CHƯƠng một nguồn gốc và HƯỚng đI : phong trào liên minh thánh tâM. Điều 101 Nguồn gốc của Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm


ĐOẠN BA CHƯƠNG TRÌNH CÁC BUỔI HỌP



tải về 292.07 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích292.07 Kb.
#23820
1   2   3   4

ĐOẠN BA
CHƯƠNG TRÌNH CÁC BUỔI HỌP
Điều 811 Chương Trình Họp Mẫu (Toán, Đoàn, Liên Đoàn)
I- Phần Khai Mạc

1- Giới thiệu mục đích cuộc họp

2- Hát kinh Chúa Thánh Thần

3- Đoàn ca

4- Kinh Trước khi hội
II- Phần học hỏi Lời Chúa

1- Đọc Lời Chúa

2- Tìm hiểu Lời Chúa ( Toán trưởng hay người phụ trách đọc lời chú giải)

3- Đọc lại Lời Chúa lần thứ hai

4- Mỗi người nói lên câu hoặc chữ đánh động tâm hồn

5- Đọc Lời Chúa lần thứ ba

6- Chia sẻ cảm nghiệm chính mình đã và đang có, theo chữ hay câu đã đánh động mình.

7- Lời nguyện quyết tâm thực thi Lời Chúa trong một trường hợp cá biệt trong ngày, tuần hay thắng sắp tới.


III- Phần sinh hoạt

( Trước giờ sinh hoạt nên tập một bài hát mới)

1- Điểm danh và giới thiệu đoàn viên Ban Trị Sự mới ( nếu có )

2- Tóm lại các quyết nghị trong biên bản kỳ trước.

3- Phúc trình và kiểm điểm sinh hoạt đã được quyết định kỳ trước.

4- Thảo luận, ấn định và phân chia nhiệm vụ cho kỳ này.

5- Huấn từ của linh mục Tuyên Úy ( nếu họp cấp Đoàn hay Liên Đoàn)

6- Các thông báo cần thiết.

7- Báo cáo quỹ ( nếu có)

8- Linh tinh và đúc kết.


VI- Phần kết thúc

1- Cầu nguyện cho Đoàn viên vắng mặt và thân nhân đau yếu.

2- Kinh sau khi hội

3- Phép lành của cha Tuyên uý ( nếu họp cấp đoàn và liên đoàn)


Cước chú: Thời gian mỗi cuộc họp tùy theo tầm quan trọng, tuy nhiên không nên kéo dài quá 2 giờ.
ĐOẠN BỐN

SỔ SÁCH CỦA CÁC CẤP PHONG TRÀO
Các cấp bộ của Phong Trào cần lưu giữ văn kiện để tra cứu mỗi khi cần. Thư ký và thủ quỹ là những người quản thủ các hồ sơ liên hệ.
Điều 812 Hồ Sơ Lưu Trữ Văn Thư
Có hai loại hồ sơ lưu văn như:
a- Hồ sơ lưu Văn Thư "Đi"

- Bất cứ khi nào gởi một văn thư đi, cần phải giữ lại một bản.

- Hồ sơ được sắp xếp theo số thứ tự và ngày tháng gửi đi.

- Bản văn lưu được đục lỗ để ghim vào một tập bìa cứng bên ngoài có dán nhãn hiệu "Văn Thư Đi"


b- Hồ Sơ Lưu Văn Thư "Đến"

- Các Văn thư đến sau khi đã giải quyết được đục lỗ ghim vào một bìa cứng bên ngoài có dán nhãn hiệu " Hồ Sơ Văn Thư Đến"

- Văn thư đến được xếp theo ngày nhận.

- Một quyển sổ bìa mỏng ghi các cột ngày nhận, số văn thư, nội dung và nơi gởi đến, bên ngoài bìa có dán nhãn hiệu " Số Văn Thư Đến"


Điều 813 Sổ Ghi Biên Bản các Buổi Hội
a- Sổ ghi Biên Bản

Dùng một tập bìa cứng có nhiều tờ giấy trắng đã đóng chắc lại với nhau, có hàng kẻ để dễ ghi chép, có đánh số trang để tiện tra cứu. Sổ này được xử dụng ghi biên bản các buổi họp định kỳ hay bất thường.


b- Cách thức Ghi Biên Bản

Biên bản ghi lại các điều đã quyết nghị trong phiên họp, căn cứ vào nghị trình đã được thông qua. Biên bản cần được ghi ngắn gọn nhưng đủ ý.


c- Ký Biên Bản

Biên bản phải được thư ký ký vào và chủ tọa khán thự mới có giá trị.


Điều 814 Sổ Danh Sách Đoàn Viên
a- Cách Trình Bày

Danh sách Đoàn Viên được ghi theo các cột với các mục sau đây:

1- Số thứ tự.

2- Tên Thánh tên gọi.

3- Ngày tháng năm sinh

4- Điện thoại

5- Địa chỉ

6- Tình trạng gia cảnh

7- Ngày gia nhập Đoàn

8- Ngày tuyên hứa.

9- Các chức vụ đã và đang đảm nhiệm

10- Cước chú.

b- Lưu Giữ

Bản danh sách có thể được lưu trữ trong computer khi cần thì in ra xử dụng. Nhưng nên có một bản chính thức để phòng hờ computer bị xoá bất ngờ.


c- Cập Nhật Hoá Danh Sách

Danh sách cần được cập nhật hóa thường xuyên mỗi khi có báo cáo sự thay đổi.

Điều 815 Sổ Ghi Công Tác
- Sổ tài chánh do thủ quỹ ghi chép và lưu giữ

- Sổ này ngoài bìa có ghi "Sổ chi thu" gồm có các mục như sau:

1- Ngày tháng năm

2- Đề mục chi thu

3- Số tiền thu

4- Số tiền chi

5- Tồn quỹ

6- Cước chú

- Sổ chi thu có đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối.

- Mỗi lần thay đổi thủ quỹ phải ghi kết toán với ngày tháng, chữ ký của tân cựu thủ

quỹ và chữ ký khán của vị trưởng.

- Mỗi mục chi phải có chứng từ được lưu giữ lại để tiện tra cứu mỗi khi cần.


Cước chú: Có thể lưu trữ tài liệu chi thu vào đĩa hay trong máy computer, khi cần thì

in ra xử dụng. Tuy nhiên nên có một bản chính thức để phòng hờ

computer bị xoá bất ngờ.
Điều 817 Sổ Ghi Tài Sản
- Sổ Tài Sản: Tài sản của mỗi cấp bộ được ghi vào một sổ ngoài bìa có ghi " Tài Sản Của ( Tên đơn vị)", có ghi chú từng loại với tình trạng tốt xấu và do đâu mà có ( mua sắm hay tên người tặng)

- Trường hợp cho người hay cơ quan nào mượn xử dụng phải ghi chú danh tánh, ngày giao và thời gian mượn để tiện theo dõi không để cho bị thất thoát.

- Hằng năm hoặc sáu tháng một lần, phải kiểm soát tình trạng máy móc, nếu cần cho đem tu bổ để lúc nào tài sản cũng ở trong tình trạng xử dụng được.
ĐOẠN NĂM

HUY HIỆU &– HIỆU KỲ

Điều 818 Huy Hiệu


a- Mô tả

Huy hiệu của Phong Trào LMTT là một hình Thánh Giá bốn cánh (1.25" x 1.25" ) kiểu Thập Tự Chính xử dụng ngày xưa, giữa nhỏ ngoài xòe ra to dần, được đúc trên một miếng kim loại sơn máu trắng. Giữa Thánh Giá là một hình Trái Tim phía đầu Trái Tim có tượng Thánh Giá nhỏ. Trái Tim và Thánh Giá nhỏ sơn màu đỏ tươi. Bên hông trái tim có ba tia sáng màu vàng kim loại, tia ở giữa dài hơn hai tia trên và dưới một vài ly. Một vòng tròn cỡ hai phân rưỡi (7/8" đường kính) nối liền phía bốn cánh Thánh Giá lớn sơn mầu xanh dương được viền chung quanh bằng chỉ mầu vàng khi loại mang hàng chữ " Nước Chúa" ở phía trên và " Trị Đến" ở phía dưới. Mặt sau huy hiệu có gắn kim cài.


b- Vị Trí gắn Huy Hiệu

Huy hiệu được đoàn viên cài vào cà vạt ngay trước ngực khi đơn vị Phong Trào LMTT được mời tham dự các dịp tổ chức của Phong Trào, của Cộng Đoàn Giáo Xứ hay Cộng Đồng Giáo Phận.


Điều 819 Hiệu Kỳ
a- Mẫu Hiệu Kỳ (Xem hình trang …)

b- Mô Tả


Hiệu kỳ là một lá cờ may bằng vải sa tanh bóng có hai lớp. Mặt phải thêu huy hiệu của Phong Trào. Mặt trái thêu tên cấp bộ Phong Trào ( 30" x 45" )
Cờ Đoàn thì thêu (Xem hình trang …)

ĐOÀN LIÊN MINH THÁNH TÂM

CỘNG ĐOÀN ...........................
Cờ Liên Đoàn thì thêu: (Xem hình trang …)

LIÊN ĐOÀN LIÊN MINH THÁNH TÂM

GIÁO PHẬN .....................................
c- Cấp xử dụng

Từ cấp đoàn trở lên được phép có một Hiệu kỳ, gọi là hiệu kỳ Đoàn hay Liên Đoàn

d- Thủ kỳ

Hiệu kỳ do đoàn viên Thủ Kỳ cầm trong các lễ tuyên hứa, hay dẫn đầu đơn vị Phong Trào trong các cuộc rước tôn giáo.


e- Các thế cầm hiệu kỳ:

1- Thế đứng nghỉ: Thủ kỳ cầm hiệu kỳ với cán dưới đất để sát vào bàn chân phải, tay phải cầm cán cờ đưa thẳng ra phía trước để cho lá cớ rũ xuống.

2- Thế đứng nghiêm : Thủ kỳ kéo sát tay phải sát vào hông phải và hai bàn chân đứng sát nhau. Cán cờ ở thế đứng thẳng.

3- Thế tuyên hứa: Thủ kỳ đứng thế " Nghiêm", tay trái cầm chuôi cán cờ, tay phải cầm cán cờ và duỗi thẳng ra phía sau trước mặt ở thế 180 độ, để cho lá cờ mở xuống hết. Tuyên hứa xong, thủ cờ đưa cờ về thế " Nghiêm".



4- Thế đi rước kiệu: Thủ kỳ cắm chuôi cán cờ vào cái bao đeo ngang thắt lưng ở giữa bụng, tay phải cầm cán cờ ở độ giốc đứng 45 độ, lá cờ rũ xuống một phần.







tải về 292.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương