Chương quy đỊnh chung phạm VI áp dụng


Các đảm bảo về chất lượng



tải về 247.81 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích247.81 Kb.
#19094
1   2   3

4.7. Các đảm bảo về chất lượng

4.7.1. Vật liệu

Một khi hỗn hợp bê tông cường độ cao đã được định tỉ lệ, nhà cung cấp bê tông, cơ quan lấy mẫu và kiểm tra phải cam đoan là đảm bảo các đặc tính cần thiết của bê tông. Các cốt liệu và các hợp chất hóa học được sử dụng vào hỗn hợp phải đồng nhất và được lấy từ cùng một nguồn trong suốt quá trình xây dựng dự án.



4.7.2. Các thiết bị thông tin liên lạc

Cần thiết có các thiết bị liên lạc trực tiếp giữa nơi cung cấp bê tông và nơi đổ bê tông. Nhà thầu cần có thiết bị liên lạc và các kế hoạch chi tiết trước khi bắt đầu công việc đổ bê tông.



4.7.3. Phòng thí nghiệm

Phải có sẵn một phòng thí nghiệm bê tông với đầy đủ khả năng để kiểm tra bê tông giao tại chân công trình. Phòng thí nghiệm này phải được thường xuyên kiểm tra. Phòng thí nghiệm xi măng và phòng thí nghiệm bê tông và phải tuân thủ đúng các yêu cầu qui định hiện hành. Phải chuẩn bị các bộ mẫu hình trụ hoặc lập phương cho 100m3 bê tông đã đổ, với ít nhất có ba mẫu thử được lấy cho mỗi giai đoạn kiểm tra là sau 7, 28, 56 và 91 ngày



4.8. Công tác kiểm tra chất lượng

4.8.1. Các tiêu chuẩn

Chú ý đầu tiên để lựa chọn các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng bê tông là xác định xem sự phân bố của các kết quả kiểm tra cường độ nén có nằm trên một đường cong phân bố bình thường hay không. Các số liệu phổ biến cho thấy trong phạm vi mác từ M60 – M80 có sự phân bố cường độ nén là bình thường. Như vậy các tiêu chuẩn Việt Nam và ACI 214 sẽ là một công cụ thông dụng để kiểm tra chất lượng bê tông mác M60 – M80.



4.8.2. Phương pháp đánh giá

Để đáp ứng các yêu cầu về tính năng cường độ thì cường độ trung bình của bê tông phải lớn hơn cường độ thiết kế. Lượng cường độ vượt trội phụ thuộc vào độ biến thiên của các kết quả kiểm tra và được biểu diễn bằng sai số tiêu chuẩn (S). Theo các số liệu hiện nay cho thấy sai số tiêu chuẩn đối với bê tông mác M60 – M80 trở nên đồng nhất trong phạm vi từ 4.2 đến 5.8 MPa.



4.9. Các phép đo cường độ

4.9.1. Các điều kiện

Vì nhiều mối quan tâm trong bê tông mác M60 – M80 bị giới hạn với cường độ chỉ theo chiều nén, nên các phép đo cường độ nén là mối quan tâm đầu tiên trong việc kiểm tra bê tông. Các phương pháp kiểm tra theo tiêu chuẩn Việt Nam là hoàn toàn phù hợp. Cường độ và các biến đổi của bê tông chỉ có thể được xác định từ mẫu thử nghiệm được làm, được sử dụng và kiểm tra theo các điều kiện tiêu chuẩn. Khi đó các kết quả kiểm tra theo tiêu chuẩn là các số liệu bắt buộc và hợp pháp để đánh giá hỗn hợp bê tông. Các mẫu thử nghiệm bê tông đã qua xử lý tại công trường được dùng để đánh giá chất lượng của kết cấu bê tông được áp dụng. Các mẫu thử cường độ của bê tông được làm hoặc được xử lý trong các điều kiện khác điều kiện tiêu chuẩn sẽ cung cấp thêm thông tin nhưng chúng chỉ được phân tích và báo cáo riêng.



4.9.2. Kích thước và hình dạng của mẫu thử

Theo các tiêu chuẩn quốc tế đều cho rằng các mẫu thử hình trụ có đường kính 152mm, chiều cao 305mm là mẫu thử tiêu chuẩn để đo cường độ. Theo tiêu chuẩn Việt Nam mẫu thử là hình lập phương có kích thước 15 x 15 x15 (cm). Với bê tông mác M60 – M80 cần lấy mẫu theo cả hai loại và kiểm tra các mẫu thử đó.



4.9.3. Các thiết bị kiểm tra

Các thông số của máy kiểm tra có thể ảnh hưởng đến cường độ nén do được bao gồm độ căn chỉnh chính xác, độ cứng theo chiều dọc và chiều ngang, độ ổn định, độ thẳng hàng giữa các bộ phận của máy, kiểu mâm tải. Các phương pháp kiểm tra phải đáp ứng được các yêu cầu của TCVN 5726-93, TCVN 3118-93, ASTM C78-86, ASTM C 39. Kiểm tra và đánh giá cường độ còn có thể áp dụng theo SEV 2046-79.


PHỤ LỤC

VÍ DỤ 1: LỰA CHỌN THIẾT KẾ THÀNH PHẦN BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ 60 MPa, DÙNG TRO BAY VÀ PHỤ GIA SIÊU DẺO VIỆT NAM

Các dữ liệu cho trước:

- Cường độ bê tông quy định 60 MPa (mẫu hình lập phương 15 x 15 x 15cm), độ sụt của hỗn hợp bê tông 18cm.

- Xi măng PC 40, khối lượng riêng px= 3.10 kg/dm3

- Cát sông có mô đun độ lớn Mdl = 2,7, khối lượng riêng pc= 2.60 kg/dm3 , khối lượng thể tích ở trạng thái đầm chặt cdc = 1,7 kg/l, độ hấp thụ nước của cát Hc= 1,2%, độ ẩm của cát Wc=2%

- Đá dăm bazan có khối lượng riêng bằng pđ= 2.93 kg/dm3, khối lượng thể tích ở trạng thái đầm chặt cdc = 1,78 kg/l, độ hấp thụ nước của cát Hc= 0,5%, độ ẩm của đá Wđ=1%, Rđ = 1350 daN/cm3.

Cấp C theo tiêu chuẩn ASTM

- Trong đó khối lượng riêng pc =2.64 kg/dm3

- Phụ gia siêu dẻo PA-99 của Công ty tư vấn thí nghiệm công trường giao thông dạng lỏng, có tỷ trọng pd=1,15, tỷ lệ pha trộn 1.4% trọng lượng xi măng trong bê tông



Các bước tính toán như sau

Bước 1: Từ cường độ quy định của bê tông là Rqd= 60 MPa . Lựa chọn bê tông theo phương pháp trộn tại phòng thí nghiệm, tính cường độ yêu cầu Ryc= (60 + 11.6): 0,9 = 79,5 MPa; Rycc = 60 +11,6= 71,6

Bước 2: Tra bảng 3.4 chọn Dmax = 12.7 mm vì cường độ yêu cầu của bê tông > 75 MPa

Bước 3: Tra bảng 3.1, tìm được lượng nước trộn trong bê tông là N = 174 lít chưa kể lượng nước hấp phụ trong cát đá với độ sụt Sa=2.5 – 3 cm. Do dùng phụ gia siêu dẻo bớt nước 8%

N = 171 – (0.08 x 174) = 160 lít

Độ rỗng của cát r = (1 – 1.70/2.7) x 100%= 35% do đó không phải điều chỉnh lượng nước đã tra bảng

Bước 4: Tra bảng 3.2 và nội suy xác định tỉ lệ N/X + tro bay= 0.32

Bước 6: Xác định hàm lượng chất dính kết gồm xi măng và tro bay

= =500 kg

Chọn tỉ lệ tro bay là 26% thì lượng tro bằng T=100 kg và lượng xi măng X = 400 kg



Bước 7: Tra bảng 3.5, tìm được thể tích đầm chặt của đá trong 1m3 bê tông bằng 0.68 m3 và trọng lượng đá D= 0,68 x 1602 = 1089 kg

Bước 8: Hàm lượng phụ gia PA – 99, PG= 500 x 1,4/100=7,0 kg hoặc 7,0/1,15= 6 lít/m3 bê tông.

Bước 9: Xác định hàm lượng cát trong 1m3 hỗn hợp bê tông:

. Thể tích tuyệt đối của xi măng Vxn = 400/3,10 = 129,0

. Thể tích tuyệt đối của tro bay Vtbn = 100/2,64 = 37,8

. Thể tích tuyệt đối của đá Vđn = 1089/2,76 = 394,6

. Thể tích nước Vn = 160 lít

. Thể tích của khoáng lẫn trong bê tông Vk = 20 lít

(Hàm lượng khí lấy = 2%)

. Thể tích tuyệt đối của cát

Vnc = 1000 - 129,0 - 37,8 - 394,6 - 160 - 20 = 258,6 dm3

. Trọng lượng của cát C = 258,6 x 2,68 = 693 kg

Thành phần bê tông là:

X = 400kg Đ=1089kg N=160kg

TB= 100kg C=693kg PG=6,0 lít/m3

Bước 10: Tiến hành các mẻ trộn thử tại phòng thí nghiệm và tại hiện trường theo số liệu tính toán, nếu các kết quả đạt yêu cầu thì cho phép sản xuất. Nếu không đạt yêu cầu thì phải điều chỉnh thành phần bê tông, chủ yếu là lượng nước và xi măng như đối với bê tông thông thường

Tiến hành các mẻ trộn thử nghiệm theo trình tự sau



Bước 10.1: Xác định bê tông làm mẫu thử

Theo giả định tro loại C có thành phần từ 20 ÷ 35% lượng xi măng. Các tổ mẫu dự định chế tạo gồm 3 tổ mẫu ứng với thành phần tro loại C biến đổi theo ba cấp: 20%, 25%, 30%

Tính lại thành phần xi măng và tro của bê tông thí nghiệm như sau:

Dạng hỗn hợp

Hàm lượng tro
%

Lượng tro
(kg)

Lượng xi măng (kg)

Tổng cộng

No1

20

100

400

800

No2

25

125

375

500

No3

30

150

350

500

Thành phần nước và đá trong 3 tổ mẫu là không thay đổi

Khối lượng cát tính theo lượng xi măng và lượng tro

C1= 693 kg C2 =691,7 kg C3 = 685,2kg

Thành phần ba tổ mẫu như sau:



Dạng hỗn hợp

Tro
(kg)

Xi măng (kg)

Cát
(kg)

Đá
(kg)

Nước
(kg)

PGSD
(lít)

No1

100

400

693

1089

160

6,0

No2

125

375

691

1089

160

6,0

No3

150

350

685,2

1089

160

6,0

Bước 10.2: Chế tạo và bộ mẫu thử 15 x 15 x 15cm trong điều kiện tiêu chuẩn.

Bước 10.3: Thử mẫu ở tuổi 28 ngày có các kết quả sau:

Dạng hỗn hợp

Cường độ nén sau 28 ngày daN/cm3

Nhiệt độ bê tông
oC

Độ sụt
(cm)

No1

820

35

18,2

No2

828

34

18,1

No3

823

33

18,0

Theo kết quả hỗn hợp No2 được lựa chọn vì có nhiệt độ bê tông thấp và cường độ cao nhất, độ sụt đảm bảo
VÍ DỤ 2: THIẾT KẾ THÀNH PHẦN BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ 70 MPa DÙNG MUỘI SILIC VÀ PHỤ GIA SIÊU DẺO THỤY SĨ

Các dữ liệu cho trước:

Tính toán mẻ trộn ở phòng thí nghiệm

Cường độ bê tông qui định: Rb = 70 MPa (mẫu 15 x 15 x 15cm)

Độ sụt hỗn hợp bê tông: 15cm

Xi măng PC 40, px= 3.1 g/cm3

Cát sông có mô đun độ lớn Mk= 2.8, khối lượng riêng 2.65 g/cm3, khối lượng thể tích =1.7 g/cm3, độ hấp phụ nước 1%, độ ẩm cát Wc = 2%

Đá dăm granit, khối lượng riêng của đá là 2.85 kg/cm3, khối lượng thể tích: 1.5g/ cm3. Khối lượng thể tích ở trạng thái đầm chặt =1,602 g/cm3 Rd= 160 daN/cm3

Muội silic gốc Thụy Sĩ: Hàm lượng SiO2=92-98%

Các bước tính toán như sau

Bước 1: Tính Ryc= (81 + 11.6) : 0.9 = 90.6 MPa;

Rycc= 70 + 11.6 = 81.6



Bước 2: Xác định đường kính lớn nhất của cốt liệu lấy

Dmax = 9,5 mm – 12.7 mm (Ryc > 75 MPa), chọn Dmax = 12.7



Bước 3: Tra bảng 3.2 xác định tỷ lệ X / (X + S) = 0,32

Bước 4: Tra bảng 3.1 xác định lượng nước với độ sụt ban đầu: 3cm

Dmax = 13.7 mm là 174 lít/m3 bê tông (độ rỗng cát là 35%)

Sử dụng phụ gia siêu dẻo, lượng nước giảm 6% N= 163,6 = 164 lít

Bước 5: Tính lượng xi măng + muội silic (MS)

X + MS = 164 : 0.32 = 513 kg

Hàm lượng muội silic là 8%

Vậy: MS= 8% (X+ MS) = 0.08 x 513 = 41 kg

X = 513 – 41 = 472 kg

Bước 6: Xác định hàm lượng đá (kg/m3 bê tông)

Thể tích đá dăm đã đầm chặt: Tra bảng 3.4 được Vd = 0.65

Lượng đá: D= 0,68 x 1602 = 1090 kg/m3 bê tông

Bước 7: Tính toán hàm lượng phụ gia siêu dẻo Thụy Sĩ loại RN ký hiệu là SD (kg)

SD = 1.5 lít/100 kg

Vậy SD = 490 x 0.01 lít = 4.90 lít/ m3 bê tông

Bước 8: Xác định lượng cát (kg/ m3 bê tông)

Vxn = 472 : 0,015 = 152,12 lít

Vss = 41 : 2,2 = 18,6 lít

VNn = 164 lít

Vdn = 1090 : 2.85 = 382

Vkk = 20 lít

Vtn = 1000 - (152,2 + 18,6 + 164 + 382,4 + 20) = 262,8

C = 262,8 x 2,65 = 697 kg/m3



= 697 + 1090 +164 + 513 = 2464 kg/m3

Bước 9: Xi măng thành phần bê tông:

Thành phần bê tông: No1 là:

X = 472 kg N = 164kg

MS = 41 kg Tỉ lệ N / (N+MS) = 0,32

C = 697 kg PGSD= 7.0 lít/cm3

Đ = 1090 kg



Bước 10: Trộn thử

Tiến hành các mẻ trộn thử tại phòng thí nghiệm và tại hiện trường. Nếu các kết quả thử đạt yêu cầu thì cho phép sản xuất. Nếu không đạt thì phải điều chỉnh thành phần bê tông chủ yếu là thành phần nước và xi măng như đối với bê tông thông thường.



Bước 10.1: Thành phần các mẻ trộn thí nghiệm

Tính toán thành phần tổ mẫu với lượng muội silic là 8, 10, 15% so với lượng chất dính kết (513 kg)

Lượng MS1= 41 kg;

MS2=10% x 513 = 51.0 kg;



MS3= 15% x 513 = 77 kg.

Thành phần bê tông chế tạo ba tổ mẫu như sau:



Dạng hỗn hợp

Muội silic (kg)

Xi măng (kg)

Cát (kg)

Đá (kg)

Nước (kg)

PGSD (lít)

No1

41

472

697

1090

164

7,0

No2

51

462

693

1090

164

7,0

No3

77

436

684

1090

164

7,0

Bước 10.2: Chế tạo ba tổ mẫu có kích thước 15 x 15 x 15 cm theo TCVN…. tuổi 28 ngày dưỡng hộ theo điều kiện tiêu chuẩn

Bước 10.3: Thí nghiệm mẫu ở tuổi 28 ngày có các kết quả sau:

Dạng hỗn hợp

Cường độ nén sau 28 ngày daN/cm3

Nhiệt độ bê tông
oC

Độ sụt (cm)

No1

901

36

16,0

No2

907

37

15,5

No3

906

38

15,0

Bước 10.4: kết luận

Theo các kết quả của thí dụ cho thấy hỗn hợp bê tông No2 đảm bảo cường độ và các yếu tố khác nếu được chọn.

tải về 247.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương