Chương quy đỊnh chung phạm VI áp dụng


Tính toán hàm lượng vật liệu kết dính



tải về 247.81 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích247.81 Kb.
#19094
1   2   3

3.5. Tính toán hàm lượng vật liệu kết dính

Trọng lượng của vật liệu kết dính cần thiết trên mẻ bê tông có thể xác định được bằng cách chia lượng nước cho N/CKD. Tuy nhiên, nếu có những yêu cầu đặc biệt như lượng xi măng tối thiểu hoặc tối đa hoặc qui định về loại phụ gia khoáng thì các yêu cầu đó cũng phải được thỏa mãn.

Từ hàm lượng chất kết dính xác định lượng xi măng tối ưu dùng cho bê tông.

Khối lượng xi măng hợp lý được dùng ở các hỗn hợp cường độ cao được xác định thông qua các mẻ trộn thử nghiệm.

Đối với bất kỳ một tổ hợp vật liệu nào đó được sử dụng trong một hỗn hợp bê tông, cần có một hàm lượng xi măng để tạo ra cường độ bê tông là lớn nhất. Cường độ tối đa có thể không tăng nữa bằng cách thêm xi măng vào hỗn hợp nằm ngoài hàm lượng tối ưu.

Cần đánh giá đúng tính năng của xi măng, muội silic, hỗn hợp hóa chất và cốt liệu ở các nồng độ khác nhau để chỉ ra hàm lượng tối ưu của xi măng và sự kết hợp tối ưu của vật liệu.

Bê tông có cường độ tối đa đến 60 MPa (mẫu lập phương) và 50 MPa (mẫu hình trụ) nếu dùng tro bay thì lượng tro bay trong bê tông khoảng 15 -35% so với lượng xi măng nếu dùng muội silic thì lượng muội silic trong khoảng 5-10% so với lượng xi măng. Hàm lượng thực tế của từng loại phụ gia khoáng hoặc hỗn hợp khoáng được xác định thông qua thực nghiệm.

3.6. Xác định thành phần cốt liệu (Cát và đá)

Trong quá trình định thành phần bê tông M60 - M80, cốt liệu được xem là rất quan trọng vì nó chiếm thể tích lớn nhất so với bất kỳ một thành phần nào khác trong bê tông.



3.6.1. Cốt liệu nhỏ

Hàm lượng cốt liệu nhỏ thấp hơn so với hàm lượng cốt liệu thô có thể làm giảm yêu cầu về hồ xi măng và thường kinh tế hơn. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ cát quá thấp thì sẽ gặp khó khăn về tính công tác của bê tông nhất là việc hoàn thiện bê tông cường độ cao.

Hàm lượng cát trong bê tông cường độ cao được tính toán theo nguyên lý thể tích tuyệt đối, nghĩa là:

V = 1000 - Vd - Vn - Vkk - Vx - Vk

Trong đó:

Vd , Vn , Vkk , Vx , Vk - thể tích đặc của đá, nước, không khí, xi măng và vật liệu khoáng.

Lượng cát (kg/m3 bê tông) tính như sau:

C = V . pc

Trong đó:

pc : khối lượng riêng của cát



3.6.2. Cốt liệu thô

Số lượng và kích thước tối ưu của cốt liệu thô khi được sử dụng với một loại cát sẽ phụ thuộc rất lớn vào các tính chất của cát. Đặc biệt nó sẽ phụ thuộc vào độ lớn của cát.

Kích thước tối đa của cốt liệu thô được chọn theo số liệu cho trong bảng 3.4. Kích thước tối đa của cốt liệu thô không nên vượt quá 1/5 kích thước hẹp nhất giữa các bề mặt của khối lập phương, hoặc 1/3 chiều sâu của các tấm, cũng như không vượt quá 3/4 khe hở nhỏ nhất giữa các thanh tăng cứng, các bó thanh, thanh thép ứng suất trước hoặc các ống.

Bảng 3.3

Đường kính lớn nhất của cốt liệu thô (đá)



Cường độ bê tông yêu cầu, MPa tuổi 28 ngày, cường độ lập phương/cường độ trụ

Kích thước tối đa cốt liệu thô, (đá), mm

Nhỏ hơn 75/62,5

Từ 19 đến 25

Không nhỏ hơn 75/62,5

Từ 9,5 đến 12,7

Hàm lượng tối ưu của cốt liệu thô phụ thuộc vào các đặc tính cường độ của chính nó và phụ thuộc vào kích thước tối đa của cốt liệu thô. Hàm lượng cốt liệu thô tối ưu khuyên dùng được cho trong bảng 3.5 và được chọn tùy thuộc vào kích thước tối đa của cốt liệu thô (đá):

Lượng đá (kg/m3) cho 1m3 bê tông được tính như sau:

Đ = Vđ .đ (kg/m3)

Trong đó:

Vđ - xác định theo bảng 3.4;

đ - khối lượng thể tích đá ở trạng thái đầm chặt được xác định bằng thí nghiệm ASTM 39.

Bảng 3.4

Thể tích của đá được đầm chặt trên một đơn vị thể tích bê tông m3/m3 bê tông



Thể tích tối ưu ở các đường kính lớn nhất

(với cát có môđun độ lớn từ 2.5 đến 3.2)



Đường kính lớn nhất của đá, mm

9,5

12,7

19

25

Thể tích của đá dăm trong 1m3 bê tông, m3 (Vđ)

0,65

0,68

0,72

0,75

Thể tích đầm chặt của đá được thí nghiệm theo ASTM 39 (đ = 1,602 – 1,634 g/cm3)

3.7. Xác định tỷ lệ muội silic

Thành phần muội silic trong bê tông chiếm từ 5-15% theo khối lượng xi măng

Tổng khối lượng chất kết dính:

CKD = X + MS

Chọn tỷ lệ muội silic ban đầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo các kết quả nghiên cứu ở các công trình tương tự. Các hỗn hợp thử tại phòng thí nghiệm với hai tỷ lệ muội silic cách nhau khoảng 1% - 2% để xác định hàm lượng muội silic thích hợp (% MS)

MS (kg/m3 bê tông) = % MS x CKD

Khi đó: X = CKD – MS

Vì muội silic có khối lượng riêng khác xi măng nên khi tính thể tích đặc của cát cần tính riêng thể tích xi măng và thể tích của muội silic.



3.8. Xác định tỉ lệ tro bay

Việc sử dụng tro trong sản xuất bê tông mác tối đa là M60 (M50 theo mẫu hình trụ) có thể giảm nhu cầu nước trong bê tông, giảm nhiệt độ bê tông và giảm được chi phí. Tuy nhiên, vì sự thay đổi về các đặc tính hóa học của tro, nên các tính chất cường độ cao đạt được của bê tông có thể bị ảnh hưởng. Do đó, ít nhất cần sử dụng hai hàm lượng tro khác nhau cho các hỗn hợp trộn thử nghiệm đồng dạng. Các bước sau đây cần hoàn tất đối với một hỗn hợp đồng dạng để xác định tỉ lệ.

Vì thành phần hóa học khác nhau, nên các đặc tính để có thể đạt được cường độ và làm giảm lượng nước của tro sẽ khác nhau đối với từng kiểu tro và nguồn gốc tro. Do vậy, các tính chất này cũng như khả năng có sẵn của tro cần được cân nhắc đến khi lựa chọn tro để sử dụng.

Lượng xi măng được thay thế bởi tro phụ thuộc vào kiểu tro được sử dụng. Các mức thay thế khuyên dùng được cho trong bảng 3.5 áp dụng đối với hai loại tro. Với hỗn hợp thử nghiệm đồng dạng được thiết kế nêu lựa chọn phần trăm thay thế từ bảng này.

Khi đã chọn được phần trăm thay thế thì trọng lượng của tro dùng cho mỗi hỗn hợp thử nghiệm đồng dạng có thể tính được bằng cách nhân tổng trọng lượng của các vật liệu kết dính với phần trăm thay thế được lựa chọn trước đó

Bảng 3.5

Các giá trị khuyên dùng cho phần thay thế tro của xi măng Poóc lăng



Loại tro

Giá trị thay thế (% khối lượng)

Tro cấp F

15 đến 25

Tro cấp C

20 đến 35

Trọng lượng còn lại của vật liệu kết dính tương ứng với trọng lượng của xi măng. Do đó, đối với mỗi hỗn hợp, trọng lượng của tro cộng với trọng lượng của xi măng phải bằng với trọng lượng các vật liệu kết dính được tính.

Thể tích tro: Vì sự khác nhau về khối lượng riêng thể tích của xi măng và tro, nên thể tích của các vật liệu kết dính trên m2 sẽ khác với dung tích tro cho dù trọng lượng của các vật liệu kết dính vẫn không thay đổi. Do vậy, đối với mỗi hỗn hợp, thể tích của các vật liệu kết dính nên được tính toán bằng cách cộng thể tích của tro với thể tích của xi măng.

3.9. Định tỷ lệ các phụ gia hóa học

3.9.1. Chất giảm nước và chất làm chậm đông cứng

Khối lượng các chất này được sử dụng trong bê tông là khác nhau và phụ thuộc vào từng hỗn hợp đó cũng như ứng dụng của chúng. Nói chung, có khuynh hướng sử dụng lớn hơn bình thường hoặc khối lượng tối đa của các hỗn hợp này. Điển hình là khi dùng 1% phụ gia này, lượng nước trộn có thể giảm đi 5 đến 8%. Tăng hàm lượng cát để bù lại tổn thất về thể tích vì giảm nước trong hỗn hợp.



3.9.2. Các chất giảm nước mạnh (PGSD)

Cần sử dụng các chất giảm nước mạnh (PGSD) trong hỗn hợp bê tông mác M60 – M80. Khi dùng PGSD lượng nước giảm từ 10 đến 15%. Tương ứng, cần phải tăng hàm lượng cát, để bù lại tổn thất về thể tích do giảm nước trong hỗn hợp.

Hàm lượng chất PGSD sử dụng phải được xác định thông qua các thí nghiệm ở phòng thí nghiệm với các tỉ lệ liều lượng khác nhau để xác định mức độ ảnh hưởng đến cường độ bê tông, khả năng làm việc của hỗn hợp bê tông và tỉ lệ phụ gia thích hợp.

Có thể sử dụng PGSD vào các hỗn hợp hiện có mà không cần điều chỉnh các tỉ lệ pha trộn để cải thiện khả năng làm việc của bê tông đó.

Trong bê tông mác M60 – M80 thường sử dụng PGSD để hạ thấp tỉ lệ nước/ chất kết dính. Các hỗn hợp này có tác dụng để hạ thấp tỉ lệ nước/chất kết dính cũng như làm tăng độ sụt của bê tông. Vì khối lượng tương đối lớn chất lỏng được cho thêm vào hỗn hợp bê tông dưới dạng hợp chất làm dẻo, nên trọng lượng của những hợp chất này được gộp vào trong tính toán tỉ lệ nước/ chất kết dính.

3.10. Các mẻ trộn thử

Bê tông M60 – M80 yêu cầu một số lượng lớn các mẻ trộn thử. Ngoài các mẻ trộn thử trong phòng thí nghiệm, các mẻ trộn thử với quy mô ngoài thực tế cũng cần phải được sử dụng để tái tạo lại những điều kiện sản xuất điển hình.



3.10.1. Các mẻ trộn thử trong phòng thí nghiệm

Các mẻ trộn thử trong phòng thí nghiệm được chuẩn bị theo “Phương pháp tiêu chuẩn để tiến hành và xử lý các mẫu kiểm tra bê tông trong phòng thí nghiệm” ASTM C 192 hoặc TCVN 3105-93 (Lấy mẫu chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử bê tông nặng)

Lựa chọn các nguồn vật liệu đã qua sơ chế bằng cách tiến hành kiểm tra so sánh với tất cả các thông số, ngoại trừ vật liệu đó đã được sử dụng liên tục. Bằng cách kiểm tra có thể tìm được các khối lượng tối ưu của các vật liệu tối ưu, xác định được sự kết hợp tốt nhất và các tỉ lệ tốt nhất của vật liệu được sử dụng.

Khi một hỗn hợp có triển vọng đã được thiết lập, các mẻ trộn thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cần phải xác định được các tính chất của những hỗn hợp đó. Phải xác định được cường độ, độ co ngót và mô đun đàn hồi của bê tông ở các tuổi 3, 7, 14, 28 ngày hoặc 56, nếu cần 90 ngày. Cần đánh giá nhu cầu về nước, tốc độ mất độ sụt, lượng nước chảy ra ngoài, sự phân ly, khối lượng đơn vị. Về tính công tác và khả năng đổ có thể rất khó xác định, thì ít nhất cũng nên cố gắng dự báo kết quả theo phương pháp chuyên gia. Khi các kết quả không đạt, cần điều chỉnh lại thiết kế và thử lại cho đến khi đạt yêu cầu.



3.10.2. Các mẻ trộn thử nghiệm sản xuất ngoài công trường

Cần tiến hành các mẻ trộn với quy mô sản xuất tại công trường. Các mẻ trộn thử trong phòng thí nghiệm thường thể hiện mức cường độ tương đối cao hơn là nó có thể đạt được trong sản xuất thực tế. Nhu cầu về nước trong thực tế, sản lượng của bê tông có thể khác với thiết kế trong phòng thí nghiệm. Nhiệt độ môi trường và các điều kiện về thời tiết có ảnh hưởng đến tính năng của bê tông. Thực tế sản xuất và các thao tác kiểm tra chất lượng sẽ được đánh giá tốt hơn khi các mẻ trộn thử nghiệm với quy mô sản xuất được chuẩn bị bằng cách sử dụng các máy móc thiết bị và con người mà nó đã từng được sử dụng trong công việc thực tế.

Các kết quả thí nghiệm tại hiện trường cũng phải đạt yêu cầu mới được tiến hành sản xuất.

Chương 4.

QUY TRÌNH CHẾ TẠO BÊ TÔNG MÁC M60 – M80 XI MĂNG POÓC LĂNG PC 40 TRỞ LÊN

4.1. Giới thiệu chung

Quy trình chế tạo bê tông mác M60 – M80 bao gồm các bước sau:

Chuẩn bị mẻ trộn, trộn, vận chuyển, đổ, đóng rắn và kiểm tra chất lượng.

Các công việc chuẩn bị mẻ trộn, trộn, vận chuyển, đổ và các bước kiểm tra đối với bê tông mác M60 – M80 căn bản không khác với bê tông có cường độ thông thường. Tuy vậy, cũng cần đặc biệt lưu ý các vấn đề quan trọng sau: Duy trì hàm lượng nước thấp ở mức có thể, điều chỉnh tốc độ rắn chắc bê tông phù hợp với các yêu cầu phương pháp đổ bê tông. Khi sản xuất bê tông M60 – M80 thường sử dụng hàm lượng xi măng tương đối lớn, dẫn đến tỏa nhiệt nhiều hơn, vì vậy cần áp dụng phương pháp bảo dưỡng bê tông thích hợp và chặt chẽ.

Việc sản xuất và kiểm tra bê tông mác M60 – M80 rất cần các nhà sản xuất bê tông có đầy đủ trình độ chuyên môn và các phòng thí nghiệm kiểm tra với đầy đủ các trang thiết bị tốt và trình độ thí nghiệm viên phù hợp.

4.2. Chuẩn bị mẻ trộn

4.2.1. Kiểm tra, vận chuyển và cất giữ vật liệu

Việc kiểm tra, vận chuyển và cất giữ các vật liệu đối với bê tông mác M60 – M80 về căn bản không khác với các bê tông có cường độ thông thường như đã được mô tả trong TCVN và ACI. Cần bảo quản các cốt liệu đúng quy cách, giữ độ ẩm đồng đều trong quá trình chuẩn bị mẻ trộn, cần thực hiện việc lấy mẫu đúng qui trình. Không được để xi măng ở nhiệt độ lớn hơn 770C.

Các thành phần vật liệu nên được giữ ở nhiệt độ thấp trước khi trộn. Thời gian giao vật liệu giảm xuống ở mức tối thiểu và đặc biệt chú ý đến kế hoạch thi công và thiệt bị đổ bê tông tránh tình trạng bị gián đoạn kế hoạch.

4.2.2. Cân đong vật liệu

Các vật liệu dùng cho sản xuất bê tông mác M60 – M80 có thể được định dạng bằng máy bán tự động hoặc tự động hoàn toàn. Để đảm bảo chất lượng và độ chính xác, xi măng và chất phụ gia khoáng cần được cân bằng thiết bị tự động. Các thiết bị định lượng tự động và đồng hồ đo nước giúp duy trì đúng tỉ lệ nước/ CKD cần thiết. Cần phải xác định chính xác độ ẩm của cốt liệu nhỏ (cát) và cốt liệu thô (đá) để điều chỉnh lượng nước trộn. Nước trộn phải được làm mát, sử dụng nước trộn lạnh có thể làm giảm đáng kể nhiệt độ của bê tông tươi.



4.2.3. Nạp nguyên liệu

Bê tông đồng đều được trộn trong máy trộn cố định hoặc xe trộn. Bê tông trộn trong máy trộn trung tâm thường được nạp nguyên liệu bằng chuyên tải và nạp cốt liệu, xi măng và nước cùng một lúc. Nếu dùng xe trộn, thì sự nạp nguyên liệu phải tránh quá trình hydrat hóa xi măng trong quá trình vận chuyển, tránh mất độ sụt bê tông. Phương pháp nạp nguyên liệu như sau: Thu nạp cốt liệu và 3/4 nước vận chuyển đến nơi đổ nạp xi măng và khởi động thùng trộn. Các chất PGSD được cho đều vào bê tông ở cuối chu kỳ trộn. Nếu độ sụt không đồng đều khi xả bê tông, thì các thao tác được sử dụng để nạp liệu lên máy trộn trung tâm hoặc xe trộn cần phải điều chỉnh để đảm bảo độ đồng đều của bê tông được trộn tiêu chuẩn ASTM C94.



4.3. Trộn

Bê tông mác M60 – M80 có thể được trộn hoàn toàn tại nhà máy trộn, trong máy trộn trung tâm hay xe trộn, hoặc kết hợp cả hai.



4.3.1. Tính năng của máy trộn

Tính năng của các loại máy trộn thường được xác định bởi một loạt các kiểm tra thử nghiệm độ đồng đều nhất bê tông (ASTM C94) được tiến hành trên các mẫu lấy từ hai đến ba vị trí nằm trong phạm vi mẻ trộn một thời điểm nhất định. Năng suất trộn bê tông mác M60 – M80 là thấp hơn so với bê tông thông thường. Vì hàm lượng nước thấp, lượng xi măng dùng cao hơn.



4.3.2. Thời gian trộn

Thời gian trộn phụ thuộc vào tính năng của máy trộn trung tâm để cho khối bê tông đồng đều cả trong một mẻ trộn và giữa các mẻ trộn với nhau. ACI 304 qui định là 2,5 phút. Thời gian trộn được tính từ lúc tất cả các loại vật liệu được cho vào trong máy trộn. Kéo dài thời gian trộn có thể làm mất độ ẩm và do đó làm giảm cường độ. Thời gian trộn bê tông mác M60 – M80, dùng muội silic từ 3 – 5 phút.



4.3.3. Kiểm tra việc trộn bê tông mác M60 – M80

Kiểm tra chặt chẽ công việc trộn bê tông tại công trường trộn sẵn để tránh tình trạng xe phải chờ tại công trường vì hoạt động đổ chậm. Các hợp chất làm chậm được sử dụng để kéo dài thời gian bê tông phản ứng với sự rung sau khi bê tông đã ở trong khuôn. Cần giữ lại một ít nước trộn để sử dụng khi xe đến công trường. Khi đó, sau khi thêm nốt phần nước còn lại, tiến hành trộn thêm 30 vòng với tốc độ trộn để liên kết phần nước thêm vào hỗn hợp. Nếu sự mất độ sụt và khả năng làm việc không thể khắc phục được bằng các biện pháp này, thì toàn bộ quá trình chuẩn bị mẻ trộn, quá trình trộn nên được tiến hành tại công trường.



Nội dung kiểm tra là: Độ đồng nhất của bê tông, thời gian trộn.

4.4. Vận chuyển

4.4.1. Chú ý chung

Bê tông mác M60 – M80 có thể vận chuyển theo nhiều phương pháp và thiết bị khác nhau như xe trộn, xe trộn tại chỗ có và không có dùng thiết bị khuấy, đường ống cố định hoặc ống mềm hoặc băng tải. Mỗi kiểu vận chuyển có những ưu và nhược điểm nhất định tùy thuộc vào điều kiện sử dụng, các thành phần của hỗn hợp bê tông, khả năng đi đến vị trí của công trường, năng suất và thời gian giao bê tông, các được về thời tiết.



4.4.2. Vận chuyển bê tông bằng xe trộn

Các vật liệu đã được định tỷ lệ từ nhà máy, được nạp vào xe trộn. Xe được sử dụng để trộn và vận chuyển bê tông đến công trường. Có thể sử dụng phương pháp trộn khô tức là vật liệu khô được vận chuyển đến công trường trong thùng của xe và nước trộn được mang riêng trong téc gắn trên xe. Nước được cho vào tại công trường và công việc trộn hoàn tất. Phương pháp này là một giải pháp để kèo dài thời gian chuyên chở và giảm sự chậm trễ của công việc đổ. Tuy nhiên, hàm lượng ẩm tự do trong cốt liệu hoạt động như là phần của nước trộn nó có thể gây ra sự hydrat hóa xi măng.



4.4.3. Vận chuyển bằng xe trộn cố định có và không có cách khuấy

Xe trộn cố định được sử dụng để vận chuyển bê tông đã được trộn tại nhà máy thường bao gồm một thùng hở nắp phía trên gắn trên một xe tải. Thùng thường được thiết kế bằng kim loại có dạng khí động học và nhẵn để xả bê tông ở phía sau khi thùng được nghiêng lên. Một cửa xả và thiết bị rung được gắn lên trên thùng của thiết bị được hoạt động tại thời điểm xả bê tông. Một thiết bị xé tơi và trộn lẫn bê tông khi xả bê tông.



4.4.4. Bơm

Bê tông mác M60 – M80 phù hợp cho việc bơm. Bê tông vì có hàm lượng xi măng cao và ít các cốt liệu có kích thước lớn (Có thể tham khảo ACT 304 hướng dẫn các sử dụng bơm để vận chuyển bê tông cường độ cao). Ngoài công trường bơm nên được để gần vị trí đổ. Đường ống dẫn từ bơm ra phải bố trí chỗ bị uốn cong ít nhất, chỗ được gia cố tăng cứng, sử dụng xen kẽ các ống mềm, vòi cho phép đổ trên một diện tích lớn trực tiếp vào khuôn mà không cần vận chuyển bằng tay. Cần có thông tin liên lạc trực tiếp từ người vận hành bơm và kíp đổ bê tông. Cần cho bơm hoạt động liên tục vì nếu bơm bị dừng thì dòng bê tông trong đường ống có thể khô hoặc khổng thể bắt đầu trở lại.



4.4.5. Băng tải

Cho phép sử dụng băng tải để vận chuyển bê tông mác M60 – M80. Hướng dẫn cách sử dụng băng tải có thể tham khảo trong ACI 304.4R. Băng tải phải được gia cố đúng để đạt độ nhẵn và không rung động khi bê tông chuyển động dọc theo băng tải. Góc nghiêng lên hoặc nghiêng xuống phải được kiểm soát để tránh các cốt liệu thô bị phân lớp trong bê tông. Vì độ sụt thực tế nằm trong phạm vi 10cm và lớn hơn nên băng tải chỉ được sử dụng để vận chuyển bê tông cường độ cao trên một khoảng cách tương đối ngắn từ 60–90 m. Phải bọc và che đậy băng tải để tránh mưa, gió, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ môi trường làm thay đổi đáng kể về độ sụt hoặc nhiệt độ của bê tông. Phải lập kế hoạch và kiểm soát chặt chẽ quá trình vận chuyển bằng băng tải



4.5. Các thao tác để đổ bê tông

4.5.1. Chuẩn bị

Công việc chuẩn bị đổ bê tông mác M60 – M80 phải đảm bảo việc đổ, đóng rắn và hoàn thiện bê tông với tốc độ nhanh nhất có thể. Trước hết, việc giao bê tông tại công trường phải theo đúng kế hoạch để nó có thể được đổ ngay, đặc biệt là đối với mẻ trộn đầu tiên. Thiết bị để đổ bê tông phải có đủ công suất để thực hiện các chức năng của nó một cách có hiệu quả. Cần chuẩn bị đủ các thiết bị đầm rung và nhân công để làm chắc bê tông nhanh chóng sau khi đổ ở những khu vực khó. Tất cả các thiết bị nên được đặt trong điều kiện hoạt động tốt nhất. Do đó, cần chuẩn bị sẵn một số thiết bị đầm rung dự trữ, ít nhất là một cái dự trữ cho 3 cái sử dụng.



4.5.2. Thiết bị

Yêu cầu cơ bản với thiết bị đổ bê tông là đảm bảo về chất lượng của bê tông, về tỉ lệ nước/ xi măng, độ sụt, hàm lượng không khí, độ đồng đều. Việc lựa chọn thiết bị nên dựa trên cơ sở đảm bảo khả năng kiểm soát một cách có hiệu quả khối lượng bê tông và tạo ra khả năng được làm chắc tại chỗ bằng các thiết bị rung. Xe cút kít, máng, thùng xô, phễu hoặc các phương tiện khác có thể được sử dụng để vận chuyển bê tông. Khi đó các thùng lõm đáy đặc biệt có lợi, độ dốc mặt bên phải rất dốc để tránh bị tắc nghẽn, bê tông không được phép giữ lại trong thùng quá lâu, để tránh sự đóng rắn và khó đổ ra.



4.5.3. Làm chặt

Rung đúng qui cách là phương pháp hiệu quả nhất để làm chặt bê tông cường độ cao. Nên tuân theo các quy định của tiêu chuẩn ACI 309. Bê tông mác M60 – M80 là vật liệu rất bám dính, các thao tác làm chặt có hiệu quả phải xác định ngay từ quá trình thiết kế công nghệ.



4.5.4. Những chú ý đặc biệt

Ở những công trường mà bê tông có cường độ khác nhau được sử dụng trong phạm vi hoặc một kết cấu hoặc giữa các kết cấu khác, thì cần phải xem xét cẩn thận quá trình đổ. Nên đổ bê tông mác M60 – M80 trước khi đổ bê tông cường độ thấp hơn.



4.6. Bảo dưỡng bê tông

4.6.1. Sự cần thiết

Bảo dưỡng bê tông là một quá trình duy trì một hàm lượng ẩm vừa phải và một nhiệt độ có lợi trong bê tông trong giai đoạn hydrat hóa của vật liệu kết dính để các đặc tính cần thiết của bê tông có thể hình thành. Bảo dưỡng bê tông là cần thiết trong sản xuất bê tông, đặc biệt là đối với bê tông mác M60 – M80. Cường độ và khả năng bền lâu của bê tông chỉ có thể được hình thành đầy đủ nếu nó được bảo dưỡng đúng quy cách đủ thời gian trước khi nó được đưa vào sử dụng. Bê tông mác M60 – M80 phải được bảo dưỡng bằng nước ngay từ giai đoạn đầu khi mà sự hydrat từng phần có thể làm gián đoạn các mao dẫn.



4.6.2. Phương pháp bảo dưỡng bê tông

Bảo dưỡng bê tông mác M60 – M80 bằng nước được khuyến khích vì tỉ lệ nước – xi măng thấp. Ở tỉ lệ nước – xi măng thấp hơn 0.4, mức độ tối đa của sự hydrat sẽ giảm đáng kể nếu lượng nước tự do trên bề mặt bê tông không được cung cấp. Bảo dưỡng bằng nước sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho quá trình hydrat hóa xi măng.

Có thể bảo dưỡng bê tông bằng các phương pháp khác nếu các thử nghiệm cho thấy cường độ bê tông phát triển bình thường và đạt cường độ thiết kế.

Phương pháp bảo dưỡng bằng nước được thực hiện bằng cách ngâm kết cấu trong nước, phun nước dưới dạng sương mù hoặc tưới nước liên tục. Dùng thiết bị tưới cỏ để phun là rất có hiệu quả. Sự phun gián đoạn là không thể chấp nhận. Dùng ống mềm để tưới nước như mưa là hữu ích, đặc biệt trên bề mặt theo chiều đứng. Dùng vỏ bao bì, mềm chăn, mảnh vải bông hoặc các vật liệu không thấm nước khác để giữ nước lại trên bề mặt bất kể theo phương đứng hay phương ngang. Thời gian tưới nước cho kết cấu bê tông ít nhất là 10 ngày sau khi đổ bê tông.




tải về 247.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương