Chương Sinh thái học quần thể


b. Thành phần loài cây và tỷ trọng của chúng



tải về 291.83 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích291.83 Kb.
#31372
1   2   3   4   5

b. Thành phần loài cây và tỷ trọng của chúng. Đây là những chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu tái sinh rừng và quyết định phương thức kinh doanh rừng. Theo thành phần loài cây, cần phân biệt loài ưu thế và loài có ý nghĩa kinh tế. Từ thành phần loài cây và phân bố tuổi của chúng, nhà lâm học có thể phán đoán khuynh hướng diễn thế rừng và tương ứng đề ra biện pháp xử lý thích hợp.

c. Sinh trưởng của cây tái sinh. Sinh trưởng của cây tái sinh trong quan hệ với môi trường, nhất là quan hệ với độ tàn che, có ý nghĩa to lớn. Chỉ tiêu này cho phép dự báo khuynh hướng vươn lên tán rừng của các loài cây và đánh giá mức độ ức chế của môi trường đối với chúng. Tuy nhiên, đây là chỉ tiêu rất khó xác định chính xác, bởi vì chúng ta thường không thể biết chính xác tuổi thực của cây con. Thay vì thế, trong nghiên cứu tái sinh tự nhiên người ta đề nghị phân chia cây tái sinh theo cấp chiều cao (H,cm), mỗi cấp được chia cách nhau 20 cm đối với cây mầm và cây mạ, 50-100 cm đối với cây con.

d. Trạng thái sức sống và chất lượng cây tái sinh. Đây là chỉ tiêu phản ánh tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường đối với cây con, đồng thời còn cho biết khả năng thích ứng của chúng đối với sự thay đổi của môi trường. Phân biệt chính xác chất lượng cây con còn là một yêu cầu về mặt kinh tế. Nếu việc phân loại cây tái sinh đúng đắn thì nhà lâm học sẽ tránh được các thiệt hại về kinh tế trong khi quyết định phương án xử lý tái sinh rừng. Trạng thái cây con được chia ra 3 mức độ: khỏe, trung bình (nghi ngờ) và yếu. Cây khỏe là cây luôn luôn xanh tốt, sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu hại, không có biểu hiện bị ức chế. Cây yếu được phản ánh bằng sức sinh trưởng kém và không ổn định, cây bị sâu hại nặng, cây đang chết từng phần hoặc bị đổ gẫy. Những cây có sức sống trung bình là cây có các chỉ tiêu trung gian giữa hai cấp trên, nghĩa là sinh trưởng bình thường, có thể bị sâu hại nhẹ, bị ức chế nhưng vẫn có khả năng vươn lên tầng trên, lá có mật độ trung bình... Trong lâm học, những cây có chất lượng trung bình còn được gọi là cây nghi ngờ - đó là những cây chưa thật rõ là cây tốt hay cây xấu.

Chất lượng cây con còn được phân biệt theo hai ý nghĩa: sinh học và kinh tế. Về ý nghĩa sinh học, chúng được phân biệt dựa vào các chỉ tiêu sinh lý - hóa sinh. Do đó, trong thực tế có thể gặp trường hợp những cá thể có chất lượng tốt về mặt sinh học, nhưng lại không thoả mãn về mặt lâm học. Thật vậy, những cây con bị cụt ngọn hay hai thân có thể vẫn biểu hiện sức sống bình thường, nhưng chúng không thể được coi là những cây tốt về ý nghĩa kinh tế, bởi vì chúng không có khả năng tạo ra gỗ lớn. Ngược lại, cây có ý nghĩa kinh tế phải thoả mãn điều kiện: thân thẳng, tròn đều, không bị cụt ngọn hay hai thân, tán cân đối. Để phân biệt đúng chất lượng cây tái sinh, nhà lâm học cần phải dựa vào các chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa của nó. Nhưng khi đo đếm ở rừng, nhà lâm học rất khó xác định chính xác những chỉ tiêu này. Cần nhận thấy rằng sức sống và chất lượng cây con luôn có mối liên hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu hình thái thân cây và tán lá. Do đó, trong lâm học, người ta thường dựa vào hình thái thân cây và tán lá để phân loại chất lượng cây con. Sử dụng chỉ tiêu hình thái thân cây và tán lá của cây gỗ non có ưu điểm cơ bản là đơn giản, dễ xác định ở ngoài rừng và có thể áp dụng cho mọi cấp kích thước, phản ánh rõ chất lượng cây theo yêu cầu lâm học (kinh tế).

Chất lượng cây con thông thường được phân ra 3 cấp là tốt (tin cậy), nghi ngờ và xấu. Bảng 9.2 là một ví dụ về hệ thống chỉ tiêu và tiêu chuẩn hình thái, được tác giả xây dựng để phân loại chất lượng cây con Dầu song nàng dưới tán rừng. Các chỉ tiêu của bảng 9.2 được đánh giá như sau:


  1. Mật độ lá. Chỉ tiêu này được phân ra ba cấp: rậm, trung bình và thưa. Cây tốt có lá to, rậm và sắp xếp liền nhau trên thân và cành. Cây yếu và cây nghi ngờ có lá nhỏ, thưa hoặc không có, lá bị sâu hại nặng.

  2. Màu sắc lá. Xanh lục đặc trưng cho cây khỏe, mọc ở nơi sáng; lá xanh đen hay úa vàng đặc trưng cho cây mọc nơi thiếu ánh sáng, cây đang chết hay đã chết.

  3. Màu sắc thân. Cây khỏe có thân màu nâu đến nâu xám; cây yếu thân màu xám trắng hoặc chết từng phần.

  4. Hình dạng thân cây. Thân thẳng, tròn đều và không bị gãy ngọn đặc trưng cho cây khỏe và đủ tiêu chuẩn kỹ thuật; cây yếu có thân cong, cây hai thân và ngọn cây khô từng phần.

  5. Hình dạng tán lá. Cây khỏe có tán lá phát triển tốt nên tán có dạng tháp hay nón; cây yếu - dạng dù. Hình dạng tán lá do hai chỉ tiêu sau đây quy định:

  • Chỉ số bề rộng tán: tỷ lệ phần trăm giữa đường kính tán ở vị trí rộng nhất và chiều dài tán lá. Cây khỏe có chỉ số bề rộng tán trên 50%, còn cây yếu - dưới 50%.

  • Chỉ số chiều dài tán: tỷ lệ phần trăm chiều dài tán lá và chiều cao thân cây. Cây khỏe có tán lá phát triển, do đó tỷ lệ này lớn hơn 50%, còn cây yếu - nhỏ hơn 50%.


Bảng 9.2. Chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cây con Dầu song nàng
(Nguyễn Văn Thêm, 1992)


Chỉ tiêu

Tiêu chuẩn đánh giá tương ứng với các cấp cây:

tốt

nghi ngờ

xấu

1. Màu sắc lá

2. Màu sắc thân cây

3. Hình dạng thân cây

4. Hình dạng tán lá

trong đó:

+ chỉ số độ dài tán,%

+ chỉ số bề rộng tán,%

5. Mật độ lá



xanh lục

nâu


thẳng, tròn

tháp
 50

 50

dày


xanh đen

xámtrắng


cong, thon

nón
< 50



< 50

trung bình



vàng, khô

xám, khô


gãy ngọn, khô

dù, không có


< 50

< 50

thưa, không có



Môi trường thường gặp

Lỗ trống và độ tàn che 0,5 - 0,6

Độ tàn che

0,7 - 0,8



Độ tàn che 0,3 - 0,4, hoặc trên 0,8

Cần nhận thấy rằng, bất kỳ một chỉ tiêu riêng biệt nào cũng không thể phản ánh chính xác chất lượng cây con. Vì thế, việc đánh giá chất lượng cây con phải được thực hiện dựa trên nhiều chỉ tiêu khác nhau. Tuy nhiên, về ý nghĩa kỹ thuật, đôi khi một chỉ tiêu thân cây cũng đã cho biết chất lượng cây như thế nào. Ví dụ: Một cây cụt ngọn chưa hẳn đã là cây yếu, nhưng về mặt kỹ thuật nó không có khả năng tạo ra gỗ tốt, cho nên nó trở thành “cây yếu”. Ngày nay, trong lâm học đang có khuynh hướng vận dụng phương pháp phân tích thống kê đa nhân tố để phân biệt chất lượng cây con. Ví dụ: IU.A. Zlobin và E. I. Uxpenxkii (1976) đã sử dụng 7-10 nhân tố có quan hệ với tính chịu bóng của thực vật để xác định chất lượng cây tái sinh. So sánh với các nhân tố sinh lý - hóa sinh, các nhân tố hình thái ít thay đổi hơn. Các phương pháp giải phẫu - sinh lý có khả năng đi sâu vào bản chất sức sống của cây con và phản ánh được những biến động của môi trường bên ngoài và động thái sinh truởng cây con. Trong nghiên cứu tái sinh rừng, nhà lâm học cần phải xem xét đến nơi sinh sống và hoàn cảnh môi trường xung quanh cây tái sinh (dưới tán rừng, trong lỗ trống, trên khu khai thác, nơi rừng bị cháy) độc lập với phương pháp dự báo và đánh giá kết quả tái sinh. Đồng thời, các quan điểm đánh giá về chất lượng, số lượng, dự báo tái sinh và tên gọi các biện pháp lâm sinh cũng phụ thuộc vào nơi sinh sống và môi trường xung quanh cây con.



e. Phân bố cây tái sinh trong không gian và theo thời gian (tuổi). Chỉ tiêu này phối hợp cùng các chỉ tiêu mật độ và sức sống cho phép đánh giá chính xác hiệu quả tái sinh rừng. Để xác định phân bố cây trên mặt đất, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: lý thuyết xác suất thống kê, chỉ tiêu độ thường gặp hoặc đo đạc bằng mắt. Việc vận dụng phương pháp này hay phương pháp khác được quy định bởi yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Trong sản xuất, sử dụng chỉ tiêu độ thường gặp và đo đạc bằng mắt là có ý nghĩa lớn.

f. Dự báo triển vọng và xác lập các biện pháp tái sinh rừng. Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong nghiên cứu tái sinh rừng. Để giải quyết được nhiệm vụ này, nhà lâm học cần đến nhiều thông tin về các quy luật ra hoa quả, sinh trưởng và đào thải tự nhiên, diễn thế rừng...tương ứng với từng kiểu rừng và điều kiện lập địa. Những thông tin này có thể nhận được thông qua các nghiên cứu định vị lâu dài. Ngày nay, nhờ công cụ tính toán hiện đại như máy tính điện tử, các qúa trình tái sinh rừng có thể được mô hình hóa khá chính xác.
9.6. Ý NGHĨA CỦA SINH THÁI QUẦN THỂ TRONG LÂM NGHIỆP
Kinh doanh rừng theo nghĩa rộng là sinh thái học quần thể ứng dụng. Nhà lâm học xây dựng một quần thụ với mong muốn đạt được mục tiêu nhất định của điều chế rừng. Mỗi quần thụ có thể bao gồm một hoặc một vài loài cây gỗ với mật độ và tuổi nhất định. Chúng có thể được sắp xếp theo một trật tự nhất định về không gian và thời gian (các cấp tuổi). Để đạt được mong muốn này, nhà lâm học phải hiểu rõ quy luật sống của các loài cây như: (1) quy luật tái sinh và diễn thế, (2) quy luật phân hóa và tiả thưa tự nhiên, (3) đặc điểm của các giai đoạn hình thành rừng, (4) tuổi thành thục của mỗi loài và cả quần thụ...Ngoài ra, nhà lâm học còn phải biết các quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong loài và khác loài, ảnh hưởng của các biện pháp lâm sinh đến sự hình thành rừng. Khi thực hiện biện pháp tái sinh tự nhiên dưới tán rừng, nhà lâm học không thể bỏ qua những kiến thức về quy luật ra hoa quả của mỗi loài cây, về các kiểu cách tái sinh của mỗi loài cây, về quy luật phân hóa và tiả thưa, về ảnh hưởng của ánh sáng và cây bụi - thảm tươi đến sự hình thành của lớp cây tái sinh trong các môi trường khác nhau. Những kiến thức về quy luật phân hóa, tiả thưa và sinh trưởng của quần thụ cho phép nhà lâm học xác lập kỹ thuật nuôi dưỡng rừng và khai thác rừng có kết quả.







tải về 291.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương