Chương trình


CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ



tải về 1.4 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.4 Mb.
#21247
1   2   3   4   5   6   7




CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
Qua các kết quả điều tra, bổ sung lập bản đồ đất và đánh giá mức độ thích nghi của đất đai nhằm phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Đầm Dơi, có thể rút ra các kết luận sau đây :


  1. Tài nguyên đất của huyện phân chia thành 10 loại đất (tỷ lệ bản đồ 1/25.000) thuộc 3 nhóm đất là đất mặn, đất phèn và đất lập liếp. Trong đó, nhóm đất mặn có diện tích lớn nhất chiếm 54,58% tổng diện tích tự nhiên (dttn), nhóm đất phèn chiếm 41,46% dttn, chủ yếu là dạng phèn tiềm tàng, hầu hết có tầng phèn sâu (>50cm).

  2. Phần lớn các loại đất của huyện có đặc điểm chung là: thành phần cơ giới nặng, giàu mùn, đạm, kali, nhưng nghèo lân và có dung lượng trao đổi cation cao. Độ mặn và độc tố trong đất thường rất cao, đặc biệt ở những đất phèn hoạt động. Do vậy, trong sử dụng đất dễ gặp rũi ro và chi phí sản xuất cao, kém hiệu quả kinh tế.

  3. Trên cơ sở phân cấp và tổng hợp các tài liệu về thổ nhưỡng, khí hậu và thủy văn, toàn huyện Đầm Dơi được phân thành 21 Đơn vị Đất đai (LMU). Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất cho phép phân tích và đánh giá 5 loại hình sử dụng đất nông-lâm nghiệp ở huyện Đầm Dơi, bao gồm các loại hình chuyên canh Tôm QCCT, canh tác tổng hợp lúa - tôm, rừng ngập mặn. Qua kết quả điều tra sản xuất, nhiều mô hình NTTS hiện có mang lại hiệu quả cao hơn nhiều lần so với các mô hình Lúa-Tôm. Tuy nhiên, mô hình Lúa-Tôm là mô hình sử dụng đất hiệu quả ổn định đối với các khu vực nội địa khi được ngăn mặn- ngọt hóa mùa mưa.

  4. Sử dụng phương pháp của FAO và quy trình của Bộ Nông Nghiệp-PTNT về đánh giá khả năng thích nghi đất đai huyện Đầm Dơi cho mục tiêu sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, kết hợp phân tích và tổng hợp bằng kỹ thuật GIS đã cho thấy : Trong điều kiện hiện nay, quy mô diện tích đất phèn và bị nhiễm mặn khá lớn đã hạn chế quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, mô hình chuyên Tôm QCCT có quy mô diện tích thích nghi (S1 và S2) rất lớn. Trong khi đó, mô hình canh tác 1 vụ lúa kết hợp nuôi Tôm QCCT rất thích hợp trong khu vực cao phía tây bắc của huyện khi có điều kiện để rửa mặn, giữ ngọt trong mùa mưa bằng hệ thống thủy lợi. Rừng ngập mặn và rừng ngập mặn kết hợp nuôi Tôm QCCT thích nghi ở các vùng đất mặn và mặn phèn ven biển phía đông của huyện.

  5. Giải pháp quan trọng nhất đối với việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên các diện tích đất hiện nay của huyện Đầm Dơi là giải pháp thủy lợi. Đối với vùng sản xuất lúa- tôm,… cần có hệ thống thủy lợi để ngăn mặn và giữ ngọt mùa mưa, nhưng cũng giải quyết tình trạng ngập úng vào mùa mưa. Đối với các khu vực chuyển đổi sang chuyên nuôi trồng thủy sản, cần xây dựng hệ thống kinh mương có khả năng cấp-thoát nước phục vụ nhu cầu nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, một số giải pháp về chính sách, về thị trường, tiêu thụ nông sản, về đầu tư cơ sở hạ tầng cũng cần được thực hiện để hổ trợ quá trình chuyển đổi sản xuất.

  6. Qua điều tra bổ sung, lập bản đồ Đất và bản đồ Thích nghi đất đai huyện Đầm Dơi (tỉ lệ 1/25.000), đã xây dựng được một cơ sở dữ liệu kỹ thuật số (GIS) chi tiết (1/25.000) về đất, thích nghi đất đai và sử dụng đất nông nghiệp của Huyện.

  7. Kết quả điều tra bổ sung, xây dựng Bản đồ đất và bản đồ khả năng thích nghi đất đai cấp huyện (1/25.000) cho thấy đây là tiền đề cần thiết, là cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, chỉ đạo sản xuất nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu sử dụng đất một cách có hiệu quả trên địa bàn huyện.


2. Kiến nghị


  1. Trên cơ sở kết quả Điều tra bổ sung, xây dựng Bản đồ đất và bản đồ khả năng thích nghi đất đai huyện Đầm Dơi (1/25.000) vùng ĐBSCL, cần tiếp tục mở rộng công tác nghiêncứu này ở nhiều vùng khác trên quy mô cả nước. Từ đó, đúc kết tài liệu hướng dẫn cụ thể để có thể chuyển giao cho địa phương nhằm phục vụ công tác quy hoạch, chỉ đạo sản xuất nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu sử dụng đất.




  1. Ban Chủ Nhiệm chương trình cần biên soạn khung (format) và các quy định kỹ thuật thống nhất để hướng dẫn xây dựng CSDL kỹ thuật số (GIS) chi tiết (1/25.000) về đất, thích nghi đất đai và sử dụng đất nông nghiệp của cấp Huyện

Tháng 5 năm 2006



TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Phòng thống kê huyện Đầm Dơi, Thống kê năm 2004 Huyện Đầm Dơi, 2005

2. Phân viện Quy hoạch Thủy lợi nam bộ. Bộ bản đồ xâm nhập mặn và ngập lũ vùng ĐBSCL (theo số liệu đo đạc 1993 - 2000), 2002

3. Sở Tài nguyên-Môi Trường tỉnh Cà Mau, Số liệu tổng kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2005, huyện Đầm Dơi, 2005

4. Vũ Cao Thái. Nghiên cứu phương pháp điều tra phân loại chi tiết đất Phèn. Viện Thổ nhưỡng -Nông hoá - Hội thảo tháng 5/ 1985

5. Vũ Cao Thái, Đỗ Đình Thuận. Tài nguyên đất vùng ĐBSCL và vấn đề khai thác sử dụng. báo cáo khoa học "chương trình điều tra cơ bản ĐBSCL - giai đoạn 1", 1982

6. Lê Quang Trí. Sử dụng nhánh quyết định trong việc đánh giá đất đai quy mô nông trại ở vùng đất phèn ĐBSCL. Tạp chi khoa học đất (Hội KH đất VN), số 5. NXB Nông nghiệp, 1995


B. Tiếng Anh
1. Beek, K.J. Land evaluation for agricultural development. ILRI publ.23, Wageningen. The netherlands, 1978

2. Bharad, G.M, M.B; Nagdeve et al. Land use systems on contour for sustainable resource management in rainfed watershed. The International Symposium on Integrated Land use management for Tropical Agriculture, Queensland, Australia, 15 - 25 September 1992

3. Davidson, D.A. The evaluation of land resources (second edition), Longman Publishing House, London, U.K, 1992

4. Dent, David & Anthony Young. Soil survey and land evaluation. Geogre Allen & Unwin publishers lt. Lon don. U.K, 1981

5. FAO. A framework for land evaluation. Soil bulletin 32. FAO, Rome, 1976

6. FAO. Guidelines land evaluation for rainfed agriculture. Soil bulletin 52. FAO, Rome, 1983

7. FAO. Land evaluation for development. Soil bulletin 64. FAO, Rome, 1990

8. FAO. Land evaluation and farming system analysis for land use planning

(FAO working document), FAO, Rome, 1992

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐẤT
Mẫu đất được phân tích tại Phòng Phân Tích Lý Hóa Học Đất, Phân Viện QH&TKNN Miền Nam, Bộ NN&PTNT. Các chỉ tiêu phân tích như sau:


  • pHH2O và pHKCl: 1:5, đo trên máy pH-metter.

  • pHH2O2: 1:1, đo trên máy pH-metter.

  • OM: Phương pháp Walkley Black.

  • Đạm tổng số (N%): Phương pháp Kjeldahl.

  • Lân tổng số (P2O5%): Phương pháp Olsen, tạo phức với Amonium Molibdate, so màu.

  • Kali tổng số (K2O%): Đo trên máy quang kế ngọn lửa, công phá bằng 2 acid H2SO4 và HCl2O4.

  • Lân dễ tiêu (P2O5 mg/100gđ): Phương pháp Oniani, trích tinh bằng H2SO4 1N và tạo phức với Amonium Molibdate.

  • Cation trao đổi Ca2+ và Mg2+: Phương pháp chuẩn độ, trích tinh bàng dung dịch KCl 1N, chuẩn độ bằng Trilon B.

  • CEC: Chiết tinh bằng dung dịch CH3COONH4 tại pH: 7,0.

  • Sắt hòa tan (Fe3+ :mg/100gđ): Phương pháp so màu, tạo phức với acid Sulfosalisilic, môi trường kiềm.

  • Al3+ (me/100gđ): Phương pháp chuẩn độ, trích tinh bằng KCl 1N.

  • SO42-%: Phương pháp so màu, tạo phức với acid Sulfosalisilic, môi trường kiềm.

  • Cl-%: Phương pháp Mohr, chuẩn độ bằng dung dịch HNO3 0,1N.

  • TMT (%) (tổng muối tan): Phương pháp trọng lượng.EC (mS/cm): Đo bằng máy IL 90, tỷ lệ đất/ nước là 1:5 (Chú ý: Số liệu trình bày trong báo cáo này đã được quy đổi (nhân 3 lần) để tương đương với kết quả đo của chiết xuất bảo hòa).

- Thành phần cơ giới: 3 cấp hạt theo phương pháp trọng lượng (pipet).

Phụ Lục 2: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT HUYỆN ĐẦM DƠI PHÂN THEO ĐỊA HÌNH TƯƠNG ĐỐI




Tên đất

Ký hiệu

Tổng DT

Tỉ lệ

Diện tích phân theo địa hình

 

tên đất

(ha)

(%)

Cao

Vàn (Trung bình)

Thấp

Trũng

I. ĐẤT MẶN




37.204

45,04




3.785

33.419




1. Đất mặn nặng

Mn

18.936

22,92







18.936




2. Đất mặn trung bình và ít

M

18.268

22,12




3.785

14.483




II. ĐẤT PHÈN




28.665

34,70




762

4.201

23.703

Đất phèn tiềm tàng




27.085

32,79







4.201

22.885

3. Đất phèn tiềm tàng nông, mặn sú vẹt

Sp1Mm

2.696

3,26










2.696

4. Đất phèn tiềm tàng nông, mặn nặng

Sp1Mn

3.025

3,66










3.025

5. Đất phèn tiềm tàng nông, mặn

Sp1M

443

0,54










443

6. Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn sú vẹt

Sp2Mm

4.200

5,09







4.201




7. Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn nặng

Sp2Mn

14.995

18,15










14995

8. Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn

Sp2M

1.726

2,09










1726

Đất phèn hoạt động




1.580

1,91




762




818

9. Đất phèn hoạt động nông, mặn nặng

Sj1Mn

818

0,99










818

10. Đất phèn hoạt động sâu, mặn nặng

Sj2Mn

762

0,92




762







II. ĐẤT LẬP LIẾP




13.471

16,31

13.471










11. Đất lập liếp

N

13.471

16,31

13.471










Sông rạch

 

3.267

3,95

 




 

 

Tổng cộng

 

82.607

100.00

13.471

4.547

37.720

23.703

Phụ lục 3: MÔ TẢ MỘT SỐ PHẪU DIỆN ĐIỂN HÌNH


MOÂ TAÛ PHAÃU DIEÄN PHAÂN TÍCH (ÑD-05)

I. TEÂN ÑAÁT: VIEÄT NAM: Ñaát maën naëng (Mn)

FAO: Hypersalic Fluvisols (FL szh)





II. ÑAËC ÑIEÅM CHUNG:

- Khu vöïc khaûo saùt: Xaõ Taï An Khöông, huyeän Ñaàm Dôi, tænh Caø Mau

- Toïa ñoä ñiaï lyù: Vó ñoä: 9o 04’30’’Baéc; Kinh ñoä: 105o 14’17’’Ñoâng

- Maãu chaát ñaù meï: Traàm tích soâng bieån; Ñòa maïo: Ñoàng baèng phuø sa; Ñòa hình: Thaáp

- Nöôùc ngaàm: Xuaát hieän noâng, khoaûng 70 cm; Chaát löôïng: Maën

- Thöïc vaät töï nhieân vaø söû duïng ñaát: Coû saäy, coû oáng; Toâm QCCT



- Ngaøy moâ taû:15 /04 /2005.



III. MOÂ TAÛ TAÀNG ÑAÁT

Ap 00-12 cm: Seùt, öôùt, maøu xaùm naâu (10YR 6/2, light brownish gray), khoâng coù caáu truùc, nhaûo deûo khi aåm öôùt, khaù cöùng khi khoâ, xoáp, ít chaët, ít reã luùa vaø reã coû, nhieàu xaùc baû höõu cô baùn phaân huûy; chuyeån lôùp roõ veà maøu saéc vaø ñoä chaët theo daïng löôïn soùng nheï.

Ab 12-30 cm: Seùt, öôùt, maøu xaùm ñen (10YR 5/1, gray), khoâng coù caáu truùc, deûo dính vöøa khi aåm öôùt, cöùng khi khoâ, ít reå coû luùa vaø xaùc baû höõu cô baùn phaân huûy, xoáp vöøa, ít chaët; chuyeån lôùp töø töø veà maøu saéc vaø ñoä chaët theo daïng xaâm taùn.

Bw 30-70 cm: Seùt, öôùt, maøu naâu vaøng nhaït (10YR 6/4, light yellwish brown), caáu truùc taûng meàm-yeáu, deûo-dính khi öôùt, cöùng khi khoâ, ít xoáp, ít chaët, ñoám maøu vaøng ñoû (7.5YR 6/6, reddish yellow) chieám khoaûng 15%V; chuyeån lôùp töø töø veà maøu saéc vaø ñoä chaët theo daïng xaâm taùn.

BC 70-125 cm: Seùt, öôùt, maøu naâu vaøng nhaït veät xaùm xanh (10YR 6/4, light yellwish brown), caáu truùc taûng meàm (baùn thuaàn thuïc), möùc ñoä caáu truùc yeáu, ít dính khi öôùt, cöùng khi khoâ, ít xoáp, ít chaët hôn taàng keá treân, ít ñoám ræ saét maøu naâu vaøng ñaäm (7.5YR 5/6, srrong brown).




IV KEÁT QUAÛ PHAÂN TÍCH


Ñoä saâu

PH

OM

Toång soá (%)

P2O5

Cation TÑ (me/ñ)

(cm)

H2O

KCl

H2O2

(%)

N

P2O5

K2O

D.tieâu

Ca2+

Mg2+

00-12

7.35

6.59

5.00

2.400

0.207

0.059

1.359

12.06

3.5

10.75

12-30

8.15

6.80

5.00

0.910

0.105

0.046

1.630

8.71

2.5

6.75

30-70

8.30

7.45

5.00

0.797

0.079

0.087

1.550

10.05

3.0

10.25

70-125

8.58

8.34

5.00

0.905

0.070

0.076

1.523

12.06

4.2

9.75




Ñoä saâu

CEC

Fe3+

SO42-

Cl

TMT

EC

Thaønh phaàn cô giôùi (%)

(cm)

(me/ñ)

(mg)

(%)

(%)

(%)

(mS/cm)

Seùt

Thòt

Caùt

00-12

19.6

13.03

0.12

0.40

1.28

9.46

51.20

24.00

24.80

12-30

18.6

9.80

0.02

0.43

1.19

13.30

67.20

10.00

22.80

30-70

18.9

16.05

0.01

0.44

1.37

15.77

59.20

16.00

24.80

70-125

19.1

16.32

0.01

0.47

1.35

16.24

57.20

20.00

22.80






IV. KEÁT LUAÄN: Ñaát maën naëng, ñòa hình thaáp- baèng phaúng. Lôùp ñaát maët (taàng Ap vaø Ab) daøy, xoáp, giaàu höõu cô; dinh döôõng cao, muøn, ñaïm vaø kaly giaàu; laân toång soá vaø deã tieâu thaáp; ñaát ít chua vaø coù dung löôïng trao ñoåi Cation (CEC) khaù cao. Döôùi caùc lôùp ñaát maët coù taàng Bw khaù chaët thaám nöôùc keùm, coù khaû naêng ngaên chaën söï thaát thoaùt cuûa nöôùc vaø phaân boùn. Ñaát coù theå söû duïng ñeå troàng luùa hoaëc nuoâi toâm, tuøy theo vieäc thöïc hieän caùc bieän phaùp ngaên maën; neáu söû duïng ñaát ñeå troàng luùa, caàn chuù yù boùn boå sung laân cho ñaát.



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương