàng có đường kính 6.5cm cắt theo hình hoa sen đẹp và kiểu cách; một cái lọ cao 3.7cm, có nắp đậy đường kính 5.4cm ở phía trên lá; một viên đá quý trắng trong suốt dài 1.6cm trong lọ; một cái vòng nhỏ bằng vàng có đường kính 1.2 cm bên cạnh bình - có thể là một khuyên tai.

Xung quanh các vật tìm thấy, có bảy cái lọ nhỏ bằng kim loại, miệng loe, đường kính từ 3.5cm - 4.5cm, rất dễ vỡ (có hai cái đã vỡ gần hết), mỗi lọ chứa hai viên đá quý, có lọ ba viên, tất cả được vùi dưới cát và được đậy bằng một miếng kim loại phẳng vuông.

Ở tháp giữa, sau khi đào sâu 3m30 thấy một lớp đá cuội, sâu 4m gặp đất đỏ thì công việc đành bỏ dở.

Giống như tháp Bắc, ở tháp Nam dưới độ sâu 3.6m gặp một lớp đá cuội, sâu 4m là lớp cát mịn. Ở đây ông tìm thấy một kho đồ cúng được sắp xếp giống như tháp Bắc, trong đó có các vật như một chiếc lá vàng đường kính 6.5cm cắt theo hình hoa sen đẹp và kiểu cách; một chiếc lọ bằng vàng có nắp đậy cao 4cm, đường kính 5.5cm; phía trong lọ có chứa một viên đá quý màu tím rất đẹp, dài 2cm; bên cạnh phía dưới chiếc lá vàng có duy nhất một chiếc khuyên tai bằng vàng, hình dạng có vẻ giống với hình vẽ.

Xung quanh các đồ vật kể trên, có bảy chiếc lọ nhỏ miệng loe bằng kim loại, đường kính từ 3.5cm - 4.8cm, đều được vùi trong cát và đậy nắp bằng những miếng kim loại vuông. Trong hai lọ bị vỡ, tìm thấy hai viên đá quý màu trắng và đỏ; còn lại, một bình chứa một viên thạch anh được đẽo gọt.

Ngoài ra trong lúc khai quật, người ta còn phát hiện được hai miếng kim loại nhỏ bằng đồng đen hoặc đồng đỏ, chúng có thể là những dụng cụ thờ cúng đã tìm thấy trong đợt khai quật trước(A4).



2.1.2. Bệ thờ Đại Hữu:

Trong đợt khai quật Khảo cổ học vào năm 1925, tại làng Đại Hữu thuộc xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, các nhà khoa học đã phát hiện một bệ thờ Yoni bằng sa thạch có dạng khối trụ vuông xếp chồng thành ba phần không đều nhau, phần giữa thắt lại. Hình dáng cấu trúc có thể nhận dạng như sau:

- Phần dưới là một bệ vuông.

- Phần giữa là một khối trụ chữ nhật cao, được chạm nổi 2 đường viền theo tiết diện cắt ngang, lồi ra khỏi thân trụ 2cm. Mỗi đường viền dày 5cm.

- Phần trên cũng là một bệ vuông, cao, rộng. Ở giữa có một lỗ vuông có kích thước (8cm x 8cm x 14cm). Nhìn vào cấu trúc và dấu tích trên bề mặt, có thể đã từng tồn tại một bộ phận khác nữa, gắn vào đó, có chiều cao tỉ lệ với chiều cao toàn bệ thờ, dựa vào dấu vết của bề mặt tiếp xúc với bệ vuông, mỗi cạnh rộng khoảng (15cm x15cm).

Hiện nay, bệ thờ này được lưu giữ tại phòng Quảng Bình - Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.



2.1.3. Minh văn và tượng Đại Hữu.

* Minh văn:

Minh văn Đại Hữu được khắc trên vòi của bệ thờ Yoni, cung cấp những thông tin về một pho tượng bằng bạc có tên là Ratna - Lokesvara / Ngài Sở Châu Quan Âm được cúng dường vào ngôi tháp này. Minh văn này cũng đề cập đến một thánh địa (?) tên là Ratnapura. Minh văn Đại Hữu được khắc dưới triều vua Jaya Simhavarman (khoảng đầu thế kỷ X).



* Tượng Bồ tát Tara và các tượng nhỏ khác:

I.3.2.1. Tượng Bồ tát Tara:

Tại Cồn Đàng - thôn Đại Hữu - Cổ Hiên - Quảng Ninh, Quảng Bình, trong lần khai quật năm 1918, các nhà khảo cổ đã phát hiện một pho tượng Bồ Tát Tara có niên đại từ thế kỷ VII, bằng sa thạch xám, có kích thước (1.07m x 0.56m x 0.28m). Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu Lịch sử Mỹ thuật Champa, bên cạnh tên gọi Bồ tát Tara, pho tượng này còn được gọi là Nữ Bồ Tát Liên Hoa / Padmapani.

Pho tượng được đặt trong tư thế đứng trên một đế vuông, hai cánh tay buông thõng và tựa hờ trên đầu mút của một cột trụ có tám cạnh, để lộ phía trên đỉnh trụ một búp sen sáu cánh sắp nở (ba cánh to và ba cánh nhỏ xen kẽ nhau), ở giữa có nhụy.

Tóc của pho tượng được búi cao theo kiểu Jata - Mukuta thành hai tầng bởi hai vòng tóc tết ngang lại, và mỗi bên buông xuống ba lọn tóc xoắn. Phía dưới đường chân tóc chạy từ trước ra sau gáy là một viền trơn. Phía trước trán, dưới đường chân tóc có hai múi tóc nhọn; ở hai bên mang tai có hai làn tóc thoöng xuống và hơi cong ra sau. Mái tóc phía trước được chải phồng lên, lượn sóng như có đường rẽ ngôi. Phía sau đầu, các đường tóc tết xõa xuống đều theo đường viền trơn. Phía trên, chính giữa búi tóc là một lỗ nhỏ gắn pho tượng Phật Adiđà nhỏ ngồi xếp bằng, hai tay đặt trên hai chân. Tượng Adidà được quấn chiếc áo choàng tạo nên nếp sóng đứng che kín bờ vai trái, vai bên phải để hở.

Tượng nữ Bồ tát Tara có mắt thứ ba / huệ nhãn / urna ở giữa trán, mắt dài, có mi, tâm mắt khắc hình hạnh nhân hơi lệch; lông mày rậm và giao nhau; mũi ngắn, rộng và hơi cao; môi dày, được tạo vành quanh môi; tai có xâu lỗ nhưng không thấy bông tai; cổ to, tạo thành ba ngấn; vú lớn, căng tròn, núm vú nổi rõ.

Quanh thân pho tượng quấn một chiếc saroong có trang trí hoa văn cầu kỳ, tà trước bỏ thõng xuống. Bố cục hoa văn trên saroong được chia thành ba khối đều nhau, tạo nên từ bốn dải băng kép nằm ngang; ba khoảng trống để trơn không trang trí. Nếu ở dải băng kép thứ 1, 3 và 4 được thể hiện bằng hai loại hoa văn vòng ngọc đồng tâm và hình răng cưa, thì ở dải băng kép thứ hai lại được thể hiện đến ba loại hoa văn khác nhau: vòng ngọc đồng tâm hình hoa thị nằm lồng trong hình thoi ghép và hình răng cưa. Chân của pho tượng nhỏ và được để trần phía trên mắt cá.

Pho tượng này được xem là kiệt tác nghệ thuật điêu khắc Chăm và được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, nhưng đã bị lấy cắp phần trên vào năm 1988, hiện nay, tượng chỉ còn lại phần chân.

I.3.2.2. Các tượng nhỏ khác:

Ngoài pho tượng Nữ Bồ Tát Tara, ở di tích Đại Hữu còn hiện diện một số pho tượng nhỏ khác được chế tác từ đồng và đá sa thạch, những bức tượng đồng mạ vàng có giá trị nghệ thuật cao:

- Pho tượng Phật bằng đồng cao 44cm, được tạo tác trong tư thế đứng trên một tòa sen khoát áo cà - sa hai lớp mỏng, hai tay bắt vô úy ấn / Vitarva - Mudra, trên đỉnh đầu tóc xoắn ốc búi thành ba lớp và có nhục kế / unisha nổi cao, trên trán có huệ nhãn / urna tròn. Đây là pho tượng đẹp, có niên đại khoảng vào thế kỷ IX - X, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.

- Pho tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao 33cm, được tạo tác trong hình tượng nam. Về mặt chất liệu, đây là pho tượng đồng có pha rất nhiều bạc, pho tượng này cũng trong tư thế đứng trên tòa sen tròn, khoát chiếc sampot có vạt trước buông thẳng xuống chân, hai tay cầm chiếc tịnh bình và một cành sen. Pho tượng này hiện bị gãy mất đầu và bàn tay phải, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Lịch sử Mỹ thuật Chàm vẫn xác định được tượng thuộc phong cách Đồng Dương, có niên đại khoảng cuối thế kỷ IX - đầu thế kỷ X. Pho tượng hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.



- Một tượng đồng mạ vàng cao 12cm, không có bệ; hiện trạng theo mô tả của hai nhà khảo cổ học người Pháp là các ngón chân bị gãy, bàn tay trái đang cầm chiếc bình trong tư thế siết mạnh vào cổ bình. Cánh tay phải cũng đã bị gãy, nhưng qua cách bố trí các nếp gấp của tấm áo choàng và động tác đưa ra phía trước của đầu gối trái, có lẽ tay phải đang đưa lên.

- Bức tượng có kích thước lớn nhất bằng sa thạch, cao 65cm, có niên đại khoảng thế kỷ VII. Bức tượng có mắt thứ ba / huệ nhãn / urna trên trán, tóc bện và búi cao trên đỉnh đầu. Trên đỉnh đầu tượng được bố trí một tượng nhỏ Adiđà trong tư thế tọa thiền. Việc xuất hiện tượng phật Adiđà trên đỉnh đầu của tượng Phật sa thạch được các nhà Champa học giải thích rằng, Phật LokeÌvara (AvalokiteÌvara - Quan Thế Âm Bồ Tát) luôn làm theo những lời chỉ dẫn của Phật Adiđà; tóc búi cao là đặc trưng phổ biến của loại hình nhân chủng Malayô - Polinesia.



2.2. CÁC DẤU TÍCH Ở MỸ ĐỨC (LỆ THỦY - QUẢNG BÌNH).

Cùng với Đại Hữu, Mỹ Đức cũng được xem là di tích Phật giáo quan trọng trên đất Quảng Bình, nơi đã tìm thấy những ngẫu tượng Chàm đẹp nhất.

Mỹ Đức là phế tích của ba ngôi tháp Chàm đổ nát có phần móng cùng kích thước với khu di tích Đại Hữu, tại đây, trong một đợt khai quật năm 1918, các nhà Khảo cổ học người Pháp đã tìm thấy hai pho tượng tròn bằng sa thạch, vài tượng Phật nhỏ bằng kim loại, gạch bông và một mảnh văn bia tiếng sanskrit đề cập đến Đấng Hộ Trì Thế Gian / Quan Thế Âm Bồ Tát tại địa điểm Cồn Ràng, thôn Mỹ Đức - Ngô Xá - Quảng Bình.

2.2.1. Tượng Bồ tát LokeÌvara ở Mỹ Đức:

- Trong hai pho tượng tròn tạc bằng sa thạch tìm thấy ở Mỹ Đức, pho thứ nhất cao 1m37 mang hình Quán Thế Âm Bồ Tát / LokeÌvara trong dạng thân nam, đây có thể xem là một kiệt tác của nền điêu khắc Chàm. Pho tượng này bị gãy mất hai tay, toàn thân khoát chiếc dhoti trang trí hoa văn cầu kỳ dài đến gót chân, tóc được búi theo kiểu Jata - Mukuta (như tượng Nữ Bồ Tát Tara ở Đại Hữu), trên đỉnh đầu có tượng Phật Adiđà trong tư thế tọa thiền. Gương mặt đẹp, trang nghiêm với bộ ria mép dày che kín môi trên. Pho tượng này thuộc phong cách Đồng Dương có niên đại khoảng cuối thế kỷ IX, trước đây, được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, nhưng đã bị trộm mất đầu vào năm 1988. (Theo một số nhà Nghiên cứu Lịch sử Mỹ thuật Chàm, có thể xem pho tượng Quán Thế Âm Bồ Tát trong hình tượng nam ở Mỹ Đức là một cặp với tượng Nữ Bồ Tát Tara / Nữ Bồ Tát Liên Hoa / Padmapani ở Đại Hữu (một tượng nam và một tượng nữ).

- Pho tượng thứ hai hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Guimet (Paris). Đây cũng là pho tượng tạc trên sa thạch thể hiện hình dạng đức Quán Thế Âm Bồ Tát / LokeÌvara, pho tượng này hiện bị gãy mất hai tay và hai chân, tóc cũng búi theo kiểu Jata - Mukuta, trên đỉnh đầu có tượng Phật Adiđà trong tư thế tọa thiền, thân được khoát chiếc dhoti có trang trí hoa văn, gương mặt nhân từ với hàng ria mép mỏng.

- Bên cạnh hai tượng phật bằng sa thạch, ở Mỹ Đức, các nhà khoa học cũng tìm thấy một pho tượng đồng có kích thức khá nhỏ, cao 14cm có niên đại khoảng thế kỷ VIII - IX. Pho tượng này tuy nhỏ, nhưng được tạo tác với thủ pháp nghệ thuật rất cao, mang hình đức Quán Thế Âm Bồ Tát / LokeÌvara trong tư thế vương tọa / Rajasana trên tòa sen tròn, hai tay bắt vô úy ấn đặt trên đầu gối. Tượng búi tóc theo kiểu Jata - Mukuta có hình Phật Adiđà trong tư thế tọa thiền.

- Ngoài ra, hai pho tượng đồng nhỏ khác mang nhiều yếu tố nghệ thuật ngoại lai trong thủ pháp tạo hình cũng được tìm thấy tại khu di tích này. Hai pho tượng, một tượng cao 13cm, tượng còn lại cao 17cm đều có cùng cách thể hiện hình tượng LokeÌvara ngồi trên tòa sen trong tư thế vương tọa, bàn tay phải để ngữa đặt trên đầu gối, tóc búi theo kiểu Kirita - Mukura và không có hình Phật Adiđà phía trên đỉnh đầu. Hai pho tượng này hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.2. Gạch bông Mỹ Đức:

Gạch bông Mỹ Đức được phát hiện vào năm 1935, hiện đang được trưng bày tại phòng Quảng Bình thuộc Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng.

Gạch có dạng hình vuông (32cm x 33cm x 2cm), được làm bằng đất nung màu xám, có niên đại thuộc thế kỷ VIII. Mặt dưới không được trang trí. Mặt trên trang trí theo bố cục đóng khung vuông nhỏ dần, đối xứng nhau qua trung điểm của các cạnh. Hoa văn được trang trí ở các khoảng trống tạo nên bởi hai hình vuông và viền chung quanh bằng loại hoa văn chấm dải, chỉ kẻ và hoa lá.

2.3. DI TÍCH TRUNG QUÁN (QUẢNG NINH - QUẢNG BÌNH):

Di tích này nằm ở làng Trung Quán (xã Trung Quán, huyện Quảng Ninh). Cho tới trước khi ông P. De Pirey tiến hành cuộc khai quật ngày 12 - 18/7/1926, công trình này vẫn chưa được biết đến(A4).

Sau nhiều ngày đào bới, công trình đã lộ rõ dưới dạng một cái tháp không còn nguyên vẹn, phần còn lại đo được chừng 7m phía bên cạnh sườn, cao 1.50 không tìm thấy dấu vết các bức tượng cũng như văn bia. Theo ông Pirey, có thể nó đã bị người dân địa phương lấy trộm, tuy nhiên, người dân trong vùng chưa bao giờ nghe cha ông của mình nói về những bức tượng hay bất cứ một vết tích nào của người Chàm xưa trên khu vực này. Phiến đá mà Pirey cho rằng nó có thể là một cái bệ thờ nhìn thấy trong lần viếng thăm trước thì nay cũng đã biến mất. Sau khi phát quang, ông đã cho đào phía dưới bàn thờ nằm giữa tháp và do ở cạnh sông nên chỉ đào đến độ sâu 2.7m. Sau đây là những hiện vật mà ông tìm thấy (xếp theo trật tự các lớp từ muộn đến sớm):

- Một lớp gạch có 9 viên xếp cẩn thận trong một hộc kín ở giữa hình chữ nhật, chu vi khoảng (50cm x 60 cm).

- Trong một hốc gạch phía trên, phát hiện một con rùa vàng nhỏ được làm từ lá vàng dát, rỗng và nhẹ, có kích thước: dài 3.8cm, rộng 3.1cm.

- Trong hốc gạch tượng tự xếp ngang dưới lớp kia tìm thấy một cái bình nhỏ bằng vàng có nắp đậy, đường kính 3.1cm.

- Trong cái lọ nhỏ bằng vàng có hai viên đá quý: viên pha lê trắng trong, có dạng lục giác không đều, dài 1.9cm; viên còn lại dài 1.3cm.

- Đá pha lê có hình dạng giống hạt cà phê, dài 1.2cm; có viên khác màu xanh nhạt và nhỏ hơn

- Mười viên đá xanh nhỏ khác.

- Sáu viên đá màu hồng - tím, thạch anh tím hoặc grenats.

Dưới tầng gạch ký hiệu số 3 và tầng gạch ở giữa này là nền đất, tìm thấy hai lá vàng xếp chồng lên nhau: lá thứ nhất đã mục nát, chỉ còn lại những mảnh vụn; lá thứ hai tiếp xúc với lớp đất cổ, được làm từ vàng tấm, cắt gọt theo hình hoa sen cánh mở và kiểu cách, đường kính 4.8cm.

2.4. PHẾ TÍCH Ở HỶ DUYỆT:

Làng Kẻ Đòi (hay Hỷ Duyệt) thuộc tổng Hoàn Phúc, huyện Bố Trạch - nay thuộc xã Phú Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ở gần làng, dưới chân sườn núi phía Nam của hệ núi kết thúc ở mũi Đá Nhảy, có một ụ đất mềm (kích thước khoảng 60m x 40m), nằm về phía sau xóm Đá (xóm cuối cùng về phía Tây của làng, hiện chỉ còn ba gò đất nhỏ nằm thẳng hàng theo hướng Đông - Tây) khoảng 1km, xưa có tên gọi Tháp Xứ (xứ có ngôi tháp). Bề mặt khu vực này được bao phủ bởi nhiều gạch vỡ, loại gạch to màu đỏ rộng chừng 24cm, dày 6cm (không rõ chiều dài bởi không tìm thấy gạch nguyên), ở phía Nam có một lỗ hổng lớn do dân làng thường đến đào bới, lấy gạch Chàm để xây nhà, “nhưng về sau, họ mang gạch đến trả lại chỗ cũ bởi bệnh tật đã tàn phá ngôi làng của họ, do gạch là của thần, ở trong đền thờ thần đã bị tàn lụi mất”(A324:545).

Phía Đông ụ đất là một tảng đá có hình dáng không rõ rệt mà người dân địa phương thường gọi là con bò đá, kích thước khoảng (70cm x 35cm x 35cm). Theo L. Cadière, đây có thể là tượng Nandin nhỏ được tạo tác trên một tảng sa thạch, nửa phần thân trước đã bị gãy vỡ, phần còn lại được đẽo gọt khá tinh tế với hình dạng của hai chân sau và đuôi (phần trên của đuôi không lớn lắm, phần dưới bẻ cụp lại trên đùi trái)(A19). Cách ụ đất khoảng 150m - 200m về phía Nam là một thung lũng hẹp, tục gọi là ruộng Thầy Ngô, ở giữa có con đường đắp cao chạy ngang dài khoảng 70m, rộng khoảng 5m gọi là đập Thầy Ngô, có thể đây là con đường dùng để đi đến ngôi tháp.



tải về 285.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương