Chương trình


Thảm thực vật và cây trồng



tải về 1.4 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.4 Mb.
#21247
1   2   3   4   5   6   7

4. Thảm thực vật và cây trồng

Ở huyện Đầm Dơi hiện nay, diện tích đất có rừng ngập mặn chỉ còn 7.743 ha tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển còn chịu ảnh hưởng của thủy triều mặn ngập tràn bề mặt. Rừng ngập mặn ngoài nhiệm vụ che phủ, giữ gìn cho đất non yếu dưới chân mình, còn có vai trò to lớn trong việc che chắn phòng hộ cho vùng nội địa, điều tiết môi trường và bảo tồn những hệ sinh thái đa dạng và quý hiếm, ngoài ra, với năng suất sinh học cao, còn có giá trị kinh tế rất lớn. Ngoài thảm rừng nêu trên, hầu hết diện tích của huyện Đầm Dơi đã chuyển sang nuôi thủy sản nước lợ, không còn cây trồng nông nghiệp, chỉ còn một ít diện tích cây nông nghiệp lâu năm dọc theo các khu thổ cư (chủ yếu là Dừa). Thảm phủ tự nhiên chủ yếu là rau sam mặn, cỏ năn chỉ (eleocharis ochrostachys), hoặc ở những vùng trũng đọng nước thường xuyên là súng ma (nymphoides indicum) và cỏ năn bộp (eleocharis dulcis).


5. Tác động của con người thông qua các biện pháp sử dụng đất

- Tác động của hệ thống thủy lợi ngăn mặn - giữ ngọt : Trước đây, nhờ hệ thống thủy lợi ngăn mặn - giữ ngọt, các loại sử dụng đất nông nghiệp (1 vụ lúa, lúa+ cá đồng, hoa màu, dừa, cây ăn quả,..) phát triển được trên địa bàn Huyện. Tuy nhiên, do thiếu nguồn nước ngọt vào mùa khô, nên nhiều diện tích canh tác lúa trở nên bấp bênh, kém hiệu quả. Đáng chú ý là việc ngăn mặn triệt để những vùng đất mặn có phèn, khi không đủ nguồn nước ngọt, làm hạ thấp mực nước ngầm trong đất gây nên tình trạng bốc phèn lên lớp đất mặt vào mùa khô và gia tăng độ chua của nước trong kênh rạch vào đầu mùa mưa. Rửa phèn đầu mùa mưa trên quy mô rộng lớn làm gia tăng đột ngột độ chua của nước trong kênh rạch gây ô nhiễm đến nước sinh hoạt và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của khu vực trong đê và nuôi trồng thủy sản của khu vực ven biển ngoài đê bao.



- Để tăng hiệu quả sử dụng đất trong tình trạng thiếu nước ngọt, hầu hết diện tích đất lúa trong đê ngăn mặn đã chuyển sang nuôi tôm, cả các diện tích rừng ngập mặn ngoài đê ngăn mặn cũng đã cho nuôi tôm kết hợp với trồng rừng. Kết quả là hầu hết đất đai trong địa bàn Huyện bị nhiễm mặn nặng hơn; việc phá rừng ven biển để mở rộng vuông tôm đã thúc đẩy quá trình xói lở bờ biển, gia tăng quá trình bồi lắng phù sa vào kinh rạch.


CHƯƠNG 4

CÁC LOẠI ĐẤT Ở HUYỆN ĐẦM DƠI (Tỉ lệ 1/25.000)
1. Phân loại đất, quy mô diện tích và phân bố nhóm đất
1.1 Phân loại đất và quy mô diện tích
Kết quả điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất huyện Đầm Dơi ở tỉ lệ 1/25.000, đã phân chia tài nguyên đất huyện ra thành 3 nhóm đất chính và 11 loại đất (bảng 4, hình 4). Trong đó, nhóm đất chủ yếu là đất mặn và đất phèn.
Bảng 4: Diện tích các loại đất ở huyện Đầm Dơi


Tên đất

Ký hiệu

Diện tích

Tỉ lệ




tên đất

(ha)

(%)

I. ĐẤT MẶN




37.204

45,04

1. Đất mặn nặng

Mn

18.936

22,92

2. Đất mặn trung bình và ít

M

18.268

22,12

II. ĐẤT PHÈN




28.665

34,70

Đất phèn tiềm tàng




27.085

32,79

3. Đất phèn tiềm tàng nông, mặn sú vẹt

Sp1Mm

2.696

3,26

4. Đất phèn tiềm tàng nông, mặn nặng

Sp1Mn

3.025

3,66

5. Đất phèn tiềm tàng nông, mặn

Sp1M

443

0,54

6. Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn sú vẹt

Sp2Mm

4.200

5,09

7. Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn nặng

Sp2Mn

14.995

18,15

8. Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn

Sp2M

1.726

2,09

Đất phèn hoạt động




1.580

1,91

9. Đất phèn hoạt động nông, mặn nặng

Sj1Mn

818

0,99

10. Đất phèn hoạt động sâu, mặn nặng

Sj2Mn

762

0,92

III. ĐẤT LẬP LIẾP




13.471

16,31

11. Đất lập liếp

N

13.471

16,31

Sông rạch




3.267

3,95

Tổng cộng




82.607

100.00


1.2 Quy mô và địa bàn phân bố các nhóm đất
- Đất mặn : Đây là nhóm đất có quy mô lớn nhất, diện tích 37.204 ha, chiếm 45% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở phía bắc (xã Trần Phán, Tạ An Khương, Tạ An Khương Nam, Thanh Tùng, TT. Đầm Dơi,…) trên địa hình trung bình (vàn) và thấp, bao gồm

./ Đất mặn nặng (Mn) : Diện tích là 18.936 ha, chiếm 23% DTTN

./ Đất mặn trung bình và ít (M) : Diện tích 18.268 ha, chiếm 22% DTTN

- Đất phèn : Là nhóm đất có diện tích 28.665 ha, chiếm 35% diện tích tự nhiên, phân bố đều trên địa hình thấp trũng, tập trung ven biển và phía tây nam và phía nam giáp huyện Năm Căn, bao gồm 2 nhóm phụ : Đất phèn tiềm tàng và Đất phèn hoạt động

./ Đất phèn tiềm tàng (Sp): Diện tích 27.085 ha (94% dt đất phèn), gồm 6 loại đất.

./ Đất phèn hoạt động (Sj): Diện tích 1.580 ha, tập trung ở phía bắc huyện (giáp sông Gành Hào), chia 2 loại đất, hầu hết các loại đất này đều bị mặn nặng..

Hình 4 : Bản đồ Đất huyện Đầm Dơi



2. Mô tả các nhóm và loại đất

2.1 Nhóm đất mặn

Đây là nhóm đất có quy mô lớn nhất, diện tích 37.204 ha, chiếm 45,04% diện tích tự nhiên, chia làm 2 loại đất như sau :


./ Đất mặn nặng (Mn) : Diện tích là 18.936 ha, chiếm 22,92% DTTN, phân bố tập trung ở khu vực kẹp giữa sông Đầm Dơi và Đầm Chim, và rải rác ở ven gờ biển tây và các gờ sông lạch trong khu vực ngập thủy triều. Về hình thái phẫu diện, toàn bộ cột đất là những lớp sét dẻo, dính, thường ít hữu cơ, không thuần thục đến bán thuần thục, có hình thái phẫu diện kiểu A-C hoặc A-Bw-BC. Theo phân loại của WRB, đất mặn nhiều tương đương với đơn vị đất Hypersalic Fluvisols.

- Tính chất lý- hóa học đất: Kết quả phân tích đất Mặn nặng (Bảng 5, Phụ lục 3), cho thấy đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét lên đến 51-67%; phản ứng đất đạt trị số khá cao, từ trung tính đến kiềm yếu; pHH2O từ 6,0-6,6 lên đến 7,3-8,5 và pHKCl 6,5-8,3 đơn vị. Hàm lượng dinh dưỡng trong đất từ trung bình đến khá: mùn, đạmvà lân tổng số đều ở mức trung bình (O.M: 0,9-2,4% đôi khi đến >4% ; N: 0,07-0,21% đôi khi đến >0,25% và P2O5: 0,05-0,09%); Kali tổng số cao (1,2-1,6%). Các cation trao đổi, đặc biệt là Mg2+ và Ca2+, đều cao làm cho CEC lên đến 18-20 me/100g. Các độc chất trong đất chủ yếu là độ mặn cao và sắt hòa tan khá cao, lượng Clor trong đất lên đến 0,4-0,9% và Fe3+ từ 3-4 mg/100g lên đến 9,8-16,3 mg/100g đất. Nhìn chung, ngoài đặc điểm độ mặn trong đất và sắt hòa tan cao, những hạn chế cho bố trí sử dụng nông nghiệp ở đất Mặn nặng chủ yếu là phân bố ở những khu vực còn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều mặn và khan hiếm về nguồn nước ngọt.

- Hiện trạng sử dụng và hướng sử dụng đất: Hầu hết diện tích đất Mn đang được sử dụng để nuôi tôm, phần còn lại là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng mà phần lớn là nằm trong vành đai rừng phòng hộ ven biển. Đây là một loại đất khá thích hợp cho nuôi tôm nước mặn, vì vậy, ngoài khu vực rừng phòng hộ ven biển ra, nên bố trí cho chuyên nuôi tôm hoặc kết hợp mô hình tôm rừng.
./ Đất mặn trung bình và ít (M) : Diện tích 18.268 ha, chiếm 22,12% tổng diện tích tự nhiên. Hầu hết phân bố ở các khu vực phía tây của huyện giáp H. Cái Nước, thuộc những khu vực có bề mặt địa hình khá bằng phẳng và hơi thấp, và nhìn chung vẫn nằm trong vùng còn chịu ảnh hưởng của thủy triều mặn. Đất có những điều kiện hình thành tương tự như đất mặn nặng, tuy nhiên, hầu như đã thoát khỏi chế độ ngập của thủy triều mặn lên bề mặt đất, làm cho độ mặn ở các lớp đất mặt giảm, độ dẫn điện chỉ đạt 8-10 mS/cm, được xếp vào đơn vị phân loại này. Về hình thái, khác với đất mặn nặng, đất mặn trung bình và ít do có địa hình cao hơn và phần nào thoát khỏi chế độ ngập thủy triều nên phẫu diện đất có mức độ phát triển cao hơn, thường tạo thành một tầng loang lổ vàng đỏ, cấu trúc cục tảng yếu đến trung bình (tầng Bw), vì vậy, có kiểu hình thái đặc trưng là A-Bw-BC. Theo phân loại của FAO/WRB, đất mặn trung bình tương đương với đơn vị đất Hapli- Salic Fluvisols.

-Tính chất lý- hóa học đất: Kết quả phân tích đất (Bảng 5, Phụ lục 4) cho thấy đất Mặn trung bình và ít có thành phần cơ giới nặng, không chua và có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Độ chua hoạt tính trong đất thường giao động quanh giá trị 6,0-7,0 đơn vị pHH2O. Mùn, đạm và lân tổng số thường ở mức trung bình, riêng Kali thì giầu. Các thông số về dung lượng trao đổi cation, lượng cation kiềm trao đổi và độ no bazơ đều khá cao. Độc tố trong đất chủ yếu là mặn và sắt hoà tan cao do liên quan đến ngập nước. Từ những đặc điểm nói trên, đất mặn trung bình được đánh giá là một loại đất có độ phì khá, độ độc thấp. Hạn chế chính cho bố trí sử dụng nông nghiệp chủ yếu là độ mặn và sắt hòa tan ở các tầng sâu khá cao, có thể bốc lên lớp đất mặt để gây độc cho cây trồng nếu như tình trạng thiếu ẩm bề mặt xảy ra; và cũng như đặc điểm chung của vùng là khan hiếm nguồn nước ngọt vào mùa khô.

- Hiện trạng sử dụng : Trước đây phần lớn diện tích đất mặn trung bình đã từng được nhân dân địa phương ngăn mặn để trồng hoa màu và lúa nước vào mùa mưa, hiện nay hầu hết là diện tích đất nuôi tôm. Những hạn chế do bản thân đất tạo ra là rất thấp, vì vậy, đất mặn trung bình có thể sử dụng để trồng trọt, nuôi tôm, cá là tùy thuộc vào việc khống chế và điều tiết nguồn nước.
+ Đất phèn : Là nhóm đất có diện tích 28.665 ha, chiếm 34,7% diện tích tự nhiên, phân bố đều trên địa hình thấp trũng, tập trung ven biển và phía tây nam và phía nam giáp huyện Năm Căn, bao gồm 2 nhóm phụ : Đất phèn tiềm tàng và Đất phèn hoạt động

./ Đất phèn tiềm tàng (Sp): Diện tích rất lớn 27.085 ha (chiếm 94% diện tích đất phèn), gồm 6 loại đất, phân bố ở các địa hình trũng ngập nước, chủ yếu đất phèn tiềm tàng sâu-mặn nặng do bị nhiễm mặn nhiều tháng trong năm để nuôi tôm. Bao gồm các loại sau :



- Đất phèn tiềm tàng nông, mặn sú vẹt (Sp1Mm) diện tích 2.696 ha (3,26% tổng diện tích tự nhiên) có tầng sinh phèn xuất hiện trong vòng độ sâu 0-50cm và đất phèn tiềm tàng sâu, mặn sú vẹt (Sp2Mm) diện tích 4.200 ha (5,09% tổng diện tích tự nhiên) có tầng sinh phèn sâu hơn 50cm, là các loại đất không có tầng phèn hoạt động, và phân bố trong khu vực còn chịu ảnh hưởng của thủy triều mặn. Về hình thái, đất phèn tiềm tàng nông dưới rừng ngập mặn có kiểu hình thái A-C với các phụ tầng Ah-Cph1-Cph2. Toàn bộ cột đất là những lớp sét hữu cơ, không thuần thục, mềm nhão, ít dính. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét lên đến 43-51%. Độ chua hiện tại thấp, pHH2O và pHKCl theo thứ tự đạt đến 6,3-7,8 và 5,4-6,8 đơn vị; tuy nhiên, độ chua tiềm tàng (pHH2O2) lại rất cao, đặc biệt là trong các tầng phèn, trị số pHH2O2 chỉ đạt khoảng 2,5-3,0 đơn vị. Mùn, đạm và kali tổng số thường giầu đến rất giầu song lân tổng số lại nghèo. Dung lượng trao đổi cation CEC khá cao (22 - 30meq/100gđất); trong đó, Ca2+ trao đổi thấp (5,1-6,6 me/100g đất) nhưng Mg2+ lại cao (7,1-10,7 me/100g đất). Các độc chất trong đất đều ở mức khá cao, đặc biệt là ở các tầng phèn, sulphate hoà tan (SO4 2-) lên đến 0,14-0,16%, Sắt (Fe 3+): 12,6-25,3 mg/100g đất, Nhôm di động (Al3+): 2,5-2,9 me/100gđ, lượng Clor trong đất cũng lên đến 0,7-1,5%. Hiện nay khoảng 20% diện tích đất Sp1Mm và Sp2Mm là vuông nuôi tôm, phần còn lại là đất rừng ngập mặn. Đây là một loại đất khá thích hợp cho nuôi tôm nước mặn, tuy nhiên, để bảo vệ ổn định môi trường sinh thái, đề nghị nên giữ nguyên hiện trạng rừng ngập mặn trên loại đất này.
- Đất phèn tiềm tàng nông mặn nặng (Sp1Mn) : diện tích 3.025 ha (3,66% tổng diện tích tự nhiên) và đất phèn tiềm tàng sâu, mặn nặng (Sp2Mn) : diện tích là 14.995 ha (18,15% tổng diện tích tự nhiên), phân bố nhiều ở các vùng đất ngập thủy triều mặn không còn rừng, và ở một số khu vực nuôi tôm của huyện. Đất Sp1Mn có tầng sinh phèn xuất hiện trong vòng độ sâu 0-50cm, và đất Sp2Mn có tầng sinh phèn sâu hơn 50cm, không có tầng phèn hoạt động, còn bị ảnh hưởng của nước mặn lên bề mặt đất, rừng ngập mặn đã bị tàn phá (đa số là khu vực nuôi tôm), được xếp vào đơn vị phân loại này. Về hình thái, cột đất từ trên xuống có kiểu A-AB-C với các phụ tầng Ah-AB-Cph1-Cph2. Kết quả phân tích đất cho thấy đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét lên đến trên 50%. Độ chua trong đất có sự phân biệt rất rõ giữa các lớp đất có phèn và không phèn; ở các lớp đất không phèn, phản ứng đất ít chua đến gần trung tính (pHH2O: 6 - 8); trong khi đó, ở các lớp đất phèn, phản ứng đất chua đến rất chua, độ chua hoạt tính chỉ còn khoảng 4,0 đơn vị pH và độ chua trao đổi là < 4,0 đơn vị pH. Mùn, đạm và kali tổng số trong đất đều giầu đến rất giầu, song lân tổng số lại nghèo đến rất nghèo. Các chỉ tiêu hoá lý như CEC, BS đều khá. Tuy nhiên các độc chất trong đất cũng cao, đặc biệt là ở các tầng phèn, sulphate hoà tan (SO42-) lên đến 0,24-0,34%, sắt (Fe 3+): 17,3-24,2 mg/100g đất, nhôm di động (Al 3+): 2,0-2,5 me/100g đất, lượng Clor trong đất cũng lên đến 0,5 - 0,7%. Hầu hết diện tích đất Sp1Mn là vuông tôm, và rất ít diện tích là đất bỏ hoang với thảm phủ chủ yếu là năn và cỏ nước mặn. Đây cũng là một loại đất khá thích hợp cho nuôi tôm nước mặn.


  • Đất phèn tiềm tàng nông, mặn (Sp1M) diện tích là 443 ha (0,54% tổng diện tích tự nhiên), và đất phèn tiềm tàng sâu, mặn (Sp2M) diện tích là 1.726 ha (2,09% tổng diện tích tự nhiên), đất Sp1M có tầng sinh phèn xuất hiện trong 0-50cm và Sp2M sâu hơn 50cm, không có tầng phèn hoạt động, không hoặc ít bị ảnh hưởng của nước mặn ngập tràn bề mặt, được xếp vào các đơn vị phân loại này. Về hình thái, đất có hình thái phẫu diện kiểu A-C với các phụ tầng Ah-Cph1-2-Cg. Toàn bộ cột đất là những lớp sét hữu cơ, không thuần thục, mềm nhão. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét lên các lớp đất mặt đến 45 - 51%. Độ chua trong đất đạt mức chua vừa đến ít chua, pHH2O: 5,4-6,2; pHKCl: 4,5-5,5; tuy nhiên, độ chua tiềm tàng (pHH2O2) trong các tầng phèn, giảm xuống đến mức rất chua, chỉ đạt 2,5 đơn vị. Hàm lượng dinh dưỡng như OM, Đạm và Kali tổng số trong đất cao, nhưng Lân tổng số và dễ tiêu lại thấp. Độc chất trong đất phần lớn ở mức khá cao, Sulphate hoà tan tầng sinh phèn lên đến 0,20% (khi khô), Fe 3+: 15,7-16,2 mg/100gđ, Al 3+ di động: 2,0 meq/100g đất. Phần lớn diện tích đất Sp1M hiện nay là vuông nuôi tôm, trước đây là ruộng 1 vụ lúa mùa mưa năng suất thấp (15-20 tạ/ha) hoặc đất bỏ hoang với thảm phủ chủ yếu là năn và cỏ nước mặn.

./ Đất phèn hoạt động (Sj): Do điều kiện nhiễm mặn và ngập nước thường xuyên, đất phèn hoạt động chỉ chiếm quy mô nhỏ 1.580 ha, tập trung ở phía bắc huyện (giáp sông Gành Hào). hầu hết các loại đất này đều bị mặn nặng..

- Đất phèn hoạt động nông, mặn nặng (Sj1Mn) : diện tích 818 ha (0,99% tổng diện tích tự nhiên), trong khu vực rừng ngập mặn phía đông nam đất có tầng phèn hoạt động (sulfuric horizon) xuất hiện trong vòng độ sâu 0-50cm, có hoặc không có tầng phèn tiềm tàng, còn bị ảnh hưởng của nước mặn lên bề mặt, được xếp vào đơn vị phân loại này. Về hình thái, đất có hình thái phẫu diện kiểu Ah-AB-Bj-Cg; trong đó, tầng Bj xuất hiện trong khoảng độ sâu 0-50cm. Đất có thành phần cơ giới nặng (tỷ lệ sét trong các tầng đất lên đến 34- 46%). Phản ứng đất chua vừa đến rất chua, ngay cả ở các tầng đất không phèn giá trị về độ chua cũng chỉ đạt mức thấp (pHH2O: 4,8-5,5; pHKCl: 4,0-4,9; pHH2O2: 3,5-4,0); ở tầng phèn hoạt động (tầng Bj) đất rất chua (pHH2O: 4,0-4,1; pHKCl: 3,5-3,8; pHH2O2: 2,5- 3,5). Mùn và đạm tổng số trong tầng đất mặt khá giầu (3,6-4,4%OM và 0,27- 0,28%N); lân tổng số nghèo (0,02-0,05%P2O5); kali tổng số giầu (1,1-1,3%K2O). Các độc chất trong đất đều ở mức khá cao, đặc biệt là ở các tầng phèn, sulphate hòa tan lên đến 0,28-0,32%, sắt hòa tan: 12,0-28,2 mg/100gđ, nhôm di động: 3,0-5,5 me/100gđ, lượng clo trong đất cũng lên đến 0,94-1,20%.Hầu hết diện tích đất Sj1Mn hiện nay là vuông tôm, ít diện tích là đất bỏ hoang với thảm phủ chủ yếu là năn và cỏ nước mặn. Đây là một loại đất có khá nhiều hạn chế cho cả trồng trọt lẫn nuôi trồng thủy sản nước mặn. Tuy nhiên, nhờ có nước mặn khống chế phèn nên có thể sử dụng đề nuôi trồng thủy sản nước mặn.

- Đất phèn hoạt động sâu, mặn nặng (Sj2Mn) : diện tích 762 ha (0,92% tổng diện tích tự nhiên), tập trung ở khu vực gần cửa Gành Hào, đất có tầng phèn hoạt động xuất hiện trong khoảng độ sâu 50-100cm, có hay không có tầng phèn tiềm tàng trong vòng độ sâu 50- 125cm, còn bị ảnh hưởng của nước mặn lên bề mặt, được xếp vào đơn vị phân loại này. Đất Sj2Mn thường có kiểu hình thái Ah-Bw-Bj-Cg/Cp; trong đó, ranh giới phía trên của tầng Bj xuất hiện trong khoảng độ sâu 50-100cm. Đất có thành phần cơ giới nặng; có hàm lượng các chất dinh dưỡng mùn, đạm và kali cao; chua vừa đến rất chua; nghèo lân và hàm lượng các độc chất SO42-, Fe 3+, Al 3+ và Cl- trong đất khá cao; tuy nhiên, các tầng có tích lũy độc chất xuất hiện sâu (trong khoảng độ sâu 50-100cm), vì vậy, ít gây độc hại cho các loại cây trồng có bộ rễ nông. Hiện nay là vuông tôm, phần còn lại là ruộng muối và ít đất hoang.


3. Nhận xét và đánh giá chung về tài nguyên đất huyện Đầm Dơi
3.1 Phân bố và quy mô diện tích các loại đất
Tài nguyên đất huyện Đầm Dơi bao gồm 2 nhóm đất chính, chia thành 10 loại đất Trong đó, nhóm đất Mặn và đất Phèn là các nhóm đất có quy mô lớn và phân bố rộng.
(i) Đất mặn: Là nhóm đất có quy mô lớn nhất, hầu hết phân bố ở các khu vực phía tây của huyện giáp H. Cái Nước, thuộc những khu vực có bề mặt địa hình khá bằng phẳng và hơi thấp, và nhìn chung vẫn nằm trong vùng còn chịu ảnh hưởng của thủy triều mặn. Đất mặn nặng phân bố tập trung ở khu vực kẹp giữa sông Đầm Dơi và Đầm Chim, và rải rác ở ven gờ biển tây và các gờ sông lạch trong khu vực ngập thủy triều, đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao; phản ứng đất đạt trị số khá cao, từ trung tính đến kiềm yếu; hàm lượng dinh dưỡng trong đất từ trung bình đến khá. Nhìn chung, ngoài đặc điểm độ mặn trong đất và sắt hòa tan cao, những hạn chế cho bố trí sử dụng nông nghiệp ở đất Mặn nặng chủ yếu là do ảnh hưởng của thuỷ triều mặn và khan hiếm về nguồn nước ngọt. Hầu hết diện tích đất Mn đang được sử dụng để nuôi tôm, phần còn lại là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng mà phần lớn là nằm trong vành đai rừng phòng hộ ven biển. Đây là một loại đất khá thích hợp cho nuôi tôm nước mặn, vì vậy, ngoài khu vực rừng phòng hộ ven biển ra, nên bố trí cho chuyên nuôi tôm hoặc kết hợp mô hình tôm rừng. Đất Mặn trung bình và ít có những điều kiện hình thành tương tự như đất mặn nặng, tuy nhiên, hầu như đã thoát khỏi chế độ ngập của thủy triều mặn lên bề mặt đất, làm cho độ mặn ở các lớp đất mặt giảm, độ dẫn điện chỉ đạt 8-10 mS/cm, được xếp vào đơn vị phân loại này. Thành phần cơ giới nặng, không chua và có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Hạn chế chính cho bố trí sử dụng nông nghiệp chủ yếu là độ mặn và sắt hòa tan ở các tầng sâu khá cao, có thể bốc lên lớp đất mặt để gây độc cho cây trồng nếu như tình trạng thiếu ẩm bề mặt xảy ra; và cũng như đặc điểm chung của vùng là khan hiếm nguồn nước ngọt vào mùa khô. Trước đây phần lớn diện tích đất mặn trung bình đã từng được nhân dân địa phương ngăn mặn để trồng hoa màu và lúa nước vào mùa mưa, hiện nay hầu hết là diện tích đất nuôi tôm. Những hạn chế do bản thân đất tạo ra là rất thấp, vì vậy, đất mặn trung bình có thể sử dụng để trồng trọt, nuôi tôm, cá là tùy thuộc vào việc khống chế và điều tiết nguồn nước.
(ii) Đất phèn

Đây là nhóm đất chiếm đến 34,7% diện tích tự nhiên, phân bố đều trên địa hình thấp trũng, tập trung phía Nam và Tây Nam của huyện Đầm Dơi. Đất phèn do điều kiện thấp trũng, ngập nước nên ít bị ô-xy hóa, phần lớn đều ở dạng phèn tiềm tàng, chiếm 94% diện tích đất phèn, hiện nay đã được đầu tư cải tạo để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Về mức độ phèn, hầu hết là phèn hoạt động hay tiềm tàng sâu (tầng sinh phèn và tầng phèn xuất hiện ở độ sâu > 50 cm), chỉ có một số ít diện tích đất phèn nông (tầng sinh phèn và tầng phèn xuất hiện trong vòng 50 cm của lớp đất mặt).

Ở các loại đất phèn hoạt động, tầng mặt thường có lớp hữu cơ phân hủy khá dày, tầng đất phèn có đốm Jarosite KFe3(SO4)2(OH)6. Đây là dạng đất phèn đã phát triển, phẩu diện đất đã phân hóa theo dạng Ahp-Bj-Cpr. Bên dưới tầng phèn là tầng sinh phèn, đất luôn ở trạng thái khử có màu xám xanh hoặc xám đen chứa nhiều vật liệu sinh phèn (Pyrite-FeS2) với hàm lượng phèn khá cao. Hằng năm vào mùa mưa vùng đất này bị ngập khoảng 50-70 cm. Nhờ hệ thống sông rạch và kinh đào khá chằng chịt trên địa bàn nên có thể chủ động tưới tiêu, tạo điều kiện cải tạo và mở rộng nhiều mô hình canh tác và nuôi trồng thủy sản ở vùng đất phèn hoạt động này.
3.2 Đặc điểm lý và hóa tính đất

- Lý tính : Hầu hết các loại đất ở huyện Đầm Dơi (ở độ sâu 0 - 1,5m) có sa cấu là sét và thịt nặng, có độ dẻo dính cao và đặc tính cơ lý khá mềm yếu, kém ổn định. Do đất có thành phần cơ giới nặng, nên tỷ lệ sét và thịt chiếm hơn 80%, đất có kết cấu viên cục, tảng, khả năng hấp thu cao, giữ nước và phân tốt. Với tính chất vật lý như vậy, hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện khá thích hợp cho việc thâm canh lúa nước và nuôi trồng thủy sản, song lại hạn chế đối với cây trồng cạn (như cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày) do làm đất khó, thoát nước kém, không tơi xốp nên rễ cây trồng cạn khó phát triển tốt.

- Hóa tính : Tỷ lệ mùn ở mức khá đến giàu (1,45-6,20%), trong đó đất phèn và đất phù sa glây cao gấp 1,5-2,5 lần đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng. Tương ứng đạm tổng số giàu (hàm lượng trên 0,15%), cao nhất là đất phèn hoạt động trung bình. Hàm lượng Lân và Kali tổng số ở mức trung bình. Hàm lượng lân dễ tiêu ở đất phèn thấp, chỉ 1,5-2,5 mg/100g đất, lý do chủ yếu là bị Al3+và Fe2+ cố định. Độc tố chỉ có trong đất phèn hoạt động, trong đó đáng lưu ý là SO42- và Al3+. Kết quả phân tích tầng phèn cho thấy hầu hết các độc tố đều trên ngưỡng chịu đựng của cây trồng, đặc biệt là cây lúa.


    1. Đánh giá chung

Nhìn chung, tài nguyên đất huyện Đầm Dơi có một số đặc điểm sau đây:

- Đất phèn phân bố khá rộng, chủ yếu là phèn hoạt động sâu, tập trung nhiều ở các vùng xa sông và khu vực trũng của huyện. Trong nhóm đất này, hạn chế chính cho canh tác là độ sâu xuất hiện tầng phèn và tầng chứa vật liệu sinh phèn.

- Đất mặn hầu hết phân bố ở các khu vực phía tây của huyện, thuộc những khu vực có bề mặt địa hình khá bằng phẳng và hơi thấp và nhìn chung vẫn nằm trong vùng còn chịu ảnh hưởng của thủy triều mặn.

- Hầu hết đất có thành phần cơ giới nặng, bị glây mạnh do ngập úng kéo dài.

- Cần chú trọng việc cải tạo đất Phèn để giảm độc tố trong đất, tăng cường phân Lân cho tất cả các loại đất nhất là trên đất phèn.

Bảng 5 : Tính chất hóa học các loại đất ở huyện Đầm Dơi



Tên đất

Độ sâu

pH

OM

Tổng số (%)

P2O 5

(meq/100g đất)

mg/100g

 mS/cm

(%)

Vị trí

mẫu (cm)

H2O

(%)

N

P2O 5

K2O

mg/100g

Ca2+

Mg2+

Na+

S

CEC

Fe3+

EC

Cl-

SO42-

TMT

M

00 - 10

4.89

3.424

0.266

0.083

1.275

8.76

6.12

7.14

3.49

19.58

21.02

7.32

2.82

0.73

0.08

1.020

X. Trần

25 - 35

6.54

1.633

0.168

0.077

1.204

8.19

6.12

10.20

3.06

23.68

24.79

2.77

1.14

0.31

0.01

0.500

 Phán

55 - 65

6.60

1.179

0.112

0.073

1.162

7.31

6.63

10.20

3.03

23.16

24.80

2.49

1.32

0.26

0.02

0.471

 

85 - 95

6.76

0.960

0.096

0.064

1.133

6.80

6.65

10.20

3.33

22.89

24.46

2.57

1.39

0.28

0.01

0.498

 

110 - 120

6.52

2.093

0.112

0.056

1.083

3.32

6.14

10.73

3.62

21.58

24.81

2.93

1.64

0.31

0.08

0.569

Sp2M

00 - 10

6.34

4.898

0.266

0.081

1.237

4.37

5.10

10.20

4.78

23.53

23.97

9.80

3.01

0.72

0.06

1.023

X. Tùng

30 - 40

6.32

3.710

0.038

0.078

1.233

4.30

5.10

9.69

4.49

22.53

23.48

6.55

2.55

0.61

0.04

0.872

 Tùng

60 - 70

7.22

1.179

0.112

0.067

1.129

3.98

5.10

11.20

4.20

23.74

23.88

4.11

2.37

0.55

0.04

0.827

 

110 - 120

7.54

0.856

0.084

0.056

1.096

3.70

6.12

10.71

4.20

23.80

27.00

3.89

2.56

0.58

0.06

0.896

Sp2Mn

00 - 10

6.74

4.470

0.462

0.092

1.225

6.96

7.14

10.71

4.93

26.89

27.35

6.83

3.40

0.78

0.12

1.207

X. Tân

35 - 45

7.28

2.473

0.252

0.072

1.200

4.02

7.65

10.20

4.93

26.84

27.64

1.89

2.67

0.56

0.08

0.958

Đức 

70 - 80

7.92

1.179

0.140

0.082

1.133

4.34

9.69

10.71

4.93

27.93

28.70

2.99

2.61

0.58

0.04

0.929

 

110 - 120

7.92

1.179

0.112

0.064

1.121

4.02

9.67

10.75

4.93

28.95

29.62

4.57

3.13

0.75

0.04

1.092

Sp1Mm

00 - 10

7.81

3.424

0.224

0.130

1.212

11.01

5.61

10.20

4.78

24.79

26.72

13.30

2.71

0.57

0.04

0.949



25 - 35

7.50

3.139

0.196

0.126

1.196

10.98

6.12

10.20

5.07

24.91

25.83

19.75

3.30

0.74

0.06

1.150

Nguyễn

55 - 65

6.48

7.324

0.336

0.116

1.167

10.03

5.61

10.73

5.36

25.47

26.41

14.21

4.26

1.00

0.14

1.474

Huân

110 - 120

4.71

9.702

0.336

0.118

1.196

8.07

5.10

7.14

5.36

18.11

28.98

8.14

5.05

1.15

0.16

1.646

Sp1Mm

00 - 10

6.30

4.445

0.196

0.155

1.179

10.66

5.10

7.14

5.36

21.63

22.60

12.58

4.65

1.23

0.12

1.529

X. Tân

30 - 40

6.84

4.090

0.140

0.140

1.154

9.40

5.61

9.18

5.36

23.96

24.92

19.34

4.54

1.17

0.10

1.543

Thuận

62 - 72

6.82

5.612

0.280

0.118

1.092

8.86

6.63

9.20

5.63

24.83

26.98

25.35

5.35

1.49

0.12

1.856

 

110 - 120

6.66

6.658

0.364

0.118

1.092

8.77

5.10

10.20

5.60

24.32

26.89

4.68

4.89

1.26

0.12

1.663

Sj2Mn

00 - 10

7.08

2.473

0.224

0.128

1.283

9.87

5.10

9.69

4.49

22.16

23.67

20.97

3.72

0.82

0.12

1.228

X. Tân

28 - 38

7.00

2.187

0.196

0.126

1.283

9.15

3.57

9.69

4.35

21.42

22.81

7.90

4.19

1.05

0.12

1.437

Thuận

60 - 70

6.52

3.329

0.196

0.119

1.299

8.45

3.57

9.51

5.08

22.79

23.96

5.79

5.29

1.41

0.12

1.740

 

110 - 120

7.14

1.089

0.096

0.082

1.290

7.15

3.57

6.96

5.02

19.26

20.34

4.76

4.25

1.03

0.08

1.441

Mn

00 - 10

6.00

6.753

0.406

0.082

1.250

4.15

5.10

7.61

4.21

19.63

20.92

12.22

3.72

0.72

0.14

1.233

X. Tân

25 - 35

6.58

4.185

0.252

0.058

1.217

3.67

4.08

7.14

4.07

18.89

19.67

3.20

3.13

0.67

0.12

1.097

Đức 

60 - 70

6.40

1.807

0.112

0.060

1.217

3.56

4.08

6.63

4.13

18.42

19.91

3.25

3.46

0.80

0.08

1.287

 

110 - 120

6.18

1.712

0.112

0.051

1.204

3.56

4.08

7.16

4.22

18.95

20.44

4.00

3.86

0.92

0.08

1.312

Bảng 6 : Thành phần cấp hạt trong sa cấu một số loại đất ở huyện Đầm Dơi







Tên đất

ĐỘ SÂU

CÁT (%)

THỊT (%)

SÉT (%)

Thành phần cơ giới (%)

 PD

Vị trí

MẪU

>2

2mm -

1mm -

0.5mm -

0.25mm -

0.2mm -

0.1mm -

0.05mm -

0.02mm -

<0.002mm

CÁT

THỊT

SÉT

 

 

(cm)

 mm

1mm

0.5mm

0.25mm

0.2mm

0.1mm

0.05mm

0.02mm

0.002mm

 

 

 

 

3

M

00 - 10

0.00

0.00

0.12

10.13

0.04

0.30

0.65

4.63

25.18

58.95

11.24

29.81

58.95




X. Trần

25 - 35

0.00

0.00

0.10

0.21

0.08

0.23

0.36

7.26

27.18

64.58

0.98

34.44

64.58




 Phán

55 - 65

0.00

0.00

0.21

0.25

0.11

0.45

0.30

3.72

29.99

64.97

1.32

33.71

64.97




 

85 - 95

0.00

0.00

0.12

0.21

0.04

0.27

0.27

2.03

30.83

66.23

0.91

32.86

66.23




 

110 - 120

0.00

0.00

0.00

0.06

0.06

0.08

0.15

2.73

32.00

64.92

0.35

34.73

64.92

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Sp1Mm

00 - 10

0.00

0.00

0.00

0.02

0.05

0.22

0.44

6.96

39.96

52.35

0.73

46.92

52.35






25 - 35

0.00

0.00

0.00

0.02

0.02

0.15

0.45

6.72

42.98

49.66

0.64

49.70

49.66




Nguyễn

55 - 65

0.00

0.00

0.00

0.02

0.05

0.17

0.73

11.43

43.99

43.61

0.97

55.42

43.61




Huân

110 - 120

0.00

0.00

0.00

0.01

0.03

0.15

0.45

8.22

34.37

56.77

0.64

42.59

56.77


tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương